Nghị định 55/2022/NĐ-CP quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
Số hiệu: | 55/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 23/08/2022 | Ngày hiệu lực: | 10/10/2022 |
Ngày công báo: | 01/09/2022 | Số công báo: | Từ số 707 đến số 708 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hành vi bị cấm trong sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân
Ngày 23/8/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2022/NĐ-CP quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Theo đó, những hành vi cấm trong xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được quy định như sau:
- Cố ý không cập nhật hoặc cập nhật thông tin, dữ liệu không đầy đủ, không chính xác; làm sai lệch thông tin, thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trái pháp luật trong Cơ sở dữ liệu.
- Truy cập trái phép vào Cơ sở dữ liệu.
- Khai thác, sử dụng, tiết lộ thông tin trong cơ sở dữ liệu trái pháp luật hoặc lợi dụng việc cung cấp thông tin để trục lợi.
- Phá hủy, phá hoại, làm hư hỏng hoặc hủy hoại hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin hoặc cản trở quá trình vận hành, duy trì ổn định, liên tục của Cơ sở dữ liệu.
Nghị định 55/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/10/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2022/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2022 |
QUY ĐỊNH CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Cần cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Nghị định này quy định về xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Nghị định này áp dụng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan thanh tra nhà nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (sau đây gọi tắt là Cơ sở dữ liệu) là tập hợp thông tin về việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân và thông tin, dữ liệu về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý kiến nghị, phản ánh của cơ quan có thẩm quyền được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan.
2. Cơ sở dữ liệu được xây dựng, quản lý tập trung tại Thanh tra Chính phủ và được tổ chức cập nhật, khai thác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ thông tin cá nhân và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Bảo đảm phù hợp với khung kiến trúc hệ thống thông tin quốc gia, đáp ứng tiêu chuẩn về cơ sở dữ liệu và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ thông tin.
3. Bảo đảm kịp thời, đầy đủ, chính xác và đúng thẩm quyền, mục đích theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm việc quản lý, vận hành chặt chẽ, an toàn, ổn định và thông suốt.
1. Cố ý không cập nhật hoặc cập nhật thông tin, dữ liệu không đầy đủ, không chính xác; làm sai lệch thông tin, thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trái pháp luật trong Cơ sở dữ liệu.
2. Truy cập trái phép vào Cơ sở dữ liệu.
3. Khai thác, sử dụng, tiết lộ thông tin trong Cơ sở dữ liệu trái pháp luật hoặc lợi dụng việc cung cấp thông tin đê trục lợi.
4. Phá hủy, phá hoại, làm hư hỏng hoặc hủy hoại hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin hoặc cản trở quá trình vận hành, duy trì ổn định, liên tục của Cơ sở dữ liệu.
1. Thông tin về tiếp công dân:
a) Họ tên, địa chỉ của công dân;
b) Nội dung, kết quả tiếp công dân.
2. Thông tin về xử lý đơn:
a) Loại đơn: đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh, đơn có nhiều nội dung khác nhau;
b) Đơn đủ điều kiện xử lý;
c) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết;
d) Đơn phải chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền: Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; cơ quan hành chính nhà nước; cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án; Kiểm toán nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo; đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác;
đ) Đơn trả lại và hướng dẫn gửi đơn;
e) Đơn rút;
g) Đơn xếp lưu.
3. Thông tin về khiếu nại:
a) Họ tên, địa chỉ của người khiếu nại;
b) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
c) Tóm tắt nội dung khiếu nại và tình hình giải quyết khiếu nại;
d) Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
đ) Kết quả thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
4. Thông tin về tố cáo:
a) Họ tên, địa chỉ của người tố cáo;
b) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo;
c) Tóm tắt nội dung tố cáo và tình hình giải quyết tố cáo;
d) Kết luận nội dung tố cáo; quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
đ) Kết quả thực hiện kết luận nội dung tố cáo.
5. Thông tin về kiến nghị, phản ánh:
a) Họ tên, địa chỉ của người kiến nghị, phản ánh;
b) Tóm tắt nội dung kiến nghị, phản ánh;
c) Kết quả xử lý kiến nghị, phản ánh.
6. Báo cáo định kỳ, báo cáo vụ việc, báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kiến nghị, phản ánh cập nhật theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ.
1. Việc tiếp công dân, xử lý đơn; việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kiến nghị, phản ánh; vụ việc khiếu nại có thông báo thụ lý khiếu nại, vụ việc tố cáo có quyết định thụ lý giải quyết tố cáo kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực pháp luật.
2. Vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, vụ việc đã có kết luận nội dung tố cáo kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2018 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực pháp luật.
3. Vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được cập nhật theo văn bản yêu cầu của Thanh tra Chính phủ.
1. Đối với trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này, cơ quan có trách nhiệm bắt đầu cập nhật ngay sau khi có thông báo thụ lý khiếu nại, quyết định thụ lý tố cáo hoặc tiếp nhận xử lý kiến nghị, phản ánh và cập nhật trong quá trình tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kiến nghị, phản ánh.
2. Đối với trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này, cơ quan có trách nhiệm cập nhật trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực pháp luật.
3. Đối với trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều 6 và khoán 3 Điều 7 của Nghị định này, cơ quan có trách nhiệm cập nhật trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Thanh tra Chính phủ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện thông tin trong Cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ, chính xác hoặc có sự sai lệch về nội dung giữa dữ liệu điện tử và hồ sơ, tài liệu nghiệp vụ bằng giấy thì cơ quan cập nhật dữ liệu phải tiến hành kiểm tra, cập nhật bổ sung, điều chỉnh.
1. Tổ chức xây dựng, vận hành hạ tầng kỹ thuật, quản trị hệ thống Cơ sở dữ liệu.
2. Giao Ban Tiếp công dân trung ương thực hiện việc cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ liệu về công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh vào Cơ sở dữ liệu. Các đơn vị khác thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm cập nhật kịp thời thông tin, dữ liệu những vụ việc được giao chủ trì giải quyết vào Cơ sở dữ liệu.
3. Cung cấp thông tin về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh từ Cơ sở dữ liệu do mình cập nhật, quản lý theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn việc cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu trên phạm vi toàn quốc; chuẩn hóa và hướng dẫn kết nối, đồng bộ với các Cơ sở dữ liệu khác có liên quan.
5. Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu theo quy định.
6. Thực hiện chuẩn hóa, điện tử hóa chế độ báo cáo; phối hợp với Văn phòng Chính phủ thực hiện kết nối Cơ sở dữ liệu với hệ thống báo cáo của Chính phủ, Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
1. Tổ chức cập nhật kịp thời thông tin, dữ liệu về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền vào Cơ sở dữ liệu.
2. Tổ chức, chỉ đạo cập nhật, thông báo kịp thời khi có sự thay đổi hoặc có sai sót thông tin, dữ liệu về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
3. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong phạm vi quản lý của mình cung cấp thông tin để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu.
4. Quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do cơ quan mình cập nhật vào Cơ sở dữ liệu.
5. Cung cấp thông tin về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh từ Cơ sở dữ liệu do mình cập nhật, quản lý theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan.
6. Bảo đảm nguồn lực cho hoạt động thu thập, cập nhật, khai thác, quản lý và sử dụng thông tin, dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của mình.
7. Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm theo thẩm quyền việc cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình.
1. Giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tổ chức việc cập nhật, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
2. Giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình.
1. Cung cấp thông tin, dữ liệu về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kiến nghị, phản ánh cho cơ quan có trách nhiệm cập nhật khi được yêu cầu và thực hiện cập nhật theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin do mình cung cấp.
2. Sử dụng thông tin, dữ liệu về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do mình thu thập, cung cấp để phục vụ công tác quản lý.
1. Các cơ quan có trách nhiệm cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu được khai thác thông tin, dữ liệu thuộc phạm vi cập nhật của cơ quan mình.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu bao gồm:
a) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, các Phó Thủ tướng Chính phủ và Thành viên Chính phủ, các Phó Chủ tịch Quốc hội và Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu trong phạm vi toàn quốc;
b) Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng ở Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Ban Dân nguyện, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu trong phạm vi toàn quốc;
c) Các ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng tỉnh ủy, thành ủy và các Ban thuộc tỉnh ủy, thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu trong phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Văn phòng và các ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện, Văn phòng và các ban thuộc quận ủy, huyện ủy, thị ủy, thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện có quyền yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu trong phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
đ) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
3. Việc khai thác, sử dụng bí mật nhà nước trong Cơ sở dữ liệu được thực hiện theo quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu thực hiện yêu cầu bằng văn bản, trong đó xác định rõ nội dung thông tin, dữ liệu cần cung cấp, mục đích khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu.
2. Cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu xem xét, thực hiện cung cấp thông tin, dữ liệu theo yêu cầu, bảo đảm đúng nội dung, đối tượng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp vì lý do khách quan mà chưa cung cấp được thông tin, dữ liệu theo yêu cầu thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu và nêu rõ lý do.
3. Cơ quan được yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu có quyền từ chối yêu cầu trong các trường hợp sau:
a) Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;
b) Khi có căn cứ cho rằng yêu cầu đó trái pháp luật, vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật cá nhân, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu tại các diêm a, b và đ khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.
2. Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm cung cấp thông tin thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Đơn vị được giao cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu tại Văn phòng Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm cung cấp thông tin thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
3. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu tại điểm c, điểm đ khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.
4. Thanh tra huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu tại điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.
1. Cơ sở dữ liệu được quản lý, bảo vệ chặt chẽ, an toàn theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan được giao quản lý Cơ sở dữ liệu có trách nhiệm xây dựng các giải pháp kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ, quy định về việc quản lý Cơ sở dữ liệu, vận hành hệ thống, lưu trữ dữ liệu, kiểm tra hệ thống và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, dữ liệu.
1. Việc kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của các cơ quan có thẩm quyền được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Các bộ, ngành, địa phương chuẩn hóa dữ liệu có liên quan từ các cơ sở dữ liệu khác của mình để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật.
1. Kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng Cơ sở dữ liệu được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí thực hiện việc quản lý, duy trì, cập nhật thông tin, dữ liệu được bố trí từ nguồn chi thường xuyên theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2022.
1. Tổng Thanh tra Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, người có thẩm quyền, trách nhiệm tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT OF VIETNAM ------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 55/2022/ND-CP |
Hanoi, August 23, 2022 |
PRESCRIBING NATIONAL DATABASE OF RECEPTION OF CITIZENS, PROCESSING OF SUBMISSIONS AND HANDLING OF COMPLAINTS, DENUNICATIONS, PETITIONS AND FEEDBACK
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; Law dated November 22, 2019 on Amendments to some Articles of the Law on Government Organization and Law on Local Government Organization;
Pursuant to the Law on Citizen Reception dated November 25, 2013;
Pursuant to the Law on Complaints dated November 11, 2011;
Pursuant to the Law on Denunciation dated June 12, 2018;
Pursuant to the Law on E-Transactions dated November 29, 2005;
Pursuant to the Law on Information Technology dated June 29, 2006;
Pursuant to the Law on Cyberinformation Security dated November 19, 2015;
Pursuant to the Law on Access to Information Security dated April 06, 2016;
At the request of the Inspector-General;
The Government hereby promulgates a Decree prescribing National database of reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback.
This Decree provides for establishment, updating, management, exploitation and use of National database of reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback; responsibilities of authorities, organizations and individuals concerned for establishment, updating, management, exploitation and use of National database of reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback.
This Decree applies to Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, People’s Committees at all levels, state inspecting authorities, authorities, organizations and individuals that have power to and responsibility to receive citizens, process submissions and handle complaints, denunciations, petitions and feedback and other authorities, organizations and individuals involved in establishment, updating, management, exploitation and use of National database of reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback.
Article 3. National database of reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback
1. The National database of reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback (hereinafter referred to as “database”) refers to a collection of information on complaints, denunciation forms, petitions and feedback sent by authorities, organizations and individuals and information and data on citizen reception, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback by competent authorities, which is standardized, digitized, archived and managed with the help of information infrastructure in accordance with regulations of this Decree and other relevant laws.
2. The database shall be exclusively established and managed by the Government Inspectorate, and updated and operated at Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees at all levels so as to serve the state management of citizen reception, and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback.
Article 4. Principles of establishment, updating, management, exploitation and use of database
1. Comply with regulations of law on reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback, protection of state secrets and protection of personal information and other relevant regulations of law.
2. Ensure conformity with the information system architecture framework, meet database standard and standard, standards and technical regulations on information technology.
3. Establish, update, manage, operate and use the database in a prompt, sufficient and accurate manner, intra vires and for its intended purposes in accordance with regulations of law.
4. Ensure the close, safe, stable and smooth management and operation of the database.
1. Intentionally failing to update or updating insufficient or inaccurate information or data; falsifying information, illegally changing, deleting or destroying data in the database.
2. Illegally accessing the database.
3. Operating, using and revealing information in the database or using information for personal gain.
4. Destroying, vandalizing, damaging or sabotaging information infrastructure systems or obstructing the stable and continuous operation and maintenance of the database.
ESTABLISHMENT, MANAGEMENT AND EXPLOITATION OF DATABASE
Section 1. INFORMATION IN DATABASE
Article 6. Information updated to database
1. Information about citizen reception:
a) Full names and addresses of citizens;
b) Contents and results of citizen reception.
2. Information about submission processing:
a) Type of submission: complaints, denunciation forms, complaints, feedback forms and submissions containing different contents;
b) Submissions eligible for processing;
c) Submissions within the power to handle;
d) Submissions to be transferred to: National Assembly, agencies of the National Assembly, agencies affiliated to National Assembly’s Standing Committee, People's Councils at all levels; state administrative agencies; proceeding agencies, enforcement agencies; State Audit Office of Vietnam; political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, religious organizations; public service providers, state-owned enterprises; other agencies, organizations and units;
dd) Rejected submissions and submission guidelines;
e) Withdrawn submissions;
g) Archived submissions.
3. Information about complaints:
a) Full names and addresses of complainants;
b) Full names and addresses of authorities, organizations and individuals against which complaints are filed;
c) Summary of complaints and progress of complaints;
d) First decisions on complaint handling; second decisions on complaint handling;
dd) Results of implementation of legally effective complaint handling decisions.
4. Information about denunciations:
a) Full names and addresses of denouncers;
b) Full names and addresses of denounced parties;
c) Summary of denunciations and progress of denunciations;
d) Conclusion on denunciations; decisions to handle denounced violations;
dd) Results of implementation of conclusion on denunciations.
5. Information about petitions and feedback:
a) Full names and addresses of persons sending petitions and feedback;
b) Summary of petitions and feedback;
c) Results of handling of petitions and feedback.
6. Periodic reports, case reports, thematic reports and ad hoc reports on reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback shall be updated as requested by the Government Inspectorate.
Article 7. Sources of information updated to database
1. Citizen reception, submission processing; receipt and handling of petitions and feedback directly related to legitimate rights and interests of persons sending petitions and feedback; complaint cases with notices of complaint acceptance, denunciation cases with decisions on denunciation acceptance from the effective date of this Decree.
2. Cases with legally effective decisions on complaint handling, cases with denunciation conclusions from March 15, 2018 before the effective date of this Decree.
3. Complicated and protracted complaint and denunciation cases other than those specified in clauses 1 and 2 of this Article updated according to the written request of the Government Inspectorate.
Article 8. Time of entry of information into database
1. For the cases specified in clause 1 Article 7 of this Decree, the responsible agency shall carry out updating immediately after receipt of the notice of complaint acceptance or decision on denunciation acceptance or any petition/feedback and carry out updating during the process of citizen reception, submission processing or complaint, denunciation, petition or feedback handling.
2. For the cases specified in clause 2 Article 7 of this Decree, the responsible agency shall carry out updating within 12 months from the effective date of this Decree.
3. For the cases specified in clause 6 Article 6 and clause 3 Article 7 of this Decree, the responsible agency shall carry out updating within 15 days from the receipt of the Government Inspectorate’s written request.
Article 9. Updating of additions and adjustments to database
Within 05 working days from the date on which it is found that information in the database is insufficient or inaccurate or there is any discrepancy between electronic data and physical documents, the agency responsible for data updating shall conduct a check and update the additions or adjustments.
Section 2. RESPONSIBILITY FOR ESTABLISHMENT, MANAGEMENT AND EXPLOITATION OF DATABASE
Article 10. Responsibilities of Government Inspectorate
1. Organize the construction and operation of technical infrastructure and management of database system.
2. Assign the Central Committee on Reception of Citizens to sufficiently and promptly update information and data on reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback to the database. Other units affiliated to the Government Inspectorate shall promptly update information and data on cases which they are assigned to preside over the handling to the database.
3. Provide information about reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback from the database it updates and manages at the request of competent authorities, organizations and individuals as prescribed by law.
4. Organize, direct and provide guidance on updating, exploitation and use of the database nationwide; standardize and provide guidance on its connection and synchronization with other related databases.
5. Inspect the fulfillment of responsibility of Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of provincial People's Committees for organizing updating, management, exploitation and use of the database as prescribed.
6. Standardize and digitalize reporting regimes; cooperate with the Office of the Government in connecting the database with reporting systems of the Government and information and operation centers of the Government and Prime Minister.
7. Perform other tasks assigned by the Government and Prime Minister.
Article 11. Responsibilities of Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People's Committees at all levels
1. Organize timely updating of information and data on reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback within their power to the database.
2. Organize and direct timely updating and notification of changes or errors in information and data on reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback.
3. Organize, direct and instruct authorities, units and individuals under their management to provide information for updating to the database.
4. Manage, exploit and use information and data on reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback they update to the database.
5. Provide information about reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback from the database they update and manage at the request of competent authorities, organizations and individuals in accordance with regulations of this Decree and other relevant laws.
6. Provide resources for the collection, updating, exploitation, management and use of information and data under their management.
7. Inspect, within their power, the fulfillment of responsibility of heads of authorities and units, and individuals under their management for updating, management, exploitation and use of the database.
Article 12. Responsibilities of state inspecting authorities at all levels
1. Assist heads of regulatory bodies at the same level to organize the updating, management, exploitation and use of information and data on reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback under the management of heads of regulatory bodies at the same level.
2. Assist heads of regulatory bodies at the same level to direct, providing guidance on, expediting and inspecting the updating, management, exploitation and use of information and data on reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback under the management of Ministries and local authorities.
Article 13. Responsibilities of authorities, organizations and individuals having power to receive citizens, handle complaints and denunciations and process petitions and feedback
1. Provide information and data on reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints and denunciations, and processing of petitions and feedback to authorities responsible for updating as requested and carry out updating at the request of competent authorities; take responsibility for the accuracy of information provided.
2. Use information and data on reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback they collect and provide to serve the management.
Article 14. Power and range of exploitation of database
1. Agencies responsible for updating information to database are entitled to exploit information and data they are authorized to update.
2. Authorities, organizations and individuals entitled to request information and data in the database include:
a) The General Secretary, the President, the Prime Minister, the Chairman/Chairwoman of the National Assembly, the Executive Secretary of the CPV Central Committee, the Vice State President, Deputy Prime Ministers and Cabinet members, the Vice Chairmen/Chairwomen of the National Assembly and members of the National Assembly’s Standing Committee who are entitled to request information and data nationwide;
b) Central Inspection Commission, Office of the CPV Central Committee and CPV Central Committees, Office of the President, Office of the Government, Office of the National Assembly, Ethnic Minorities Council, National Assembly’s Committees, Board for the People's Petitions and Board for Deputy Affairs affiliated to the National Assembly’s Standing Committee and National Assembly deputies that are entitled to request information and data nationwide;
c) Committees of provincial People's Councils, Offices of the National Assembly deputies' delegation and provincial People’s Councils, Offices of provincial People’s Committees, Offices of Provincial Party Committees and City Party Committees and Committees affiliated to Provincial Party Committees and City Party Committees, provincial Committees of Vietnam Fatherland Front and deputies to provincial People’s Councils that are entitled to request information and data under management of provincial People’s Committees;
d) Offices and Committees of district-level People’s Councils, Offices of district-level People’s Committees, Offices of and Committees affiliated to Party Committees of urban districts, rural districts, county-level towns and cities, district-level Committees of Vietnam Fatherland Front and deputies to district-level People’s Councils that are entitled to request information and data under management of district-level People’s Committees;
dd) Other authorities, organizations and individuals having power to request information as prescribed by law.
3. The exploitation and use of state secrets in the database shall comply with regulations of law on protection of state secrets.
Article 15. Procedures for requesting and processing requests for information and data from database
1. Authorities, organizations and individuals entitled to request information and data shall make a written request, clearly specifying information and data to be provided and purposes of exploiting and using information and data.
2. The authority responsible for providing information and data shall consider and provide information and data as requested within 05 working days from the receipt of the written request. If, for objective reasons, the requested information and data fail to be provided, a written notification clearly stating reasons therefor must be sent to the applicant.
3. The authority requested to provide information and data reserves the right to reject the request in the following cases:
a) In cases other than those specified in clause 2 Article 14 of this Decree.
b) When there are grounds for presuming that the request is unlawful, violates regulations on protection of state secrets and personal secrets or infringes upon the legitimate rights and interests of authorities, organizations and individuals.
Article 16. Responsibility for providing information from database
1. The Government Inspectorate shall provide information as requested in points a, b and dd clause 2 Article 14 of this Decree.
2. Ministry Inspectorates and ministerial agencies shall provide information under their management as requested by Ministers and heads of ministerial agencies.
Any unit assigned to update information to the database at the Office of the Government and Governmental agencies shall provide information under its management as request by the Minister, Chairman/Chairwoman of the Office of the Government and heads of Governmental agencies.
3. Provincial Inspectorates shall provide information as requested in points c and dd clause 2 Article 14 of this Decree.
4. District-level Inspectorates shall provide information as requested in points d and dd clause 2 Article 14 of this Decree.
Article 17. Management and protection of database
1. The database shall be closely and safely managed and protected as prescribed by law.
2. The authorities assigned to manage database shall develop technical solutions, business processes and regulations on management of the database, system operation of system, data storage, system inspection and assurance of information and data security and safety.
Article 18. Data connection and sharing
1. The connection and sharing of information and data between the National database of reception of citizens, processing of submissions and handling of complaints, denunciations, petitions and feedback with other national databases and specialized databases in support of the management by competent authorities shall comply with regulations of law.
2. Ministries and local authorities shall standardize related data from their databases so as to update it to the database as prescribed by law.
Article 19. Funding for establishment and maintenance of database
1. Funding for investment in establishment, upgrading and maintenance of database shall be derived from the state budget and other funding sources under regulations of law.
2. Funding for management, maintenance and updating of information and data shall be derived from current state budget’s regular expenditures.
This Decree comes into force from October 10, 2022.
Article 21. Responsibility for implementation
1. The Inspector-General shall, within his/her jurisdiction, organize, provide guidance on and inspect the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees at all levels, heads of state inspecting authorities, persons that have power to and responsibility to receive citizens, process submissions and handle complaints, denunciations, petitions and feedback and other authorities, organizations and individuals concerned are responsible for the implementation of this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực