Chương II Nghị định 54/2009/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt
Số hiệu: | 54/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/06/2009 | Ngày hiệu lực: | 31/07/2009 |
Ngày công báo: | 19/06/2009 | Số công báo: | Từ số 299 đến số 300 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/09/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi ghi nhãn phương tiện đo không đúng quy định hoặc không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo lường chính thức.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định ban đầu đối với phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng để định lượng hàng hóa, thanh toán, mua bán, bảo vệ sức khỏe hoặc bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất phương tiện đo khi chưa được phê duyệt mẫu;
b) Sản xuất phương tiện đo đã được phê duyệt mẫu nhưng quyết định phê duyệt mẫu hết hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phương tiện đo không đúng mẫu phương tiện đo đã được phê duyệt.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo đến 90 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc ghi, khắc đơn vị đo lường trên phương tiện đo theo đơn vị đo lường chính thức, buộc ghi nhãn phương tiện đo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện kiểm định trong thời hạn 30 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc hoàn thành thủ tục phê duyệt mẫu phương tiện đo trong thời hạn không quá 60 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phương tiện đo có nhãn phương tiện đo ghi không đúng quy định hoặc ghi, khắc đơn vị đo không theo đơn vị đo lường chính thức.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm định ban đầu các phương tiện đo nhập khẩu trước khi đưa vào sử dụng để định lượng hàng hóa, thanh toán, mua bán hàng hóa, bảo vệ sức khỏe hoặc bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu phương tiện đo chưa được phê duyệt mẫu;
b) Nhập khẩu phương tiện đo đã được phê duyệt mẫu nhưng quyết định phê duyệt mẫu hết hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phương tiện đo không đúng mẫu phương tiện đo được phê duyệt.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc ghi bổ sung nhãn phương tiện đo đúng quy định; buộc ghi, khắc đơn vị đo lường trên phương tiện đo theo đơn vị đo lường chính thức đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện kiểm định theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc hoàn thành thủ tục phê duyệt mẫu phương tiện đo trong thời hạn không quá 60 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
d) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy phương tiện đo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh phương tiện đo chưa kiểm định; phương tiện đo chưa được phê duyệt mẫu;
b) Kinh doanh phương tiện đo không có nhãn hoặc có nhãn ghi không đúng nội dung quy định hoặc ghi, khắc đơn vị đo lường không đúng quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện kiểm định ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc ghi nhãn phương tiện đo, đơn vị đo lường của phương tiện đo theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây để thực hiện phép đo trong hoạt động thương mại bán lẻ:
a) Phương tiện đo chưa kiểm định;
b) Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo hết hiệu lực;
c) Phương tiện đo có độ chính xác, phạm vi đo không đảm bảo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện phép đo trong hoạt động thương mại bán lẻ có lượng thiếu quá giới hạn cho phép theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện kiểm định phương tiện đo trước khi sử dụng phương tiện đo vào hoạt động thương mại bán lẻ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng phương tiện đo có giá trị nhỏ hơn 500.000 đồng tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính:
a) Không có giấy chứng nhận kiểm định hoặc dấu kiểm định hoặc tem kiểm định theo quy định.
b) Giấy chứng nhận kiểm định hoặc dấu kiểm định hoặc tem kiểm định đã hết hiệu lực;
c) Phương tiện đo không đạt yêu cầu quy định về đo lường.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng phương tiện đo có giá trị từ 500.000 đồng trở lên tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính:
a) Không có giấy chứng nhận kiểm định hoặc dấu kiểm định hoặc tem kiểm định theo quy định;
b) Giấy chứng nhận kiểm định hoặc dấu kiểm định hoặc tem kiểm định đã hết hiệu lực.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện đo bị sai, hỏng hoặc không đạt yêu cầu về đo lường.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng phương tiện đo:
a) Gian lận trong việc sử dụng giấy chứng nhận kiểm định hoặc dấu kiểm định hoặc tem kiểm định;
b) Làm thay đổi tình trạng kỹ thuật, đặc tính đo lường của phương tiện đo;
c) Không thực hiện việc kiểm định phương tiện đo trong thời hạn quy định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện kiểm định phương tiện đo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy giấy chứng nhận kiểm định hoặc dấu kiểm định hoặc tem kiểm định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
c) Thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của kiểm định viên đo lường:
a) Thực hiện kiểm định phương tiện đo khi chưa có quyết định chứng nhận và cấp thẻ kiểm định viên đo lường hoặc quyết định chứng nhận và cấp thẻ kiểm định viên đo lường đã hết hiệu lực;
b) Không tuân thủ quy trình kiểm định;
c) Sử dụng giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định, dấu kiểm định không đúng quy định; niêm phong, kẹp chì không đúng quy định;
d) Kiểm định phương tiện đo chưa được phê duyệt mẫu hoặc không đúng mẫu đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức kiểm định:
a) Kiểm định phương tiện đo vượt quá phạm vi được công nhận khả năng kiểm định;
b) Tiến hành kiểm định phương tiện đo khi quyết định công nhận khả năng kiểm định đã hết hiệu lực;
c) Sử dụng giấy chứng nhận kiểm định chuẩn đo lường đã hết hiệu lực;
d) Sử dụng chuẩn đo lường khi chưa có quyết định về việc chứng nhận chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định này đã hết hiệu lực.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức được chỉ định kiểm định chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định:
a) Kiểm định chuẩn đo lường vượt quá phạm vi được chỉ định;
b) Không tuân thủ quy trình kiểm định chuẩn đo lường;
c) Tiến hành kiểm định chuẩn đo lường khi quyết định chỉ định đã hết hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm định mà cấp giấy, chứng chỉ sau đây cho chuẩn, phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định:
a) Giấy chứng nhận kiểm định chuẩn;
b) Giấy chứng nhận kiểm định; dấu kiểm định; tem kiểm định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ kiểm định viên đo lường đến 90 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng quyết định công nhận khả năng kiểm định đến 90 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện kiểm định, chứng nhận chuẩn đo lường theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không ghi định lượng trên nhãn hàng hóa theo quy định hoặc không đúng đơn vị đo lường theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi đóng gói hàng hóa không đủ định lượng, không đạt yêu cầu về đo lường theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc ghi định lượng, đơn vị đo lường theo quy định lên nhãn hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Buộc định lượng lại hàng hóa theo quy định trước khi đưa lưu thông đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán hàng đóng gói sẵn thuộc Danh mục hàng đóng gói sẵn phải quản lý nhà nước về đo lường mà không ghi định lượng theo quy định hoặc ghi không đúng đơn vị đo lường theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán hàng đóng gói sẵn thuộc Danh mục hàng đóng gói sẵn phải quản lý nhà nước về đo lường mà không đủ định lượng hoặc không đạt yêu cầu về đo lường theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đình chỉ lưu thông hàng đóng gói sẵn vi phạm quy định về đo lường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc định lượng lại hàng hóa theo quy định trước khi đưa lưu thông đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng;
b) Không công bố lại tiêu chuẩn áp dụng khi có sự thay đổi liên quan đến các nội dung đã công bố;
c) Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công bố tiêu chuẩn áp dụng trong thời hạn 30 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế sản phẩm, hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Buộc công bố lại tiêu chuẩn áp dụng trong thời hạn 30 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
d) Buộc sửa đổi tiêu chuẩn áp dụng trong trường hợp tiêu chuẩn áp dụng là tiêu chuẩn cơ sở hoặc tiêu chuẩn khác phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật có liên quan hoặc thay đổi các đặc tính cơ bản của sản phẩm, hàng hóa cho phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật có liên quan và thực hiện việc công bố lại tiêu chuẩn áp dụng trong thời hạn 30 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng đã được sử dụng để chứng nhận hợp chuẩn hoặc sử dụng giấy chứng nhận hợp chuẩn đã hết hiệu lực.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận hợp chuẩn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường; buộc thay đổi mục đích sử dụng; tái chế hoặc tái xuất sản phẩm, hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa:
a) Không đăng ký bản công bố hợp chuẩn tại cơ quan có thẩm quyền nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký kinh doanh;
b) Không lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn đúng quy định.
c) Không thực hiện việc công bố lại khi có bất cứ sự thay đổi nào về nội dung bản công bố hợp chuẩn đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với nội dung bản công bố hợp chuẩn đã đăng ký.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký bản công bố hợp chuẩn tại cơ quan có thẩm quyền; buộc lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn đúng quy định; buộc thực hiện công bố lại khi có bất cứ sự thay đổi nào về nội dung bản công bố hợp chuẩn đã đăng ký trong thời hạn 10 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường, buộc tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái xuất sản phẩm, hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chứng nhận hợp quy khi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải chứng nhận hợp quy hoặc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy đã hết hiệu lực.
2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải chứng nhận hợp quy nhưng có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đã được chứng nhận.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy đến 90 ngày hoặc không thời hạn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện chứng nhận hợp quy trong thời hạn 30 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đang lưu thông trên thị trường; buộc thay đổi mục đích sử dụng, tái chế hoặc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa hoặc tái xuất hàng hóa nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:
a) Không thực hiện công bố hợp quy khi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa;
b) Không đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký kinh doanh;
c) Không gắn dấu hợp quy theo quy định khi đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường;
d) Không lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công bố hợp quy, đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc gắn dấu hợp quy theo quy định trước khi đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường; buộc thay đổi mục đích sử dụng, tái chế hoặc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa hoặc tái xuất sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán sản phẩm, hàng hóa nhưng không có công bố tiêu chuẩn áp dụng của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu theo quy định.
2. Hành vi bán sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng được áp dụng các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại để xử phạt.
3. Phạt tiền từ một lần đến hai lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm phát hiện được tại thời điểm vi phạm đối với hành vi bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
4. Phạt tiền từ hai lần đến ba lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng đã được chứng nhận hoặc tiêu chuẩn tương ứng đã công bố;
b) Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
5. Phạt tiền từ ba lần đến năm lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đã công bố hoặc đã được chứng nhận;
b) Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tạm đình chỉ lưu thông hàng hóa vi phạm và yêu cầu nhà sản xuất, nhập khẩu công bố tiêu chuẩn áp dụng trong thời hạn 30 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc chuyển đổi mục đích áp dụng hoặc tái chế đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này;
c) Buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này trong trường hợp không thực hiện được việc tái chế hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc gây hại cho sức khỏe, an toàn, môi trường.
1. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền;
b) Thực hiện chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy ngoài lĩnh vực đã đăng ký hoặc cho phép;
c) Thực hiện đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước nhưng không được chỉ định theo quy định;
d) Không bảo đảm duy trì bộ máy tổ chức và năng lực đã được công nhận hoặc chấp nhận phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng;
đ) Không duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng;
e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trình tự, thủ tục đánh giá, chứng nhận mà vẫn cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn, giấy chứng nhận hợp quy;
g) Cung cấp kết quả đánh giá sự phù hợp sai;
h) Thực hiện hoạt động tư vấn cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ và điểm g khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi các giấy chứng nhận đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ và điểm e khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện lại việc đánh giá sự phù hợp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiến hành hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định dưới danh nghĩa được công nhận khi chưa được tổ chức công nhận đánh giá và công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức giám định phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trình tự, thủ tục thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định;
c) Không bảo đảm bộ máy tổ chức và năng lực đã được công nhận phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng;
d) Không duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng;
đ) Tiến hành hoạt động kiểm định khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chỉ định hoặc không tuân thủ quy trình kiểm định so với yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
e) Cung cấp kết quả sai.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy công nhận đủ năng lực hoạt động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện lại việc thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định và chịu mọi chi phí thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định lại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố quy trình, thủ tục đánh giá, công nhận và các yêu cầu khác liên quan đến hoạt động công nhận;
b) Tiến hành đánh giá, công nhận không theo quy trình, thủ tục đã công bố, không theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng sử dụng để đánh giá, công nhận hoặc thực hiện không đầy đủ các quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, quy chuẩn nêu trên;
c) Không sử dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được bổ sung, sửa đổi, thay thế để đánh giá, công nhận;
d) Cấp chứng chỉ công nhận vượt quá thẩm quyền hoặc không thực hiện giám sát định kỳ đối với tổ chức được công nhận;
đ) Không báo cáo kết quả hoạt động công nhận hoặc xuất trình hồ sơ công nhận khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công bố quy trình, thủ tục đánh giá, công nhận và các yêu cầu liên quan khác đến hoạt động công nhận đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Thu hồi các chứng chỉ công nhận đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, thiếu trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy để ghi lên sản phẩm, hàng hóa hoặc các tài liệu kèm theo;
b) Giả mạo kết quả: thử nghiệm, kiểm tra, giám định, kiểm định chất lượng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, giấy chứng nhận hợp chuẩn, giấy chứng nhận hợp quy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu phiếu kết quả thử nghiệm, giấy chứng nhận kiểm tra, giám định, kiểm định chất lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đã ghi lên sản phẩm, hàng hóa hoặc các tài liệu kèm theo. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức được chỉ định kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
a) Tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc không có quy trình kiểm tra;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa không thuộc lĩnh vực kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền chỉ định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi các kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh báo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa có nhãn rách nát, mờ nhạt không đọc được nội dung trên nhãn hàng hóa hoặc nhãn hàng hóa bị sửa chữa, tẩy xóa;
b) Bán hàng hóa có nhãn bị che lấp không đọc được hoặc không đọc được hết nội dung trên nhãn hàng hóa;
c) Bán hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có nhãn rách nát, mờ nhạt không đọc được nội dung ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có nhãn bị che lấp không đọc được hoặc không đọc được hết nội dung trên nhãn hàng hóa;
c) Sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có nhãn vi phạm, buộc ghi lại nhãn hàng hóa theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa sản xuất trong nước không có nhãn bằng tiếng Việt hoặc nhãn ghi kích thước chữ nước ngoài lớn hơn chữ tiếng Việt;
b) Bán hàng hóa trên nhãn có những thông tin bằng hình ảnh, hình vẽ, chữ viết không đúng sự thật.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất sản phẩm, hàng hóa để tiêu thụ tại Việt Nam (bao gồm cả gia công hàng hóa tại nước ngoài) nhưng không có nhãn bằng tiếng Việt hoặc có nhãn ghi kích thước chữ nước ngoài lớn hơn chữ tiếng Việt;
b) Sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về đơn vị đo lường chính thức;
c) Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa nhưng trên nhãn có ghi thông tin bằng hình ảnh, hình vẽ, chữ viết không đúng bản chất, sự thật của hàng hóa đó.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, chế biến, lắp ráp, đóng gói sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam nhưng không ghi nhãn theo quy định;
b) Nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa để đưa vào lưu thông có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tạm đình chỉ lưu thông hàng hóa vi phạm; buộc khắc phục vi phạm về nhãn hàng hóa theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 4 Điều này;
b) Buộc tạm đình chỉ lưu thông hàng hóa để bổ sung nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, điểm b khoản 4 Điều này;
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa không ghi một trong các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất hàng hóa tại Việt Nam nhưng không ghi một trong các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Nhập khẩu hàng hóa nhưng trên nhãn không ghi một trong các nội dung bắt buộc hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
3. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa là lương thực, thực phẩm, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi;
b) Hàng hóa có ghi hạn sử dụng nhưng không phân biệt được hạn sử dụng hoặc tẩy xóa, sửa chữa hạn sử dụng đối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tạm đình chỉ lưu thông hàng hóa; buộc khắc phục vi phạm về nhãn hàng hóa theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi, cây trồng, môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch hoặc Giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;
b) Không gửi danh mục các Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và Mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan quản lý nhà nước về mã số mã vạch có thẩm quyền.
c) Không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng mã số vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
b) Sử dụng trái phép mã số mã vạch của doanh nghiệp khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
c) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số, mã vạch.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Mã nước ngoài để in lên sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích chỉ để xuất khẩu mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hoặc không được tổ chức nước ngoài là chủ sở hữu cho phép.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định về mã số mã vạch đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc ngừng sử dụng mã số mã vạch và thu hồi hàng hóa gắn mã số mã vạch vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
b) Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch không đúng thẩm quyền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đầy đủ cho cơ quan thanh tra, kiểm tra hoặc người có thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Cản trở, gây khó khăn hoặc trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra của người có thẩm quyền;
c) Cố ý trì hoãn, trốn tránh, không thi hành quyết định hành chính của người có thẩm quyền, không thực hiện các yêu cầu, kết luận, quyết định của đoàn thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý tháo gỡ niêm phong hàng hóa, tang vật vi phạm đang bị cơ quan thanh tra niêm phong hoặc tạm giữ;
b) Tẩu tán, tiêu hủy hàng hóa, tang vật vi phạm đang bị kiểm tra hoặc tạm giữ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi tang vật, phương tiện đã tẩu tán đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION. SANCTIONING FORMS AND LEVELS
Section I. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION RELATED TO METROLOGY
Article 4. Acts of violating metrology regulations in the production of measuring devices subject to inspection
1. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 shall be imposed for labeling measuring devices in contravention of regulations or writing or engraving unofficial units of measurement on these tools.
2. A fine of between VND 4,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for failing to conduct initial inspection of measuring devices before putting them into use, for quantitative determination of goods, payment for goods, goods trading, health protection, safety assurance or environmental protection.
3. A fine of between VND 7,000,000 and 12,000,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Producing measuring devices the specimens of which have not yet been approved;
b/ Producing measuring devices the specimens of which have been approved but specimen-approving decisions have expired.
4. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for producing measuring devices different from their approved specimens.
5. Additional sanction:
Deprivation for up to 90 days of the right to use decisions approving specimen measuring devices, for the act of violation specified in Clause 4 of this Article.
6. Remedies:
a/ Forcible writing or engraving of official units of measurement on measuring devices or forcible labeling of measuring devices under regulations, for the act of violation specified in Clause 1 of this Article;
b/ Forcible inspection within 30 days, for the act of violation specified in Clause 2 of this Article;
c/ Forcible completion of procedures for the approval of specimen measuring devices within 60 days, for acts of violation specified in Clause 3 of this Article.
Article 5. Acts of violating metrology regulations in the import of measuring devices subject to inspection
1. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 shall be imposed for importing improperly labeled measuring devices or those written or engraved with unofficial units of measurement.
2. A fine of between VND 4,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for failing to conduct initial inspection of imported measuring devices before putting them into use for quantitative determination of goods, payment for goods, goods trading, health protection, safety assurance or environmental protection.
3. A fine of between VND 7,000,000 and 12,000,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Importing measuring devices the specimens of which have not yet been approved;
b/ Importing measuring devices the specimens of which have been approved but specimen-approving decisions have expired.
4. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for importing measuring devices different from their approved specimens.
5. Remedies:
a/ Forcible additional labeling of measuring devices under regulations; forcible writing or engraving of official units of measurement on measuring devices, for the act of violation specified in Clause 1 of this Article;
b/ Forcible inspection under regulations, for the act of violation specified in Clause 2 of this Article;
c/ Forcible completion of procedures for the approval of specimen measuring devices within 60 days, for acts of violation specified in Clause 3 of this Article;
d/ Forcible exportation or destruction of measuring devices, for the act of violation specified in Clause 4 of this Article.
Article 6. Acts of violating metrology regulations in the trading of measuring devices subject to inspection
1. A fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Trading in measuring devices which have not yet been inspected or the specimens of which have not yet been approved:
b/ Trading in unlabeled or improperly labeled measuring devices, or those written or engraved with improper units of measurement.
2. Remedies:
a/ Forcible initial inspection, for the act of violation specified at Point a. Clause 1 of this Article;
b/ Forcible labeling of measuring devices or writing of units of measurement on measuring devices under regulations, for the act of violation specified at Point b, Clause 1 of this Article.
Article 7. Acts of violating metrology regulations in retail activities
1. A fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for any of the following acts for conducting measurement in retail activities:
a/ Using measuring devices not yet inspected;
b/ Using expired certificates of inspection of measuring devices;
c/ Using measuring devices with a precision or scope of measurement incompliant with regulations.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for conducting measurement in retail trading activities with a deficient quantity exceeding the prescribed limit.
3. Remedy: forcible inspection of measuring devices before using them in retail activities, for acts of violation specified in Clause 1 of this Article.
Article 8. Acts of violating metrology regulations in the use of measuring devices subject to inspection
1. A fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for any of the following acts when using measuring devices valued at below VND 500,000 calculated according to the value of brand-new measuring devices of the same type or brand-new measuring devices with equivalent technical specifications at the time an administrative violation is committed:
a/ Possessing no inspection certificates or bearing inspection marks or stamps as prescribed;
b/ Using expired inspection certificates or inspection marks or stamps;
c/ Using measuring devices failing to satisfy prescribed metrology requirements.
2. A fine of between VND 4.000,000 and 7,000,000 shall be imposed for either of the following acts when using measuring devices valued at VND 500,000 or more calculated according to the value of brand-new measuring devices of the same type or brand-new measuring devices with similar technical specifications at the time an administrative violation is committed:
a/ Possessing no inspection certificates or bearing inspection marks or stamps as prescribed:
b/ Using expired inspection certificates or inspection marks or stamps.
A fine of between VND 7,000,000 and 12,000,000 shall be imposed for the act of using measuring devices which are imprecise or broken or fail to satisfy metrology requirements.
A fine of between VND 15,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for any of the following acts when using measuring devices:
a/ Committing fraud in the use of inspection certificates or inspection marks or stamps:
b/Altering the technical state or metrological specifications of measuring devices;
c/ Failing to inspect measuring devices within the prescribed time limit at the request of competent agencies.
5. Additional sanction:
Confiscation of material evidences used in violations, for the act of violation specified at Point b. Clause 4 of this Article.
6. Remedies:
a/ Forcible inspection of measuring devices, for acts of violation specified in Clauses 1.2 and 3, and Point c. Clause 4. of this Article;
b/ Forcible destruction of inspection certificates or inspection marks or stamps, for the act of violation specified at Point a. Clause 4 of this Article;
c/ Recovery into the state budget of sums of money illegally gained from the commission of the violation specified at Point b. Clause 4 of this Article according to the guidance of the Ministry of Science and Technology.
Article 9. Acts of violating regulations on inspection of measuring devices which are committed by metrology inspectors or inspection organizations
1. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for any of the following acts committed by metrology inspectors:
a/ Inspecting measuring devices without decisions on the certification of metrology inspectors and grant of metrology inspector's cards, or using expired decisions on the certification of metrology inspectors and grant of metrology inspector's cards;
b/ Failing to comply with the inspection process;
c/ Using inspection certificates or inspection stamps or marks in contravention of regulations; or improperly affixing lead seals;
d/ Inspecting measuring devices the specimens of which have not yet been approved or which are different from their approved specimens.
2. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 shall be imposed for any of the following acts committed by inspection organizations:
a/ Inspecting measuring devices beyond the accredited scope of inspection capacity;
b/ Inspecting measuring devices when decisions accrediting their inspection capacity have expired;
c/ Using expired certificates of inspection of metrology standards;
d/ Using metrology standards without competent agencies' decisions on the certification of metrology standards for inspecting measuring devices or with expired decisions.
3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for any of the following acts committed by organizations designated to inspect metrology standards for inspecting measuring devices subject to inspection:
a/ Inspecting metrology standards beyond the designated scope;
b/ Failing to comply with the process of inspecting metrology standards;
c/ Inspecting metrology standards when designation decisions have expired.
4. A fine of between VND 15.000.000 and 25,000,000 shall be imposed for granting without inspection the following papers or certificates for standards or measuring devices subject to inspection:
a/ Standard inspection certificates;
b/ Inspection certificates; inspection marks; or inspection stamps.
5. Additional sanctions:
a/ Deprivation of the right to use metrology inspector's cards for up to 90 days, for acts of violation specified in Clause 1 of this Article;
b/ Deprivation of the right to use decisions accrediting inspection capacity for up to 90 days, for acts of violation specified in Clause 2 of this Article.
6. Remedy: forcible inspection or certification of metrology standards under regulations, for acts of violation specified at Points c and d. Clause 2 of this Article.
Article 10. Acts of violating metrology regulations in the production or import of prepacked goods subject to metrology state management
1. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 shall be imposed for failing to indicate the quantity of goods on their labels under regulations, or indicating units of measurement other than prescribed ones.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for packing goods which are insufficient in quantity or fail to satisfy prescribed metrology requirements.
3. Remedies:
a/ Forcible writing of the quantity or units of measurement of goods on their labels under regulations, for the act of violation specified in Clause 1 of this Article;
b/ Forcible re-determination of the goods quantity under regulations before putting them into circulation, for the act of violation specified in Clause 2 of this Article.
Article 11. Acts of violating metrology regulations in the trading of pre-packed goods subject to metrology state management
1. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for trading in prepacked goods subject to metrology state management without indicating the quantity of goods under regulations or indicating units of measurement other than prescribed ones.
2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for trading in prepacked goods subject to metrology state management which are insufficient in quantity or fail to satisfy prescribed metrology requirements.
3. Remedies:
a/ Forcible suspension from circulation of pre-packed goods in violation of metrology regulations, for the act of violation specified in Clause 1 of this Article:
b/ Forcible re-determination of the goods quantity under regulations before putting them into circulation, for the act of violation specified in Clause 2 of this Article.
Section 2. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION RELATED TO STANDARDS AND TECHNICAL REGULATIONS OR PRODUCT AND GOODS QUALITY
Article 12. Acts of violating regulations on publicization of applicable standards
1. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for failing to publicize applicable standards according to regulations.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Producing or importing products or goods unconformable with announced applicable standards;
b/ Failing to re-publicize applicable standards in case of any change related to the already publicized details:
c/ Publicizing applicable standards which contain details contrary to the requirements of technical regulations.
3. Remedies:
a/ Forcible publicization of applicable standards within 30 days, for the act of violation specified in Clause 1 of this Article;
b/ Forcible change of use purposes or reprocessing of products or goods, for the act of violation specified at Point a. Clause 2 of this Article;
c/ Forcible re-publicization of applicable standards within 30 days, for the act of violation specified at Point b. Clause 2 of this Article:
d/ Forcible modification of applicable standards in case they are manufacturer standards or other standards to conform with relevant technical regulations, or alteration of basic characteristics of products or goods to conform with relevant technical regulations and re-publicization of applicable standards within 30 days, for the act of violation specified at Point c. Clause 2 of this Article.
Article 13. Acts of violating regulations on standard conformity certification
1. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for producing or importing products or goods with quality unconformable with relevant standards used for standard conformity certification, or using expired standard conformity certificates.
2. Additional sanction:
Deprivation of the right to use standard conformity certificates, for the act of violation specified in Clause 1 of this Article.
3. Remedies:
Forcible recovery of unconformable products or goods being circulated on the market; forcible change of use purposes; or re-processing or reexport of products or goods specified in Clause 1 of this Article.
Article 14. Acts of violating regulations on standard conformity publicization
1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts when producing or importing products or goods:
a/ Failing to register standard conformity publicization papers with competent agencies with which the producers or importers have registered business:
b/ Failing to archive standard conformity publicization dossiers under regulations;
c/ Failing to make re-publicization in case of any change in the registered standard conformity publicization paper.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 8,000,000 shall be imposed for producing or importing products or goods with quality inconsistent with that indicated in the registered standard conformity publicization paper.
3. Remedies:
a/ Forcible registration of standard conformity publicization papers at competent agencies; forcible archive of standard conformity publicization dossiers under regulations; forcible re-publicization in case of any change in the registered standard conformity publicization paper within 10 days, for acts of violation specified in Clause 1 of this Article;
b/ Forcible recovery of unconformable products or goods being circulated on the market; forcible re-processing or change of use purposes or re-export of products or goods, for the act of violation specified in Clause 2 of this Article.
Article 15. Acts of violating regulations on regulation conformity certification
1. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for failing to have regulation conformity certified when producing or importing products or goods subject to regulation conformity certification, or using expired regulation conformity certificates or stamps.
2. A fine of between VND 25,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for producing or importing products or goods subject to regulation conformity certification which have quality unconformable with certified relevant technical regulations.
3. Additional sanction:
Deprivation of the right to use regulation conformity certificates or stamps for up to 90 days or an indefinite duration, for the act of violation specified in Clause 2 of this Article.
4. Remedies:
a/ Forcible certification of regulation conformity within 30 days, for the act of violation specified in Clause 1 of this Article;
b/ Forcible recovery of products or goods being in circulation on the market which are unconformable with relevant technical regulations; forcible change of use purposes, reprocessing or destruction of products or goods, or re-export of imported goods, for the act of violation specified in Clause 2 of this Article.
Article 16. Acts of violating regulations on regulation conformity publicization
1. A fine of between VND 10,000,000 and 15.000,000 shall be imposed for any of the following acts in case products or goods are subject to regulation conformity publicization under relevant technical regulations:
a/ Failing to publicize regulation conformity when producing or importing products or goods;
b/ Failing to register regulation conformity publicization papers with competent agencies with which the producers or importers have registered business;
c/ Failing to affix regulation conformity stamps under regulations when putting products or goods into markets:
d/ Failing to archive regulation conformity publicization dossiers under regulations.
2. A fine of between VND 25,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for producing or importing products or goods with quality unconformable with relevant technical regulations.
3. Remedies:
a/ Forcible publicization of regulation conformity or registration of regulation conformity publicization papers with competent agencies, for acts of violation specified at Points a and b. Clause 1 of this Article;
b/ Forcible affixture of regulation conformity stamps under regulations before putting products or goods into markets, for the act of violation specified at Point c. Clause 1 of this Article;
c/ Forcible recovery of unconformable products or goods being in circulation; forcible change of use purposes, re-processing or destruction of products or goods, or re-export of imported products or goods, for the act of violation specified in Clause 2 of this Article.
Article 17. Acts of violating regulations on the quality of products and goods circulated on the market
1. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for selling products or goods without papers on publicization of applicable standards of producers or importers as prescribed.
2. Selling expired products or goods shall be sanctioned under the Government's regulations on the sanctioning of administrative violations in trade activities.
3. A fine equal to or double the total value of products or goods used in violation detected at the time of violation shall be imposed for selling products or goods with quality unconformable with standards publicized for application.
4. A fine double or triple the total value of products or goods used in violation detected at the time of violation shall be imposed for either of the following acts:
a/ Selling products or goods with quality unconformable with certified or publicized relevant standards;
b/ Replacing, exchanging, adding or reducing ingredients or additives, or mixing impurities thus impairing the quality of. products or goods against standards publicized for application.
5. A fine equaling between three and five times the total value of products or goods used in violation detected at the time of violation shall be imposed for either of the following acts:
a/ Selling products or goods with quality unconformable with publicized or certified relevant technical regulations;
b/ Replacing, exchanging, adding or diminishing components or additives, or mixing impurities thus impairing the quality of. products or goods against relevant technical regulations.
6. Remedies:
a/ Forcible suspension from circulation of goods used in violation and request for producers or importers to publicize applicable standards for 30 days, for the act of violation specified in Clause 1 of this Article;
b/ Forcible change of use purposes or reprocessing, for acts of violation specified in Clauses 3, 4 and 5 of this Article:
c/ Forcible re-export or forcible destruction of imported products or goods, for acts of violation specified in Clauses 4 and 5 of this Article in case of failure to re-process, or change use purposes of, these products or goods or in case these products or goods prejudice health, safety or the environment.
Article 18. Acts of violation committed by conformity certification organizations
1. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Failing to register the scope of standard conformity or regulation conformity certification with competent agencies;
b/ Certifying standard conformity or regulation conformity beyond the registered or permitted scope;
c/ Conducting without being designated under regulations conformity assessment for state management;
d/ Failing to maintain the accredited or accepted organizational apparatus and capability satisfactory to the requirements of relevant standards;
dd/ Failing to maintain the managerial system satisfactory to the requirements of relevant standards;
e/ Granting standard conformity certificates or regulation conformity certificates while failing to comply or fully comply with the order of and procedures for assessment or certification:
g/ Supplying incorrect results of conformity assessment;
h/ Providing consultancy to certification applicants.
2. Additional sanction:
Deprivation of the right to use operation eligibility certificates, for acts of violation specified at Points b, c, d, e and g. Clause 1 of this Article.
3. Remedies:
a/ Forcible withdrawal of granted certificates, for acts of violation specified at Points b, c, d. e and f. Clause 1 of this Article;
b/ Forcible conformity re-assessment, for the act of violation specified at Point g. Clause 1 of this Article.
Article 19. Acts of violating regulations on the operation of accredited laboratories, accredited standardization laboratories or accredited assessment organizations
1. A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Conducting testing, standardization or assessment activities in the capacity as accredited laboratories, standardization laboratories or assessment organizations when their capability has not yet been assessed and accredited by accreditation organizations as conformable with relevant national or international standards;
b/ Failing to comply or fully comply with the order of and procedures for testing, standardization or assessment;
c/ Failing to maintain the accredited organizational apparatus and capability satisfactory to the requirements of relevant standards;
d/ Failing to maintain the managerial system satisfactory to the requirements of relevant standards;
dd/ Conducting inspection without being designated by competent agencies, or failing to comply with the inspection process against the requirements set in relevant technical regulations;
e/ Supplying incorrect results.
2. Additional sanction:
Deprivation of the right to use operation eligibility accreditation papers, for acts of violation specified at Points c and d. Clause 1 of this Article.
3. Remedies:
a/ Forcible revocation of granted certificates, for acts of violation specified in Clause 1 of this Article;
b/ Forcible re-testing, standardization or assessment, and payment of all expenses therefor, for the act of violation specified at Point e. Clause 1 of this Article.
Article 20. Acts of violating regulations on accreditation activities committed by accreditation organizations
1. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Failing to publicize the order of and procedures for assessment or accreditation and other accreditation-related requirements;
b/ Conducting assessment or accreditation not according to the publicized order and procedures or relevant standards or regulations used for assessment or accreditation, or failing to fully comply with the above order, procedures, standards or regulations;
c/ Failing to apply amended, modified or replaced standards or regulations for assessment or accreditation;
d/ Granting accreditation certificates ultra vires or failing to conduct regular supervision of accredited organizations:
dd/ Failing to report on accreditation results or to produce accreditation dossiers upon request of competent agencies.
2. Remedies:
a/ Forcible publicization of the assessment and accreditation process and procedures and other accreditation-related requirements, for the act of violation specified at Point a. Clause 1 of this Article;
b/ Revocation of granted accreditation certificates, for acts of violation specified at Points b. c and d. Clause 1 of this Article.
Article 21. Forgery related to standards, technical regulations or product and goods quality
1. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for supplying incorrect or untruthful information on product or goods quality according to standards or technical regulations.
2. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Forging standard conformity stamps, regulation conformity stamps, standard conformity certificates or regulation conformity certificates for affixture to products or goods or attached documents;
b/ Forging results of testing, inspection, assessment or quality inspection.
3. Additional sanctions:
a/ Confiscation of conformity stamps, regulation conformity stamps, standard conformity certificates or regulation conformity certificates, for the act of violation specified at Point a. Clause 2 of this Article;
b/ Confiscation of testing result slips or inspection, assessment or quality inspection certificates, for the act of violation specified at Point b. Clause 2 of this Article.
4. Remedy:
Forcible removal of violating elements from products or goods or attached documents. Otherwise, forcible destruction of products or goods, for the act of violation specified at Point a. Clause 2 of this Article.
Article 22. Acts of violating regulations on quality inspection of products or goods committed by organizations designated to inspect product or goods quality
1. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 shall be imposed for either of the following acts committed by organizations designated to inspect product or goods quality:
a/ Inspecting product or goods quality without being designated by a competent state agency or without an inspection process;
b/ Failing to comply or fully comply with the prescribed process of inspecting product and goods quality.
2. A fine of between VND 2,000,000 and 5.000,000 shall be imposed for inspecting product or goods quality beyond the scope designated by a competent agency.
3. Remedy:
Forcible recovery of issued results of product or goods quality inspection, for acts of violation specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
Section 3. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION RELATED TO GOODS LABELS AND NUMBER CODES AND BARCODES
Article 23. Acts of violating regulations on goods labels in product or goods production, import or trading
1. Caution shall be served or a fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Selling goods with torn or faded labels which are unreadable or with modified or erased labels:
b/ Selling goods with hidden labels which are partially or wholly unreadable;
c/ Selling unlabelled goods which are subject to labeling under regulations.
2. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Producing or importing goods with torn or faded labels which are unreadable:
b/ Producing or importing goods with hidden labels which are partially or wholly unreadable;
c/ Producing or importing goods with erased or modified labels, regardless of original or supplementary labels, falsifying information on the goods.
3. Remedy:
Forcible recovery of products or goods with improper labels or forcible labeling of goods under regulations, for acts of violation specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 24. Acts of violating regulations on size of letters, language, units of measurement, or advertisement on goods labels
1. Caution shall be served or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Selling home-made goods without labels in Vietnamese or with labels on which the size of letters in a foreign language is larger than that of letters in Vietnamese;
b/ Selling goods with labels containing untruthful images, drawings or scripts.
2. A fine of between VND 2,000,000 and 4.000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Producing products or goods for sale in Vietnam (even processing goods overseas) which have no labels in Vietnamese or have labels on which the size of letters in a foreign language is larger than that of letters in Vietnamese;
b/ Producing or importing goods which are labeled in contravention of regulations on official units of measurement;
c/ Producing, importing or exporting goods with labels containing untruthful images, drawings or scripts.
3. A fine of between VND 5.000,000 and 7,000,000 shall be imposed for trading in imported goods with original labels in a foreign language but without supplementary labels in Vietnamese as prescribed.
4. A fine of between VND 7.000,000 and 10.000,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Producing, processing, assembling or packing products or goods in Vietnam without labeling them under regulations;
b/ Importing products or goods for circulation which have original labels in a foreign language but no supplementary labels in Vietnamese as prescribed.
5. Remedies:
a/ Forcible suspension from circulation of violating goods; forcible remedy of violations of regulations on goods labels, for acts of violation specified in Clauses 1 and 2 and Point a, Clause 4, of this Article;
b/ Forcible suspension from circulation of goods for affixing supplementary labels in Vietnamese as prescribed, for acts of violation specified in Clause 3 and Point b. Clause 4. of this Article.
Article 25. Acts of violating regulations on compulsory details on goods labels and details which must be shown on labels depending on the nature of goods
1. A fine of between VND 3,000,000 and 5.000,000 shall be imposed for selling goods without indicating any of compulsory details on goods labels or details which must be shown on labels depending on the nature of goods under the law on goods labeling.
2. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Producing goods in Vietnam without indicating any of compulsory details on goods labels or details which must be shown on labels depending on the nature of goods under the law on goods labeling;
b/ Importing goods with labels lacking any of compulsory details or details which must be shown on labels depending on the nature of goods under the law on goods labeling.
3. A fine of between VND 12,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for acts of violation specified in Clause 2 of this Article and goods are any of the following:
a/ Food, foodstuffs, human medicines, veterinary drugs, livestock feed, plant protection drugs, plant varieties or animal breeds;
b/ Goods with unclear shelf life or goods specified at Point a. Clause 3 of this Article with an erased or modified shelf life;
c/ Goods affixed with fake labels.
4. Remedies:
a/ Forcible suspension from circulation of goods; forcible remedy of violations of regulations on goods labeling, for acts of violation specified in Clauses 1 and 2 of this Article;
b/ Forcible destruction of violating goods labels; forcible destruction of products or goods with quality failing to ensure safety for humans, domestic animals, plants or the environment, for acts of violation specified in Clause 3 of this Article.
Article 26. Acts of violating regulations on the use of number codes and barcodes
1. A fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Failing to notify in writing competent agencies of any change in names or contact addresses or of the loss or damage of number code or barcode use certificates;
b/ Failing to send lists of used global trade identification numbers (GTIN) and global location numbers (GLN) to competent state management agencies in charge of number codes and barcodes;
c/ Failing to notify in writing competent agencies of the permitted use of foreign number codes, enclosed with evidencing documents, in case of using foreign number codes for products or goods produced in Vietnam.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Using number codes and barcodes with Vietnam's initial codes (893) without number code or barcode use right certificates granted by competent agencies;
b/ Illegally using number codes and barcodes of other enterprises which have been granted number code or barcode use right certificates by competent agencies;
c/ Using signs causing confusion with number codes or barcodes.
3. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for printing foreign codes on products or goods produced in Vietnam only for export purpose which have not yet been granted by competent foreign agencies or without permission of their foreign owners.
4. Remedies:
a/ Forcible compliance with regulations on number codes and barcodes, for acts of violation specified in Clause 1 of this Article;
b/ Forcible cessation of the use of number codes and barcodes and recovery of goods affixed with improper number codes and barcodes, for acts of violation specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
Article 27. Acts of violating regulations on the use or grant of number code and barcode certificates
1. A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Forging number code and barcode use right certificates;
b/ Granting number code and barcode use right certificates ultra vires.
2. Additional sanction:
Confiscation of number code and barcode use right certificates, for the act of violation specified at Point a. Clause 1 of this Article.
3. Remedy:
Forcible revocation of number code and barcode use right certificates, for the act of violation specified at Point b. Clause 1 of this Article.
Section 4. ACTS OF OBSTRUCTING INSPECTION OR EXAMINATION ACTIVITIES
Article 28. Acts of obstructing inspection or examination activities in the domain of standards, metrology and product and goods quality
1. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Refusing to supply information or documents: supplying untruthful or insufficient information or documents to inspection or examination agencies or competent persons of state management agencies in charge of standards, metrology and product and goods quality;
b/ Obstructing, causing difficulties to. or shirking inspection or examination by competent persons;
c/ Intentionally delaying or shirking the implementation of, or failing to implement, administrative decisions of competent persons, or failing to comply with requests, conclusions or decisions of inspection or examination teams with regard to standards, metrology and product and goods quality.
2. A fine of between VND 20.000.000 and 30,000,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Breaking without permission seals on goods or material evidences used in violations which have been sealed up or are temporarily seized by inspection agencies;
b/ Dispersing or destroying goods or material evidences used in violations which are being examined or temporarily seized.
3. Remedy:
Forcible recovery of dispersed material evidences or means, for the act of violation specified at Point b. Clause 2 of this Article.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực