Chương VI Luật thương mại 2005: Một số hoạt đông thương mại cụ thể khác
Số hiệu: | 55/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 21/07/2023 | Ngày hiệu lực: | 05/09/2023 |
Ngày công báo: | 02/08/2023 | Số công báo: | Từ số 877 đến số 878 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 21/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó quy định tăng mạnh mức hưởng trợ cấp người có công với cách mạng từ 01/7/2023.
Tăng mạnh mức hưởng trợ cấp người có công với cách mạng từ 01/7/2023
Theo đó, tăng mạnh mức hưởng trợ cấp hằng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng từ ngày 01/7/2023, đơn cử như:
(1) Mức hưởng trợ cấp đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và thân nhân:
- Đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945:
+ Diện thoát ly: Tăng từ 1.815.000 đồng/tháng lên mức 2.297.000 đồng/tháng.
+ Diện không thoát ly: Tăng từ 3.081.000 đồng/tháng lên mức 3.899.000 đồng/tháng.
- Đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 từ trần:
+ Đối với vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng: Tăng từ 1.624.000 đồng/tháng lên mức 2.055.000 đồng/tháng.
+ Đối với vợ hoặc chồng sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng: Tăng từ 1.299.000 đồng/tháng lên mức 1.644.000 đồng/tháng.
(2) Mức hưởng trợ cấp đối với thân nhân liệt sĩ:
+ Đối với thân nhân của 01 liệt sĩ: Tăng từ 1.624.000 đồng/tháng lên mức 2.055.000 đồng/tháng.
+ Đối với thân nhân của 02 liệt sĩ: Tăng từ 3.248.000 đồng/tháng lên mức 4.110.000 đồng/tháng.
+ Đối với thân nhân của 03 liệt sĩ trở lên: Tăng từ 4.872.000 đồng/tháng lên mức 6.165.000 đồng/tháng.
+ Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ sống cô đơn; con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng: Tăng từ 1.299.000 đồng/tháng lên mức 1.644.000 đồng/tháng.
+ Đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ khi còn sống: Tăng từ 1.624.000 đồng/tháng lên mức 2.055.000 đồng/tháng.
(3) Mức trợ cấp đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Tăng từ 4.872.000 đồng/tháng lên mức 6.165.000 đồng/tháng.
Mức trợ cấp đối với người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình: Tăng từ 1.624.000 đồng/tháng lên mức 2.055.000 đồng/tháng.
(4) Mức trợ cấp đối với người có công giúp đỡ cách mạng:
- Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945 được hưởng trợ cấp hằng tháng: 2.055.000 đồng/tháng (mức cũ là 1.624.000 đồng/tháng).
- Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến được hưởng trợ cấp hằng tháng: 1.208.000 đồng/tháng (mức cũ là 955.000 đồng/tháng).
- Trường hợp người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng: 1.644.000 đồng/tháng (mức cũ là 1.299.000 đồng/tháng)...
Xem chi tiết các mức hưởng trợ cấp hằng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 05/9/2023).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
1. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.
2. Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
1. Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.
2. Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
5. Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.
1. Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
2. Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
3. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.
4. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
1. Bên nhận gia công có thể nhận thù lao gia công bằng tiền hoặc bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công.
2. Trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu bên nhận gia công nhận thù lao gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công thì phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu đối với sản phẩm, máy móc, thiết bị đó.
Việc chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng gia công và phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao công nghệ.
1. Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
2. Việc đấu giá hàng hoá được thực hiện theo một trong hai phương thức sau đây:
a) Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng;
b) Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.
1. Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá.
2. Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của pháp luật.
1. Người tham gia đấu giá hàng hoá là tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu giá.
2. Người điều hành đấu giá là người tổ chức đấu giá hoặc người được người tổ chức đấu giá uỷ quyền điều hành bán đấu giá.
Việc đấu giá hàng hoá trong thương mại phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung thực, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người tổ chức đấu giá có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá hoặc người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hoá đấu giá và giao hàng hoá được bán đấu giá cho người mua hàng trong trường hợp người tổ chức đấu giá không phải là người bán hàng đấu giá;
2. Xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người bán hàng đấu giá hoặc được người bán hàng uỷ quyền;
3. Tổ chức cuộc đấu giá;
4. Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán;
5. Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả theo quy định tại Điều 211 của Luật này.
1. Tổ chức đấu giá hàng hoá theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật quy định và theo phương thức đấu giá thoả thuận với người bán hàng.
2. Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hoá đấu giá.
3. Bảo quản hàng hoá đấu giá khi được người bán hàng giao giữ.
4. Trưng bày hàng hoá, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.
5. Lập văn bản bán đấu giá hàng hoá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan quy định tại Điều 203 của Luật này.
6. Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá hàng hoá.
7. Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá bán đấu giá phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng.
8. Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh lệch thu được từ người rút lại giá đã trả quy định tại khoản 3 Điều 204 của Luật này hoặc trả lại hàng hoá không bán được cho người bán hàng theo thoả thuận. Trường hợp không có thoả thuận thì phải thanh toán tiền cho người bán hàng chậm nhất là ba ngày làm việc sau khi nhận được tiền của người mua hàng hoặc phải trả lại ngay hàng hoá trong thời hạn hợp lý sau cuộc đấu giá.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người bán hàng có các quyền sau đây:
1. Nhận tiền hàng đã bán đấu giá và khoản chênh lệch thu được trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 204 của Luật này hoặc nhận lại hàng hoá trong trường hợp đấu giá không thành;
2. Giám sát việc tổ chức bán đấu giá hàng hoá.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người bán hàng có các nghĩa vụ sau đây:
1. Giao hàng hoá cho người tổ chức đấu giá, tạo điều kiện để người tổ chức đấu giá, người tham gia đấu giá xem xét hàng hoá và cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá;
2. Trả thù lao dịch vụ tổ chức đấu giá theo quy định tại Điều 211 của Luật này.
1. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
2. Trường hợp hàng hoá được đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá phải được sự đồng ý của bên nhận cầm cố, thế chấp và bên bán phải thông báo cho các bên tham gia đấu giá về hàng hóa đang bị cầm cố, thế chấp.
3. Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thoả thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá được giao kết giữa người nhận cầm cố, thế chấp với người tổ chức đấu giá.
1. Người bán hàng phải xác định giá khởi điểm. Trong trường hợp người tổ chức đấu giá được uỷ quyền xác định giá khởi điểm thì phải thông báo cho người bán hàng trước khi niêm yết việc bán đấu giá.
2. Trường hợp hàng hoá đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì người nhận cầm cố, thế chấp phải thoả thuận với người cầm cố, thế chấp xác định giá khởi điểm.
3. Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thoả thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì giá khởi điểm do người nhận cầm cố, thế chấp xác định.
Trường hợp hàng hoá là đối tượng cầm cố, thế chấp, thì đồng thời với việc niêm yết đấu giá hàng hoá, người tổ chức đấu giá phải thông báo cho những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong thời hạn chậm nhất là bảy ngày làm việc trước khi tiến hành bán đấu giá hàng hóa đó theo quy định tại Điều 197 của Luật này.
1. Chậm nhất là bảy ngày làm việc trước khi tiến hành bán đấu giá hàng hoá, người tổ chức đấu giá phải niêm yết việc bán đấu giá tại nơi tổ chức đấu giá, nơi trưng bày hàng hoá và nơi đặt trụ sở của người tổ chức đấu giá theo quy định tại Điều 197 của Luật này.
2. Trường hợp người tổ chức đấu giá hàng hóa là người bán hàng thì thời hạn niêm yết đấu giá hàng hóa do người bán hàng tự quyết định.
Thông báo và niêm yết đấu giá hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung sau đây:
1. Thời gian, địa điểm đấu giá;
2. Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá;
3. Tên, địa chỉ của người bán hàng;
4. Danh mục hàng hoá, số lượng, chất lượng hàng hóa;
5. Giá khởi điểm;
6. Thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá;
7. Địa điểm, thời gian trưng bày hàng hoá;
8. Địa điểm, thời gian tham khảo hồ sơ hàng hoá;
9. Địa điểm, thời gian đăng ký mua hàng hoá.
1. Người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
2. Những người làm việc trong tổ chức bán đấu giá hàng hoá; cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người đó.
3. Người đã trực tiếp thực hiện việc giám định hàng hoá bán đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con của người đó.
4. Những người không có quyền mua hàng hoá đấu giá theo quy định của pháp luật.
1. Người tổ chức đấu giá có thể yêu cầu người muốn tham gia đấu giá phải đăng ký tham gia trước khi bán đấu giá.
2. Người tổ chức đấu giá có thể yêu cầu người tham gia đấu giá nộp một khoản tiền đặt trước, nhưng không quá 2% giá khởi điểm của hàng hoá được đấu giá.
3. Trường hợp người tham gia đấu giá mua được hàng hoá bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trừ vào giá mua, nếu không mua được thì khoản tiền đặt trước được trả lại cho người đã nộp khoản tiền đặt trước đó ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc.
4. Trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá đã nộp một khoản tiền đặt trước nhưng sau đó không dự cuộc đấu giá thì người tổ chức đấu giá có quyền thu khoản tiền đặt trước đó.
Hàng hoá, mẫu hàng hoá, tài liệu giới thiệu về hàng hoá và các thông tin cần thiết khác về hàng hoá đó phải được trưng bày tại địa điểm được thông báo từ khi niêm yết.
Cuộc đấu giá được tiến hành theo trình tự sau đây:
1. Người điều hành đấu giá điểm danh người đã đăng ký tham gia đấu giá hàng hoá;
2. Người điều hành đấu giá giới thiệu từng hàng hoá bán đấu giá, nhắc lại giá khởi điểm, trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá và yêu cầu người tham gia đấu giá trả giá;
3. Đối với phương thức trả giá lên, người điều hành đấu giá phải nhắc lại một cách rõ ràng, chính xác giá đã trả sau cùng cao hơn giá người trước đã trả ít nhất là ba lần, mỗi lần cách nhau ít nhất ba mươi giây. Người điều hành đấu giá chỉ được công bố người mua hàng hoá bán đấu giá, nếu sau ba lần nhắc lại giá người đó đã trả mà không có người nào trả giá cao hơn;
4. Đối với phương thức đặt giá xuống, người điều hành đấu giá phải nhắc lại một cách rõ ràng, chính xác từng mức giá được hạ xuống thấp hơn giá khởi điểm ít nhất là ba lần, mỗi lần cách nhau ít nhất ba mươi giây. Người điều hành đấu giá phải công bố ngay người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng hóa đấu giá;
5. Trường hợp có nhiều người đồng thời trả mức giá cuối cùng đối với phương thức trả giá lên hoặc mức giá đầu tiên đối với phương thức đặt giá xuống, người điều hành đấu giá phải tổ chức rút thăm giữa những người đó và công bố người rút trúng thăm được mua là người mua hàng hoá bán đấu giá;
6. Người điều hành đấu giá phải lập văn bản bán đấu giá hàng hoá ngay tại cuộc đấu giá, kể cả trong trường hợp đấu giá không thành. Văn bản bán đấu giá phải ghi rõ kết quả đấu giá, có chữ ký của người điều hành đấu giá, người mua hàng và hai người chứng kiến trong số những người tham gia đấu giá; đối với hàng hoá bán đấu giá phải có công chứng nhà nước theo quy định của pháp luật thì văn bản bán đấu giá cũng phải được công chứng.
Cuộc đấu giá được coi là không thành trong các trường hợp sau đây:
1. Không có người tham gia đấu giá, trả giá;
2. Giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm đối với phương thức trả giá lên.
1. Văn bản bán đấu giá hàng hoá là văn bản xác nhận việc mua bán. Văn bản bán đấu giá hàng hoá phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá;
b) Tên, địa chỉ của người điều hành đấu giá;
c) Tên, địa chỉ của người bán hàng;
d) Tên, địa chỉ của người mua hàng;
đ) Thời gian, địa điểm đấu giá;
e) Hàng hoá bán đấu giá;
g) Giá đã bán;
h) Tên, địa chỉ của hai người chứng kiến.
2. Văn bản bán đấu giá hàng hoá phải được gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan.
3. Trường hợp đấu giá không thành, trong văn bản bán đấu giá hàng hoá phải nêu rõ kết quả là đấu giá không thành và phải có các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và h khoản 1 Điều này.
1. Trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên, nếu người trả giá cao nhất rút ngay lại giá đã trả thì cuộc đấu giá vẫn được tiếp tục từ giá của người trả giá liền kề trước đó. Trường hợp bán đấu giá theo phương thức đặt giá xuống, nếu người đầu tiên chấp nhận mức giá rút ngay lại giá đã chấp nhận thì cuộc đấu giá vẫn được tiếp tục từ giá đã đặt liền kề trước đó.
2. Người rút lại giá đã trả hoặc người rút lại việc chấp nhận giá không được tiếp tục tham gia đấu giá.
3. Trường hợp giá bán hàng hoá thấp hơn giá mà người rút lại giá đã trả đối với phương thức trả giá lên hoặc giá mà người rút lại việc chấp nhận đối với phương thức đặt giá xuống thì người đó phải trả khoản tiền chênh lệch cho người tổ chức đấu giá, nếu hàng hoá bán được giá cao hơn thì người rút lại không được hưởng khoản tiền chênh lệch đó.
4. Trường hợp cuộc đấu giá không thành thì người rút lại giá đã trả phải chịu chi phí cho việc bán đấu giá và không được hoàn trả khoản tiền đặt trước.
1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, sau khi tuyên bố kết thúc cuộc đấu giá, người mua hàng bị ràng buộc trách nhiệm; nếu sau đó người mua hàng từ chối mua hàng thì phải được người bán hàng chấp thuận, nhưng phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc tổ chức bán đấu giá.
2. Trong trường hợp người mua được hàng hoá đấu giá đã nộp một khoản tiền đặt trước mà từ chối mua thì không được hoàn trả khoản tiền đặt trước đó. Khoản tiền đặt trước đó thuộc về người bán hàng.
1. Văn bản bán đấu giá hàng hoá được dùng làm căn cứ để chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá đấu giá mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Căn cứ vào văn bản bán đấu giá hàng hoá và các giấy tờ hợp lệ khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm đăng ký quyền sở hữu hàng hoá cho người mua hàng theo quy định của pháp luật.
3. Người bán hàng và người tổ chức đấu giá có nghĩa vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua hàng. Chi phí làm thủ tục chuyển quyền sở hữu được trừ vào tiền bán hàng hoá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hoá do người tổ chức đấu giá và người mua hàng thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì địa điểm thanh toán là trụ sở kinh doanh của người tổ chức đấu giá.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa người tổ chức đấu giá và người mua hàng, thời hạn giao hàng hoá bán đấu giá được quy định như sau:
1. Đối với hàng hoá không phải đăng ký quyền sở hữu thì người tổ chức đấu giá phải giao ngay hàng hoá cho người mua hàng sau khi lập văn bản bán đấu giá;
2. Đối với hàng hoá có đăng ký quyền sở hữu thì người tổ chức đấu giá phải tiến hành ngay việc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu và giao hàng cho người mua hàng ngay sau khi hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu.
1. Trường hợp hàng hoá là những vật gắn liền với đất đai thì địa điểm giao hàng là nơi có hàng hóa đó.
2. Trường hợp hàng hoá là động sản thì địa điểm giao hàng là nơi tổ chức đấu giá, trừ trường hợp người tổ chức đấu giá và người mua hàng có thoả thuận khác.
Trường hợp không có thoả thuận về mức thù lao dịch vụ đấu giá hàng hóa thì thù lao được xác định như sau:
1. Trường hợp cuộc đấu giá thành công thì thù lao dịch vụ đấu giá được xác định theo Điều 86 của Luật này;
2. Trường hợp đấu giá không thành thì người bán hàng phải trả mức thù lao bằng 50% của mức thù lao quy định tại khoản 1 Điều này.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa người bán hàng và người tổ chức đấu giá, chi phí liên quan đến đấu giá hàng hóa được xác định như sau:
1. Người bán hàng phải chịu chi phí vận chuyển hàng hoá đến địa điểm đã thoả thuận và chi phí bảo quản hàng hoá trong trường hợp không giao hàng hoá cho người tổ chức đấu giá bảo quản;
2. Người tổ chức đấu giá chịu chi phí bảo quản hàng hoá được giao, chi phí niêm yết, thông báo, tổ chức bán đấu giá và các chi phí có liên quan khác.
1. Trong thời hạn quy định tại Điều 318 của Luật này, người mua hàng có quyền trả lại hàng hóa cho người tổ chức đấu giá và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu hàng hóa bán đấu giá không phù hợp với thông báo, niêm yết.
2. Trường hợp người tổ chức đấu giá quy định tại khoản 1 Điều này không phải là người bán hàng và nội dung thông báo, niêm yết không phù hợp là do lỗi của người bán hàng thì người tổ chức đấu giá có quyền trả lại hàng hóa và yêu cầu người bán hàng bồi thường thiệt hại.
1. Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).
2. Các quy định về đấu thầu trong Luật này không áp dụng đối với đấu thầu mua sắm công theo quy định của pháp luật.
1. Việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ được thực hiện theo một trong hai hình thức sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu;
b) Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu nhất định dự thầu.
2. Việc chọn hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế do bên mời thầu quyết định.
1. Phương thức đấu thầu bao gồm đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ. Bên mời thầu có quyền lựa chọn phương thức đấu thầu và phải thông báo trước cho các bên dự thầu.
2. Trong trường hợp đấu thầu theo phương thức đấu thầu một túi hồ sơ, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và việc mở thầu được tiến hành một lần.
3. Trong trường hợp đấu thầu theo phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ thì bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng biệt được nộp trong cùng một thời điểm và việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước.
Bên mời thầu có thể tổ chức sơ tuyển các bên dự thầu nhằm lựa chọn những bên dự thầu có khả năng đáp ứng các điều kiện mà bên mời thầu đưa ra.
1. Hồ sơ mời thầu bao gồm:
a) Thông báo mời thầu;
b) Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;
c) Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;
d) Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.
2. Chi phí về việc cung cấp hồ sơ cho bên dự thầu do bên mời thầu quy định.
1. Thông báo mời thầu gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của bên mời thầu;
b) Tóm tắt nội dung đấu thầu;
c) Thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu;
d) Thời hạn, địa điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu;
đ) Những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu.
2. Bên mời thầu có trách nhiệm thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thông báo mời đăng ký dự thầu đến các nhà thầu đủ điều kiện trong trường hợp đấu thầu hạn chế.
Bên mời thầu có trách nhiệm chỉ dẫn cho bên dự thầu về các điều kiện dự thầu, các thủ tục được áp dụng trong quá trình đấu thầu và giải đáp các câu hỏi của bên dự thầu.
Bên mời thầu có trách nhiệm quản lý hồ sơ dự thầu.
1. Bảo đảm dự thầu được thực hiện dưới hình thức đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu.
2. Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu nộp tiền đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu khi nộp hồ sơ dự thầu. Tỷ lệ tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu do bên mời thầu quy định, nhưng không quá 3% tổng giá trị ước tính của hàng hoá, dịch vụ đấu thầu.
3. Bên mời thầu quy định hình thức, điều kiện đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu. Trong trường hợp đặt cọc, ký quỹ thì tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu được trả lại cho bên dự thầu không trúng thầu trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu.
4. Bên dự thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu trong trường hợp rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu (gọi là thời điểm đóng thầu), không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp trúng thầu.
5. Bên nhận bảo lãnh cho bên dự thầu có nghĩa vụ bảo đảm dự thầu cho bên được bảo lãnh trong phạm vi giá trị tương đương với số tiền đặt cọc, ký quỹ.
1. Bên mời thầu phải bảo mật hồ sơ dự thầu.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức đấu thầu và xét chọn thầu phải giữ bí mật thông tin liên quan đến việc đấu thầu.
1. Mở thầu là việc tổ chức mở hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn định hoặc trong trường hợp không có thời điểm được ấn định trước thì thời điểm mở thầu là ngay sau khi đóng thầu.
2. Những hồ sơ dự thầu nộp đúng hạn phải được bên mời thầu mở công khai. Các bên dự thầu có quyền tham dự mở thầu.
3. Những hồ sơ dự thầu nộp không đúng hạn không được chấp nhận và được trả lại cho bên dự thầu dưới dạng chưa mở.
1. Bên mời thầu xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu.
2. Bên mời thầu có thể yêu cầu các bên dự thầu giải thích những nội dung chưa rõ trong hồ sơ dự thầu. Việc yêu cầu và giải thích hồ sơ dự thầu phải được lập thành văn bản.
1. Khi mở thầu, bên mời thầu và các bên dự thầu có mặt phải ký vào biên bản mở thầu.
2. Biên bản mở thầu phải có các nội dung sau đây:
a) Tên hàng hoá, dịch vụ đấu thầu;
b) Ngày, giờ, địa điểm mở thầu;
c) Tên, địa chỉ của bên mời thầu, các bên dự thầu;
d) Giá bỏ thầu của các bên dự thầu;
đ) Các nội dung sửa đổi, bổ sung và các nội dung có liên quan, nếu có.
1. Hồ sơ dự thầu được đánh giá và so sánh theo từng tiêu chuẩn làm căn cứ để đánh giá toàn diện.
Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu do bên mời thầu quy định.
2. Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này được đánh giá bằng phương pháp cho điểm theo thang điểm hoặc phương pháp khác đã được ấn định trước khi mở thầu.
1. Các bên dự thầu không được sửa đổi hồ sơ dự thầu sau khi đã mở thầu.
2. Trong quá trình đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu, bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu làm rõ các vấn đề có liên quan đến hồ sơ dự thầu. Yêu cầu của bên mời thầu và ý kiến trả lời của bên dự thầu phải được lập thành văn bản.
3. Trường hợp bên mời thầu sửa đổi một số nội dung trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải gửi nội dung đã sửa đổi bằng văn bản đến tất cả các bên dự thầu trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu ít nhất là mười ngày để các bên dự thầu có điều kiện hoàn chỉnh thêm hồ sơ dự thầu của mình.
1. Căn cứ vào kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải xếp hạng và lựa chọn các bên dự thầu theo phương pháp đã được ấn định.
2. Trong trường hợp có nhiều bên tham gia dự thầu có số điểm, tiêu chuẩn trúng thầu ngang nhau thì bên mời thầu có quyền chọn nhà thầu.
1. Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo kết quả đấu thầu cho bên dự thầu.
2. Bên mời thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết hợp đồng với bên trúng thầu trên cơ sở sau đây:
a) Kết quả đấu thầu;
b) Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;
c) Nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu.
1. Các bên có thể thỏa thuận bên trúng thầu phải đặt cọc, ký quỹ hoặc được bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng. Số tiền đặt cọc, ký quỹ do bên mời thầu quy định, nhưng không quá 10% giá trị hợp đồng.
2. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực cho đến thời điểm bên trúng thầu hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.
3. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên trúng thầu được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng khi thanh lý hợp đồng. Bên trúng thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng nếu từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng được giao kết.
4. Sau khi nộp tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng, bên trúng thầu được hoàn trả tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu.
Việc đấu thầu lại được tổ chức khi có một trong các trường hợp sau đây:
1. Có sự vi phạm các quy định về đấu thầu;
2. Các bên dự thầu đều không đạt yêu cầu đấu thầu.
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.
1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;
c) Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn;
d) Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
2. Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
2. Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
3. Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
4. Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này;
5. Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra;
6. Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán.
1. Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:
a) Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
b) Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
c) Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;
d) Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;
đ) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;
e) Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình.
1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá.
2. Chính phủ quy định chi tiết giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phù hợp với các quy định của pháp luật và tập quán quốc tế.
3. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra.
1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.
2. Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.
3. Trước khi định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá đó.
4. Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hoá do khách hàng chịu.
5. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan; nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt.
Khi chưa thực hiện quyền định đoạt hàng hoá theo quy định tại Điều 239 của Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầm giữ hàng hoá có các nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo quản, giữ gìn hàng hoá;
2. Không được sử dụng hàng hoá nếu không được bên có hàng hoá bị cầm giữ đồng ý;
3. Trả lại hàng hoá khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hoá quy định tại Điều 239 của Luật này không còn;
4. Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hoá bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá cầm giữ.
Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.
1. Mọi hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài đều được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và chỉ cần làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa là các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và các loại hàng hóa có độ nguy hiểm cao khác, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
b) Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu chỉ được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được Bộ trưởng Bộ Thương mại cho phép.
2. Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh khi xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam phải đúng là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu, phương tiện vận tải đã nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam phải thuê thương nhân Việt Nam kinh doanh dịch vụ quá cảnh thực hiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Việc tổ chức, cá nhân nước ngoài tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh và giao thông vận tải.
1. Hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theo đúng những tuyến đường nhất định trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Căn cứ điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể tuyến đường được vận chuyển hàng hoá quá cảnh.
3. Trong thời gian quá cảnh, việc thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hoá quá cảnh phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Quá cảnh bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về hàng không mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan Việt Nam trong toàn bộ thời gian quá cảnh.
1. Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là ba mươi ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất trong quá trình quá cảnh.
2. Đối với trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp hàng hóa quá cảnh theo giấy phép của Bộ trưởng Bộ Thương mại thì phải được Bộ trưởng Bộ Thương mại chấp thuận.
3. Trong thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng, tổn thất quy định tại khoản 2 Điều này, hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan Việt Nam.
1. Hàng hoá quá cảnh thuộc diện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 242 của Luật này không được phép tiêu thụ tại Việt Nam.
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, hàng hoá quá cảnh được phép tiêu thụ tại Việt Nam nếu được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
3. Việc tiêu thụ hàng hoá quá cảnh tại Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu hàng hoá, thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác.
1. Thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh.
2. Tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh.
Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân thực hiện việc quá cảnh cho hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam để hưởng thù lao.
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận;
b) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời về tình trạng của hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
c) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện mọi thủ tục cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận;
b) Cung cấp đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh các thông tin cần thiết về hàng hóa;
c) Cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết để bên cung ứng dịch vụ quá cảnh làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;
d) Thanh toán thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh.
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quá cảnh có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận;
b) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về hàng hóa;
c) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ chứng từ cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;
d) Được nhận thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quá cảnh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận;
b) Làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa quá cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
c) Chịu trách nhiệm đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
d) Thực hiện các công việc cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
đ) Nộp phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đối với hàng hóa quá cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
e) Có trách nhiệm hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xử lý những vấn đề có liên quan đến hàng hóa quá cảnh.
Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
Giám định bao gồm một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
Chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
2. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 259 của Luật này;
3. Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó.
1. Giám định viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;
b) Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;
c) Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hoá, dịch vụ.
2. Căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
1. Chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu.
2. Chứng thư giám định phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, chữ ký, họ tên của giám định viên và phải được đóng dấu nghiệp vụ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
3. Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với những nội dung được giám định.
4. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả và kết luận trong Chứng thư giám định.
Chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.
1. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định đó có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên nếu không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.
2. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định chỉ có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 261 của Luật này. Bên kia trong hợp đồng có quyền yêu cầu giám định lại.
3. Khi chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý như sau:
a) Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì kết quả của chứng thư giám định lại có giá trị pháp lý với tất cả các bên;
b) Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì các bên thoả thuận lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác giám định lại lần thứ hai. Kết quả giám định lại lần thứ hai có giá trị pháp lý với tất cả các bên.
1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết để thực hiện dịch vụ giám định;
b) Nhận thù lao dịch vụ giám định và các chi phí hợp lý khác.
2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành các tiêu chuẩn và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến dịch vụ giám định;
b) Giám định trung thực, khách quan, độc lập, kịp thời, đúng quy trình, phương pháp giám định;
c) Cấp chứng thư giám định;
d) Trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 266 của Luật này.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, khách hàng có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thực hiện việc giám định theo nội dung đã thoả thuận;
2. Yêu cầu giám định lại nếu có lý do chính đáng để cho rằng thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định không thực hiện đúng các yêu cầu của mình hoặc thực hiện giám định thiếu khách quan, trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định;
3. Yêu cầu trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 266 của Luật này.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, khách hàng có các nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khi có yêu cầu;
2. Trả thù lao dịch vụ giám định và các chi phí hợp lý khác.
1. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
2. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
3. Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.
Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định nước ngoài được thuê thực hiện giám định mà chưa được phép hoạt động tại Việt Nam thì thương nhân đó được ủy quyền cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định đã được phép hoạt động tại Việt Nam thực hiện dịch vụ giám định nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả giám định.
1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có đủ điều kiện, tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu giám định có trách nhiệm giám định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.
2. Cơ quan nhà nước yêu cầu giám định có trách nhiệm trả thù lao giám định cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định theo thỏa thuận giữa hai bên trên cơ sở giá thị trường.
Cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cho thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Giao hàng hoá cho thuê theo đúng hợp đồng cho thuê với bên thuê;
2. Bảo đảm cho bên thuê quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá cho thuê không bị tranh chấp bởi bên thứ ba liên quan trong thời gian thuê;
3. Bảo đảm hàng hoá cho thuê phù hợp với mục đích sử dụng của bên thuê theo thoả thuận của các bên;
4. Bảo dưỡng và sửa chữa hàng hóa cho thuê trong thời hạn hợp lý. Trường hợp việc sửa chữa và bảo dưỡng hàng hóa cho thuê gây phương hại đến việc sử dụng hàng hóa đó của bên thuê thì phải có trách nhiệm giảm giá thuê hoặc kéo dài thời hạn cho thuê tương ứng với thời gian bảo dưỡng, sửa chữa;
5. Nhận tiền cho thuê theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
6. Nhận lại hàng hoá cho thuê khi kết thúc thời hạn cho thuê.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Chiếm hữu và sử dụng hàng hoá cho thuê theo hợp đồng cho thuê và theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không có thỏa thuận cụ thể về cách thức sử dụng hàng hóa cho thuê thì hàng hóa cho thuê phải được sử dụng theo cách thức phù hợp với tính chất của hàng hóa đó;
2. Giữ gìn và bảo quản hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê và trả lại hàng hoá đó cho bên cho thuê khi hết thời hạn;
3. Yêu cầu bên cho thuê thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa hàng hóa; nếu bên cho thuê không thực hiện nghĩa vụ này trong một thời hạn hợp lý thì bên thuê có thể tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa hàng hóa cho thuê và bên cho thuê phải chịu các chi phí hợp lý của việc bảo dưỡng, sửa chữa đó;
4. Trả tiền thuê hàng hoá theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
5. Không được bán, cho thuê lại hàng hoá đã thuê.
1. Bên thuê không được sửa chữa, thay đổi tình trạng ban đầu của hàng hóa cho thuê nếu không được bên cho thuê chấp thuận.
2. Trường hợp bên thuê thực hiện việc sửa chữa, thay đổi tình trạng ban đầu của hàng hóa cho thuê mà không có sự chấp thuận của bên cho thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê khôi phục lại tình trạng ban đầu của hàng hóa cho thuê hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cho thuê phải chịu tổn thất đối với hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê nếu bên thuê không có lỗi gây ra tổn thất đó.
2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, bên cho thuê có trách nhiệm sửa chữa hàng hoá cho thuê trong thời hạn hợp lý để bảo đảm mục đích sử dụng của bên thuê.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc chuyển rủi ro cho bên thuê nhưng không xác định thời điểm chuyển rủi ro thì thời điểm chuyển rủi ro được xác định như sau:
1. Trường hợp hợp đồng cho thuê có liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá:
a) Nếu hợp đồng không yêu cầu giao hàng hoá cho thuê tại một địa điểm cụ thể thì rủi ro sẽ chuyển cho bên thuê khi hàng hoá cho thuê được giao cho người vận chuyển đầu tiên;
b) Nếu hợp đồng yêu cầu phải giao hàng hoá cho thuê tại một địa điểm cụ thể thì rủi ro chuyển cho bên thuê hoặc người được bên thuê ủy quyền nhận hàng tại địa điểm đó;
2. Trường hợp hàng hoá cho thuê được nhận bởi người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro chuyển cho bên thuê khi người nhận hàng xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá cho thuê của bên thuê;
3. Trong các trường hợp khác không được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì rủi ro được chuyển cho bên thuê khi bên thuê nhận hàng hoá cho thuê.
Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
2. Không phù hợp với mục đích cụ thể mà bên thuê đã cho bên cho thuê biết hoặc bên cho thuê phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
3. Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng mà bên cho thuê đã giao cho bên thuê.
1. Bên cho thuê phải dành cho bên thuê một thời gian hợp lý sau khi nhận được hàng hoá để kiểm tra.
2. Bên thuê có quyền từ chối nhận hàng hoá trong các trường hợp sau đây:
a) Bên cho thuê không dành cho bên thuê điều kiện, thời gian hợp lý để kiểm tra hàng hoá;
b) Khi kiểm tra hàng hóa, bên thuê phát hiện thấy hàng hoá không phù hợp với hợp đồng.
1. Trong trường hợp bên thuê từ chối nhận hàng hoá cho thuê do không phù hợp với hợp đồng, nếu thời hạn thực hiện việc giao hàng vẫn còn thì bên cho thuê có thể thông báo ngay cho bên thuê về việc khắc phục hoặc thay thế hàng hoá và thực hiện việc khắc phục hoặc thay thế hàng hoá đó trong khoảng thời gian còn lại.
2. Khi bên cho thuê thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê khắc phục bất lợi hoặc trả chi phí phát sinh đó.
1. Bên thuê được coi là đã chấp nhận hàng hoá cho thuê sau khi bên thuê có cơ hội hợp lý để kiểm tra hàng hoá cho thuê và thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Không từ chối hàng hoá cho thuê;
b) Xác nhận sự phù hợp của hàng hoá cho thuê với thoả thuận trong hợp đồng;
c) Xác nhận việc sẽ nhận hàng hoá đó, dù không phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng.
2. Trường hợp bên thuê phát hiện ra sự không phù hợp với hợp đồng của hàng hóa sau khi đã chấp nhận hàng hóa mà sự không phù hợp đó có thể được xác định thông qua việc kiểm tra một cách hợp lý trước khi chấp nhận hàng hóa thì bên thuê không được dựa vào sự không phù hợp đó để trả lại hàng.
1. Bên thuê có thể rút lại chấp nhận đối với một phần hoặc toàn bộ hàng hoá cho thuê nếu sự không phù hợp của hàng hoá cho thuê làm cho bên thuê không đạt được mục đích giao kết hợp đồng và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bên cho thuê không khắc phục một cách hợp lý theo quy định tại Điều 277 của Luật này;
b) Bên thuê không phát hiện được sự không phù hợp của hàng hoá xuất phát từ bảo đảm của bên cho thuê.
2. Việc rút lại chấp nhận phải được thực hiện trong khoảng thời gian hợp lý, nhưng không quá ba tháng, kể từ thời điểm bên thuê chấp nhận hàng hoá.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hoá cho thuê được quy định như sau:
1. Trong thời hạn thuê, bên cho thuê phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá cho thuê đã có vào thời điểm hàng hóa được giao cho bên thuê, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
2. Bên cho thuê không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm giao kết hợp đồng mà bên thuê đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
3. Bên cho thuê không chịu trách nhiệm đối với những khiếm khuyết của hàng hoá được phát hiện sau khi bên thuê chấp nhận hàng hoá cho thuê mà khiếm khuyết đó có thể được bên thuê phát hiện nếu thực hiện việc kiểm tra một cách hợp lý trước khi chấp nhận hàng hóa;
4. Bên cho thuê phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó xuất phát từ việc bên cho thuê vi phạm nghĩa vụ đã cam kết của mình.
1. Bên thuê chỉ được cho thuê lại hàng hoá khi có sự chấp thuận của bên cho thuê. Bên thuê phải chịu trách nhiệm về hàng hoá cho thuê lại trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên cho thuê.
2. Trong trường hợp bên thuê cho thuê lại hàng hóa cho thuê mà không có sự chấp thuận của bên cho thuê thì bên cho thuê có quyền hủy hợp đồng cho thuê. Người thuê lại phải có trách nhiệm trả lại ngay hàng hóa cho bên cho thuê.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, mọi lợi ích phát sinh từ hàng hóa cho thuê trong thời hạn thuê thuộc về bên thuê.
Mọi thay đổi về quyền sở hữu đối với hàng hóa cho thuê không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng cho thuê.
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:
1. Nhận tiền nhượng quyền;
2. Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
3. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
5. Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
1. Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại và trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại.
SOME OTHER SPECIFIC COMMERCIAL ACTIVITIES
SECTION 1. COMMERCIAL PROCESSING
Article 178.- Commercial processing
Commercial processing means a commercial activity whereby a processor uses part or whole of raw materials and materials supplied by the processee to perform one or several stages of the production process at the latter’s request in order to receive remuneration.
Article 179.- Processing contracts
Processing contracts must be made in writing or in other forms of equivalent legal validity.
Article 180.- Goods for processing
1. Goods of all types can be processed, except for goods banned from business.
2. In case of processing of goods for foreign traders for overseas consumption, goods banned from business, goods banned from export or import may be processed if so permitted by competent state agencies.
Article 181.- Rights and obligations of processees
1. To hand over part or whole of raw materials and materials for processing in accordance with processing contracts or transfer money for purchase of materials with agreed quantities, quality and at agreed prices;
2. To take back all processed products, leased or lent machinery and equipment, raw materials, auxiliary materials, supplies and discarded materials after the liquidation of processing contracts, unless otherwise agreed.
3. To sell, destroy, donate or give as gifts on the spot processed products, leased or lent machinery and equipments, raw materials, auxiliary materials, redundant supplies, faulty products and discarded materials according to agreements and provisions of law.
4. To send their representatives to examine and supervise processing activities at processing places, to assign experts to guide production technology and inspect quality of processed products according to agreements in processing contracts.
5. To be responsible for the legality of the intellectual property rights over processed goods, raw materials, materials, machinery and equipment for processing handed over to processors.
Article 182.- Rights and obligations of processors
1. To supply a part or whole of raw materials and materials for processing as agreed upon with processees in terms of quantities, quality, technical standards and prices.
2. To receive processing remunerations and other reasonable expenses.
3. In case of processing for foreign organizations and individuals, to be entitled to export on spot processed products; leased or borrowed machinery and equipment, raw materials, materials, redundant supplies, faulty products and discarded materials under the authorization of processees.
4. In case of processing for foreign organizations and individuals, to be exempt from import tax on machinery, equipment, raw materials, auxiliary materials and supplies, that are temporarily imported for the performance of processing contracts according to the provisions of tax law.
5. To be responsible for the legality of goods processing activities in cases where goods being processed are those banned from business, export or import.
Article 183.- Processing remuneration
1. Processors may receive processing remunerations paid in cash or in processed products, or machinery and equipment used for the processing.
2. In case of processing for foreign organizations and individuals, if processors receive processing remunerations in processed products, machinery and equipment used for processing, regulations on import of such products, machinery and equipment must be complied with.
Article 184.- Technology transfer in goods processing with foreign organizations and individuals.
Technology transfer in goods processing with foreign organizations and individuals shall be carried out in accordance with agreements in processing contracts and the provisions of Vietnamese law on technology transfer.
Article 185.- Auction of goods
1. Auction of goods means a commercial activity whereby sellers themselves conduct or hire auction organizers to conduct public sale of goods to select purchasers that offer the highest prices.
2. Auctions of goods shall be performed by either of the following two modes:
a/ Upward bidding mode, which is an auctioning mode whereby the person who offers the highest price as compared with the reserve price shall have the right to purchase the auctioned goods;
b/ Downward bidding mode, which is an auctioning mode whereby the person who first accepts the reserve price or the lower price next to the reserve price shall have the right to purchase the auctioned goods.
Article 186.- Auction organizers, goods sellers
1. Auction organizers are traders that register the business of providing auctioning services or sell their own goods in cases where goods sellers conduct auctions by themselves.
2. Goods sellers are owners of such goods or persons mandated by goods owners to sell goods or persons entitled to sell goods of others according to the provisions of law.
Article 187.- Auction participants, auctioneers
1. Auction participants are organizations and individuals that register to participate in auctions.
2. Auctioneers are auction organizers or persons authorized by auction organizers to run auctions.
Article 188.- Auctioning principles
The auction of goods in commerce must be conducted on the principles of publicity, honesty and assurance of legitimate rights and interests of auction participants.
Article 189.- Rights of auction organizers
Unless otherwise agreed, auction organizers shall have the following rights:
1. To request goods sellers to provide fully, accurately and promptly necessary information on auctioned goods, to create conditions for auction organizers or auction participants to examine auctioned goods and hand over auctioned goods to goods purchasers in cases where auction organizers are not goods sellers;
2. To determine reserve prices in cases where auction organizers are sellers of auctioned goods or persons authorized by goods sellers;
3. To organize auctions;
4. To request goods purchasers to make payments;
5. To receive auction service charges paid by goods sellers according to the provisions of Article 211 of this Law.
Article 190.- Obligations of auction organizers
1. To organize auctions of goods in compliance with the principles and procedures provided for by law and by auction modes agreed upon with goods sellers.
2. To notify and post up in a public, full and accurate manner necessary information on auctioned goods.
3. To preserve auctioned goods when they are entrusted by sellers for safe-keeping.
4. To display goods, goods samples or documents introducing goods for auction participants to consider.
5. To compile documents on auctions of goods and send them to goods sellers and purchasers and relevant parties according to the provisions of Article 203 of this Law.
6. To deliver auctioned goods to purchasers according to contracts for provision of goods auctioning services.
7. To carry out the procedures for transferring ownership rights over auctioned goods which are subject to the ownership registration as provided for by law, unless otherwise agreed with goods sellers.
8. To pay to goods sellers proceeds from the sale of goods, including differences collected from persons that withdraw their offered prices defined in Clause 3, Article 204 of this Law or return unsold goods to goods sellers according to agreements. In case of no agreement, to pay money to goods seller within three working days after receiving money from goods purchasers, or to return the goods immediately within a reasonable time after auctions;
Article 191.- Rights of goods sellers that are not auction organizers
Unless otherwise agreed, goods sellers shall have the following rights :
1. To receive money amounts for auctioned goods and differences collected in cases specified in Clause 3, Article 204 of this Law or receive goods back in case of unsuccessful auctions;
2. To supervise the organization of auctions of goods.
Article 192.- Obligations of goods sellers that are not auction organizers
Unless otherwise agreed, goods sellers shall have the following obligations:
1. To deliver goods to auction organizers, create conditions for auction organizers and auction participants to examine goods, and supply in a full, accurate and timely manner necessary information on auctioned goods;
2. To pay auction organizing service charges according to Article 211 of this Law.
Article 193.- Goods auction-organizing service contracts
1. Goods auction organizing service contracts must be made in writing or in other forms of equivalent legal validity.
2. In cases where auctioned goods are objects of pledges or mortgages, goods auction organizing service contracts must be approved by pledgees or mortgagees, and sellers shall have to notify auction participants of the pledged or mortgaged goods.
3. If the auction is agreed upon in pledge or mortgage contracts but pledgors or mortgagors are absent without plausible reasons or refuse to enter into goods auction organizing service contracts, such contracts shall be entered into between pledgees or mortgagees and auction organizers.
Article 194.- Determination of reserve prices
1. Goods sellers must determine reserve prices. In cases where auction organizers are authorized to determine reserve prices, goods sellers must be notified thereof before auctions are posted up.
2. In cases where auctioned goods are objects of pledges or mortgages, pledgees or mortgagees must reach agreements with pledgors or mortgagors on the determination of reserve prices.
3. If the auction is agreed upon in pledge or mortgage contracts but pledgors or mortgagors are absent without plausible reasons or refuse to enter into goods auction organizing service contracts, the reserve prices shall be determined by pledgees or mortgagees.
Article 195.- Notification to persons with rights and obligations related to goods being objects of mortgage or pledge
In cases where goods are objects of pledge or mortgage, auction organizers, simultaneously with posting up goods auctions, must notify persons with related rights and obligations within seven working days before such goods are auctioned according to the provisions of Article 197 of this Law.
Article 196.- Time limit for notification and posting up of goods auctions
1. Within seven working days before a goods auction is held, the auction organizer must post up the auction at the auction venue, the place of goods display and his/her/its head office according to the provisions of Article 197 of this Law.
2. In cases where auction organizers are also goods sellers, the time limit for posting up auctions shall be decided by goods sellers themselves.
Article 197.- Contents of goods auction notification and posting up
A notice and post-up of a goods auction must have all the following contents:
1. The date and venue of auction;
2. The name and address of the auction organizer;
3. The name and address of the goods seller;
4. The list of goods, their quantities and quality;
5. The reserve prices;
6. Necessary information on the goods;
7. The place and time for displaying the goods;
8. The place and time for consulting the goods files;
9. The place and time for registering the purchase of goods.
Article 198.- Persons not allowed to participate in auctions
1. Persons who do not have civil act capacity, lose civil act capacity, or have restricted civil act capacity under the provisions of the Civil Code, or persons who, at the time of auction, are unable to cognize or control their acts;
2. Persons working in auctioning organizations; their parents, spouses and children;
3. Persons who have personally conducted the assessment of to be-auctioned goods; their parents, spouses and children;
4. Persons who do not have the right to purchase auctioned goods as provided for by law.
Article 199.- Registration for participation in auctions
1. Auction organizers may request persons who wish to participate in auctions to register for the auction participation before such auctions take place.
2. Auction organizers may request persons who wish to participate in auctions to make token payments which must not exceed 2% of the reserve prices of auctioned goods.
3. Where persons participating in auctions purchase auctioned goods, their token payments shall be cleared against the purchase prices; if they cannot purchase auctioned goods, their token payments shall be refunded to them right after auctions are completed.
4. Where persons who register for participation in auctions have made token payments but later failed to participate in auctions, auction organizers shall be entitled to retain such token payments.
Article 200.- Display of auctioned goods
Goods, goods samples, documents introducing goods and other necessary information on such goods must be displayed at places announced since the posting up.
Article 201.- Conducting of auctions
An auction shall be conducted in the following order:
1. The auctioneer makes a roll call of registered participants in the goods auction;
2. The auctioneer presents each auctioned goods item, repeats their reserve prices, answer questions of the auction participants, and ask them to offer bids;
3. As for the upward bidding mode, the auctioneer must clearly and accurately repeat the latest offered price which is higher than the price offered by the previous bidder for at least three times with an interval of at least thirty seconds. The auctioneer shall announce the winning bidder to purchase the auctioned goods only if after repeating for three times the price offered by such person, no one offers a higher price;
4. As for the downward bidding mode, the auctioneer must clearly and accurately repeat every reduced price level below the reserve price for at least three times with an interval of at least thirty seconds. The auctioneer shall announce immediately the person who first accepts the reserve price or any reduced price level below the reserve price to have the right to purchase the auctioned goods.
5. In cases where many persons concurrently offer the last price as for the upward bidding mode, or the first price as for the downward bidding mode, the auctioneer shall have to organize a lot drawing among such persons and announce the person who has drawn the winning lot as the purchaser of auctioned goods.
6. The auctioneer shall have to prepare a document on goods auction right at the auction venue, even when the auction is unsuccessful. The auction document must clearly state the auction result and be signed by the auctioneer, the purchaser and two witnesses from among the auction participants. For auctioned goods which must be notarized by the State Notary according to the provisions of law, the auction document must also be notarized.
Article 202.- Unsuccessful auctions
An auction shall be considered unsuccessful in the following cases:
1. There is no auction participant or no bid price is offered;
2. The highest price offered is lower than the reserve price, for the upward bidding mode.
Article 203.- Goods auction documents
1. Goods auction documents are documents certifying the goods purchase and sale. A goods auction document must have the following contents:
a/ The name and address of the auction organizer;
b/ The name and address of the auctioneer;
c/ The name and address of the goods seller;
d/ The name and address of the goods purchaser;
e/ The time and venue of the auction;
f/ The auctioned goods;
g/ The price at which the goods were sold;
h/ The names and addresses of two witnesses.
2. Auction documents must be sent to goods sellers, goods purchasers and related parties.
3. In case of unsuccessful auctions, auction documents must clearly state that the auctions were unsuccessful and have the contents specified at Points a, b, c, e, f and h, Clause 1 of this Article.
Article 204.- Withdrawal of offered prices
1. In case of an auction by the upward bidding mode, if the person offering the highest price immediately withdraws his/her bid, the auction shall still continue, starting again from the preceding offered price. In case of an auction by the downward bidding mode, if the person who first accepts the price immediately withdraws the accepted price, the auction shall still continue, starting again from the preceding accepted price.
2. The person who withdraws his/her offered price or withdraws his/her acceptance of the price shall not be allowed to further participate in the auction.
3. Where the auctioned goods are sold at a price lower than the withdrawn price which is previously offered for the upward bidding mode, or accepted for the downward bidding mode, the bid withdrawer shall have to pay the price difference to the auction organizer. Where the goods are sold at a higher price, the bid withdrawer shall not be entitled to such a difference.
4. In case of an unsuccessful auction, the bid withdrawer shall have to bear expenses for the auction and not be refunded his/her token payment.
Article 205.- Refusal to purchase
1. Unless otherwise agreed, after auctions are declared to be complete, purchasers shall be held liable. If purchasers refuse to purchase goods, they must obtain consents of goods sellers and bear all costs related to the organization of auctions.
2. In cases where purchasers of auctioned goods have paid token payments but refuse to purchase such goods, they shall not be refunded such token payments. Such token payments shall belong to goods sellers.
Article 206.- Registration of ownership right
1. Auction documents shall serve as basis for the transfer of the ownership right over auctioned goods, which must be registered according to the provisions of law.
2. On the basis of goods auction documents and other valid papers, competent state agencies shall have to register the goods ownership rights for goods purchasers according to the provisions of law.
3. Sellers and auction organizers are obliged to carry out procedures for transferring goods ownership rights to goods purchasers. Expenses for carrying out procedures for such transfer shall be deducted from proceeds from goods sale, unless otherwise agreed.
Article 207.- Time of payment for goods purchase
Time of payment for goods purchase shall be agreed upon by auction organizers and auctioned goods purchasers. If no agreement is reached, the time of payment for goods purchase shall be the time provided for in Article 55 of this Law.
Article 208.- Place of payment for goods purchase
Place of payment for goods purchase shall be agreed upon by auction organizers and goods purchasers. If no agreement is reached, the place of payment shall be the places of business of auction organizers.
Article 209.- Time limit for delivery of auctioned goods
Unless otherwise agreed upon by auction organizers and goods purchasers, the time limit for delivery of auctioned goods is provided for as follows:
1. For goods over which the ownership right is not required to be registered, auction organizers must deliver goods to their purchasers immediately after auction documents are made;
2. For goods over which the ownership rights have been registered, auction organizers must immediately carry out procedures for transferring the ownership rights and deliver goods to their purchasers immediately after the procedures for ownership right transfer are completed.
Article 210.- Place of delivery of auctioned goods
1. Where goods are things attached to land, the place of delivery thereof is the place where such goods are located.
2. Where goods are movables, the place of delivery thereof is the place where the auction is organized, unless otherwise agreed upon by auction organizers and goods purchasers.
Article 211.- Goods auction service charges
Where there is no agreement on goods auction service charges, such charges shall be determined as follows:
1. In case of successful auctions, auction service charges shall be determined according to Article 86 of this Law;
2. In case of unsuccessful auctions, goods sellers must pay a charge equal to 50% of the charge rate provided for in Clause 1 of this Article.
Article 212.- Expenses related to auctions of goods
Unless otherwise agreed upon between goods sellers and auction organizers, expenses related to auctions of goods shall be determined as follows:
1. Goods sellers shall bear the expenses for transportation of goods to the agreed places and the expenses for preservation of goods in cases where they do not deliver the goods to auction organizers for preservation;
2. Auction organizers shall bear the expenses for preservation of goods delivered to them, the expenses for posting up, notification and organization of auctions and other related expenses.
Article 213.- Responsibilities for auctioned goods untrue to notified or posted up ones
1. Within the time limit provided for in Article 318 of this Law, goods purchasers may return the goods to auction organizers and request compensations for damage if the auctioned goods are untrue to notified or posted up ones.
2. Where the auction organizer defined in Clause 1 of this Article is not the seller and the untruthful notified or posted up contents are attributable to the fault of the seller, the auction organizer shall have the right to return the goods and claim damages from the seller.
SECTION 3. BIDDING FOR GOODS OR SERVICES
Article 214.- Bidding for goods or services
1. Bidding for goods or services means a commercial activity whereby a party purchases goods or services through bidding (referred to as bid solicitor) in order to select, among traders participating in the bidding (referred to as bidders), a trader that satisfies the requirements set forth by the bid solicitor and is selected to enter into and perform a contract (referred to as bid winner).
2. The provisions on bidding in this Law shall not apply to bidding for public procurement according to the provisions of law.
Article 215.- Forms of bidding
1. Bidding for goods or services shall be conducted in either of the following two forms:
a/ Open bidding which is a form of bidding whereby the bid solicitor does not limit the number of bidders;
b/ Restricted bidding which is a form of bidding whereby the bid solicitor invites only a limited number of bidders to participate in the bidding.
2. The selection of the form of open bidding or restricted bidding shall be decided by bid solicitors.
Article 216.- Modes of bidding
1. Modes of bidding include bidding with one bid dossier bag and bidding with two dossier bags. Bid solicitors shall have the right to select the mode of bidding and must notify such in advance to bidders.
2. In case of bidding by mode of one dossier bag, a bidder shall submit its bid dossier consisting of technical and financial proposals in one dossier bag according to the requirements in the tendering dossier and the opening of bids shall be effected only once.
3. In case of bidding by mode of two dossier bags, a bidder shall submit its bid dossier consisting of technical and financial proposals in two separate dossier bags submitted simultaneously, and the opening of bids shall be effected twice. The dossier on technical proposals shall be opened first.
Article 217.- Pre-qualification of bidders
Bid solicitors may organize the pre-qualification of bidders in order to select those bidders that are capable of satisfying the conditions set forth by bid solicitors.
Article 218.- Tendering dossiers
1. A tendering dossier comprises:
a/ Tendering notice;
b/ Requirements related to goods or services subject to bidding;
c/ Methods of evaluation, comparison, grading and selection of bidders;
d/ Other instructions related to bidding.
2. Expenses for supply of documents provided to bidders shall be stipulated by bid solicitors.
Article 219.- Tendering notice
1. A tendering notice comprises the following principal contents:
a/ Name and address of the bid solicitor;
b/ Brief description of bidding contents;
c/ Time limit, place and procedures for receipt of tendering dossiers;
d/ Time limit, place and procedures for submission of bid dossiers;
e/ Instructions for reading tendering dossiers.
2. Bid solicitors shall have to notify on the mass media in case of open bidding or send notices on invitation to register for bidding participation to qualified bidders in case of restricted bidding.
Article 220.- Instructions to bidders
Bid solicitors shall have to provide bidders with instructions on the tendering conditions, procedures to be applied in the bidding process, and to answer questions of bidders.
Article 221.- Management of bid dossiers
Bid solicitors shall have to manage bid dossiers.
1. Bid bonds shall be made in the form of bid deposit, collateral or guarantee.
2. Bid solicitors may request bidders to make bid deposits, bid collaterals or provide bid guarantees when submitting their bid dossiers. The percentage of a bid deposit or collateral shall be set out by bid solicitor but must not exceed 3% of the total estimated value of goods or services subject to bidding.
3. Bid solicitors shall stipulate the mode and conditions for making deposits, collaterals or providing bid guarantees. In case of bid deposits or collaterals, such deposits or collaterals shall be returned to unsuccessful bidders within seven working days from the date the bidding results are announced.
4. Bidders shall not be allowed to receive back their bid deposits or collaterals in cases where they withdraw bid dossiers after the expiration of the time limit for submitting bid dossiers (referred to as “bidding closure”), fail to enter into contracts or refuse to perform contracts in cases where they are bid winners.
5. Guarantors for bidders are obliged to guarantee bids for the guaranteed within the value equal to deposits or collaterals.
Article 223.- Confidentiality of bidding information
1. Bid solicitors must keep confidential bid dossiers.
2. Organizations and individuals involved in the organization of bidding and in the evaluation and selection of bids must keep confidential information relevant to the bidding.
1. Bid opening is the opening of bid dossiers at a fixed time or in cases where there is no prefixed time, the time of bid opening shall be the time immediately after the bidding closure.
2. All bid dossiers submitted on time must be opened publicly by bid solicitors. Bidders shall be entitled to attend the bid opening.
3. Bid dossiers which are not submitted on time shall be rejected and returned to bidders unopened.
Article 225.- Consideration of bid dossiers upon bid opening
1. Bid solicitors consider the validity of bid dossiers.
2. Bid solicitors may request bidders to clarify unclear contents in their bid dossiers. Requests and clarification of bid dossiers must be made in writing.
Article 226.- Minutes of bid opening
1. Upon bid opening, the bid solicitor and bidders that are present shall have to sign the minutes of bid opening.
2. A minutes of bid opening must have the following contents:
a/ Name of goods or service subject to bidding;
b/ Date, time and place of the bid opening;
c/ Names and addresses of the bid solicitor and bidders;
d/ Bidding prices of bidders;
e/ Written amendments or supplements and relevant contents, if any.
Article 227.- Evaluation and comparison of bid dossiers
1. Bid dossiers shall be evaluated and compared according to each criterion for an overall evaluation.
The criteria for evaluation of bid dossiers shall be provided for by bid solicitors.
2. The criteria mentioned in Clause 1 of this Article shall be evaluated by the score-giving method or other methods determined prior to the bid opening.
Article 228.- Amendment of bid dossiers
1. Bidders are not allowed to amend their bid dossiers after the bid opening.
2. In the course of evaluation and comparison of bid dossiers, bid solicitors may request bidders to clarify matters related to their bid dossiers. Requests of solicitors and replies of bidders must be made in writing.
3. Where bid solicitors amend some contents in tendering dossiers, they must send such amendments in writing to all bidders at least ten days before the deadline for submitting bid dossiers so that bidders have enough time to finalize their bid dossiers.
Article 229.- Classification and selection of bidders
1. On the basis of the result of the evaluation of bid dossiers, bid solicitors shall have to classify and select bidders according to the method already determined.
2. Where many bidders obtain equal scores and equally satisfy criteria to win the bidding, the bid solicitor shall have the right to select winning bidder.
Article 230.- Notification of bidding results and entry into contracts
1. Immediately after bidding results are available, bid solicitors shall have to notify them to bidders.
2. Bid solicitors shall finalize and enter into contracts with bid winners on the following bases:
a/ Bidding results;
b/ Requirements stated in tendering dossiers;
c/ Contents in bid dossiers.
Article 231.- Contract performance security
1. Involved parties may agree that bid winners should make deposits or collaterals or be provided with guarantees to secure the performance of contracts. Money amount to be deposited or used as a collateral shall be set by bid solicitors but must not exceed 10% of the contract value.
2. Contract performance security measures shall be effective up to the time of completion of contractual obligations by bid winners.
3. Unless otherwise agreed, bid winners shall receive back deposits or collaterals as security for the performance of contracts upon the liquidation of such contracts. Bid winners shall not be entitled to receive back deposits or collaterals as security for the performance of contracts if they refuse to perform such contracts after they are entered into.
4. After paying deposits or making collaterals to secure the contract performance, bid winners shall have their bid deposits or collaterals refunded.
Article 232.- Reorganization of bidding
A bidding shall be reorganized in one of the following cases:
1. Where there is a violation of the regulations on bidding;
2. Where all bidders fail to satisfy the bidding requirements.
Article 233.- Logistic services
Logistic services are commercial activities whereby traders organize the performance of one or many jobs including reception, transportation, warehousing, yard storage of cargoes, completion of customs procedures and other formalities and paperwork, provision of consultancy to customers, services of packaging, marking, delivery of goods, or other services related to goods according to agreements with customers in order to enjoy service charges.
Article 234.- Conditions for logistic service provision
1. Traders providing logistic services are enterprises fully satisfying the conditions for logistic service business provided for by law.
2. The Government shall specify logistic service business conditions.
Article 235.- Rights and obligations of traders providing logistic services
1. Unless otherwise agreed, traders providing logistic services shall have the following rights and obligations:
a/ To enjoy service charges and other reasonable expenses;
b/ To depart from instructions of customers during the performance of contracts for plausible reasons and in the interests of customers, provided that customers must be notified thereof immediately;
c/ To notify such customers immediately for further instructions in cases where instructions of customers cannot be followed in part or in whole;
d/ To perform their obligations within a reasonable period of time if there is no agreement on specific time limit for performance of their obligations to customers.
2. In the course of transportations of goods, traders providing logistic services must comply with the provisions of law and transportation practices.
Article 236.- Rights and obligations of customers
Unless otherwise agreed, customers shall have the following rights and obligations:
1. To guide, inspect and supervise the performance of contracts;
2. To provide sufficient instructions to traders providing logistic services;
3. To provide sufficient, detailed and accurate information on the goods to traders providing logistic services;
4. To pack and mark the goods according to contracts for purchase and sale of goods, except where there is an agreement that traders providing logistic services shall undertake to do such job;
5. To compensate for damage caused to, and pay reasonable costs incurred by, traders providing logistic services if such traders have strictly complied with customers’ instructions or if the customers are at fault;
6. To pay traders providing logistic services all amounts due.
Article 237.- Liability exemption for traders providing logistic services
1. Apart from the cases of liability exemption specified in Article 294 of this Law, traders providing logistic services shall not be liable for the goods loss caused in the following cases:
a/ The loss is caused by faults of customers or their authorized persons;
b/ The loss is caused by traders that have strictly followed the instructions of their customers or persons authorized by customers;
c/ The loss is attributed to defects of the goods;
d/ The loss occurs in cases of liability exemption according to law and transportation practices, if traders providing logistic services organize transportation;
e/ Trader providing logistic services are not notified of complaints within fourteen days from the date they deliver goods to recipients;
f/ After being complained against, traders providing logistic services are not notified of lawsuits against them being instituted at arbitrations or courts within nine months from the date of delivery of goods.
2. Traders providing logistic services shall not be liable for the loss of profits which their customers would have earned, for any services delayed or provided at wrong addresses, for which they are not at fault.
Article 238.- Limitation to liability
1. Unless otherwise agreed, the full liability of traders providing logistic services shall not exceed the limitation of liability for the full loss of the goods.
2. The Government shall provide in detail for the limitation of liability of traders providing logistic services in compliance with provisions of law and international practices.
3. Traders providing logistic services shall not enjoy the limitation of liability for damage compensation if persons with related rights and benefits prove that the loss, damage or delayed delivery of goods is caused by deliberate actions or inactions of traders providing logistic services with the intention to cause such loss, damage or delayed delivery or their actions or inactions are known to be risky who were also aware of such loss, damage, or delay would certainly occur.
Article 239.- The right to withhold and dispose of goods
1. Traders providing logistic services shall be entitled to withhold a certain quantity of goods and related documents in order to claim payment of due debts by customers but shall have to notify promptly customers thereof in writing.
2. After forty five days from the date of notification of the withholding of goods or their related documents, if customers fail to pay debts, traders providing logistic services shall be entitled to dispose of such goods or documents according to provisions of law. Where there are indications of deterioration of goods, traders providing logistic services shall have the right to dispose of the goods immediately after any debt of customers becomes due.
3. Before disposing of goods, traders providing logistic services must immediately notify their customers of such disposal.
4. All expenses for the withholding and disposal of goods shall be borne by customers.
5. Traders providing logistic services shall be entitled to use proceeds from the disposal of goods to pay for debts owed to them by their customers and related expenses. If the proceeds from the disposal of goods exceed the value of debts, the difference must be returned to customers. From that point of time, traders providing logistic services shall no longer be responsible for the goods or documents already disposed of.
Article 240.- Obligations of traders providing logistic services when withholding goods
When the right to dispose of goods provided for in Article 239 of this Law is not yet exercised, traders providing logistic services and withholding goods shall have the following obligations:
1. To preserve and keep the goods;
2. Not to use goods without consent of the parties whose goods are withheld;
3. To return goods where the conditions for withholding and disposal of goods provided for in Article 239 of this Law no longer exist;
4. To pay damages to the parties whose goods are withheld if they cause loss or damage to withheld goods.
SECTION 5. TRANSIT OF GOODS THROUGH THE VIETNAMESE TERRITORY; AND GOODS TRANSIT SERVICES
Article 241.- Transit of goods
Transit of goods means the transportation of goods owned by foreign organizations or individuals through the Vietnamese territory, including transshipment, portage, warehousing, shipment separation or alteration of modes of transportation or other jobs performed in the course of transit.
Article 242.- Right to transit goods
1. All goods owned by foreign organizations and individuals are allowed to be transited through the Vietnamese territory and subject only to customs clearance at import border-gates and export border-gates according to the provisions of law, except for the following cases:
a/ Goods are weapons, ammunitions, explosive materials and other type of highly dangerous goods, unless they are permitted by the Prime Minister;
b/ Goods are banned from business, export or import, which shall be allowed to be transited through the Vietnamese territory only when so permitted by the Trade Minister.
2. Goods in transit when being exported from, and means of transport carrying goods in transit when leaving, the Vietnamese territory must be the goods or means of transport which have previously entered the Vietnamese territory.
3. Foreign organizations or individuals that wish to transit their goods through the Vietnamese territory must hire Vietnamese traders providing transit services to do so, except for cases mentioned in Clause 4 of this Article.
4. The transit of goods through the Vietnamese territory by foreign organizations and individuals themselves or by hired foreign traders must comply with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party and the provisions of Vietnamese law on exit, entry and transport.
Article 243.- Routes for transit
1. Goods shall only be transited through international border-gates and on certain routes in the Vietnamese territory.
2. On the basis of treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party, the Transport Minister shall specify routes on which the transportation of goods in transit is allowed.
3. In the course of transit, any change of routes on which the transportation of goods in transit is allowed must be consented by the Transport Minister.
Article 244.- Transit by airways
Transit by airways shall be carried out in accordance with treaties on aviation to which
the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 245.- Supervision of goods in transit
Goods in transit through the Vietnamese territory shall be subject to the supervision by Vietnamese customs authorities throughout the course of transit.
Article 246.- Transit duration
1. The maximum duration of transit through the Vietnamese territory shall be thirty days from the date of completion of customs procedures at import border-gates, except where goods are warehoused in Vietnam or damaged or lost in the course of transit.
2. Where goods are warehoused in Vietnam or damaged or lost in duration of transit and require more time for warehousing, remedying such damage or loss, the transit duration may be prolonged according to the amount of time required for such jobs and with approval of customs authorities where transit procedures are carried out; in cases where goods are transited under permits of the Trade Minister, approval of the Trade Minister is required.
3. During the period of warehousing or remedying damage and loss mentioned in Clause 2 of this Article, transit goods and means of transport carrying transit goods must still be subject to supervision by Vietnamese customs authorities.
Article 247.- Goods in transit consumed in Vietnam
1. Goods in transit defined at Points a and b, Clause 1, Article 242 of this Law shall not be permitted for consumption in Vietnam
2. Except for cases mentioned in Clause 1 of this Article, goods in transit shall be permitted for consumption in Vietnam only when it is so approved in writing by the Trade Minister.
3. The consumption of transit goods in Vietnam must comply with the provisions of Vietnamese law on import of goods, taxes, charges, fees and other financial obligations.
Article 248.- Prohibited acts during transit
1. To pay transit remunerations in transit goods.
2. To illegally consume goods in transit or means of transport carrying goods in transit.
Article 249.- Goods transit services
Goods transit services mean commercial activities whereby traders carry out the transit of goods under the ownership of foreign organizations or individuals through the Vietnamese territory for remunerations.
Article 250.- Conditions for providing transit services
Traders providing transit services must be enterprises with registrations of business of providing transportation services or logistic services according to Article 234 of this Law.
Article 251.- Transit service contracts
Transit service contracts must be made in writing or in other forms of equivalent legal validity.
Article 252.- Rights and obligations of transit service hirers
1. Unless otherwise agreed, transit service hirers shall have the following rights:
a/ To request transit service providers to receive goods at import border-gates at the agreed time;
b/ To request transit service providers to promptly notify the conditions of goods in the course of transit through the Vietnamese territory;
c/ To request transit service providers to carry out all necessary procedures to limit damage or loss of goods in transit in the course of transit through the Vietnamese territory.
2. Unless otherwise agreed, transit service hirers shall have the following obligations:
a/ To deliver goods to import border-gates of Vietnam on time as agreed;
b/ To supply transit service providers with sufficient information on the goods;
c/ To supply sufficient documents necessary for transit service providers to carry out procedures for import or transportation in the Vietnamese territory and the export procedures;
d/ To pay transit remunerations and other reasonable expenses to transit service providers.
Article 253.- Rights and obligations of transit service providers
Unless otherwise agreed, transit service providers shall have the following rights:
a/ To request transit service hirers to deliver goods to import border-gates of Vietnam on time as agreed;
b/ To request transit service hirers to supply sufficient necessary information on the goods;
c/ To request transit service hirers to supply sufficient necessary documents for carrying out procedures for import and transportation in the Vietnamese territory and export procedures;
d/ To receive transit remunerations and other reasonable expenses.
2. Unless otherwise agreed, transit service providers shall have the following obligations:
a/ To receive the goods at import border-gates at the agreed time;
b/ To carry out procedures to import and export the goods in transit into and out of the Vietnamese territory;
c/ To be responsible for goods in transit in the course of transit through the Vietnamese territory;
d/ To perform necessary jobs to minimize loss and/or damage to the goods in transit in the course of transit through the Vietnamese territory;
e/ To pay assorted fees and charges and other financial obligations applicable to goods in transit as provided for by Vietnamese law;
f/ To cooperate with competent state agencies of Vietnam in dealing with matters related to the goods in transit.
SECTION 6. ASSESSMENT SERVICES
Article 254.- Assessment services
Assessment services are commercial activities whereby traders perform necessary jobs to determine actual conditions of goods, results of the provision of services and other contents at the request of customers.
Article 255.- Contents of assessment
Assessment comprises one or a number of contents regarding the quantity, quality, packing, value of goods, origin of goods, losses, safety, hygienic and quarantine standards, results of the provision of services, method of providing services and other contents at the request of customers.
Article 256.- Traders providing commercial assessment services
Only traders that satisfy all the conditions provided for by law and are granted business registration certificates for provision of commercial assessment services shall be allowed to provide assessment services and issue assessment certificates.
Article 257.- Conditions for providing commercial assessment services
Traders providing commercial assessment services must fully satisfy the following conditions:
1. Being enterprises established according to the provisions of law;
2. Having assessors who have all the qualifications specified in Article 259 of this Law;
3. Being capable of carrying out procedures and methods for assessing goods or services under the provisions of law, the international standards or which are commonlly applied by countries in assessment of such goods or services.
Article 258.- Scope of providing commercial assessment services
Traders providing commercial assessment services shall be allowed to provide assessment services in domains of assessment only when they fully satisfy the conditions provided for in Clauses 2 and 3, Article 257 of this Law.
Article 259.- Criteria of assessors
1. An assessor must fully satisfy the following criteria:
a/ Possessing a university or college degree suitable to the requirements of the domain of assessment;
b/ Having a professional certificate for the assessment domain in cases where such professional certificate is required by law;
c/ Having worked for at least three years in the domain of assessment of goods or services.
2. Basing themselves on the criteria specified in Clause 1 of this Article, directors of enterprises providing commercial assessment services shall recognize assessors and be responsible before law for their decisions.
Article 260.- Assessment certificates
1. Assessment certificates are documents determining the actual conditions of goods and services according to the assessment contents required by customers.
2. Assessment certificates must be signed by competent representatives of enterprises providing commercial assessment services, have signatures and full names of assessors, and be affixed with professional seals already registered with competent agencies.
3. Assessment certificates shall only be valid for those contents already assessed.
4. Traders providing assessment services shall be responsible for accuracy of results and conclusions in assessment certificates.
Article 261.- Legal validity of assessment certificates with respect to assessment requesters
Assessment certificates shall be legally binding on assessment requesters in cases where they cannot prove that assessment results are non-objective, untruthful or obtained with technical or professional errors.
Article 262.- Legal validity of assessment certificates with respect to contractual parties
1. Where contracting parties agree on the use of an assessment certificate issued by a particular trader providing assessment services, such assessment certificate shall be legally binding on all the parties if they cannot prove that the assessment results are non-objective, untruthful or obtained with technical or professional errors.
2. Where contractual parties do not agree on the use of an assessment certificate issued by a particular trader providing assessment services, such assessment certificate shall only be binding on the party requesting the assessment according to Article 261 of this Law. The other contractual party shall have the right to request re-assessment.
3. If a re-assessment certificate is inconsistent with the original assessment certificate:
a/ Where the trader providing assessment services and issuing the original assessment certificate accepts the results stated in the re-assessment certificate, such results shall be legally binding on all the parties;
b/ Where the trader providing assessment services and issuing the original assessment certificate does not accept the results stated in the re-assessment certificate, the parties shall agree to select another trader providing assessment services to perform the re-assessment for the second time. The results of the second-time re-assessment shall be legally binding on all the parties.
Article 263.- Rights and obligations of traders providing assessment services
1. Traders providing assessment services shall have the following rights:
a/ To request customers to supply in a sufficient, accurate and timely manner necessary documents for performance of assessment services;
b/ To receive assessment service charges and other reasonable expenses.
2. Traders providing assessment services shall have the following obligations:
a/ To observe the standards and other relevant provisions of law on assessment services;
b/ To perform the assessment in an honest, objective, independent, timely manner and according to the assessment procedures and methods;
c/ To issue assessment certificates;
d/ To pay violation fines and/or damages according to the provisions of Article 266 of this Law.
Article 264.- Rights of customers
Unless otherwise agreed, customers shall have the following rights:
1. To request traders providing assessment services to perform the assessment according to the agreed contents;
2. To request re-assessment if they have sound reasons to believe that traders providing assessment services fail to properly satisfy their requirements or perform the assessment in an untruthful and non-objective manner or with technical and professional errors;
3. To request payment of fines or damages according to the provisions of Article 266 of this Law.
Article 265.- Obligations of customers
Unless otherwise agreed, customers shall have the following obligations:
1. To supply in a sufficient, accurate and timely manner necessary documents to traders providing assessment services when so requested;
2. To pay assessment service charges and other reasonable expenses.
Article 266.- Fines and damages in case of incorrect assessment results
1. Where traders providing assessment services issue assessment certificates showing incorrect results caused by their unintentional faults, they must pay fines therefor to customers. The fine level shall be agreed upon by the parties but must not exceed ten times the assessment service charge.
2. Where traders providing assessment services issue assessment certificates showing incorrect results caused by their intentional faults, they must pay compensations for damage caused to customers that directly request the assessment.
3. Customers are obliged to prove that assessment results are incorrect and traders providing assessment services are at fault.
Article 267.- Authorized assessment
Where foreign traders providing assessment services are hired to perform assessment while having no license to operate in Vietnam, such traders may authorize traders providing assessment services which have been licensed to operate in Vietnam to provide assessment services but must still be held responsible for the assessment results.
Article 268.- Assessment at the request of state agencies
1. Traders providing assessment services which fully satisfy the conditions and criteria suitable with assessment requirements shall have to perform assessment at the request of state agencies.
2. State agencies which request the assessment shall have to pay assessment remunerations to traders providing assessment services according to agreements between the two parties on the basis of market prices.
Lease of goods means commercial activities whereby one party transfers the right to possess and use goods (referred to as lessor) to another party (referred to as lessee) for a certain duration to enjoy rentals.
Article 270.- Rights and obligations of lessors
Unless otherwise agreed, lessors shall have the following rights and obligations:
1. To deliver leased goods to lessees as agreed upon in lease contracts;
2. To ensure that the right of lessees to possess and use leased goods is not disputed by a concerned third party in the lease duration;
3. To ensure that leased goods are suitable to the use purposes of lessees as agreed upon by the parties;
4. To maintain and repair leased goods within a reasonable duration. Where the maintenance and repair of leased goods cause harms to the use of such goods by lessees, lessors shall have to reduce rent rates or prolong lease duration corresponding to the time of maintenance and repair;
5. To receive rentals according to agreements or provisions of law;
6. To take back leased goods upon the expiration of the lease duration.
Article 271.- Rights and obligations of lessees
Unless otherwise agreed, lessees shall have the following rights and obligations:
1. To possess and use leased goods according to lease contracts and the provisions of law. Where there is no specific agreement on the manner in which leased goods should be used, such leased goods shall be used in a manner appropriate to their nature;
2. To maintain and preserve leased goods in the lease duration and return such goods to lessors upon the expiration of the lease duration;
3. To request lessors to perform the maintenance and repair of goods. If lessors fail to perform such obligation within a reasonable period of time, lessees may perform the maintenance and repair of leased goods and lessors shall bear all reasonable expenses for such maintenance and repair;
4. To pay rentals as agreed or according to the provisions of law;
5. Not to sell or sub-lease the leased goods.
Article 272.- Repair or alteration of original status of leased goods
1. Lessees must not repair or alter the original status of leased goods if not so consented by lessors.
2. Where lessees perform the repair or alter the original status of the leased goods without lessors’ consents, lessors shall have the right to request lessees to restore the original status of the leased goods or claim damages.
Article 273.- Liability for loss occurring in the lease duration
1. Unless otherwise agreed, lessors shall bear loss of leased goods occurring in the lease duration if lessees are not at fault in causing such loss.
2. In cases mentioned in Clause 1 of this Article, lessors shall have to repair leased goods within a reasonable duration to ensure the achievement of use purposes of lessees.
Article 274.- Pass of risks incurred to leased goods
Where the parties agree on the pass of risk to the lessee but the point of time of passing risks is not determined, that point of time shall be determined as follows:
1. In cases where the lease contract involves the transportation of goods:
a/ If the contract does not require the leased goods to be delivered at a designated place, risks shall be passed to the lessee when the leased goods are delivered to the first carrier;
b/ If the contract requires the leased goods to be delivered at a designated place, risks shall be passed to the lessee or the person authorized by the lessee to receive the goods at such place;
2. In cases where the leased goods are received by a bailee other than a carrier for delivery, risks shall be passed to the lessee as soon as the bailee acknowledge the lessee’s right to possess the leased goods;
3. In other cases not mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article, risks shall be passed to the lessee upon the receipt of the leased goods by the lessee.
Article 275.- Leased goods inappropriate to contracts
Where there is no specific agreement, goods shall be deemed inappropriate to contracts when such goods fall into one of the following cases:
1. They are suitable to common utility of goods of the same type;
2. They are not suitable to specific purposes which the lessee has informed the lessor or the lessor should have known at the time the contract was entered into;
3. Their quality is not the same as goods samples handed over by the lessor to the lessee.
Article 276.- Rejection of goods
1. The lessor shall give the lessee a reasonable time after the receipt of goods for inspection thereof.
2. The lessee may reject the goods in the following cases:
a/ The lessor does not give conditions and a reasonable time to the lessee for inspecting the goods;
b/ When inspecting the goods, the lessee discovers that the goods are inappropriate to the contract.
Article 277.- Rectification or replacement of leased goods inappropriate to contracts
1. Where the lessee rejects leased goods inappropriate to the contract, if the time limit for delivery of goods has not yet expired, the lessor may promptly notify the lessee of the rectification or replacement of the goods and then perform such rectification or replacement of goods within the remaining duration.
2. Where the lessor, when performing the rectification mentioned in Clause 1 of this Article, causes inconvenience or unreasonable expenses to be borne by the lessee, the lessee shall have the right to request the lessor to remedy such inconvenience or pay such unreasonable expenses.
Article 278.- Acceptance of leased goods
1. The lessee shall be deemed having accepted the leased goods after being given a reasonable opportunity to inspect the leased goods and taking one of the following acts:
a/ Not rejecting the leased goods;
b/ Certifying the appropriateness of the leased goods to agreements in the contract;
c/ Confirming the acceptance of the goods despite their inappropriateness to agreements in the contract.
2. If the lessee discovers the inappropriateness of the leased goods to the contract after accepting such goods and such inappropriateness is detectable through a reasonable inspection before the acceptance, the lessee shall not be entitled to rely on such inappropriateness as an excuse for returning the goods.
Article 279.- Withdrawal of acceptance
1. Lessees may withdraw their acceptance of part or whole of the leased goods if the inappropriateness of such leased goods may render them unable to achieve the objectives of the entry into of contracts and falls into one of the following cases:
a/ Lessors fail to make reasonable rectification according to Article 277 of this Law;
b/ Lessees fail to detect the inappropriateness of the goods due to lessors’ guarantee.
2. The withdrawal of acceptance must be made within a reasonable period of time, which must not exceed three months as from the date lessees accept the goods.
Article 280.- Responsibility for defects of leased goods
Unless otherwise agreed, responsibility for defects of leased goods is provided for as follows:
1. In the lease duration, lessors shall be responsible for any defects of leased goods which already exist at the time of delivery of such goods to lessees, except for cases mentioned in Clauses 2 and 3 of this Article;
2. Lessors shall not be responsible for any defects of leased goods which already exist prior to the entry into of contracts and which lessees knew or should have known;
3. Lessors shall not be responsible for any defects of leased goods which are detected after lessees have accepted the leased goods and which would have been detected by lessees through reasonable inspections before accepting the goods.
4. Lessors shall be responsible for any defects of leased goods appearing after the time of passing risks due to lessors’ breaches of their committed obligations.
1. Lessees shall be entitled to sub-lease goods only when they obtain consents of lessors. Lessees shall be responsible for sub-leased goods, unless they otherwise agree with lessors.
2. Where lessees sub-lease leased goods without consents of lessors, lessors may revoke lease contracts. Sub-lessees shall have to return the goods to lessors immediately.
Article 282.- Benefits arising in the lease duration
Unless otherwise agreed, all benefits arising from leased goods in the lease duration shall belong to lessees.
Article 283.- Change of ownership in the lease duration
Any change of ownership over leased goods shall not affect the validity of lease contracts.
SECTION 8. COMMERCIAL FRANCHISE
Article 284.- Commercial franchise
Commercial franchise means a commercial activity whereby franchisors permit and require franchisees to undertake by themselves to purchase or sell goods or provide services on the following conditions:
1. The purchase or sale of goods or provision of services shall be conducted in accordance with methods of business organization prescribed by franchisors and associated with the franchisors’ trademarks, trade names, business knows-how, business slogans, business logos and advertisements.
2. Franchisors shall be entitled to supervise and assist franchisees in conducting their business activities.
Article 285.- Commercial franchise contracts
Commercial franchise contracts must be made in writing or in other forms of equivalent legal validity.
Article 286.- Rights of franchisors
Unless otherwise agreed, franchisors shall have the following rights:
1. To receive franchise sums.
2. To organize advertising for the commercial franchise system and the commercial franchise network.
3. To conduct periodical or extraordinary inspections of activities of franchisees in order to ensure the uniformity of the commercial franchise system and the stability of quality of goods and services.
Article 287.- Obligations of franchisors
Unless otherwise agreed, franchisors shall have the following obligations:
1. To supply documents guiding the commercial franchise system to franchisees;
2. To provide initial training and regular technical assistance to franchisees for managing the latter’s activities in accordance with the commercial franchise system;
3. To design and arrange places of sale of goods or provision of services at the expenses of franchisees;
4. To guarantee the intellectual property rights over objects stated in franchise contracts;
5. To equally treat all franchisees in the commercial franchise system.
Article 288.- Rights of franchisees
Unless otherwise agreed, franchisees shall have the following rights:
1. To request franchisors to provide fully technical assistance related to the commercial franchise system;
2. To request franchisors to equally treat all franchisees in the commercial franchise system.
Article 289.- Obligations of franchisees
Unless otherwise agreed, franchisees shall have the following obligations:
1. To pay franchise sums and other amounts under commercial franchise contracts;
2. To invest adequate material facilities, financial sources and human resources to take over business rights and know-how transferred by franchisors;
3. To submit to the control, supervision and instruction by franchisors; to comply with all requirements set forth by franchisors on designing and arrangement of places of sale of goods or provision of services;
4. To keep secret the franchised business know-how even after the expiration or termination of commercial franchise contracts;
5. To stop using trademarks, trade names, business slogans, logos and other intellectual property rights (if any) or systems of franchisors upon the expiration or termination of commercial franchise contracts;
6. To manage their activities in accordance with the commercial franchise system;
7. Not to sub-franchise without permissions of franchisors.
Article 290.- Sub-franchise to a third party
1. A franchisee shall be entitled to sub-franchise to a third party (referred to as sub-franchisee) if it is so consented by the franchisor.
2. Sub-franchisees shall have the rights and obligations of franchisees provided for in Articles 288 and 289 of this Law.
Article 291.- Registration of commercial franchises
1. Before granting commercial franchises, intended franchisors must register them with the Trade Ministry.
2. The Government shall specify the conditions for conducting business under commercial franchise and the order and procedures for registering commercial franchises.