Chương 1 Nghị định 66/2002/NĐ-CP: Định mức hành lý được miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu việt nam
Số hiệu: | 66/2002/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 01/07/2002 | Ngày hiệu lực: | 16/07/2002 |
Ngày công báo: | 30/07/2002 | Số công báo: | Số 36 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/10/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành, chứng minh thư biên giới không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
2. Người xuất cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ, vàng, đá quý thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại điều ước quốc tế đó.
1. Hành lý của người nhập cảnh là vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi của người nhập cảnh, bao gồm hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.
2. Thời hạn nhận hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh là không quá 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày hành lý về đến cửa khẩu.
1. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu. Người xuất cảnh, nhập cảnh không phải khai hải quan trên Tờ khai nhập - xuất cảnh Việt Nam nếu không có hành lý vượt định mức miễn thuế, không có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.
2. Người xuất cảnh, nhập cảnh được tạm gửi hành lý vào kho của Hải quan cửa khẩu và được nhận lại khi nhập cảnh, xuất cảnh. Thời gian tạm gửi hành lý không quá 180 (một trăm tám mươi) ngày, kể từ ngày hành lý được gửi vào kho của Hải quan.
3. Trong thời hạn tạm gửi hành lý quy định tại khoản 2 Điều này, nếu người xuất cảnh, nhập cảnh có văn bản từ bỏ hành lý tạm gửi hoặc quá thời hạn tạm gửi hành lý nhưng người xuất cảnh, nhập cảnh không nhận lại, thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu tổ chức thanh lý, hoặc tiêu huỷ theo quy định của pháp luật nếu hành lý đó đã bị hư hỏng.
Tiền thu được từ việc thanh lý hàng hoá được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ đi các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật.
1. Định mức hành lý miễn thuế của người nhập cảnh được quy định như sau:
a) Cho từng lần nhập cảnh;
b) Không gộp chung định mức miễn thuế của nhiều lần nhập cảnh để tính miễn thuế một lần nhập cảnh;
c) Không gộp định mức hành lý miễn thuế của nhiều người nhập cảnh để giải quyết miễn thuế cho một người nhập cảnh, trừ hành lý của các cá nhân trong một gia đình mang theo trong cùng chuyến đi.
2. Không hạn chế định mức hành lý của người xuất cảnh, trừ các vật phẩm nằm trong Danh mục hàng cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật.
1. Định mức hành lý miễn thuế của người nhập cảnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, và 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này được quy định như sau:
a) Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai) có dung tích lớn hơn không quá 01 (một) lít so với định mức quy định thì được miễn thuế cả chai; nếu có dung tích vượt quá định mức nói trên thì phải nộp thuế cho phần vượt theo quy định của pháp luật.
b) Đối với thuốc lá điếu, xì gà, người nhập cảnh chỉ được mang theo đúng định mức miễn thuế; nếu mang vượt định mức miễn thuế thì phần vượt phải được tạm gửi tại kho của Hải quan cửa khẩu và nhận lại trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
c) Đối với quần áo, đồ dùng, các vật phẩm khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân, người nhập cảnh được mang theo với số lượng, chủng loại hợp lý, phù hợp với mục đích chuyến đi.
2. Trường hợp hành lý của người nhập cảnh vượt quá định mức được miễn thuế thì phần vượt này được coi là hàng hoá nhập khẩu, phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hoá nhập khẩu, pháp luật về thuế. Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để nộp thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.
3. Trường hợp phần vượt định mức hành lý miễn thuế của người nhập cảnh phải nộp thuế, nhưng nếu tổng số thuế phải nộp dưới 50.000 (năm mươi nghìn) đồng Việt Nam thì cũng được miễn thuế.
4. Người nhập cảnh dưới 18 tuổi không được hưởng định mức miễn thuế quy định tại các khoản 1, 2, 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Dụng cụ nghề nghiệp của người nhập cảnh mang theo vào Việt Nam để phục vụ cho công việc, thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thực hiện một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.
1. Người nhập cảnh thường xuyên theo tính chất công việc không được hưởng định mức hành lý miễn thuế cho từng lần nhập cảnh đối với vật phẩm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, mà cứ 90 (chín mươi) ngày được hưởng định mức miễn thuế một lần.
2. Người nhập cảnh thường xuyên theo tính chất công việc quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Người điều khiển tàu bay và nhân viên phục vụ trên các chuyến bay quốc tế;
b) Người điều khiển tàu hoả và nhân viên phục vụ trên tàu hoả liên vận quốc tế;
c) Sĩ quan, thuyền viên làm việc trên tàu biển;
d) Lái xe, người lao động Việt Nam làm việc ở các nước láng giềng có chung biên giới đường bộ với Việt Nam.
Chapter I
DUTY-FREE QUOTAS OF LUGGAGE OF PEOPLE ON EXIT AND ENTRY THROUGH VIETNAM’S BORDER GATES
Article 1.- To issue together with this Decree the duty-free quotas of luggage of people on exit and entry through Vietnam�s international border gates with passports granted by Vietnamese or foreign competent State agencies.
1. Luggage of people on exit and entry with laissez passers or border identity cards shall not be governed by this Decree.
2. People on exit and entry who carry foreign currencies, gold and gemstones shall comply with the law provisions on banking.
3. In cases where an international treaty which Vietnam has signed or acceded to contains the provisions different from those of this Decree, the provisions of such international treaty shall apply.
1. Luggage of people on entry means things essential for their daily needs or trips, including accompanied luggage, unaccompanied luggage sent before or after their trips.
2. The time limit for receiving unaccompanied luggage of people on entry shall not exceed 30 (thirty) days as from the date the luggage arrives at the border gates.
1. Luggage of people on exit and entry shall go through the customs procedures at the border gates. People on exit and entry shall not have to make customs declaration on Vietnam’s exit/entry declaration forms if they do not have luggage, which exceeds the duty-free quotas, or which is delivered before or after their trips.
2. People on exit or entry may deposit their luggage at the border-gate customs warehouses and reclaim them when they are on entry or exit. The luggage deposit time limit shall not exceed 180 (one hundred and eighty) days as from the date the luggage is deposited at the customs warehouses.
3. In the luggage deposit duration prescribed in Clause 2 of this Article, if people on exit and entry make written documents to abandon their deposited luggage, or, if, past the luggage deposit time limit, they fail to reclaim them, the chiefs of the border-gate customs sub-departments shall organize the liquidation or destruction thereof according to law provisions in cases where such luggage has decayed.
The proceeds from the goods liquidation shall be remitted into the State budget after subtracting the arising expenses according to law provisions.
1. The duty-free luggage quotas for people on entry are stipulated as follows:
a/ For each time of entry;
b/ Not to aggregate the duty-free quotas of multiple entries for calculating the tax exemption for a single entry.
c/ Not to aggregate the duty-free quotas of several people on entry for settling the tax exemption for a person on entry, except for the accompanied luggage of members of a family on the same trip.
2. The luggage quotas shall not be restricted on people on exit, except for the articles on the list of goods banned from export or subject to conditional export according to law provisions.
1. The duty-free luggage quotas for people on entry prescribed at Items 1, 2, 3, 4 and 5 in the Appendix to this Decree are stipulated as follows:
a/ For liquor, if people on entry carry the complete bottle, pot, jar or can (hereafter referred collectively to as bottle) with a volume of not more than 01 (one) liter in excess of the prescribed quota, the whole bottle shall be exempt from tax; if the volume exceeds the above-said limit, they must pay tax on the excess volume according to law provisions.
b/ For cigarettes and cigars, people on entry may carry them only within the duty-free quotas; if they carry them in excess of the duty-free quotas, the excess quantity must be deposited at the border-gate customs warehouses and reclaimed within the time limit prescribed in Clause 2, Article 4 of this Decree.
c/ For clothes, belongings and other articles in service of their daily-life needs, people on entry may carry them with reasonable quantity and types suitable to their trips purposes.
2. In cases where luggage of people on entry exceeds the duty-free quotas, the excess volume shall be considered import goods, which must comply with the law provisions on import goods and tax legislation. People on entry may select articles to pay tax thereon if the accompanied luggage contains several articles.
3. In cases where the excess volume of the duty-free luggage quotas of people on entry must be taxed, but the total payable tax amount is under VND 50,000 (fifty thousand), such volume shall also be exempt from tax.
4. Under-18 people on entry shall not be entitled to enjoy the duty-free quotas prescribed at Items 1, 2 and 3 in the Appendix to this Decree.
Article 7.- Occupational instruments carried into Vietnam by people on entry in service of their jobs shall comply with the provisions in Article 17 of the Government’s Decree No. 101/2001/ND-CP of December 31, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Customs Law regarding customs procedures as well as customs inspection and supervision regime.
1. People on multiple entry due to the nature of their jobs shall not be entitled to enjoy the duty-free luggage quotas for each time of entry for the articles prescribed at Items 1, 2, 3 and 5 in the Appendix to this Decree, but enjoy the duty-free quotas every 90 (ninety) days.
2. People on multiple entry due to the nature of their jobs prescribed in Clause 1 of this Article include:
a/ Pilots and aircrew on international flights;
b/ Train drivers and trainmen on international trains;
c/ Officers and crew working on sea-going ships;
d/ Car drivers and Vietnamese laborers working in neighbor countries which have common land borders with Vietnam.