Chương 4 Nghị định 60/2010/NĐ-CP: Thủ tục xử phạt
Số hiệu: | 60/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 20/07/2010 |
Ngày công báo: | 23/06/2010 | Số công báo: | Từ số 367 đến số 368 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/12/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thủ tục xử phạt đơn giản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng, trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
2. Trong trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản, người có thẩm quyền không lập biên bản mà quyết định xử phạt tại chỗ. Quyết định xử phạt phải thể hiện bằng văn bản theo Mẫu Quyết định số 2 kèm theo Nghị định này.
1 Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền trên 200.000 đồng hoặc vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải lập biên bản vi phạm hành chính theo mẫu Biên bản số 01 kèm theo Nghị định này.
2. Trong trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay sau khi xác định được đối tượng thực hiện hành vi vi phạm.
Chứng cứ thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được thể hiện trong biên bản vi phạm hành chính.
Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để truy tìm và phát hiện đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo quy định tại Điều 55a Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Trường hợp người vi phạm hành chính cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không có mặt tại địa điểm xảy ra vi phạm thì biên bản được lập xong phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
1. Thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo Thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt; trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
2. Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.
3. Quyết định xử phạt phải ghi rõ nộp phạt một lần hoặc nhiều lần; nếu nộp phạt nhiều lần, phải ghi rõ số tiền nộp phạt, thời hạn nộp phạt mỗi lần. Việc nộp tiền xử phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.
4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định có quy định cụ thể ngày có hiệu lực. Quyết định có hiệu lực phải gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
1. Trong trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ Giấy phép lưu hành phương tiện, Giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, nhưng không được tạm giữ phương tiện của người khác mà người vi phạm sử dụng trái phép hoặc phương tiện là tài sản hợp pháp của tổ chức mà người vi phạm được giao sử dụng, điều khiển.
2. Người có thẩm quyền xử phạt chỉ tạm giữ thẻ kiểm soát an ninh, Giấy phép nhân viên hàng không nếu cá nhân bị xử phạt không có những giấy tờ tùy thân khác.
3. Việc tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện phải lập biên bản theo mẫu biên bản kèm theo Nghị định này.
4. Người ra quyết định xử phạt phải trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện bị tạm giữ ngay khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Người ra quyết định xử phạt và cá nhân, tổ chức bị tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện phải ký nhận vào biên bản tạm giữ về việc trả, nhận giấy tờ, tang vật, phương tiện.
5. Thủ tục tạm giữ và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xác minh tình tiết làm căn cứ xử lý hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm thì áp dụng theo khoản 5 Điều 46 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
6. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền phạt tại nơi theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.
Trong trường hợp xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm hoặc đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải hủy quyết định xử phạt và chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định tại Điều 62 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân bị xử phạt từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quy định tại khoản 1 Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 66, 66a của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng của mình và của cấp dưới;
4. Chánh Thanh tra Hàng không quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng của mình, của cấp dưới và của Giám đốc Cảng vụ hàng không.
5. Giám đốc Cảng vụ Hàng không quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng của mình, của cấp dưới.