Nghị định 63/2001/NĐ-CP về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lá
Số hiệu: | 63/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 14/09/2001 | Ngày hiệu lực: | 29/09/2001 |
Ngày công báo: | 22/10/2001 | Số công báo: | Số 39 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
07/10/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/2001/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2001 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 63/2001/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 2001 VỀ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP CỦA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và quy định việc tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có đủ các điều kiện sau đây được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp:
a) Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, do Nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quyết định nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Không thuộc diện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, giải thể, phá sản doanh nghiệp hoặc không nằm trong kế hoạch cổ phần hoá.
1. Doanh nghiệp sau khi chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một tổ chức là chủ sở hữu hoặc được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu.
2. Các tổ chức sau đây được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ doanh nghiệp độc lập do mình quyết định thành lập;
b) Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty nhà nước.
3. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trực tiếp là chủ sở hữu hoặc chỉ định một tổ chức là đại diện chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của tổ chức mình.
4. Các cơ quan nhà nước không được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo điểm a khoản 2 Điều này chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và các quy định có liên quan của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
1. Chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền hạn, nhiệm vụ sau:
a) Quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
b) Quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
c) Quyết định dự án đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quyết định mức tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác của Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị (đối với công ty có Hội đồng quản trị), Chủ tịch công ty (đối với công ty có Chủ tịch công ty); phân cấp cho Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, quyết định lương, thưởng và các lợi ích khác của Giám đốc công ty;
đ) Tổ chức giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty, hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị hoặc của Chủ tịch công ty;
e) Duyệt báo cáo quyết toán hàng năm; quyết định việc sử dụng lợi nhuận của công ty;
g) Quyết định tổ chức lại công ty;
h) Các quyền khác quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
2. Tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về nhiệm vụ, quyền hạn được ủy quyền.
3. Chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với công ty theo quy định tại các khoản 1 Điều 27, khoản 1 Điều 46, khoản 2 Điều 47, Điều 48 Luật Doanh nghiệp và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Công ty được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội kế thừa các quyền, lợi ích hợp pháp và các nghĩa vụ của doanh nghiệp được chuyển đổi.
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh sách và kế hoạch chuyển các doanh nghiệp độc lập do mình quyết định thành lập;
b) Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, lập danh sách và kế hoạch chuyển các doanh nghiệp thành viên tổng công ty trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, lập danh sách và kế hoạch chuyển các doanh nghiệp thành viên tổng công ty trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
d) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thông báo cho doanh nghiệp chuyển đổi và tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty về kế hoạch chuyển đổi.
2. Đối với doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
a) Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phân loại doanh nghiệp do mình quản lý, xác định rõ các nguồn vốn trong từng doanh nghiệp và tiến hành sắp xếp doanh nghiệp trực thuộc trước khi quyết định thực hiện chuyển đổi.
b) Căn cứ vào phương án phân loại, sắp xếp doanh nghiệp và đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quyết định danh sách và kế hoạch chuyển đổi các doanh nghiệp trực thuộc thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thông báo cho doanh nghiệp chuyển đổi và tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty về kế hoạch chuyển đổi.
1. Doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm:
a) Kiểm kê, phân loại, xác định các loại vốn, tài sản, công nợ và lao động hiện có của doanh nghiệp; lập báo cáo tài chính đến thời điểm chuyển đổi;
b) Lập phương án chuyển giao quyền lợi, nghĩa vụ, tài sản, vốn, công nợ, lao động sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; số vốn dự kiến đăng ký thành vốn điều lệ của công ty;
c) Dự thảo Điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Báo cáo chủ sở hữu hoặc tổ chức được uỷ quyền là đại diện chủ sở hữu công ty các hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c khoản này.
2. Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước trình người có thẩm quyền quyết định danh sách và kế hoạch chuyển đổi doanh nghiệp quy định tại Điều 5 Nghị định này phương án chuyển đổi để xem xét, quyết định.
1. Tất cả các tài sản của doanh nghiệp khi chuyển đổi đều được tính bằng giá trị.
2. Tài sản hiện có thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp được kiểm kê, phân loại, xác định số lượng, đánh giá thực trạng để chuyển giao sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
3. Tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi: công ty tiếp tục thuê, mượn, giữ hộ, nhận ký gửi theo thoả thuận với người có tài sản cho thuê, cho mượn, ký gửi.
4. Tài sản không có nhu cầu sử dụng, tài sản ứ đọng chờ thanh lý: doanh nghiệp được nhượng bán, thanh lý theo quy định hiện hành.
5. Nguyên tắc xử lý tài chính và công nợ:
a) Đối với tài sản dôi thừa: doanh nghiệp được hạch toán tăng vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp;
b) Đối với tài sản hao hụt, mất mát và các tổn thất khác về tài sản của doanh nghiệp: phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu đương sự bồi thường theo quy định của pháp luật. Phần chênh lệch giữa giá trị tổn thất và mức bồi thường của cá nhân, tập thể và của cơ quan bảo hiểm (nếu có), doanh nghiệp được hạch toán giảm vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp;
c) Đối với các khoản nợ phải thu: công ty có trách nhiệm tiếp nhận các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp được chuyển đổi và thu hồi những khoản nợ đến hạn có thể thu hồi được. Đối với các khoản nợ phải thu nhưng không thu hồi được thì sau khi xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân, doanh nghiệp được hạch toán giảm vốn của chủ sở hữu phần chênh lệch giữa giá trị tổn thất và mức bồi thường của tập thể, cá nhân;
d) Đối với các khoản nợ phải trả: công ty có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả nợ thuế và các khoản nợ ngân sách, nợ cán bộ công nhân viên; thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các khoản nợ phải trả không có người đòi và giá trị tài sản không xác định được chủ sở hữu được tính vào vốn của chủ sở hữu.
6. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có trách nhiệm tiếp tục sử dụng toàn bộ số lao động của doanh nghiệp chuyển đổi và kế thừa mọi quyền, nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, trừ số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động.
Người lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật.
1. Vốn điều lệ của công ty được xác định trên cơ sở vốn chủ sở hữu thực có theo sổ kế toán tại doanh nghiệp sau khi đã xử lý theo nguyên tắc quy định tại Điều 7 Nghị định này và số vốn chủ sở hữu cam kết bổ sung cho công ty (nếu có).
Đối với doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có tài sản hình thành từ vốn ngân sách nhà nước và vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu phần vốn này.
2. Đối với các ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật quy định phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ của công ty không được thấp hơn vốn pháp định.
3. Trường hợp bổ sung vốn cho công ty, phải ghi rõ số vốn bổ sung và thời hạn cam kết bổ sung. Chủ sở hữu công ty có trách nhiệm đầu tư đủ vốn điều lệ cho công ty theo đúng thời hạn đã cam kết. Trường hợp chủ sở hữu không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp.
1. Điều lệ công ty có các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
b) Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ;
d) Tên, địa chỉ, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty;
đ) Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty;
e) Người đại diện theo pháp luật của công ty;
g) Nguyên tắc sử dụng lợi nhuận của công ty;
h) Các trường hợp giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của công ty;
i) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
k) Các nội dung khác do chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty quyết định nhưng không trái pháp luật.
2. Điều lệ của công ty phải do chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty phê duyệt.
1. Người có thẩm quyền quyết định kế hoạch và danh sách doanh nghiệp chuyển đổi quy định tại Điều 5 Nghị định này là người ký quyết định chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Quyết định chuyển đổi gồm các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ, số tài khoản của doanh nghiệp chuyển đổi;
b) Mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh;
c)Vốn điều lệ của công ty;
d) Tên và địa chỉ tổ chức là chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty;
đ) Trách nhiệm của công ty đối với việc kế thừa các quyền, nghĩa vụ và xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh của doanh nghiệp chuyển đổi.
Doanh nghiệp chuyển đổi đăng ký kinh doanh và thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và phải kèm theo quyết định chuyển đổi.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải làm thủ tục đăng ký lại quyền sở hữu tài sản đối với tài sản được chuyển từ doanh nghiệp chuyển đổi sang công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký. Việc đăng ký lại quyền sở hữu tài sản không phải chịu lệ phí trước bạ.
Tùy thuộc quy mô, ngành, nghề kinh doanh, chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty (sau đây gọi chung là chủ sở hữu công ty) quyết định áp dụng cơ cấu tổ chức quản lý của từng công ty cụ thể theo mô hình Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và bộ máy giúp việc hoặc theo mô hình Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và bộ máy giúp việc.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới quản lý, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới quản lý, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Hội đồng quản trị thực hiện các quyền, nhiệm vụ sau:
1. Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.
2. Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; trình chủ sở hữu công ty các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty; quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị dưới 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty.
3. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, biên chế bộ máy quản lý; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty.
4. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, quyết định mức lương đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc (Giám đốc).
5. Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định này.
6. Kiến nghị chủ sở hữu công ty quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền của Hội đồng quản trị sau đây:
a) Kiến nghị phê duyệt báo cáo quyết toán, phương án sử dụng lợi nhuận của công ty;
b) Kiến nghị phê duyệt các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu công ty;
c) Kiến nghị điều chỉnh vốn điều lệ công ty;
d) Kiến nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty.
7. Thực hiện các quyết định của chủ sở hữu công ty.
8. Báo cáo chủ sở hữu công ty kết quả và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
9. Chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu công ty và pháp luật về thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của mình và về sự phát triển của công ty theo mục tiêu chủ sở hữu giao.
Trường hợp để công ty thua lỗ thì, tuỳ theo mức độ, sẽ bị cách chức hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
10. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
1. Tùy theo quy mô của công ty, chủ sở hữu công ty quyết định số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị.
2. Thành viên Hội đồng quản trị phải đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
b) Có năng lực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp;
c) Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật;
d) Không đồng thời đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước hoặc bộ máy của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
đ) Không thuộc đối tượng quy định tại Điều 50 Luật Phá sản doanh nghiệp.
3. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị do chủ sở hữu công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị do Điều lệ công ty quy định. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại và thay thế.
4. Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm và được thay thế trong những trường hợp sau:
a) Vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố hoặc vi phạm các quy định về các trường hợp bị miễn nhiệm, thay thế do Điều lệ công ty quy định;
b) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Xin từ chức;
d) Khi có quyết định điều chuyển hoặc bố trí công việc khác;
đ) Không trung thực trong thực thi các quyền hạn hoặc lạm dụng địa vị, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác;
e) Khi công ty không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do chủ sở hữu giao.
5. Các thành viên Hội đồng quản trị phải cùng chịu trách nhiệm trước người ra quyết định bổ nhiệm và pháp luật về các quyết định của Hội đồng quản trị; thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 86 Luật Doanh nghiệp.
Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ sau:
1. Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị.
2. Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản trị.
3. Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị dưới hình thức khác.
4. Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
5. Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
1. Hội đồng quản trị họp ít nhất một lần trong một quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Hội đồng quản trị có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của doanh nghiệp do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc trên 50% (năm mươi phần trăm) tổng số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị.
2. Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản trị được Chủ tịch ủy quyền triệu tập và chủ trì cuộc họp.
3. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên tham dự. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có hiệu lực khi có trên 50% (năm mươi phần trăm) tổng số thành viên Hội đồng quản trị dự họp biểu quyết tán thành. Trường hợp có số phiếu ngang nhau thì bên có phiếu của Chủ tịch Hội đồng quản trị là đa số.
Thành viên Hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiến của mình.
4. Nội dung các vấn đề thảo luận, các ý kiến phát biểu, kết quả biểu quyết, các quyết định được Hội đồng quản trị thông qua và kết luận của các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải được ghi thành biên bản. Chủ tọa và thư ký phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của biên bản họp Hội đồng quản trị.
5. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền được cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty theo quy định tại Điều 83 Luật Doanh nghiệp.
6. Chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị, kể cả tiền lương và phụ cấp, được tính vào chi phí quản lý của công ty.
1. Các thành viên chuyên trách của Hội đồng quản trị hưởng lương và thưởng theo năm tương ứng với hiệu quả hoạt động của công ty, do chủ sở hữu công ty quy định.
2. Các thành viên kiêm nhiệm của Hội đồng quản trị hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định của chủ sở hữu, được thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt động của công ty.
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty chỉ được thành lập hoặc giữ các chức danh quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần khác khi được chủ sở hữu công ty giới thiệu ứng cử vào các chức danh quản lý hoặc cử làm đại diện pháp lý của công ty đối với phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác.
Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty không được giữ chức danh kế toán trưởng, thủ quỹ tại cùng công ty.
1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm có thời hạn một người trong Hội đồng quản trị hoặc người khác làm Tổng giám đốc (Giám đốc).
Tổng giám đốc (Giám đốc) chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về điều hành hoạt động hàng ngày của công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Tổng giám đốc (Giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Tổng giám đốc (Giám đốc) hưởng lương theo năm và tiền thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt động của công ty.
2. Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) do Hội đồng quản trị bổ nhiệm có thời hạn theo đề nghị của Tổng giám đốc (giám đốc).
Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) điều hành công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc (Giám đốc), chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc (Giám đốc) về nhiệm vụ được Tổng giám đốc (Giám đốc) phân công hoặc ủy quyền.
3. Văn phòng và các ban (hoặc phòng) chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong quản lý, điều hành công việc.
Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
1. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, dự án đầu tư do chủ sở hữu và Hội đồng quản trị quyết định; quyết định các dự án đầu tư do Hội đồng quản trị phân cấp; tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
3. Kiến nghị Hội đồng quản trị quyết định: cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của công ty, phương án huy động vốn, phương án liên doanh.
4. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc).
5. Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc).
6. Tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Báo cáo Hội đồng quản trị kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
7. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, của chủ sở hữu đối với việc thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định của Nghị định này.
8. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quyết định của Hội đồng quản trị và Điều lệ công ty.
Tổng giám đốc (Giám đốc) có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về điều hành công ty như sau:
1. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của công ty.
2. Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác; không được đem tài sản của công ty cho người khác; không được tiết lộ bí mật của công ty, trừ trường hợp được Hội đồng quản trị chấp thuận.
3. Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả, thì:
a) Phải thông báo tình hình tài chính của công ty cho tất cả chủ nợ biết;
b) Không được tăng tiền lương, không được trích lợi nhuận trả tiền thưởng cho công nhân viên của công ty, kể cả cho người quản lý;
c) Chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a và b khoản này;
d) Kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của công ty.
4. Trường hợp vi phạm Điều lệ công ty, quyết định vượt thẩm quyền, lạm dụng quyền hạn gây thiệt hại cho công ty và Nhà nước thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
5. Trường hợp điều hành công ty không đạt chỉ tiêu về kết quả kinh doanh theo thoả thuận hợp đồng hoặc để công ty thua lỗ, mất vốn, không bảo đảm lương tối thiểu cho người lao động, để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, về chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do chủ sở hữu quy định thì sẽ không được thưởng hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp triển khai thực hiện dự án đầu tư không đúng kế hoạch, tiến độ, chất lượng dẫn đến để công ty thua lỗ thì, tuỳ theo mức độ, bị cách chức hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
7. Các nghĩa vụ khác do pháp luật và Điều lệ công ty quy định.
1. Chủ tịch công ty do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm có thời hạn.
Chủ tịch công ty thực hiện chức năng quản lý công ty và chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm và pháp luật về sự phát triển của công ty theo mục tiêu chủ sở hữu công ty giao.
2. Chủ tịch công ty có quyền và nhiệm vụ sau:
a) Quyết định kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;
b) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với Giám đốc công ty sau khi được sự chấp thuận của chủ sở hữu công ty;
c) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Giám đốc công ty theo đề nghị của Giám đốc;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, biên chế bộ máy quản lý công ty;
đ) Quyết định dự án đầu tư của công ty theo phân cấp của chủ sở hữu công ty;
e) Quyết định các hợp đồng mua, bán, vay, cho vay có giá trị dưới 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty;
g) Thông qua quyết toán tài chính hàng năm; phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh do Giám đốc đề nghị để trình chủ sở hữu công ty phê duyệt; thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định của Chính phủ;
h) Kiểm tra, giám sát Giám đốc trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình;
i) Đề nghị chủ sở hữu công ty quyết định các vấn đề khác vượt thẩm quyền của Chủ tịch công ty;
k) Thực hiện các quyết định của chủ sở hữu công ty;
l) Báo cáo chủ sở hữu công ty kết quả và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty;
m) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
3. Chủ tịch công ty phải đáp ứng tiêu chuẩn và thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 16 Nghị định này.
4. Chủ tịch công ty được hưởng lương theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
1. Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc bổ nhiệm có thời hạn người khác làm Giám đốc sau khi được sự chấp thuận của chủ sở hữu công ty.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chủ tịch công ty và pháp luật về điều hành hoạt động của công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Giám đốc hưởng lương theo năm và tiền thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt động của công ty.
2. Phó Giám đốc do Chủ tịch công ty bổ nhiệm có thời hạn theo đề nghị của Giám đốc.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành công ty theo phân công và ủy quyền của Giám đốc; chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc phân công hoặc ủy quyền.
3. Văn phòng và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Chủ tịch công ty, Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
Giám đốc công ty có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
1. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và các dự án đầu tư của công ty.
3. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương và phụ cấp đối với các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Chủ tịch công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; quyết định mức lương, phụ cấp đối với người lao động trong công ty.
4. Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ theo phân cấp của Chủ tịch công ty; đại diện công ty ký kết các hợp đồng dân sự và kinh tế theo phân cấp và ủy quyền của Chủ tịch công ty.
5. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của công ty, phương án huy động vốn, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý của công ty.
6. Đề nghị Chủ tịch công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Giám đốc.
7. Kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá quy định trong nội bộ công ty.
8. Tổ chức thực hiện các quyết định của Chủ tịch công ty.
9. Báo cáo Chủ tịch công ty về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
10. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quyết định của Chủ tịch công ty và Điều lệ công ty.
11. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Chủ tịch công ty, của chủ sở hữu đối với việc thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
12. Giám đốc công ty thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày ký.
Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định tại Nghị định này với quy định tại Nghị định số 02/2000/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh và Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp thì áp dụng theo quy định tại Nghị định này.
1. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức là chủ sở hữu hoặc được uỷ quyền là đại diện chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi thực hiện Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 63/2001/ND-CP |
Hanoi, September 14, 2001 |
ON CONVERTING STATE ENTERPRISES, ENTERPRISES OF POLITICAL ORGANIZATIONS OR SOCIO-POLITICAL ORGANIZATIONS INTO ONE-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 12, 1999 Enterprises Law No. 13/1999/QH10;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation and objects of application
1. This Decree prescribes order and procedures for the conversion of State enterprises, enterprises of political organizations or socio-political organizations into one-member limited liability companies, and the organization of management of one-member limited liability companies.
2. State enterprises, enterprises of political organizations or socio-political organizations that fully meet the following conditions may be converted into one-member limited liability companies and operate under the Enterprises Law:
a/ Being business enterprises with 100% of their charter capital held by the State, political organizations or socio-political organizations;
b/ Not being subject to the assignment, sale, business contracting, lease, dissolution or bankruptcy of enterprises or not falling under the equitization plan.
1. An enterprise, after its conversion into a one-member limited liability company, shall have only one organization being its owner or authorized to be the company owner’s representative.
2. The following organizations may be authorized to be representatives of owners of one-member limited liability companies converted from State enterprises:
a/ The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, and People’s Committees of the provinces or centrally-run cities (hereafter called the provincial-level People’s Committees for short), for one-member limited liability companies converted from independent enterprises set up under their respective decisions;
b/ The Managing Boards of the State corporations, for one-member limited liability companies converted from enterprises being members of State corporations.
3. Political organizations and socio-political organizations may act as the direct owners, or appoint other organizations to act as representatives of owners, of their one-member limited liability companies.
4. The State agencies not authorized to act as representatives of owners of one-member limited liability companies according to Point a, Clause 2 of this Article shall only perform the function of State management under the Enterprises Law or the relevant law provisions, over one-member limited liability companies operating in the fields under their respective management.
Article 3.- Powers and tasks of organizations being owners or authorized to act as representatives of company owners
1. The owner or the organization authorized to be the representative of the owner, of a one-member limited liability company shall have the following powers and tasks:
a/ To decide on the contents, amendments and supplements of the company’s charter;
b/ To decide on the adjustment of the company’s charter capital; to transfer part or the whole of the company’s charter capital to other organization(s) and/or individual(s);
c/ To decide on investment projects; the purchase or sale of properties; the borrowing or lending contracts with a value equal to or higher than 50% of the value of properties recorded in the company’s accounting books or lower as prescribed in the company’s charter according to the order and procedures prescribed by law;
d/ To decide on the company’s managerial and organizational structure; to appoint, dismiss, demote and decide on the wage and bonus levels as well as other benefits for, the chairman and members of the Managing Board (for companies with Managing Boards), the company president (for companies with presidents); to assign the Managing Board or company president to appoint, dismiss, reward or discipline the company director, and decide on the latter’s wage, bonus and other benefits;
e/ To organize the supervision, monitoring and evaluation of the company’s business activities and managerial activities of the Managing Board or company president;
f/ To approve the annual final account settlement reports; to decide on the use of the company’s profits;
g/ To decide on the reorganization of the company;
h/ Other rights as provided for in the Enterprises Law and the company’s charter.
2. The organization authorized to be the representative of the company owner shall take responsibility before the owner for the assigned tasks and delegated powers.
3. The company owner or organization authorized to be the company owner’s representative shall fulfill the obligations and responsibilities towards the company according to Clause 1, Article 27; Clause 1, Article 46; Clause 2, Article 47 and Article 48 of the Enterprises Law, and other obligations under law provisions.
Article 4.- Acceptance of the rights and obligations of converted enterprises
The companies converted from State enterprises, enterprises of political organizations or socio-political organizations shall inherit the legitimate rights and interests as well as obligations of converted enterprises.
ORDER AND PROCEDURES FOR CONVERSION OF ENTERPRISES INTO ONE-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES
Article 5.- Decision on the list of to be-converted enterprises and plan for conversion
1. For State enterprises
a/ The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government and the presidents of the provincial-level People’s Committees shall decide on the lists and plans for conversion of independent enterprises set up under their respective decisions;
b/ The Managing Boards of the State corporations set up by decisions of the Prime Minister shall draw up lists and plans for conversion of the corporations’ member enterprises and submit them to the Prime Minister for decision;
c/ The Managing Boards of the State corporations set up by the ministers, the heads of the ministerial-level agencies or agencies attached to the Government or the presidents of the provincial-level People’s Committees under the Prime Minister’s authorization shall draw up lists and plans for conversion of the corporations’ member enterprises and submit them to the ministers, the heads of the ministerial-level agencies or agencies attached to the Government or the presidents of the provincial-level People’s Committees for decision;
d/ The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, the presidents of the provincial-level People’s Committees and the Managing Boards of the State corporations set up by decisions of the Prime Minister shall notify the converted enterprises and organizations authorized to be the company owners’ representatives, of the conversion plans.
2. For enterprises of political organizations or socio-political organizations
a/ Political organizations and socio-political organizations shall classify enterprises under their respective management, clearly identify capital sources in each enterprise and proceed with the reorganization of their dependent enterprises before deciding on the conversion thereof.
b/ Basing themselves on the plans for classification and reorganization of enterprises as well as the subjects defined in Article 1 of this Decree, political organizations and socio-political organizations shall decide on the lists and plans for conversion of their dependent enterprises into one-member limited liability companies and notify the converted enterprises and organizations authorized to be the company owners representatives, of the conversion plans.
Article 6.- Responsibilities of converted enterprises
1. A converted enterprise shall have the responsibility:
a/ To inventory, classify and determine types of available capital and property as well as existing debt and labor of the enterprise; to make financial reports till the time of conversion;
b/ To work out plans on the transfer of interests, obligations, properties, capital, debts and laborers to the one-member limited liability company; and capital amount expected to be registered as the company’s charter capital;
c/ To draft charter of the one-member limited liability company;
d/ To report to the company owner or organization authorized to be the representative of the company owner, on the dossiers prescribed at Points a, b and c of this Clause.
2. The Managing Boards of the State corporations shall submit to the persons competent to decide on the lists and plans for conversion of enterprises defined in Article 5 of this Decree, the conversion plans for consideration and decision.
Article 7.- Principles for the handling of capital, properties, finance and laborers of converted enterprises
1. All properties of converted enterprises shall be calculated according to their value.
2. The available properties under the management and use right of enterprises shall be inventoried, classified, quantified and evaluated so as to be transferred to the one-member limited liability companies.
3. Regarding the leased, borrowed, kept in custody or consigned properties: the companies shall continue to hire, borrow, keep or consign them according to agreements with the lessors, lenders or consignors.
4. Regarding unused properties and properties in stock waiting for liquidation: enterprises may sell or liquidate them according to current regulations.
5. Principles for financial and debt settlement:
a/ For redundant properties: enterprises are allowed to account them as the increase of the owners� capital at enterprises;
b/ For the diminished and lost properties as well as other property damage incurred by enterprises: it is necessary to clearly determine the reasons and responsibilities of collectives and individuals, and request the involved parties to pay compensation as prescribed by law. The difference between the damage value and compensations paid by individuals, collectives and insurance agencies (if any) shall be accounted by enterprises as the decrease of the owners capital at enterprises;
c/ For the to be-recovered debts: the companies shall have to accept the to be-recovered debts of converted enterprises and retrieve the recoverable due debts. Regarding the bad debts, after clearly determining the reasons and responsibilities of collectives and individuals therefor, enterprises are allowed to account the difference between the loss value and compensations paid by collectives and individuals as the decrease of the owners capital;
d/ For the to be-repaid debts: The companies shall have to inherit the to be-repaid debts and repay them to creditors according to commitments, including tax debts and budget debts as well as debts owed to officials and employees; and pay due debts. Regarding the to be-paid debts without any claimants and with the property value being indeterminable, the company owners may account them in their capital.
6. One-member limited liability companies shall have to continue employing all laborers of the converted enterprises and inherit all the latter’s rights and obligations towards the laborers according to the provisions of the legislation on labor, except for laborers who voluntarily terminate labor contracts.
Laborers who voluntarily terminate labor contracts shall enjoy the regimes prescribed by law.
Article 8.- Determination of the company’s charter capital
1. The company’s charter capital shall be determined on the basis of the owner’s actual capital amount recorded in the enterprise’s accounting books after having been handled according to the principles prescribed in Article 7 of this Decree, and the capital amount (if any) the owner commits to supplement to the company.
Regarding enterprises of political organizations and socio-political organizations with properties formed from the State budget capital and capital originating from the State budget, such political organizations and socio-political organizations shall be authorized to act as representatives of the owners of this capital.
2. Regarding the business lines, which require legal capital as prescribed by law, the company�s charter capital must not be less than the legal capital.
3. In cases where the company’s capital is supplemented, the capital amount to be supplemented and the committed time limit therefor must be clearly inscribed. The company owner shall have to invest enough charter capital for the company according to the committed time limit. If the owner fails to do so, it shall take responsibility therefor according to the provisions of Clause 1, Article 27 of the Enterprises Law.
1. The company’s charter shall include the following contents:
a/ The names and addresses of the company’s head office, branches and representative offices (if any);
b/ The objectives and business lines;
c/ The charter capital;
d/ The name, address, rights and obligations of the company owner or organization authorized to act as the company owner’s representative;
e/ The company’s organizational and managerial structure;
f/ The company’s representative at law;
g/ The principles for using the company’s profits;
h/ Cases of dissolution and procedures for liquidation of properties of the company;
i/ The procedures for amendment and/or supplement of the company’s charter;
j/ Other contents to be decided by the company owner or organization authorized to act as representative of the company owner, which must not be contrary to law.
2. The company’s charter must be approved by the company owner or organization authorized to act as the company owner’s representative.
Article 10.- Decision on conversion
1. The persons competent to decide on the conversion plans and lists of converted enterprises defined in Article 5 of this Decree shall be the persons to sign decisions to convert enterprises into one-member limited liability companies.
2. A conversion decision shall include the following contents:
a/ The name, address and account number of the converted enterprise;
b/ The objectives and business lines;
c/ The company’s charter capital;
d/ The name and address of the organization being the company owner or organization authorized to be the company owner’s representative;
e/ The company’s responsibility for inheritance of the rights and obligations as well as the handling of remaining and newly arising problems of the converted enterprise.
Article 11.- Business registration
The converted enterprises shall make business registration and announcement on the mass media according to the provisions of the Enterprises Law. The business registration dossier shall comply with the provisions of the Enterprises Law and must be enclosed with the conversion decision.
Article 12.- Re-registration of the property ownership right
After being granted business registration certificates, one-member limited liability companies must fill in the procedures for re-registration of the property ownership right over the properties transferred from the converted enterprises to the companies, at the State agencies competent to grant the registration. The re-registration of the property ownership right shall not be subject to the registration fee.
ORGANIZATION OF MANAGEMENT OF ONE-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES
Article 13.- Application of models and organizational structure for management of the companies
Depending on the companies business scopes and lines, their owners or organizations authorized to be the company owners representatives (hereafter referred collectively to as the company owners) shall decide on the application of organizational structure for management of each specific company after the model of Managing Board, general director (director) and assisting apparatus or the model of company president, general director (director) and assisting apparatus.
Section I. ORGANIZATION OF MANAGEMENT OF THE COMPANY AFTER THE MANAGING BOARD MODEL
Article 14.- Functions of the Managing Board
The Managing Board shall act as the company-managing body, have full power to decide, on behalf of the company, on all matters relating to the management and benefits of the company, except for those falling under the owner’s competence as prescribed in Article 3 of this Decree.
Article 15.- Powers and tasks of the Managing Board
The Managing Board shall exercise the following powers and perform the following tasks:
1. To decide on the company’s development strategy and annual business plans.
2. To decide on solutions to developing market, marketing and technology; to submit to the company owner investment projects, trading, borrowing and lending contracts as well as other contracts with a value being equal to or higher than 50% of the total value of properties recorded in the company’s accounting books or lower as stipulated in the company’s charter; to decide on investment projects, trading, borrowing and lending contracts as well as other contracts valued at under 50% of the total value of properties recorded in the company’s accounting books or lower as stipulated in the company’s charter.
3. To decide on the company’s organizational structure and internal management regulation as well as payroll of the managerial apparatus; to set up branches and representative offices of the company.
4. To appoint, relieve from office, dismiss, sign contract with and decide on the wage levels for, the general director (director) of the company. To appoint, relieve from office and dismiss deputy general director (deputy director) of the company at the proposal of the general director (director).
5. To inspect and supervise the general director (director) in the latter’s performance of his/her tasks and exercise of his/her powers prescribed in this Decree.
6. To propose the company owner to decide on the following matters which fall beyond the competence of the Managing Board:
a/ The approval of the final account settlement reports and plans on the use of the company’s profits;
b/ The ratification of investment projects that fall under the deciding competence of the company owner;
c/ The adjustment of the company’s charter capital;
d/ The amendment and supplement of the company’s charter.
7. To execute decisions of the company owner.
8. To report to the company owner on the company’s business results and situation.
9. To take responsibility before the company owner and before law for the exercise of its powers and the performance of its tasks as well as for the development of the company according the objectives assigned by the owner.
If the company suffers from losses, the Managing Board members shall, depending on the loss amount, be removed from positions or have to pay compensation therefor as prescribed by law.
10. Other powers and tasks as prescribed by law and the company’s charter.
Article 16.- Members of the Managing Board
1. Depending on the size of the company, the company owner shall decide on the number of members and structure of the Managing Board.
2. Members of the Managing Board must satisfy the following basic criteria:
a/ Being Vietnamese citizens and permanently residing in Vietnam;
b/ Having capability for business and management of enterprises;
c/ Having good health and good morals, being honest and uncorrupt, having law knowledge and sense of law observance;
d/ Not concurrently holding the leading positions in the State apparatus or the apparatus of political organizations or socio-political organizations;
e/ Being other than the subjects stipulated in Article 50 of the Law on Enterprise Bankruptcy.
3. The chairman and members of the Managing Board shall be appointed, dismissed, rewarded or disciplined by the company owner. The term of office of members of the Managing Board shall be defined in the company’s charter. The members of the Managing Board may be re-appointed and replaced.
4. The members of the Managing Board shall be dismissed and replaced in the following cases:
a/ Breaching law to the extent of being prosecuted or breaching the regulations on cases of dismissal and replacement prescribed in the company’s charter;
b/ Having their civil act capacity lost or restricted;
c/ Asking for resignation;
d/ Submitting to decisions on job transfer or rearrangement;
e/ Being dishonest in exercising their powers or abusing their positions and/or powers to gain profits for themselves or for other persons;
f/ The company’s failure to fulfill tasks or achieve targets assigned by the owner.
5. The members of the Managing Board shall jointly take responsibility before the persons that have issued decisions on their appointment and before law for decisions of the Managing Board; and fulfill the obligations prescribed in Article 86 of the Enterprises Law.
Article 17.- The chairman of the Managing Board
The chairman of the Managing Board shall have the following rights and tasks:
1. To elaborate programs and plans for activities of the Managing Board.
2. To prepare agenda, contents and documents in service of meetings; to convene and preside over meetings of the Managing Board.
3. To organize the adoption of decisions of the Managing Board in other forms.
4. To oversee the process of organizing the implementation of decisions of the Managing Board.
5. Other rights and tasks as provided for in the Enterprises Law and the company’s charter.
Article 18.- Working regime of the Managing Board
1. The Managing Board shall meet at least once a quarter to consider and decide on issues falling within their tasks and powers. The Managing Board may convene extraordinary meetings to solve urgent problems of the enterprise at the request of the chairman of the Managing Board or the general director (director) or more than 50% (fifty percent) of the total number of the Managing Board members.
2. The chairman of the Managing Board shall convene and preside over meetings or authorize members of the Managing Board to do so.
3. A meeting of the Managing Board shall be considered valid when it is attended by at least 2/3 (two thirds) of the total number of the Managing Board members. The resolutions and decisions of the Managing Board shall be effective when they are voted for by more than 50% (fifty percent) of the total number of the Managing Board members attending the meeting. Where the numbers of votes for and against are equal, the side having the vote of the chairman of the Managing Board shall be the majority.
The members of the Managing Board shall have the right to reserve their opinions.
4. The contents of discussions, opinions, voting results, decisions approved by the Managing Board and conclusions of meetings of the Managing Board must be recorded in writing. The chairperson and secretary of each meeting shall take joint responsibility for the accuracy and truthfulness of the meeting’s record.
5. The members of the Managing Board shall have the right to be supplied with information and documents on the company’s financial status and business activities according to the provisions of Article 83 of the Enterprises Law.
6. The expenses for operations of the Managing Board, including wages and allowances for its members, shall be accounted into the managerial expenses of the company.
Article 19.- Wage regime for full-time and part-time members of the Managing Board
1. The full-time members of the Managing Board shall enjoy wages and bonuses on a yearly basis corresponding to the efficiency of operations of the company, as stipulated by the company owner.
2. The part-time members of the Managing Board shall enjoy responsibility allowances according to regulations of the company owner and enjoy bonuses corresponding to the efficiency of operations of the company.
Article 20.- Conditions for the Managing Board chairman and general director (director) to take part in the management of other enterprises
The Managing Board chairman and the general director (director) of the company may only set up or hold managerial or executive positions in, other limited liability companies or joint-stock companies when they are recommended to such positions or appointed as legal representatives of the company for its capital contributed to other enterprises, by the company owner.
The wife, husband, father, mother, offspring and siblings of the Managing Board chairman or the general director (director) of the company must not hold the post of chief accountant or cashier in the same company.
Article 21.- The general director (director) and assisting apparatus
1. The Managing Board shall appoint for a definite term one member of the Managing Board or another person to be the general director (director).
The general director (director) shall take responsibility before the Managing Board and before law for the administration of the company’s daily activities. Where the company’s charter does not prescribe that the Managing Board chairman is the representative at law, the general director (director) shall be the company’s representative at law.
The general director (director) shall enjoy wage on a yearly basis and bonus corresponding to the efficiency of operations of the company.
2. The deputy general directors (deputy directors) shall be appointed by the Managing Board for a definite term at the proposal of the general director (director).
The deputy general directors (deputy directors) shall assist the general director (director) in running the company under the assignment and authorization of the general director (director), and be answerable to the general director (director) for the tasks assigned or authorized by the latter.
3. The office and professional as well as specialized boards (or sections) shall have the function of advising and assisting the Managing Board and the general director (director) in managing and administering the company’s affairs.
Article 22.- Powers and tasks of the general director (director)
The general director (director) of the company shall have the following powers and tasks:
1. To decide on matters related to the company’s daily activities.
2. To organize the implementation of business plans and investment projects, decided by the company owner and the Managing Board; to decide on investment projects assigned by the Managing Board; to organize the implementation of decisions of the Managing Board.
3. To propose the Managing Board to decide on: the company’s organizational structure and internal management regulation; development strategy, long-term and annual plans, capital mobilization plan and joint-venture plan.
4. To appoint, dismiss and relieve from position the managerial titles in the company, except for the those appointed, dismissed and removed by the Managing Board; to propose the Managing Board to appoint, dismiss, reward or discipline the deputy general directors (deputy directors).
5. To decide on wages and allowances (if any) for the company’s laborers, including the managerial officials appointed by the general director (director).
6. To attend meetings of the Managing Board. To report to the Managing Board on the results of the company�s business activities.
7. To submit to inspection and supervision by the Managing Board and company owner, over the exercise of his/her powers and the performance of his/her tasks prescribed in this Decree.
8. Other rights and tasks provided for by decisions of the Managing Board and the company’s charter.
Article 23.- Obligations and responsibilities of the general director (director)
The general director (director) shall have the obligation and take responsibility before the Managing Board and before law for running the company as follows:
1. To exercise the rights and perform the assigned tasks honestly and diligently, for the benefit of the company.
2. Not to abuse his/her position and powers or use the company’s properties for their own benefits or for others; not to give the company’s properties to other persons; not to disclose the company’s secrets, except for cases approved by the Managing Board.
3. When the company fails to fully pay the due debts and fulfill other property obligations:
a/ To notify all the creditors of the company’s financial status;
b/ Not to increase wages, not to deduct the company’s profits for bonus payment to the employees, including the managers;
c/ To take personal responsibility for damage caused to the creditors due to his/her failure to fulfill the obligations prescribed at Points a and b of this Clause;
d/ To propose measures for overcoming the company’s financial difficulties.
4. In case of breaching the company’s charter, making ultra vires decisions or abusing his/her powers, thus causing losses to the company and the State, he/she shall have to pay compensation therefor according to law provisions and the company’s charter.
5. If administering the company inefficiently, failing to achieve the business targets as agreed upon in the contracts; making the company suffer from losses, lose capital or fail to ensure the minimum wages for laborers; letting violations of the management, capital, property, accounting and auditing regimes, as well as other regimes set by the company owner happen, he/she shall not be rewarded or be disciplined according to law.
6. In case of failing to comply with the set plan, schedule and quality in deploying the implementation of investment projects, thus causing losses to the company, he/she shall, depending on the seriousness of his/her faults, be removed from his/her position or have to pay compensation therefor according to law provisions.
7. Other obligations prescribed by law and the company’s charter.
Section II. ORGANIZATION OF MANAGEMENT OF THE COMPANY AFTER THE COMPANY-PRESIDENT MODEL
Article 24.- President of the company
1. The company president shall be appointed by the company owner for a definite term.
The company president shall perform the function of managing the company and take responsibility before the person appointing him/her and before law for the development of the company according to the objectives assigned by the company owner.
2. The company president shall have the following rights and tasks:
a/ To decide on the annual business plan of the company;
b/ To decide on the appointment, removal from office, dismissal, as well as wage levels and other benefits of the company’s director after obtaining consent from the company owner;
c/ To appoint, dismiss, reward and discipline the company’s deputy directors at the proposal of the director;
d/ To decide on the company’s organizational structure and internal management regulation as well as managerial staff payroll;
e/ To decide on the trading, borrowing and lending contracts valued at under 50% of the total value of properties recorded in the company’s accounting books or lower as prescribed in the company’s charter;
f/ To approve the annual financial settlements and plans on the use of after-tax profits or handling of losses in the business course, proposed by the director for submission to the company owner for approval; to publicize the financial reports according to the Government’s stipulations;
g/ To inspect and supervise the director in the exercise of his/her rights and the performance of his/her tasks;
h/ To request the company owner to decide on other matters falling beyond the competence of the company president;
i/ To execute decisions of the company owner.
j/ To report to the company owner on the company’s business results and situation;
k/ Other rights and tasks as prescribed by law and the company’s charter.
3. The company president shall have to meet the criteria and perform the obligations stipulated in Article 16 of this Decree.
4. The company president shall enjoy wage according to the provisions in Clause 1, Article 19 of this Decree.
Article 25.- The company’s director and assisting apparatus
1. The company president may concurrently be the director or appoint another person the director, after getting consent from the company owner.
The director shall take responsibility before the company president and before law for administering the company’s activities. In cases where the company’s charter does not stipulate that the company president is the representative at law, the director shall be the company’s representative at law.
The director shall enjoy wage on the yearly basis and bonuses corresponding to the efficiency of the company’s activities.
2. The deputy directors shall be appointed by the company president for a definite term, at the proposal of the director.
The deputy directors shall assist the director in administering the company under the latter’s assignment and authorization; and be answerable to the director for the tasks assigned or authorized by the latter.
3. The office and professional as well as specialized sections shall function to advise and assist the company president and director in managing and administering the company’s affairs.
Article 26.- Powers and tasks of the director
The company’s director shall have the following powers and tasks:
1. To decide on matters related to the company’s daily activities.
2. To organize the implementation of the company’s business plans and investment projects.
3. To decide on the appointment, dismissal, reward and discipline of, as well as wage and allowance levels for managerial positions in the company, except for the titles appointed, dismissed, rewarded and disciplined by the company president; to decide on the wage and allowance levels for laborers in the company.
4. To decide on the buying and selling prices of products and services according to the assignment of responsibility by the company president; to represent the company to sign civil and economic contracts under the assignment and authorization of the company president.
5. To elaborate the company’s development strategy, long-term and annual plans, capital mobilization plan, investment projects, joint-venture plan and management organization project.
6. To request the company president to appoint, dismiss, reward or discipline deputy director(s).
7. To inspect dependent units in the compliance with the set norms, standards and unit prices within the company.
8. To organize the implementation of decisions of the company president.
9. To report to the company president on the results of the company’s business activities.
10. Other rights and tasks provided for by decisions of the company president and the company’s charter.
11. To submit to inspection and supervision by the company president and owner regarding the exercise of his/her powers and the performance of his/her tasks as prescribed by law.
12. The company’s director shall perform the obligations stipulated in Article 23 of this Decree.
Article 27.- Implementation effect
This Decree takes effect 15 (fifteen) days after its signing.
Where there exist differences between the provisions of this Decree and the provisions of the Government’s Decree No.02/2000/ND-CP on business registration and Decree No.03/2000/ND-CP of February 3, 2000 guiding the implementation of a number of articles of the Enterprises Law, the provisions of this Decree shall apply.
Article 28.- Responsibilities for implementation organization
1. The ministries of: Planning and Investment; Finance; Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Government Commission for Organization and Personnel shall have to guide the implementation of this Decree.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People�s Committees of the provinces and centrally-run cities and organizations being owners or authorized to be representatives of the owners of one-member limited liability companies shall have to implement this Decree.
The Ministry of Planning and Investment shall have to oversee the implementation of this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực