Chương 2 Nghị định 57/2010/NĐ-CP: Thực hiện việc bắt giữ tàu biển, thả tàu biển đang bị bắt giữ
Số hiệu: | 57/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 25/05/2010 | Ngày hiệu lực: | 09/07/2010 |
Ngày công báo: | 06/06/2010 | Số công báo: | Từ số 261 đến số 262 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Giám đốc Cảng vụ thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển, quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan. Giám đốc Cảng vụ có thể ủy quyền cho cấp phó hoặc trưởng, phó đại diện Cảng vụ thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển, quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản.
2. Khi thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển, quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ, Giám đốc Cảng vụ có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì, điều hành việc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan thực hiện việc bắt giữ tàu biển, thả tàu biển đang bị bắt giữ theo quyết định của Tòa án;
b) Chỉ định vị trí neo đậu và đưa ra các yêu cầu hạn chế hoạt động, di chuyển đối với tàu biển bị bắt giữ; thu hồi giấy phép rời cảng nếu tàu biển đã được cấp giấy phép rời cảng;
c) Phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát giao thông đường thủy và các cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên kiểm tra, giám sát tàu biển trong thời gian tàu biển bị bắt giữ;
d) Quyết định việc truy đuổi tàu biển và yêu cầu lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Cảnh sát giao thông đường thủy thực hiện việc truy đuổi tàu biển có quyết định bắt giữ đã rời cảng hoặc tự ý rời vị trí được chỉ định;
đ) Phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Cảnh sát giao thông đường thủy trong quá trình truy đuổi tàu biển.
3. Giám đốc Cảng vụ có quyền từ chối thực hiện việc bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án trong trường hợp tàu biển có quyết định bắt giữ của Tòa án đã rời khỏi khu vực quản lý của Cảng vụ.
1. Lực lượng Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát giao thông đường thủy khu vực có trách nhiệm:
a) Tổ chức giám sát tàu biển trong thời gian tàu biển bị bắt giữ tại vị trí neo đậu được chỉ định trong phạm vi hoạt động của mình theo yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ;
b) Phát hiện, ngăn ngừa và thông báo kịp thời cho Cảng vụ biết khi tàu tự ý di chuyển hoặc không thực hiện các yêu cầu hạn chế di chuyển trong thời gian tàu biển bị bắt giữ.
2. Lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Cảnh sát giao thông đường thủy khu vực tổ chức truy đuổi tàu biển bị bắt giữ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này theo yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế, văn hóa – thông tin, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, tổ chức hoa tiêu và các cơ quan, tổ chức liên quan khác có trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển, thả tàu biển đang bị bắt giữ khi có yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ và chịu sự điều hành trong việc phối hợp thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển, thả tàu biển đang bị bắt giữ của Giám đốc Cảng vụ.
1. Chấp hành quyết định bắt giữ tàu biển, quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ của tòa án.
2. Ngay sau khi nhận được quyết định bắt giữ tàu biển, quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ, Thuyền trưởng thông báo cho chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu và những người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan biết về việc tàu biển bị bắt giữ hoặc được thả.
3. Tổ chức duy trì hoạt động của tàu biển, bảo quản tàu biển, tài sản của tàu và hàng hóa chở trên tàu theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các yêu cầu của Cảng vụ về hạn chế hoạt động, di chuyển của tàu trong thời gian tàu biển bị bắt giữ.
1, Ngay sau khi nhận được quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án, Giám đốc Cảng vụ ra thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển và phân công một cán bộ Cảng vụ thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án. Nội dung thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Ngay sau khi được phân công, cán bộ Cảng vụ phải lên tàu công bố và giao quyết định bắt giữ tàu biển, thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển cho Thuyền trưởng để thi hành. Trường hợp Thuyền trưởng vắng mặt trên tàu thì giao cho Đại phó hoặc Sỹ quan trực ca boong. Trường hợp không có người ký nhận việc giao quyết định bắt giữ tàu biển thì cán bộ Cảng vụ lập biên bản có chữ ký của người làm chứng (nếu có) và dán quyết định của Tòa án, thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển tại hành lang boong chính khu vực lối lên của tàu.
3. Cán bộ Cảng vụ có trách nhiệm thực hiện việc thu hồi giấy phép rời cảng nếu tàu biển đã được cấp giấy phép rời cảng.
4. Việc công bố, giao, nhận quyết định bắt giữ tàu biển, thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển và thu hồi giấy phép rời cảng (nếu có) phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Trường hợp bất khả kháng, cán bộ Cảng vụ không thể lên tàu để thực hiện các công việc quy định tại khoản 2 điều này, Cảng vụ phải thông báo ngay bằng các phương thức phù hợp cho Tòa án, Thuyền trưởng hoặc chủ tàu, đại lý của chủ tàu và các cơ quan, tổ chức liên quan tại cảng biết; đồng thời áp dụng ngay các biện pháp thích hợp nhằm kịp thời thông báo và giao quyết định bắt giữ tàu biển.
6. Ngay sau khi kết thúc việc thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển, Giám đốc Cảng vụ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tòa án, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biết về việc thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển.
1. Trường hợp Cảng vụ nhận quyết định bắt giữ tàu biển sau khi tàu rời bến cảng, vùng neo đậu thì Cảng vụ phải liên lạc ngay với Thuyền trưởng hoặc chủ tàu, đại lý của chủ tàu thông báo về quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án để yêu cầu Thuyền trưởng cho tàu neo đậu tại vị trí do Cảng vụ chỉ định để thi hành quyết định bắt giữ tàu biển.
2. Trường hợp không liên lạc được với Thuyền trưởng, chủ tàu, đại lý của chủ tàu hoặc Thuyền trưởng không cho tàu neo đậu tại vị trí do Cảng vụ chỉ định hoặc tự ý cho tàu rời vị trí neo đậu sau khi đã nhận được quyết định bắt giữ tàu biển thì Cảng vụ yêu cầu lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Cảnh sát giao thông đường thủy thực hiện truy đuổi tàu biển có quyết định bắt giữ.
1. Trường hợp phải thực hiện truy đuổi tàu biển có quyết định bắt giữ của tòa án, căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế, vị trí tàu biển đang hoạt động và phạm vi hoạt động của các lực lượng thực hiện truy đuổi, Giám đốc Cảng vụ yêu cầu Vùng Cảnh sát biển hoặc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát giao thông đường thủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi tàu đang hoạt động chủ trì hoặc phối hợp truy đuổi. Việc yêu cầu truy đuổi tàu biển phải được thực hiện bằng văn bản.
2. Văn bản yêu cầu truy đuổi tàu biển được gửi hỏa tốc qua đường công văn, fax hoặc thông qua phương tiện điện tử khác. Nội dung văn bản phải nêu rõ tên tàu, quốc tịch tàu, số IMO, cảng đăng ký, đặc điểm nhận dạng của tàu; số quyết định, ngày tháng năm ký quyết định bắt giữ tàu biển, Tòa án ra quyết định và lý do bắt giữ, thời gian rời cảng, vị trí, hướng đi dự kiến và cảng đến của tàu biển (nếu có).
3. Ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu truy đuổi của Giám đốc Cảng vụ, Thủ trưởng lực lượng Vùng Cảnh sát biển hoặc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát giao thông đường thủy được yêu cầu chủ trì truy đuổi, điều động lực lượng và phương tiện chuyên dùng thuộc quyền tổ chức truy đuổi tàu biển có quyết định bắt giữ của Tòa án, đồng thời thông báo cho Cảng vụ biết. Trường hợp không thể tổ chức truy đuổi, phải nêu rõ lý do. Khi thực hiện truy đuổi, lực lượng chủ trì việc truy đuổi có quyền yêu cầu các lực lượng khác phối hợp truy đuổi nếu thấy cần thiết.
4. Trong quá trình truy đuổi, lực lượng truy đuổi phải thường xuyên liên lạc và thông báo tình hình cho Cảng vụ biết để phối hợp thực hiện truy đuổi tàu biển có quyết định bắt giữ của Tòa án.
5. Sau khi hoàn thành việc truy đuổi, lực lượng truy đuổi có trách nhiệm áp giải tàu đến vị trí neo đậu được chỉ định, bàn giao cho lực lượng giám sát tàu biển bị bắt giữ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này và thông báo cho Cảng vụ để thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án theo quy định.
6. Trường hợp không liên lạc được với tàu hoặc việc truy đuổi không thể thực hiện được hay truy đuổi không thành công, Giám đốc Cảng vụ phải thông báo ngay bằng văn bản và thông qua phương tiện điện tử cho Tòa án và các cơ quan có liên quan biết. Nội dung thông báo phải nêu rõ thời gian tàu rời bến cảng và cảng đến dự kiến, các biện pháp liên lạc, truy đuổi tàu mà Cảng vụ và các cơ quan, tổ chức áp dụng.
7. Cảng vụ chủ trì, phối hợp với Vùng Cảnh sát biển, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát giao thông đường thủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chế phối hợp thực hiện truy đuổi tàu biển có quyết định bắt giữ của Tòa án trong khu vực quản lý của Cảng vụ.
1. Chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển bao gồm chi phí thực hiện việc bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án, chi phí giám sát tàu biển trong thời gian bị bắt giữ và chi phí truy đuổi tàu biển (nếu có).
2. Chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển được thanh toán theo nguyên tắc sau đây:
a) Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng;
b) Người yêu cầu bắt giữ tàu biển có trách nhiệm thanh toán nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là không đúng;
c) Thanh toán từ tiền bán đấu giá tàu biển trong trường hợp chủ tàu bỏ tàu;
d) Ngân sách nhà nước thanh toán trong các trường hợp sau đây:
- Các trường hợp truy đuổi tàu biển mà không truy đuổi được và yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng;
- Các trường hợp đặc biệt khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định.
Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết việc bảo đảm chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển từ ngân sách nhà nước quy định tại điểm d khoản này.
1. Chủ tàu, người khai thác tàu có trách nhiệm cung cấp kinh phí bảo đảm duy trì hoạt động của tàu biển bị bắt giữ.
2. Trường hợp chủ tàu, người khai thác tàu không cung cấp hoặc không còn khả năng cung cấp kinh phí duy trì hoạt động của tàu biển, Thuyền trưởng, đại lý của chủ tàu có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết bảo đảm duy trì hoạt động của tàu biển bị bắt giữ.
3. Trường hợp các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này không còn khả năng cung cấp tài chính duy trì hoạt động của tàu, Cảng vụ thực hiện việc bắt giữ tàu biển có trách nhiệm cung cấp tài chính bảo đảm duy trì hoạt động cần thiết của tàu biển.
4. Mọi chi phí liên quan đến việc duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ được chi trả theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quyết định của Tòa án. Chi phí này được thanh toán theo nguyên tắc sau đây:
a) Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng;
b) Người yêu cầu bắt giữ tàu biển có trách nhiệm thanh toán nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là không đúng;
c) Thanh toán từ tiền bán đấu giá tàu biển trong trường hợp chủ tàu bỏ tàu;
d) Ngân sách nhà nước thanh toán trong các trường hợp khác; Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định và hướng dẫn chi tiết việc bảo đảm chi phí cần thiết duy trì hoạt động an toàn của tàu biển trong các trường hợp được ngân sách nhà nước thanh toán.
1. Ngay sau khi nhận được quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ của tòa án, Giám đốc Cảng vụ ra thông báo thực hiện quyết định thả tàu biển và phân công một cán bộ Cảng vụ thực hiện quyết định thả tàu biển của tòa án. Nội dung thông báo thực hiện quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Ngay sau khi được phân công, cán bộ Cảng vụ phải lên tàu công bố và giao quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ, thông báo thực hiện quyết định thả tàu biển cho Thuyền trưởng để thi hành. Trường hợp Thuyền trưởng vắng mặt trên tàu thì giao cho Đại phó hoặc Sỹ quan trực ca boong. Trường hợp không có người ký nhận việc giao quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ thì cán bộ Cảng vụ lập biên bản có chữ ký của người làm chứng (nếu có) và dán quyết định của Tòa án, thông báo thực hiện quyết định thả tàu biển tại hành lang boong chính khu vực lối lên của tàu.
3. Việc công bố và giao, nhận quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ, thông báo thực hiện quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trường hợp bất khả kháng, cán bộ Cảng vụ không thể lên tàu để giao quyết định thả tàu biển quy định tại khoản 2 điều này, Cảng vụ phải thông báo ngay bằng các phương thức phù hợp cho Tòa án, Thuyền trưởng hoặc chủ tàu, người khai thác tàu, đại lý của chủ tàu và các cơ quan, tổ chức liên quan tại cảng biết; đồng thời tìm biện pháp để thực hiện ngay khi có thể.
5. Ngay sau khi kết thúc việc thực hiện quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ, Giám đốc Cảng vụ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tòa án, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biết về việc thực hiện quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ. Đồng thời, Giám đốc Cảng vụ có trách nhiệm cấp giấy phép rời cảng cho tàu biển quy định của pháp luật.
Ngay sau khi thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án đã hết, nếu không nhận được yêu cầu, quyết định bằng văn bản của Tòa án về việc tiếp tục bắt giữ tàu biển, Giám đốc Cảng vụ có trách nhiệm cấp giấy phép rời cảng cho tàu biển theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Tòa án, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biết về việc cấp giấy phép rời cảng cho tàu biển.
ARREST OF SEAGOING SHIPS OR RELEASE OF SEAGOING SHIPS FROM ARREST
Section I. COMPETENCE TO ARREST SEAGOING SHIPS OR RELEASE SEAGOING SHIPS FROM ARREST
Article 4. Responsibilities and powers of a port authority director
1. A port authority director shall implement decisions on arrest of seagoing ships and decisions on release of seagoing ships from arrest under this Decree and relevant laws. He/she may authorize any of his/her deputies or the port authority chief or deputy chief representative to implement decisions on arrest of seagoing ships and decisions on release of seagoing ships from arrest. The authorization must be made in writing.
2. When implementing a decision on arrest of a seagoing ship or a decision on release of a seagoing ship from arrest, a port authority director has the following responsibilities and powers:
a/ To assume the prime responsibility for. and direct the port authority's coordination with concerned state management agencies in, arresting a seagoing ship or releasing a seagoing ship from arrest under a court decision;
b/ To designate a mooring or anchoring position for. and make requests for restricted operation or movement of. the arrested seagoing ship; to withdraw the port departure permit already granted to the seagoing ship;
c/ To coordinate with the border guards, waterway traffic police and other state management agencies in regularly inspecting and supervising the seagoing ship during the period of arrest:
d/ To decide on pursuit of the seagoing ship and request the border guards, marine police and waterway traffic police to pursue the seagoing ship subject to an arrest decision which has departed from the port or left the designated position without permission;
e/ To coordinate with the border guards, marine police and waterway traffic police in pursuing the seagoing ship.
3. The port authority director may refuse to arrest a seagoing ship under a court decision in case the seagoing ship subject to the court decision has left the area under the port authority's management.
Article 5. Responsibilities and powers of the border guards, marine police, waterway traffic police and other organizations and state management agencies
1. The border guards and regional waterway traffic police departments shall:
a/ Supervise seagoing ships during the period of arrest at designated mooring or anchoring positions within the scope of their operations at the request of port authority directors:
b/ Detect, prevent and promptly notify port authorities of seagoing ships' movement without permission or failure to comply with requests for restricted movement during the period of arrest.
2. The border guards, marine police and regional waterway traffic police departments shall organize the pursuit of seagoing ships under arrest under Article 9 of this Decree at the request of port authority directors.
3. State management agencies in charge of maritime, security, quarantine, customs, taxation, culture and information, fire and explosion prevention and fighting, environmental protection, pilotage organization and other concerned agencies and organizations shall coordinate with one another in implementing decisions on arrest of seagoing ships and decisions on release of seagoing ships from arrest at the request of port authority directors and submit to administration by port authority directors in coordinated implementation of these decisions.
Article 6. Responsibilities of masters of arrested or released seagoing ships
1. To abide by court decisions on arrest of seagoing ships and court decisions on release of seagoing ships from arrest.
2. To notify, upon receiving decisions on arrest of seagoing ships or decisions on release of seagoing ships from arrest, ship owners, charterers, operators and parties with related lawful rights and interests of the arrest or release of seagoing ships.
3. To maintain the operation of seagoing ships, preserve seagoing ships and assets and cargoes on board these ships under law.
4. To comply with requests of port authorities for restricted operation or movement of ships during the period of arrest.
Section 2. ORDER AND PROCEDURES FOR IMPLEMENTING DECISIONS ON ARREST OF SEAGOING SHIPS
Article 7. Order and procedures for implementing decisions on arrest of seagoing ships
1. Upon receiving a court decision on arrest of a seagoing ship, a port authority director shall issue a formal notice of implementation of the decision and appoint a port authority official to implement it. Formal notices of implementation of decisions on arrest of seagoing ships shall be made according to a form provided in Appendix I to this Decree (not primed herein).
2. Right after being appointed, the port authority official must be present on board the seagoing ship to announce and hand over the decision on arrest of seagoing ship and the formal notice of implementation of the decision to the shipmaster for compliance. In case the shipmaster is absent, the decision and formal notice may be handed to the shipmaster's first deputy or deck shift-watching officer. In case there is nobody on board to sign the receipt of the decision on arrest of seagoing ship, the port authority official shall make a minutes bearing the signature of a witness (if any) and stick the decision and formal notice at the main deck aisle by the ramp to the ship.
3. The port authority official shall withdraw the port departure permit already granted to the seagoing ship.
4. The announcement, handover and receipt of a decision on arrest of seagoing ship and the formal notice of implementation of the decision and withdrawal of the port departure permit (if any) must be recorded in minutes made according to a form provided in Appendix III to this Decree (not printed herein).
5. In force majeure circumstances in which the port authority official cannot be present on board the seagoing ship to perform the jobs specified in Clause 2 of this Article, the port authority shall promptly notify such, by appropriate methods, to the court, the shipmaster or the ship owner or his/her agent and concerned agencies and organizations at the port, and concurrently apply appropriate measures to promptly announce and hand over the decision on arrest of seagoing ship.
6. Upon finishing the implementation of the decision on arrest of seagoing ship, the port authority director shall notify in writing the court, the Vietnam Maritime Administration or the Vietnam Inland Waterway Administration and concerned slate administrations at the port of the implementation of the decision.
Article 8. Seagoing ships departing from ports when decisions on arrest are issued
1. In case a port authority receives a decision on arrest of a seagoing ship after the ship departs from the port or its mooring or anchoring area, the port authority shall promptly contact and notify the shipmaster or the ship owner or his/ her agent of the court decision on arrest of the seagoing ship, requesting the shipmaster to moor or anchor the ship in the position designated by the port authority for implementing the decision.
2. When it is impossible to contact the shipmaster, the ship owner or his/her agent or when the shipmaster fails to moor or anchor the ship in the position designated by the port authority or moves the ship from that position without permission after receiving a decision on arrest of the seagoing ship, the port authority shall request the border guards, marine police and waterway traffic police to pursue the seagoing ship.
Article 9. Coordination in pursuit of seagoing ships subject to court decisions on arrest
1. When necessary to pursue a seagoing ship subject to a court decision on arrest, based on practical conditions and the situation and location of the seagoing ship's operation and scope of operation of forces able to join the pursuit, the port authority director may request the regional marine police or the border guard command or the waterway traffic police of the province or centrally run city where the ship is operating to assume the prime responsibility for, or coordinate with the port authority in, pursuing the seagoing ship. Requests for pursuit of seagoing ships must be made in writing.
2. Written requests for pursuit of seagoing ships must be sent as most urgent telegrams, by facsimile or otherwise electronically transmitted. Such a request must clearly indicate the name, nationality. IMO number, port of registration and identification features of the ship; the serial number and date of signing of the decision on arrest of seagoing ship, the decision-issuing court and the reason for arrest, the time of departure from the port, current position, planned route and the port of destination (if any) of the ship.
3. Upon receiving a written request for pursuit from the port authority director, the chief of the regional marine police or the border guard command or waterway traffic police requested to assume the prime responsibility for the pursuit shall mobilize forces and special-use vessels under his/her powers for pursuing the seagoing ship subject to the court decision on arrest, and concurrently notify such to the port authority. In case the pursuit cannot be organized, the reason must be clearly indicated. While in pursuit, the force assuming the prime responsibility for the pursuit may request other forces' coordination when necessary.
4. In the course of pursuing a seagoing ship subject to a court decision on arrest, the pursuing force shall regularly contact and report on the pursuit to the port authority for coordination.
5. After arresting the ship, the pursuing force shall escort it to the designated mooring or anchoring position and hand over it to the force supervising the seagoing ship under arrest defined in Clause 1. Article 5 of this Decree and notify the arrest to the port authority for implementation of the court decision on arrest under regulations.
In case it is impossible to contact the ship or the pursuit cannot be carried out or is unsuccessful, the port authority director shall promptly notify such in writing and through electronic media to the court and concerned agencies. The notice must clearly indicate the time of the ship's departure from the port and expected port of arrival, measures applied by the port authority and concerned administrations and organizations to contact and pursue the ship.
7. The port authority shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the regional marine police, the border guard command and the waterway traffic police of the province or centrally run city in. promulgating regulations on coordination in pursuit of seagoing ships subject to court decisions on arrest in the area under the port authority's management.
Article 10. Expenses for the arrest of seagoing ships
1. Expenses for the arrest of a seagoing ship include expenses for arresting the seagoing ship under a court decision, expenses for supervising the seagoing ship during the period of arrest and expenses for pursuing the seagoing ship (if any).
2. Expenses for arresting a seagoing ship shall be paid on the following principles:
a/ The ship owner shall pay these expenses if the application for seagoing ship arrest is grounded;
b/ The seagoing ship arrest applicant shall pay these expenses if his/her application is groundless;
c/ These expenses shall be covered by proceeds from the auction of the seagoing ship in case the ship owner abandons his/her ship;
d/ The state budget covers these expenses in the following cases:
- The pursuit of the seagoing ship is unsuccessful and the application for seagoing ship arrest is grounded;
- Other special cases as decided by the Ministry of Transport.
The Ministry of Finance shall guide in detail the payment of expenses for the arrest of seagoing ships from the state budget as specified at Point d of this Clause.
Article 11. Expenses for maintaining operations of seagoing ships during the period of arrest
1. Ship owners or operators shall pay expenses for maintaining operations of their arrested seagoing ships.
2. In case ship owners or operators fail to pay or are no longer able to pay expenses for maintaining operations of their arrested seagoing ships, shipmasters or ship owners' agents shall apply necessary measures to maintain operations of these ships.
3. In case organizations and individuals defined in Clauses 1 and 2 of this Article are no longer able to finance operations of arrested seagoing ships, port authorities having carried out the seagoing ship arrest shall finance necessary operations of these ships.
4. All expenses for maintaining operations of a seagoing ship during the period of arrest shall be paid according to the agreement between involved parties or under a court decision on the following principles:
a/ The ship owner shall pay expenses if the application for seagoing ship arrest is grounded:
b/ The seagoing ship arrest applicant shall pay expenses if his/her application is groundless:
c/ In case the ship owner abandons the ship, these expenses shall be paid with proceeds from the auction of the ship:
d/ The state budget shall pay these expenses in other cases. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Transport in, stipulating and guiding the payment of expenses necessary for maintaining safe operations of seagoing ships in cases these expenses are covered by the state budget.
Section .3. ORDER AND PROCEDURES FOR RELEASING SEAGOING SHIPS FROM ARREST
Article 12. Order and procedures for implementing court decisions on release of seagoing ships from arrest
1. Upon receiving a court decision on release of a seagoing ship from arrest, a port authority director shall issue a formal notice of implementation of the decision and appoint a port authority official to implement it. Such a formal notice shall be made according to a form provided in Appendix II to this Decree (not printed herein).
2. Right after being appointed, the port authority official must be present on board the ship to announce and hand over the decision on release of the seagoing ship from arrest and the formal notice of implementation of this decision to the shipmaster for compliance. In case the shipmaster is absent, the decision and formal notice shall be handed over to the shipmaster's first deputy or the deck shift-watching officer. If there is nobody on board to sign the receipt of the decision, the port authority officer shall make a minutes bearing the signature of a witness (if any) and stick the court decision and formal notice of implementation of this decision at the main deck aisle by the ramp to the ship.
3. The announcement, handover and receipt of decisions on release of seagoing ships from arrest and notification of implementation of these decisions shall be recorded in minutes made according to (he form provided in Appendix III to this Decree (not printed herein).
4. In force majeure circumstances in which the port authority official cannot be present on board the seagoing ship to perform the jobs specified in Clause 2 of this Article, the port authority shall promptly notify such, by appropriate methods, to the court, the shipmaster or the ship owner or his/her agent, the ship operator and concerned agencies and organizations at the port, and concurrently seek measures to promptly to implement the decision whenever it is possible.
5. Upon finishing the implementation of the decision on release of the seagoing ship, the port authority director shall notify in writing the court, the Vietnam Maritime Administration or the Vietnam Inland Waterway Administration and concerned state administrations at the port of the implementation of the decision, and concurrently grant a port departure permit to the seagoing ship under law.
Article 13. Order and procedures for releasing seagoing ships when court decisions on arrest of these seagoing ships are revoked
The order and procedures for releasing seagoing ships when court decisions on arrest of these seagoing ships arc revoked comply with Article 12 of this Decree.
Article 14. Order and procedures for releasing seagoing ships upon the expiration of the period of arrest under court decisions
Upon the expiration of the period of arrest of a seagoing ship under a court decision, if receiving no written request or decision on continued seizure of the seagoing ship from the court, the port authority director shall grant a port departure permit to the seagoing ship under law and concurrently notify in writing to the court, the Vietnam Maritime Administration or the Vietnam Inland Waterway Administration and concerned state administrations at the port of the grant of the port departure permit.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực