Chương 3 Nghị định 48/2009/NĐ-CP về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới: Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Số hiệu: | 48/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/05/2009 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2009 |
Ngày công báo: | 01/06/2009 | Số công báo: | Từ số 277 đến số 278 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2009/NĐ-CP, ngày 19/05/2009, quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới với các quy định cụ thể về thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; chính sách hỗ trợ nữ cán bộ, công chức, viên chức; hỗ trợ bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Nghị định nêu rõ, thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới phải có định hướng, khuyến khích thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; không mang định kiến giới và loại bỏ mọi sự phân biệt đối xử về giới. Việc lồng ghép đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật này được thực hiện có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trong phạm vi điều chỉnh của văn bản. Trong phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật xác định các nội dung liên quan đến bình đẳng giới ; quy định các biện pháp cần thiết để thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới; dự báo tác động của các quy định đó đối với nam và nữ sau khi được ban hành. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến bình đẳng giới phải bảo đảm trong quá trình soạn thảo có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được áp dụng trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không giảm được sự chênh lệch này. Nghị định cũng xác định 5 biện pháp chủ yếu để thúc đẩy bình đẳng giới, gồm: Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam để đạt đủ tiêu chuẩn chuyên môn; hỗ trợ tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam để tăng cường sự chia sẻ giữa nữ và nam trong công việc gia đình và xã hội; quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam để thực hiện chính sách ưu tiên; nữ được quyền lựa chọn và ưu tiên nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam để bảo đảm quyền bình đẳng giới. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2009.
Văn bản tiếng việt
1. Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong nội dung, trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
2. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được áp dụng đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trong phạm vi điều chỉnh của văn bản.
Trong phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật:
1. Xác định nội dung liên quan đến vấn đề bình đẳng giới hoặc vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.
2. Quy định các biện pháp cần thiết để thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới; dự báo tác động của các quy định đó đối với nam và nữ sau khi được ban hành.
3. Xác định nguồn nhân lực, tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.
1. Trong trường hợp xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trong phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị, kiến nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm dự kiến những chính sách và biện pháp để thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trong bản thuyết minh đề nghị, kiến nghị xây dựng văn bản.
2. Trong trường hợp đề nghị, kiến nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được chấp nhận, nhưng cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị, kiến nghị không được phân công chủ trì soạn thảo văn bản thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp các tài liệu có liên quan đến vấn đề bình đẳng giới, bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới cho cơ quan chủ trì soạn thảo khi được yêu cầu.
Trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:
1. Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định tại Điều 8 Nghị định này.
2. Bảo đảm sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
3. Tham vấn, lấy ý kiến chuyên gia về giới, các cá nhân, tổ chức có liên quan hoặc chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật; tổng hợp và nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý.
4. Thể hiện trong tờ trình trình cơ quan có thẩm quyền về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; các phụ lục thông tin, số liệu về giới liên quan đến dự thảo văn bản (nếu có); báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến phản biện xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
1. Thực hiện đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Bình đẳng giới đồng thời với việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.
2. Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới phối hợp đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
1. Cử đại diện tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập hoặc đóng góp ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Có ý kiến đánh giá bằng văn bản về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới hoặc cử đại diện tham gia Hội đồng thẩm định theo yêu cầu của cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực phụ trách; nếu xác định có vấn đề liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới thì theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.
INCLUSION OF GENDER EQUALITY ISSUES IN DRAFT LEGAL DOCUMENTS
Article 7. Requirements on and scope of inclusion of gender equality issues in draft legal documents
1. To ensure basic principles on gender equality in the contents of, and the order of and procedures for drafting, promulgating, reviewing and systemizing legal documents under the Law on Promulgation of Legal Documents and the Law on Promulgation of Legal Documents by People's Councils and People's Committees.
2. To include gender equality issues in draft legal documents identified as having contents related to gender equality or regulating gender inequality or gender discrimination.
Article 8. Contents of inclusion of gender equality issues in draft legal documents
In the scope of regulation of legal documents:
1. To identify contents related to gender equality or gender inequality or gender discrimination.
2. To provide for necessary measures for realizing gender equality or tackling gender inequality or gender discrimination; to forecast the impacts of these regulations on men and women after they are promulgated.
3. To identify necessary human and financial resources for the implementation of measures for realizing gender equality or tackling gender inequality or gender discrimination problems.
Article 9. Responsibilities of agencies, organizations and individuals in requesting or proposing the elaboration of legal documents
1. In case of identifying that a legal document has contents related to gender equality or regulating gender inequality or gender discrimination issues, the agency, organization or individual that requests or proposes the elaboration of that legal document shall set forth policies and measures for realizing gender equality or tackling gender inequality or gender discrimination in its/his/her written request or proposal.
2. In case the request or proposal for the elaboration of a legal document is accepted but the requesting or proposing agency, organization or individual is not assigned to draft the document, it/he/she shall supply documents related to gender equality, gender inequality or gender discrimination issues to the drafting agency upon request.
Article 10. Responsibilities of agencies in charge of drafting legal documents
In the process of drafting a legal document related to gender equality or involving gender inequality or gender discrimination issues, the drafting agency shall:
1. Include gender equality issues in the draft legal document in accordance with Article 8 of this Decree.
2. Ensure the participation of representatives of state management agencies in charge of gender equality and the Vietnam Women's Union in the process of drafting the legal document.
3. Refer or consult gender experts and individuals and organizations that are related to or directly influenced by the legal document; sum up, consider and assimilate suggestions.
4. Present the contents of inclusion of gender equality issues in the report on the draft legal document sent to competent agencies; make annexes on gender information and data related to the draft document (if any) and a written explanation about the assimilation of comments of those defined in Clause 3 of this Article and critical opinions of the Vietnam Women's Union concerning gender equality policies and law.
Article 11. Responsibilities of agencies appraising legal documents for evaluating the inclusion of gender equality issues in draft legal documents
1. To evaluate the inclusion of gender equality issues in draft legal documents according to Clause 3, Article 21 of the Law on Gender Equality concurrently with the appraisal of these legal documents.
2. To request state management agencies in charge of gender equality to coordinate in evaluating the inclusion of gender equality issues in draft legal documents.
Article 12. Responsibilities of state management agencies in charge of gender equality for the inclusion of gender equality issues in draft legal documents
1. To appoint their representatives to join drafting boards or editing groups or give their opinions on draft legal documents at the request of drafting agencies.
2. To give written evaluation opinions on the inclusion of gender equality issues or appoint their representatives to join appraisal councils at the request of agencies appraising legal documents.
Article 13. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies in reviewing and systemizing legal documents in order to assure gender equality
Ministries and ministerial-level shall review and systemize legal documents in the domains under their management; if identifying any matters concerning gender equality or gender inequality or gender discrimination, they shall amend, supplement, replace or annul these legal documents according to their competence or propose competent agencies to do so in order to realize gender equality or tackle gender inequality or discrimination problems.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực