Chương II: Nghị định 65/2016/NĐ-CP Điều kiện kinh doanh, cấp và thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô
Số hiệu: | 65/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 12/07/2016 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô, trung tâm sát hạch lái xe, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan…
1. Điều kiện kinh doanh, cấp và thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô
Theo đó, cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải đáp ứng các điều kiện chung cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên dạy lái ô tô theo Nghị định số 65 như sau:
- Về điều kiện chung: Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định và phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ô tô.
- Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật: Có hệ thống phòng học chuyên môn gồm phòng học lý thuyết và phòng thực hành; có đầy đủ xe tập lái tương ứng với lực lượng đào tạo ghi trong giấy phép; có sân tập lái đáp ứng tiêu chuẩn; có chương trình, giáo trình và giáo án theo quy định.
- Điều kiện về giáo viên dạy lái ô tô: Giáo viên đủ chuẩn giáo viên trình độ sơ cấp, chuẩn nghiệp vụ sư phạm và cơ hữu 50% tổng số giáo viên của cơ sở. Trong đó:
+ Giáo viên dạy lý thuyết: Tốt nghiệp trung cấp trở lên các chuyên ngành phù hợp; trình độ tin học A trở lên; có Giấy phép lái xe đối với giáo viên dạy Kỹ thuật lái xe.
+ Giáo viên dạy thực hành: Tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ dạy trình độ sơ cấp; giáo viên dạy lái xe phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng; có giấy phép lái xe đủ từ 03 đến 05 năm trở lên; có giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
Bên cạnh đó, Nghị định 65/2016 quy định về thủ tục, hồ sơ cấp, cấp lại giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe; giấy phép xe tập lái và giấy phép đào tạo lái xe ô tô.
2. Điều kiện kinh doanh, cấp và thu hồi giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động
Tương tự thì Nghị định 65 năm 2016 cũng quy định các điều kiện chung, điều kiện cơ sở vật chất đối với trung tâm sát hạch lái xe.
Theo đó, trung tâm sát hạch lái xe được thành lập hợp pháp và phù hợp với quy hoạch, đồng thời phải đáp ứng điều kiện chung sau:
- Diện tích trung tâm sát hạch lái xe: Trung tâm loại 1 có diện tích không nhỏ hơn 35.000 m2; trung tâm loại 2 không nhỏ hơn 20.000 m2; trung tâm loại 3 không nhỏ hơn 4.000 m2.
- Có đủ phương tiện, thiết bị đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ;
- Đủ xe cơ giới dùng để sát hạch.
- Trang bị đầy đủ thiết bị sát hạch lý thuyết và thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình và trên đường.
Nghị định số 65/NĐ-CP còn hướng dẫn thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe.
Nghị định 65/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ô tô.
1. Hệ thống phòng học chuyên môn
a) Bao gồm các phòng học lý thuyết và phòng học thực hành, bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với quy mô đào tạo theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô với lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất 02 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 02 phòng học Kỹ thuật lái xe; với lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 03 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 03 phòng học Kỹ thuật lái xe;
c) Phòng học Pháp luật giao thông đường bộ: Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, máy chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình;
d) Phòng học Cấu tạo và sửa chữa thông thường: Có mô hình cắt bỏ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện; hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái;
đ) Phòng học Kỹ thuật lái xe: Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (băng đĩa, đèn chiếu...); có hình hoặc tranh vẽ mô tả các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí cầm vô lăng lái...); có xe ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt);
e) Phòng học Nghiệp vụ vận tải: Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hóa, hành khách; có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng;
g) Phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa: Có hệ thống thông gió và chiếu sáng, bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; nền nhà không rạn nứt, không trơn trượt; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dưỡng sửa chữa; có tổng thành động cơ hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện; có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập;
h) Phòng điều hành giảng dạy: Có bảng ghi chương trình đào tạo, tiến độ đào tạo năm học, bàn ghế và các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ quản lý đào tạo.
2. Xe tập lái
a) Có đủ xe tập lái các hạng tương ứng với lực lượng đào tạo ghi trong giấy phép đào tạo lái xe;
b) Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng B1, B2, C, D, E; xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo. Riêng xe hạng B1, B2 có số tự động được sử dụng xe hợp đồng;
c) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có dịch vụ sát hạch lái xe được sử dụng ô tô sát hạch để dạy lái với thời gian không quá 50% thời gian sử dụng xe vào mục đích sát hạch;
d) Ô tô tải sử dụng để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo;
đ) Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực;
e) Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng;
g) Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho người học;
h) Hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe phải có tên cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp và số điện thoại liên lạc theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này;
i) Xe ô tô phải có 02 biển “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
k) Được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái khi đủ điều kiện quy định tại điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h và điểm i khoản này.
3. Sân tập lái xe
a) Thuộc quyền sử dụng của cơ sở đào tạo lái xe; nếu thuê sân tập lái phải có hợp đồng với thời hạn từ 05 năm trở lên và phải trong cùng mạng lưới quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe ô tô;
b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng đào tạo 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 02 sân tập lái xe theo quy định;
c) Sân tập lái xe ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo; kích thước các hình tập lái phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đối với từng hạng xe tương ứng;
d) Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bề mặt các làn đường và hình tập lái được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng, có đủ vạch sơn kẻ đường; hình các bài tập lái xe ô tô phải được bó vỉa;
đ) Có nhà chờ, có ghế ngồi cho học viên học thực hành;
e) Diện tích tối thiểu của sân tập lái: Hạng B1 và B2 là 8.000 m2; hạng B1, B2 và C là 10.000 m2; hạng B1, B2, C, D, E và F là 14.000 m2.
4. Có chương trình, giáo trình và giáo án theo quy định.
1. Điều kiện chung
a) Có đội ngũ giáo viên đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật giáo dục nghề nghiệp;
b) Đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ sư phạm theo quy định;
c) Số lượng giáo viên cơ hữu phải đảm bảo 50% trên tổng số giáo viên của cơ sở đào tạo.
2. Điều kiện giáo viên dạy lý thuyết
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên;
b) Trình độ A về tin học trở lên;
c) Giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên.
3. Điều kiện giáo viên dạy thực hành
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp;
b) Giáo viên dạy lái xe ô tô phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2;
c) Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày được cấp; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên, kể từ ngày được cấp;
d) Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
1. Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe được cơ quan có thẩm quyền cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này; được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe
a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo thuộc cơ quan Trung ương do Bộ Giao thông vận tải giao;
b) Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý.
1. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này;
b) Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
c) Giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
d) Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
đ) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
e) 01 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền màu xanh, kiểu thẻ căn cước, được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
2. Trình tự thực hiện
a) Cá nhân hoặc cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này;
b) Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận hồ sơ cá nhân hoặc hồ sơ, danh sách do cơ sở đào tạo lập theo mẫu quy định tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này; tổ chức kiểm tra, đánh giá. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày đạt kết quả kiểm tra, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, vào sổ theo dõi theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này. Trường hợp cá nhân không đạt kết quả, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải thông báo bằng văn bản.
1. Hồ sơ bao gồm các thành phần quy định tại điểm a, điểm c, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 9 của Nghị định này.
2. Trình tự thực hiện
a) Cá nhân hoặc cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này;
b) Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận hồ sơ cá nhân hoặc hồ sơ, danh sách do cơ sở đào tạo lập theo mẫu quy định tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, vào sổ theo dõi theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.
1. Giấy phép xe tập lái được cơ quan có thẩm quyền cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục VII kèm theo Nghị định này, có thời hạn tương ứng với thời gian được phép lưu hành của xe tập lái.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái
a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép xe tập lái cho xe tập lái của cơ sở đào tạo thuộc cơ quan Trung ương do Bộ Giao thông vận tải giao;
b) Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép xe tập lái cho xe tập lái của cơ sở đào tạo do địa phương quản lý.
1. Hồ sơ bao gồm:
a) Danh sách xe đề nghị cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Nghị định này;
b) Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
2. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức gửi danh sách quy định tại điểm a khoản 1 Điều này kèm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này;
b) Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra cấp giấy phép xe tập lái cho tổ chức đề nghị cấp phép tại thời điểm kiểm tra cấp giấy phép đào tạo lái xe;
c) Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép xe tập lái. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trường hợp cấp lại giấy phép xe tập lái hoặc bổ sung xe tập lái: Cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ bao gồm các thành phần nêu tại khoản 1 Điều này, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này.
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra, cấp giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Giấy phép đào tạo lái xe ô tô được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cơ sở đào tạo lái xe ô tô đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 của Nghị định này.
2. Giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục IX kèm theo Nghị định này; được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của giấy phép đào tạo lái xe.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô
a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo thuộc cơ quan Trung ương do Bộ Giao thông vận tải giao;
b) Sở Giao thông vận tải cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo do địa phương quản lý.
1. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục X kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
d) Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
đ) Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
2. Trình tự thực hiện
a) Sau khi hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư phương tiện, trang thiết bị dạy lái xe theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe ô tô; tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phép gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Nghị định này;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
c) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định này và cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đủ điều kiện. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Giấy phép đào tạo lái xe ô tô được cấp lại khi điều chỉnh hạng xe đào tạo, lưu lượng đào tạo
a) Hồ sơ bao gồm các thành phần quy định tại điểm a, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 14 của Nghị định này (chỉ bổ sung những nội dung thay đổi so với lần cấp phép gần nhất);
b) Trình tự thực hiện
Cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Nghị định này;
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền phối hợp cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo và lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định này;
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Giấy phép đào tạo lái xe ô tô được cấp lại khi bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung khác
a) Cơ sở đào tạo có văn bản đề nghị cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô và nêu rõ lý do hỏng, mất hoặc nội dung cần thay đổi, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Cơ sở đào tạo bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô không thời hạn khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô;
b) Không triển khai hoạt động đào tạo lái xe ô tô sau thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô;
c) Bị đình chỉ tuyển sinh đào tạo lái xe ô tô từ 02 lần trở lên trong thời gian 18 tháng;
d) Giấy phép được cấp không đúng với thẩm quyền;
đ) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trên giấy phép được cấp;
e) Cho thuê, mượn giấy phép.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô thực hiện việc thu hồi theo trình tự sau:
a) Ban hành quyết định thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô, thông báo đến các cơ quan liên quan để phối hợp thực hiện và công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;
b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải nộp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ quan cấp giấy phép, đồng thời dừng toàn bộ các hoạt động đào tạo lái xe ô tô theo giấy phép đã bị thu hồi ngay sau khi quyết định có hiệu lực.
Chapter II
REQUIREMENTS FOR PROVISION OF DRIVER TRAINING SERVICES AND ISSUE AND REVOCATION OF LICENSES TO PROVIDE DRIVER TRAINING
Article 5. Requirements for driver training institutions
1. The driver training institution is recognized as vocational training institution that is lawfully incorporated.
2. The driver training institution is constructed in conformity with the driver training institution planning.
Article 6. Technical facility requirements
1. With respect to specialty classrooms
a) Theoretical and practical classrooms shall be constructed in conformity with the technical standards and training capacity under regulations of the Ministry of Transport.
b) Any driver training institution with the TMC of 500 trainees or more shall have at least 02 classrooms for lessons in laws on road traffic and 02 driving technique classrooms ; those with the TMC of 1,000 trainees or more shall have at least 03 classrooms for laws on road traffic and 03 driving technique classrooms;
c) Every classroom for laws on road traffic shall be equipped with audiovisual equipment (screens, projectors), pictures of road sign system,
d) Classrooms for car structure and simple repair shall be equipped with engine and transmission system cutaway models, electrical system models; pictures or photos or descriptive diagrams of structure and operation principles of cars’ engines, transmission system, suspension systems, brakes and steering systems;
dd) Driving technique classrooms shall be equipped with audiovisual equipment (disks, projectors...); diagrams or pictures/photos describing basic maneuvers (adjusting drivers’ seat, driving position and posture; cars for gear changing practice (they may be located in a separate place) ;
e) Freight classrooms shall be equipped with chalkboards, diagrams for cargo freight or passenger transport, and symbols applied to parcels;
g) Car maintenance classrooms shall be equipped with air ventilation and lighting systems, specialized automotive repair and maintenance equipment, necessary facilities for auto assembly and disassembly, chalkboards, desks and chairs, well-operating complete engines, transmission system, wheeling systems and electrical systems. Such classrooms shall be constructed in conformity with regulations on occupational health and safety; and floors shall be saved from cracks and slipperiness.
h) Management rooms shall be equipped with notice boards to put up curriculum and annual training schedules, and other necessary office stationery.
2. With respect to cars for learner drivers (hereinafter refer to as “learner driver car”)
a) Every driver training institution shall provide adequate cars for learner drivers in proportion to the number of trainees stated in the license to provide driver training.
b) Learner driver cars may be totally owned by the driver training institution or hired under one-year contracts or longer but the number of hired cars shall not exceed 50% of that of possessed cars for respective driving license categories (for B1, B2, C, D and E ). Learner driver cars for FC classes may be hired under fixed-term contracts at the adequate quantity to meet the need of driver training. Learner driver cars with automatic gearbox for B1 and B2 classes may be totally hired under contracts.
c) Any driver training institution providing driving test services is entitled to use cars for driving test purposes as learner driver cars provided that the duration of use by learner drivers does not exceed 50% that for driving test purpose.
d) Leaner driver trucks for B1 and B2 classes shall have the payload of at least 1,000 kg and the quantity of such trucks shall not exceed 30% of total number of the same learner driver car category;
dd) The certificate of technical safety and environmental protection are still valid.
e) A firm and effective auxiliary brakes shall be installed next to the instructor's seat
g) Boots shall be equipped with seats and hoods;
h) Name of the driver training institution, supervisory authority and their contact numbers shall be put up on car doors or both sides of the cars as stipulated in Annex I herewith.
i) 02 plates named “TẬP LÁI” (similar to “L-plate” in some countries) made using Annex II enclosed herewith must be affixed to the front and back of the leaner driver car;
k) A car is eligible for being granted the certificate of eligibility for leaner driver cars if it satisfies requirements prescribed in point b, d, dd, e, g, h and i of this clause.
3. Driver training grounds
a) The driver training ground may be under the right of enjoyment of the driver training institution or may be hired under contracts for at least 05 years and located within the scope of the driver training institution planning.
b) Any driver training facility with TMC of 1,000 trainees or more shall have at least 02 training grounds under regulations of laws;
c) Every driver training ground shall be equipped with traffic signs and model obstacles to reproduce traffic situations mentioned in driving lessons. Dimensions and sizes of such models and tracks shall be conformable to the national technical regulations on road motor vehicle driving test centers;
d) Every driver training ground shall be constructed at an appropriate height and have drainage system installed to save it from flood; the track surfaces shall be asphalted or covered with cement concrete and road marking and kerb shall be put on shaped tracks for driver practice.
dd) Lounges and seats shall be equipped;
e) The minimum area of driver training ground for B1 and B2 classes shall be 8,000 m2; for B1, B2 and C shall be 10,000 m2; and for B1, B2, C, D, E and F shall be 14,000 m2.
4. Curricula and timelines for driver training shall be available.
Article 7. Requirements for instructors
1. General requirements:
a) Every instructor shall meet requirements prescribed in clause 4, Article 53 of the law on vocational education;
b) Every instructor shall satisfy pedagogy requirements under regulations of laws;
c) The number of tenured instructors shall exceed 50% of the total number of instructors;
2. Requirements for theory instructors
a) Every theory instructor shall obtain at least a two-year associate degree in law, automotive technology, automotive engineering, automotive assembly or other majors of which the automotive field accounts for at least 30%;
b) Every theory instructor shall acquire at least a level-A informatics certificate or higher
c) Instructors teaching driving technique shall obtain the respective level driving license or higher.
3. Requirement for driving instructors
a) Every driving instructor shall obtain at least a two-year associate degree or higher or driving instructor license;
b) Every driving instructor shall obtain a driving license which is equal to or higher than that (s)he is going to teach but shall not be lower than B2-class;
c) Driving instructors of B1 and B2 classes shall have held their driving license for at least 03 years from the date of issue; those teaching C, D and E classes shall have held their driving license for at least 05 years from the date of issue;
d) Every driving instructor has completed driver training courses provided by the competent authority and has obtained the driving instructor license.
Article 8. Driving instructor’s licenses and competence to grant driving instructor licenses
1. The driving instructor license shall be made using the form in Annex III herewith and issued by the competent authority. The driving instructor license may be re-granted in case of loss, damage or changes in related information.
2. Issuers of driving instructor license are as follows:
a) The Directorate for Roads of Vietnam has the competence of issue of driving instructor licenses to instructors of driver training institutions affiliated to the Central authority designated by the Ministry of Transport.
b) Every Department of Transport has the competence of issue of driving instructor licenses to instructors of driver training institutions within their administration.
Article 9. Procedures for issue of driving instructor licenses
1. The application for driving instructor license includes:
a) An application form made using the form in the Annex IV enclosed herewith;
b) A two-year associate degree or higher or certificate of preliminary vocational training skills (certified true copy of or copy enclosed with the original for collation);
c) Unexpired driving license(s) (certified trued copy or copy enclosed with original for collation);
d) A Pedagogy Certificate (certified trued copy or copy enclosed with original for collation)
dd) A health certificate issued by the competent health facility under regulations of laws;
e) 01 color ID-style photos (3x4), blue background, taken within the past 06 months
2. Procedures for issue of driving instructor licenses
a) The individual or driver training institution (hereinafter referred to as “applicant”) shall submit an application to the competent authority specified in Article 8 hereof directly or by post;
b) The Department of Transport or Directorate for Roads of Vietnam shall examine and appraise the application (if the applicant is an individual) or application and the list made using the form enclosed in the Annex V herewith (if the applicant is an institution). In case any individual is found not eligible for the driving instructor license, the Department of Transport or Directorate for Roads of Vietnam shall send the applicant a notice of which reason for rejection shall be specified.
c) Within 03 working days from the date on which the examination result is obtained, the Department of Transport or Directorate for Roads of Vietnam shall consider granting the applicant the driving instructor license made using the form in Annex VI enclosed herewith. In case any individual is found not eligible for the driving instructor license, the competent authority shall send such individual a written notice.
Article 10. Procedures for reissue of driving instructor licenses
1. The application for re-grant of driving instructor license includes all documents specified in points a, c, dd and e, clause 1 of Article 9.
2. Procedures for re-grant of driving instructor licenses
a) The applicant shall submit an application to the competent authorities specified in Article 8 here of directly or by post;
b) The Department of Transport or Directorate for Roads of Vietnam shall examine and appraise the application (if the applicant is an individual) or application and the list made using the form enclosed in the Annex V herewith (if the applicant is an institution). In case any individual is found not eligible for the driving instructor license, the Department of Transport or Directorate for Roads of Vietnam shall send the applicant a notice of which reason for rejection shall be specified.
c) Within 03 working days from the date of receipt, the Department of Transport or Directorate for Roads of Vietnam shall consider re-granting the applicant the driving instructor license made using the form in Annex VI enclosed herewith.
Article 11. Certificate of eligibility for learner driver cars and competent to grant certificates of eligibility for learner driver cars
1. The Certificate of eligibility for learner driver car made using the form in Annex VII enclosed herewith shall be issued by the competent authority. The certificate validity period is up to the permissible useful life of the driver learner car.
2. The competence of issue of Certificate of eligibility for learner driver car is as follows:
a) The Directorate for Roads of Vietnam has the competence of issue of the Certificate of eligibility to driver learner cars of driver training institutions affiliated to the Central authority designated by the Ministry of Transport.
b) Every Department of Transport has the competence of issue of the Certificate of Eligibility to driver learner cars of driver training institutions within their administration.
Article 12. Procedure for grant of Certificates of Roadworthiness
1. The application for the Certificate of eligibility for learner driver car includes:
a) A list of driver learner cars (made using the form in Annex VIII enclosed herewith) expected to be granted the Certificate of eligibility for learner driver car;
b) A Certificate of vehicle registration (a certified true copy or copy enclosed with the original for collation).
2. Procedures for issue of the Certificate of eligibility for learner driver car
a) The applicant shall submit the list of learner driver cars prescribed in point a, clause 1 of this Article and an application for the license to provide driver training to the competent authority specified in clause 2, Article 11 hereof directly or by post;
b) The competent authority shall consider granting the Certificate of eligibility for learner driver car and License to provide driver training at the one time;
c) Within 01 working day from the date of issue of the License to provide driver training, the competent authority shall grant the Certificate of eligibility for learner driver car. In case of rejection, the competent authority shall send the applicant a written notice which specifies reasons for rejection.
d) Procedures for reissue or adjustment to the Certificate of eligibility for learner driver car The applicant shall submit an application including all documents specified in clause 1 of this Article to the competent authority stipulated in clause 2 Article 11 hereof directly and by post.
Within 03 working days from the date of receipt of the application, the competent authority shall examine and consider re-granting the Certificate of eligibility for learner driver car. In case of rejection, the competent authority shall send the applicant a written notice which specifies reasons for rejection.
Article 13. Licenses to provide driver training and competence to issue licenses to provide driver training
1. Any driver training institution satisfying all requirements in Articles 5, 6 and 7 hereof shall be granted the license to provide driver training by the competent authority.
2. The License to provide driver training shall be made using the form in Annex IX enclosed herewith and shall be re-granted in case of loss, damage or changes.
3. The competence to issue license to provide driver training are as follows:
a) The Directorate for Roads of Vietnam has the competence to issue and reissue the License to provide driver training to driver training institutions affiliated to the Central authority designated by the Ministry of Transport.
b) Every Department of Transport has the competence to issue and reissue the License to provide driver training to driver training institutions within their administration.
Article 14. Procedure for grant of Licenses to provide driver training
1. The application for the Licenses to provide driver training:
a) An application for License to provide driver training made using the form in Annex X enclosed herewith;
b) A Decision on Establishment of the vocational training institution (certified true copy or copy enclosed with the original) issued by the competent authority
c) A Certificate of Business registration (certified true copy or copy enclosed with the original for collation).
d) A driving instructor License (certified true copy or copy enclosed with the original for collation);
dd) A Certificate of vehicle registration (certified true copy or copy enclosed with the original for collation).
2. Procedures for issue of License to provide driver training
a) After the completion of facilities, equipment, vehicles and teaching tools under the national technical standards, the applicant shall submit an application for License to provide driver training to the competent authority prescribed in clause 3, Article 13 hereof directly or by post;
b) In case of the incomplete application, the competent authority shall notify the applicant in writing within 02 working days from the date of receipt;
c) Within 10 working days from the date of receipt of the complete application, the competent authority shall take charge of and cooperate with the vocational education and training authority to carry out an on-site inspection. The competent authority shall prepare an on-site inspection record and consider granting the License to provide driver training to the eligible applicant. In case of rejection, the competent authority shall send the applicant a written notice which specifies reasons for rejection.
Article 15. Procedure for reissue of Licenses to provide driver training
1. Reissue of the License to provide driver training in case of changes in the driving license categories or MTC.
a) All documents required in points a, d and dd, clause 1, Article 14 hereof ( only changes against the last license is supplemented);
b) Procedures for reissue of License to provide driver training
The applicant shall submit an application to the competent authority stipulated in clause 3 Article 13 hereof directly and by post.
c) Within 05 working days from the date of receipt of the complete application, the competent authority shall cooperate with the vocational education and training authority to carry out an on-site inspection and make out an on-site inspection record using the form in Annex XI hereof.
Within 03 working days from the termination of on-site inspection, the competent authority shall consider re-granting the License to provide driver training to the eligible applicant. In case of rejection, the competent authority shall send the applicant a written notice which specifies reasons for rejection.
2. Re-grant of the license to provide driver training in case of loss, damage or changes in related information:
a) The applicant shall submit an application for re-issue of the License to provide driver training and specify reasons for loss or damage or changes to the competent authority directly or by post;
b) Within 03 working days from the date of receipt of complete application, , the competent authority shall consider re-granting the License to provide driver training to the eligible applicant. In case of rejection, the competent authority shall send the applicant a written notice which specifies reasons for rejection.
Article 16. Revocation of Licenses to provide driver training
1. The driver training institution shall have their License to provide driver training revoked if:
a) The driver training institution is found comitting illegal acts for being established or granted the License to provide driver training;
b) The driver training has not been provided for 24 months from the date of issue of the License;
c) The driver training institution is suspended twice or more within 18 months;
d) The License to provide driver training is granted ultra-vire;
dd) Information stated on the existing License is illegally amended or erased ;
e) The License to provide driver training is used for lease
2. The competent authority granting the License to provide driver training shall carry out the revocation as follows:
a) The competent authority shall release a Decision on revocation of License to provide driver training, notify to relevant agencies and publish the decision on the website of the Department of Transport.
b) The driver training institution shall return the License to provide driver training to the issuer and cease the operation right after the Decision on Revocation takes effect.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực