Chương II Nghị định 63/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật: Pháp điển theo đề mục
Số hiệu: | 63/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/06/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2013 |
Ngày công báo: | 10/07/2013 | Số công báo: | Từ số 399 đến số 400 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Pháp lệnh, cơ quan có thẩm quyền thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định có trách nhiệm đề nghị xây dựng đề mục gửi Bộ Tư pháp. Đề nghị xây dựng đề mục gồm:
a) Tên gọi của đề mục;
b) Danh mục các văn bản dự kiến đưa vào đề mục được sắp xếp theo thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp;
c) Đề xuất sắp xếp đề mục vào chủ đề nào trong Bộ pháp điển.
a) Tổng hợp các đề nghị về xây dựng đề mục và lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục.
1. Cơ quan thực hiện pháp điển thu thập các văn bản sau đây:
a) Các văn bản thuộc nội dung của đề mục gồm: Văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành văn bản đó;
b) Các văn bản có nội dung liên quan đến các văn bản quy định tại Điểm a khoản này.
2. Các văn bản quy định tại Khoản 1 Điều này được thu thập theo thứ tự ưu tiên sau: Bản gốc văn bản; bản chính văn bản; bản đăng trên Công báo; bản sao y bản chính; bản sao lục của cơ quan, người có thẩm quyền; văn bản hợp nhất; văn bản đã được rà soát, hệ thống hóa được cơ quan có thẩm quyền công bố.
3. Nguồn thu thập đối với từng văn bản quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được ghi rõ trong Danh mục các văn bản đã được thu thập.
1. Các quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực vào thời điểm cơ quan thực hiện pháp điển tiến hành việc pháp điển.
2. Quốc hiệu, căn cứ ban hành, lời nói đầu, phần về quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền, dấu của cơ quan, tổ chức, nơi nhận văn bản.
1. Trường hợp phát hiện có quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế trong văn bản do mình ban hành hoặc trong văn bản liên tịch do mình chủ trì soạn thảo, thì cơ quan thực hiện pháp điển xử lý theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật trước khi sắp xếp các quy phạm pháp luật vào đề mục.
2. Trường hợp phát hiện có quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế trong các văn bản không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thì cơ quan thực hiện pháp điển vẫn tiến hành việc pháp điển, đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Cơ quan thực hiện pháp điển tiến hành pháp điển các quy phạm pháp luật trong các văn bản theo thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp và theo trình tự sau:
1. Đối với quy phạm pháp luật trong văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục:
a) Xử lý hoặc kiến nghị xử lý văn bản theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này;
b) Loại bỏ các nội dung không pháp điển theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
c) Đưa toàn bộ nội dung còn lại với nguyên bố cục của văn bản vào đề mục.
2. Đối với các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành:
a) Xử lý hoặc kiến nghị xử lý văn bản theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này;
b) Lựa chọn, sắp xếp các điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành;
c) Trường hợp có nhiều điều của một văn bản cùng quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một điều của văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thì sắp xếp các điều này ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành lần lượt theo số thứ tự của các điều trong văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành;
d) Trường hợp một điều của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhiều điều của văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thì sắp xếp điều này ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đầu tiên; đối với các điều còn lại thì được chỉ dẫn đến điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đã được sắp xếp ở trên;
đ) Trường hợp có nhiều điều của nhiều văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một điều của văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thì sắp xếp các điều này ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành theo thứ bậc hiệu pháp lý từ cao xuống thấp hoặc theo thứ tự về thời gian ban hành đối với các văn bản có cùng hình thức;
e) Trường hợp trong văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có điều không hướng dẫn cụ thể điều nào của văn bản được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thì sắp xếp điều này ngay sau điều có nội dung liên quan nhất của văn bản được quy quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành;
g) Các quy định về tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp ngay sau các quy định về tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành của văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục theo thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp hoặc theo thứ tự thời gian ban hành đối với các văn bản có cùng hình thức.
3. Quy phạm pháp luật chuyển tiếp được sắp xếp ngay sau điều chứa quy phạm pháp luật được áp dụng chuyển tiếp. Trường hợp có nhiều điều được áp dụng quy phạm pháp luật chuyển tiếp thì sắp xếp quy phạm pháp luật chuyển tiếp ngay sau điều đầu tiên được áp dụng chuyển tiếp; đối với các điều còn lại thì được chỉ dẫn đến điều có quy phạm pháp luật chuyển tiếp đã được sắp xếp ở trên.
4. Phụ lục, biểu mẫu ban hành kèm theo văn bản được sắp xếp vào cuối điều có quy định về phụ lục, biểu mẫu hoặc quy định việc áp dụng phụ lục, biểu mẫu. Trường hợp có nhiều điều cùng quy định áp dụng một phụ lục, biểu mẫu thì phụ lục, biểu mẫu được sắp xếp cuối điều đầu tiên có quy định về phụ lục, biểu mẫu hoặc quy định việc áp dụng phụ lục, biểu mẫu; đối với các điều còn lại thì được chỉ dẫn đến phụ lục, biểu mẫu đã được sắp xếp ở trên.
5. Việc đặt tên, đánh số của điều, ghi chú, xác định các quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến nhau và việc chỉ dẫn được thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 13 của Nghị định này.
6. Bộ Tư pháp hướng dẫn việc pháp điển đối với các văn bản không được bố cục theo điều và các trường hợp khác.
Trường hợp các điều của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành không sắp xếp được theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này, thì tùy từng trường hợp, cơ quan thực hiện pháp điển bổ sung phần, chương, mục để sắp xếp các quy phạm pháp luật đó.
Vị trí phần, chương, mục bổ sung được sắp xếp ngay sau phần, chương, mục có nội dung liên quan nhất.
1. Trường hợp phần, chương, mục, điều của các văn bản được pháp điển có nội dung liên quan đến phần, chương, mục, điều của văn bản khác thì cơ quan thực hiện pháp điển ghi rõ số thứ tự, tên gọi của phần, chương, mục, điều, số, ký hiệu, tên gọi, ngày tháng năm ban hành của văn bản khác đó bằng chữ in nghiêng và được đặt trong ngoặc đơn vào cuối phần, chương, mục, điều của văn bản được pháp điển.
2. Trường hợp phần, chương, mục hoặc điều của văn bản được pháp điển có nội dung liên quan đến phần, chương, mục hoặc điều của đề mục đã có trong Bộ pháp điển thì cơ quan thực hiện pháp điển ghi rõ số thứ tự, tên gọi của phần, chương, mục hoặc điều của đề mục đó bằng chữ in nghiêng và được đặt trong ngoặc đơn, ở cuối phần, chương, mục, điều của văn bản được pháp điển.
1. Sau khi hoàn thành việc pháp điển theo đề mục, cơ quan thực hiện pháp điển gửi 01 bộ hồ sơ kết quả pháp điển bằng văn bản kèm theo bản điện tử đến Bộ Tư pháp để thẩm định. Hồ sơ gồm:
a) Công văn đề nghị thẩm định;
b) Kết quả pháp điển theo đề mục; đối với kết quả bằng văn bản thì phải có chữ ký xác thực của Thủ trưởng cơ quan và được đóng dấu của cơ quan thực hiện pháp điển;
c) Các văn bản đã được sử dụng để pháp điển theo đề mục, kèm theo danh mục các văn bản đó.
2. Trường hợp có văn bản được ban hành sau thời điểm gửi kết quả pháp điển và trước thời điểm có kết luận của Hội đồng thẩm định, cơ quan thực hiện pháp điển bổ sung kết quả pháp điển và gửi hồ sơ bổ sung đến Bộ Tư pháp.
3. Cơ quan thực hiện pháp điển có trách nhiệm giải trình, làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, những vướng mắc liên quan đến việc thực hiện pháp điển theo yêu cầu của Bộ Tư pháp trước khi tiến hành thẩm định kết quả pháp điển.
4. Cơ quan thực hiện pháp điển có trách nhiệm tiếp thu, chỉnh lý kết quả pháp điển theo kết luận của Hội đồng thẩm định.
5. Thủ trưởng cơ quan thực hiện pháp điển ký xác thực và đóng dấu cơ quan thực hiện pháp điển vào trang cuối của kết quả pháp điển theo đề mục đã được chỉnh lý, gửi Bộ Tư pháp theo thời hạn được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 11 của Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
1. Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định đề mục, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra việc tiếp thu, chỉnh lý kết quả pháp điển theo đề mục.
2. Trường hợp việc chỉnh lý kết quả pháp điển chưa đúng theo kết luận của Hội đồng thẩm định, Bộ Tư pháp yêu cầu cơ quan thực hiện pháp điển tiếp tục chỉnh lý.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Bộ Tư pháp, cơ quan thực hiện pháp điển chỉnh lý đề mục, ký xác thực đối với nội dung đã được chỉnh lý và gửi về Bộ Tư pháp.
Article 7. Request for making Sub-Titles
1. Pursuant to article 4 of the Ordinance, the agency which has the competence to codify legal norms in the legal document of highest legal effect regulating a certain type of social relations shall have the responsibility to a request for making a Sub-Title and sent the request to the Ministry of Justice. The request shall consist of following particulars:
a) Name of the Sub-Title;
b) List of legal documents to be put in the Sub-Title, provided that these legal documents are enumerated according to their legal effect; and
c) Suggestion of which Title in the Code the Sub-Title shall be put in.
2. The Ministry of Justice shall have the responsibility to:
a) Compile requests for making Sub-Titles and invite comments from the bodies concerned about the list of Sub-Titles in each Title; and
b) Submit to the Prime Minister for decision on the list of Sub-Titles in each Title and assignment of bodies to codify these Sub-Titles.
Article 8. Collection of Legal Documents
1. The codification agencies shall collect the following documents:
a) Documents that are the contents of the Sub-title, including the document whose name is used as the name of the Sub-Title and the documents guiding that document;
b) Documents whose contents relate to the legal documents referred to in sub-paragraph a of this paragraph.
2. Legal documents referred to in paragraph 1 of this article shall be collected in following priority sequence: the original copies, documents published in the Official Gazette, certified true copies, copies from the original made by the competent agencies or persons, consolidated, reviewed, or systematized documents published by the competent agencies.
3. Source of each legal document referred to in paragraph 1 and 2 of this Article shall be specified in the list of documents collected.
Article 9. Contents not to be codified
1. Legal norms that ceased to be effective at the time of codification.
2. Official name of Vietnam, legal bases for enacting the legal document, preamble, part of the rights, title, name and signature of the competent person,, seal of agency or unit, recipients of the legal document.
Article 10. Dealing with Conflicting, Overlapping or Impractical Legal Documents
1. Where legal norms in a legal document issued by a codification undertaking agency or in an inter-agency legal document drafted by it are found to be conflicting, overlapping or impractical, the agency shall deal with those legal norms in accordance with the provisions of the laws and regulations on promulgation of legal normative documents before putting them into the Sub-Title.
2. Where legal norms in a legal document other than that referred to in paragraph 1 of this article are found to be conflicting, overlapping or impractical, the codification undertaking agency shall codify those legal norms and shall at the same time request the competent agency to deal with them in accordance with the provisions of the laws and regulations on promulgation of legal normative documents.
Article 11. Codification of Legal Norms to Create a Sub-Title
The codification undertaking agencies shall codify legal norms in legal documents according to the hierarchy of their legal effect and following procedures:
1. For legal norms in the legal document whose name is used as the name of the Sub-Title:
a) To deal with or request the competent agency to deal with the legal document in accordance with the provisions of article 10 of this Decree;
b) To set aside the contents not to be codified as provided for in article 9 of this Decree; and
c) To put all the remaining contents in their existing structure into the Sub-Title.
2. For a guiding legal document:
a) To deal with or request the competent agency to deal with the legal document in accordance with the provisions of article 10 of this Decree;
b) To put articles in the guiding legal document after the guided articles of the legal document of higher legal effect;
c) Where a number of articles in a legal document set forth guidance for the implementation of an article in the legal document of higher legal effect, those articles shall be put after the guided article according to the sequent number of that article in the guiding legal document;
d) Where an article in the guiding legal document sets forth guidance for the implementation of a number of articles in the legal document of higher legal effect, that article shall be put after the first guided article and references shall be made for the following articles;
e) Where a number of articles in several legal documents sets forth guidance for the implementation of an article in the legal document of higher legal effect, those articles shall be put after the guided articles according to the hierarchy of their legal effect or chronologically if they are of the same form;
f) Where an article in the guiding legal document does not set forth guidance for the implementation of any specific article in another legal document, that article shall be put after the article which has the most related contents in the other legal document.
g) The provisions on implementation and entry into force of a guiding document shall be put after the provisions on implementation and entry into force of the legal document whose name is used as the name of the Sub-Title according to the hierarchy of their legal effect or chronologically if they are of the same form.
3. The transitional provisions shall be put after the provisions to which the transitional provisions are applied. Where a transitional provision is applied to several articles, that transitional article shall be put after the first article to which the transitional is applied and references shall be made for the remaining articles.
4. Annexes and forms issued together with a legal document shall be put in the last article providing for the annexes or forms or for their application. Where several articles provide for the application of an annex or a form, the annex or form shall be put in the end of the first article providing for such annex or form or for their application and references shall be made for the remaining articles.
5. Name and number of an article and notes and definition of legal norms whose contents relate to each other shall be according to the provisions of articles 4, 5 and 13 of this Decree.
6. The Ministry of Justice shall provide guidance for codification of legal documents that are not structured by articles and in other cases.
Aticle 12. Addition of Parts, Chapters and Sections
In case where the articles of a guiding legal document cannot be placed according to the provisions of article 11 of this Decree, depending on each case, they may be put in an additional part, chapter or section.
An additional part, chapter and section shall be put after the most related part, chapter or section.
Article 13. Determination of Legal norms whose Contents Relate to Each Other
1. Where the contents of a part, chapter, section or article of a legal document to be codified relate to the contents of a part, chapter, section or article of another legal document, the codification undertaking agency shall specify the sequent number and name of that part, chapter, section or article and number, notation, name and issuance date of the other legal document in italic in bracket at the end of the part, chapter, section or article of the legal document to codified.
2. Where the contents of a part, chapter, section or article of a legal document to be codified relate to the contents of a part, chapter, section or article of a Sub-Title, which already exist in the Code, the codification undertaking agency shall specify the sequent number and name of that part, chapter, section or article of the Sub-Title in italic in bracket at the end of the part, chapter, section or article of the codified legal document.
Article 14. Request for Review; Authentication of Results of Codification of Sub-Titles
1. The codification undertaking agency shall send a set of dossier in writing accompanied by a electronic file of the results of codification of a Sub-Title to the Ministry of Justice for review. The dossier consists of:
a) A written request to review the results of codification of the Sub-Title of that agency;
b) The results of codification of a Sub-Title signed by a leader and with a seal of that agency; and
c) The legal documents used for codifying the Sub-Title accompanied by the list of that legal document.
2. Where a legal document is issued between the time of submission of the codification results and the time of conclusions by the Review Board, the codification undertaking agency shall add the results of codification of such legal document and send an additional dossier to the Ministry of Justice.
3. The codification undertaking agency shall, at request of the Ministry of Justice, have the responsibility to explain and clarify unconsenting matters and difficulties faced during the codification of a Sub-Title before the review of the codification results takes place.
4. The codification undertaking agency shall have the responsibility to study the conclusions made by the Review Board in order to correct the codification results.
5. The leader of the codification undertaking agency shall sign for authentication of and close seal on the last page of the document of corrected codification results and send the document to the Ministry of Justice within the time limit stipulated in paragraph 1 and 2 of article 11 of the Ordinance.
Article 15. Check of Results of Sub-Title’s Codification
1. On the basis of the conclusions made by the Review Board, the Ministry of Justice shall have the responsibility to check the correction of the results of codification of the Sub-Title concerned.
2. If the results of codification of the Sub-Title concerned have not been corrected according to the conclusions of the Review Board, the Ministry of Justice shall request the codification undertaking agency to continue the correction.
Within five working days of receipt of the request from the Ministry of Justice, the codification undertaking agency shall correct the Sub-Title, sign for authentication of the contents corrected and sent the Sub-Title so corrected to the Ministry of Justice.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực