Chương I Nghị định 63/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật: Cấu trúc của bộ pháp điển
Số hiệu: | 63/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/06/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2013 |
Ngày công báo: | 10/07/2013 | Số công báo: | Từ số 399 đến số 400 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Bộ pháp điển gồm 45 chủ đề theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Trường hợp có văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội chưa thuộc các chủ đề đã có trong Bộ pháp điển thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp tự mình hoặc theo đề xuất của cơ quan thực hiện pháp điển đề nghị Chính phủ quyết định bổ sung chủ đề.
Chủ đề bổ sung được sắp xếp và đánh số thứ tự kế tiếp sau chủ đề cuối cùng đã có trong Bộ pháp điển.
1. Đề mục là bộ phận cấu thành của chủ đề, trong đó chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định.
2. Tên gọi của đề mục là tên gọi của văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội thuộc chủ đề.
3. Theo tên gọi của từng đề mục, các đề mục trong mỗi chủ đề được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt và được đánh số theo chữ số Ả Rập, bắt đầu từ số 1. Trường hợp bổ sung đề mục thì đề mục bổ sung được sắp xếp và đánh số thứ tự kế tiếp sau đề mục cuối cùng đã có trong chủ đề.
4. Cấu trúc của đề mục được xây dựng theo bố cục của văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục.
Việc bổ sung phần, chương, mục vào cấu trúc của đề mục được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
1. Phần, chương, mục là bộ phận cấu thành của đề mục, chứa đựng các điều của Bộ pháp điển.
2. Tên gọi và số thứ tự của phần, chương, mục trong đề mục là tên gọi và số thứ tự của phần, chương, mục trong văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục.
3. Trường hợp bổ sung phần, chương, mục thì phần, chương, mục bổ sung được sắp xếp và đánh số thứ tự kế tiếp sau phần, chương, mục có nội dung liên quan nhất trong đề mục. Tên gọi của phần, chương, mục bổ sung là một cụm từ phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của phần, chương, mục.
1. Điều trong Bộ pháp điển là bộ phận cấu thành của phần, chương, mục trong Bộ pháp điển; nội dung của mỗi điều trong Bộ pháp điển là nội dung của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển.
2. Tên gọi của điều trong Bộ pháp điển là tên gọi của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển.
3. Số của điều trong Bộ pháp điển gồm:
a) Số thứ tự của chủ đề;
b) Số thứ tự của đề mục;
c) Ký hiệu về hình thức của văn bản được pháp điển;
d) Số thứ tự của văn bản đối với văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, nếu có;
đ) Số của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển.
4. Ký hiệu về hình thức của văn bản như sau:
a) Luật của Quốc hội là LQ;
b) Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội là PL;
c) Lệnh của Chủ tịch nước là LC;
d) Quyết định là QĐ;
đ) Nghị định của Chính phủ là NĐ;
e) Nghị quyết là NQ;
g) Nghị quyết liên tịch là NL;
h) Chỉ thị là CT;
i) Thông tư là TT;
k) Thông tư liên tịch là TL.
5. Số thứ tự của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cùng một hình thức được ghi bằng chữ số Ả Rập, theo thứ tự về thời gian ban hành, bắt đầu từ số 1.
6. Số của điều trong Bộ pháp điển gồm các thành phần quy định tại Khoản 2 Điều này và được sắp xếp theo trật tự sau: Số thứ tự của chủ đề; dấu chấm; số thứ tự của đề mục; dấu chấm; ký hiệu về hình thức của văn bản được pháp điển; dấu chấm; số thứ tự của văn bản đối với văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nếu có); dấu chấm; số của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển; dấu chấm.
1. Ghi chú là việc ghi rõ số thứ tự của điều trong văn bản được pháp điển; số, ký hiệu, tên, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành và thời điểm có hiệu lực của văn bản.
2. Tại điều đầu tiên của mỗi văn bản được pháp điển thì phải ghi chú đầy đủ các thành phần quy định tại Khoản 1 Điều này; đối với các điều tiếp theo, thì chỉ ghi chú số thứ tự của điều; số, ký hiệu, thời điểm có hiệu lực của văn bản. Trường hợp nội dung của điều trong văn bản được pháp điển bị sửa đổi, bổ sung thì bổ sung phần ghi chú về nội dung sửa đổi, bổ sung, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực của văn bản.
3. Ghi chú được đặt trong ngoặc đơn ở dòng kế tiếp sau dòng về tên gọi của điều trong Bộ pháp điển bằng chữ in nghiêng, có cỡ chữ nhỏ hơn cỡ chữ của điều được ghi chú.
1. Chỉ dẫn là việc chỉ ra các đề mục, phần, chương, mục hoặc điều của Bộ pháp điển có nội dung liên quan trực tiếp đến nhau.
2. Tùy từng trường hợp, việc chỉ dẫn được thực hiện giữa các đề mục, phần, chương, mục hoặc điều của Bộ pháp điển.
3. Chỉ dẫn được đặt trong ngoặc đơn, ngay sau nội dung được chỉ dẫn bằng chữ in nghiêng, có cỡ chữ nhỏ hơn cỡ chữ của nội dung được chỉ dẫn.
4. Căn cứ kết quả xác định các quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến nhau do cơ quan thực hiện pháp điển thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này, Bộ Tư pháp thực hiện việc chỉ dẫn trong Bộ pháp điển.
STRUCTURE OF THE CODE OF LAWS AND REGULATIONS
Article 1. Titles of the Code of Laws and Regulations
The Code of Laws and Regulations (hereafter referred to as “the Code”) consists of 45 titles which are listed in Article 7 of the Ordinance on Codification (hereafter referred to as “the Ordinance”). In case where one or more legal normative documents (hereafter commonly referred to as “document”) govern one or more types of social relations that are not codified in an existing Title of the Code, the Minister of Justice shall, at its discretion or at request of a codification undertaking agency, propose the Government to add an appropriate Title.
A Title so added shall be numbered and placed following the last Title that already exists in the Code.
Article 2. Sub-Titles in the Code
1. Sub-Title is a component part of a Title which contains legal norms governing a certain type of social relations.
2. The name of a Sub-Title is the name of the act that have the highest legal effect and that governs a type of social relations of a Title.
3. Depending on the name of each Sub-Title, the Sub-Titles in each Title shall be sequenced by the Vietnamese Alphabet and shall be numbered by the Arabic numerals, starting from number 1. An added Sub-Title shall be numbered and placed following the last Sub-Title that already exists in the Title.
4. The structure of a Sub-Title shall be the structure of the legal document whose name is used as the name of that Sub-Title. Parts, chapters and sections may be added in accordance with the provisions of article 12 of this Decree.
Article 3. Parts, Chapters and Sections in the Code
1. Parts, chapters and sections are component parts of the Sub-titles which contains the Articles of the Code.
2. The name and sequent number of parts, chapters and sections in a Sub-Title is the name and sequent number of the corresponding parts, chapters and sections in the legal document whose name is used as the name of that Sub-Title.
3. An added part, chapter and section shall be numbered and placed following the part, chapter and section whose contents relate most to the contents of the added parts, chapters and sections. The name of an added part, chapter and section is a phrase reflecting the main contents of that part, chapter and section.
Article 4. Articles in the Code
1. Articles in the Code are components of the parts or chapter or sections of the Code; the contents of each article in the Code are contents of the corresponding article in the codified legal document.
2. Name of an Article in the Code is the name the corresponding article in the legal document to be codified.
3. The number of an article in the code consists of following:
a) The number of the Title;
b) The number of the Sub-Title;
c) Notation of the form of the legal document;
d) The number of the detailing legal document; and
e) Number of the corresponding article in the codified legal document.
4. Notation of the form of a legal document shall be as following:
a) Law of the National Assembly is LQ;
b) Ordinance of the Standing Committee of the National Assembly is PL;
c) Order of the State President is LC;
d) Decision is QD;
e) Decree of the Government is ND;
f) Resolution is NQ;
g) Inter-agency resolution is NL;
h) Directive is CT;
i) Circular is TT; and
k) Inter-agency circular is TL.
5. The sequent number of a detailing legal document shall be numbered chronologically by Arabic numeral, starting from number 1.
6. The number of an article in the Code shall consist of the components stipulated in paragraph 2 of this Article and shall be placed in the following sequence: the number of the Title; dot (.), the number of the Sub-Title; dot (.), the notation of the form of the legal document; dot (.), the sequent number of the detailing legal document, dot (.), the number of the corresponding article in the codified legal document, dot (.).
1. Noting is making notes of the sequent number of an article in the legal document to be codified, number, notation, name, date of enactment, the enacting body and the effective date of the legal document.
2. Notes provided for in paragraph 1 of this article shall be made in the first article of each legal document to be codified; all next articles shall be noted by their numbers and the numbers, notations and effective dates of the legal documents to be codified. Where contents of an article in the codified legal document are amended or supplemented, notes shall be made about such changes and the number, notation and effective date of the amending or supplementing legal document.
3. Notes shall be put in brackets at the line following the line on the name of the article in the Code in italic with a size smaller than the size the noted article.
Article 6. Indication in the Code
1. Indication is defining those Sub-Titles, parts, chapters, sections or articles in the Code whose contents are closely related.
2. Depending on each specific case, indication shall be made amongst Sub-Titles, parts, chapters, sections or articles in the Code.
3. Indications shall be put in brackets after the indicated contents in italic with a size smaller than the size the indicated contents.
4. Based on the results of the determination of legal norms whose contents are related carried out by the codification undertaking agencies under the provisions of Article 13 of this Decree, the Ministry of Justice shall make indications in the Code.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực