Số hiệu: | 61/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 10/07/2019 | Ngày hiệu lực: | 28/08/2019 |
Ngày công báo: | 16/07/2019 | Số công báo: | Từ số 557 đến số 558 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
03 chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam
Ngày 10/7/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam.
Nghị định quy định các chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam gồm: Cảnh sát viên, Trinh sát viên và Cán bộ điều tra cho nhiệm vụ phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Cảnh sát viên và Trinh sát viên Cảnh sát biển gồm: Cảnh sát viên, Trinh sát viên sơ cấp, trung cấp và cao cấp.
Cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát biển Việt Nam được hưởng lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chế độ trợ cấp; được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc thù đi biển phù hợp với khu vực địa bàn vùng biển, hải đảo công tác… như cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện, môi trường làm việc, khu vực địa bàn, biển đảo công tác theo quy định của pháp luật.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 28/8/2019. Một số chế độ ưu đãi đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng và công nhân quốc phòng thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam tại Quyết định 25/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi được bãi bỏ, thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định này hướng dẫn Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018;
1. Cờ hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam hình tam giác cân, nền xanh nước biển, chiều cao 1,5 m, cạnh đáy 1,0 m, có Quốc huy ở giữa và mũi tên màu vàng chạy ngang phía sau; treo trên cột cao 2,5 m ở đuôi tàu, riêng tàu tìm kiếm cứu nạn treo ở boong thượng phía sau.
2. Tàu thuyền, xuồng và phương tiện khác của Cảnh sát biển Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ phải treo cờ hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam. Tàu thuyền dân sự được huy động hoặc tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát phải cắm cờ hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Tàu tìm kiếm cứu nạn
Thân tàu sơn màu da cam, mặt boong sơn màu xanh lá cây, phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của tàu sơn màu trắng, phía sau vạch ký hiệu là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD kiểu chữ in hoa, màu trắng.
Cabin sơn màu trắng, đường viền phía trên cabin sơn màu da cam, trên hai mạn cabin là dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM kiểu chữ in hoa, màu xanh dương.
Trên ống khói sơn hình cờ đỏ, sao vàng.
2. Tàu tuần tra và các loại tàu khác
Thân tàu sơn màu trắng, mặt boong sơn màu xanh lá cây, phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của tàu, sơn màu xanh dương, phía sau vạch ký hiệu là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD kiểu chữ in hoa, màu xanh dương.
Cabin sơn màu trắng, trên hai mạn cabin là dòng chữ CẢNH SÁT BIÊN VIỆT NAM kiểu chữ in hoa, màu xanh dương.
Trên ống khói sơn hình cờ đỏ, sao vàng.
Ụ pháo sơn màu ghi.
3. Xuồng tuần tra
Thân xuồng sơn màu trắng, phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của xuồng, sơn màu xanh dương, phía sau vạch ký hiệu, hàng trên là dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VỆT NAM, hàng dưới là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD kiểu chữ in hoa, màu xanh dương.
Cabin sơn màu trắng.
4. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quy định cụ thể kích thước vạch số 1, phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam, dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM, VIETNAM COAST GUARD, hình cờ đỏ, sao vàng trên ống khói phù hợp với từng chủng loại tàu thuyền, xuồng tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam.
1. Thân máy bay
Thân máy bay phía dưới sơn màu xanh nước biển (tính từ vạch dưới cửa sổ lồi của máy bay trở xuống phần bụng máy bay cho tới sát cửa kính cabin khoang lái).
Thân máy bay phía trên sơn màu trắng (tính từ vạch dưới cửa sổ lồi của máy bay trở lên phần lưng máy bay cho tới sát cửa kính cabin khoang lái và phần cánh máy bay).
2. Đầu máy bay
Đầu máy bay có hai vạch ký hiệu màu vàng da cam và màu trắng được sơn trên nền sơn màu xanh nước biển của thân máy bay phía dưới. Vạch số 1 sơn màu vàng da cam từ mép dưới cabin lái xuống sát mép bụng dưới thân máy bay, chếch 15° đến 20°, chiều rộng 0,5 m - 1,0 m (tùy theo kích thước máy bay). Ở giữa sơn phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam. Tiếp đến vạch số 2 sơn màu trắng, song song và rộng bằng 1/4 vạch số 1.
Phần trước hai vạch ký hiệu viết số máy bay màu trắng.
Phần sau hai vạch ký hiệu viết chữ in hoa màu trắng trên thân máy bay màu xanh nước biển:
Hàng trên: CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
Hàng dưới. VIETNAM COAST GUARD
Phần mũi máy bay sơn màu xanh nước biển.
3. Cánh máy bay
Cánh chính và cánh đuôi ngang: Phần trên cánh và dưới cánh sơn màu trắng.
Cánh đuôi đứng: Phía trên hai bên chóp đuôi đứng sơn hình Quốc kỳ Việt Nam, phía dưới sơn phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam, phần còn lại hai bên của đuôi đứng sơn màu trắng.
4. Động cơ máy bay
Vỏ ngoài hai động cơ sởn màu trắng.
5. Màu sắc, cờ hiệu và dấu hiệu nhận biết trên các bộ phận khác của từng loại máy bay Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Ký hiệu tàu thuyền, xuồng tuần tra cảnh sát biển Việt Nam được thể hiện như sau:
Ba vạch liền kề nhau ở trên hai mạn khô thân tàu thuyền, xuồng. Vạch số 1 màu da cam đặt ở điểm cuối của mũi tàu thuyền, xuồng giáp với điểm đầu của thân tàu, xuồng chếch 30° - 40°, tâm của vạch số 1 gắn phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam. Tiếp đến vạch số 2 màu trắng, vạch số 3 màu xanh dương. Chiều rộng của vạch số 1 tùy theo kích thước tàu thuyền, xuồng của từng chủng loại tàu thuyền, xuồng; chiều rộng của vạch số 2 và số 3 bằng 1/4 vạch số 1. Chiều dài của các vạch bằng chiều cao mạn khô của thân tàu thuyền, xuồng.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực