Chương 3 Nghị định 60/2010/NĐ-CP: Thẩm quyền xử phạt
Lưu
Báo lỗi
Số hiệu: | 60/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 20/07/2010 |
Ngày công báo: | 23/06/2010 | Số công báo: | Từ số 367 đến số 368 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/12/2013 |
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 4 Nghị định này;
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan công an xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi vi phạm hành chính được phát hiện trong quá trình triển khai thực hiện phương án khẩn nguy;
b) Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng về an ninh, trật tự và an toàn xã hội tại các khu vực công cộng ở cảng hàng không, sân bay hoặc do các cơ quan trong ngành hàng không dân dụng chuyển giao.
1. Thanh tra viên hàng không đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 4 Nghị định này, trừ biện pháp tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
2. Chánh Thanh tra Hàng không có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, Giấy chứng nhận;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, Giấy chứng nhận;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
3. Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, Giấy chứng nhận;
4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của mình. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
2. Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
3. Việc xác định thẩm quyền xử phạt đối với hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong từng trường hợp cụ thể thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh và Điều 15 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra hàng không, Giám đốc Cảng vụ hàng không và người đứng đầu lực lượng công an các cấp quy định tại Điều 14 Nghị định này có thể ủy quyền cho cấp phó của mình xử phạt vi phạm hành chính.
2. Việc ủy quyền thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh và Điều 16 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.