Số hiệu: | 48/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/05/2009 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2009 |
Ngày công báo: | 01/06/2009 | Số công báo: | Từ số 277 đến số 278 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2009/NĐ-CP, ngày 19/05/2009, quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới với các quy định cụ thể về thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; chính sách hỗ trợ nữ cán bộ, công chức, viên chức; hỗ trợ bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Nghị định nêu rõ, thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới phải có định hướng, khuyến khích thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; không mang định kiến giới và loại bỏ mọi sự phân biệt đối xử về giới. Việc lồng ghép đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật này được thực hiện có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trong phạm vi điều chỉnh của văn bản. Trong phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật xác định các nội dung liên quan đến bình đẳng giới ; quy định các biện pháp cần thiết để thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới; dự báo tác động của các quy định đó đối với nam và nữ sau khi được ban hành. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến bình đẳng giới phải bảo đảm trong quá trình soạn thảo có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được áp dụng trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không giảm được sự chênh lệch này. Nghị định cũng xác định 5 biện pháp chủ yếu để thúc đẩy bình đẳng giới, gồm: Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam để đạt đủ tiêu chuẩn chuyên môn; hỗ trợ tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam để tăng cường sự chia sẻ giữa nữ và nam trong công việc gia đình và xã hội; quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam để thực hiện chính sách ưu tiên; nữ được quyền lựa chọn và ưu tiên nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam để bảo đảm quyền bình đẳng giới. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2009.
Nghị định này quy định chi tiết thi hành khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 4 và khoản 5 Điều 14, khoản 3 Điều 17, Điều 19, Điều 21, Điều 23, Điều 24, điểm e và điểm g khoản 2 Điều 32 Luật Bình đẳng giới về:
1. Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới.
2. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; chính sách hỗ trợ nữ cán bộ, công chức, viên chức; hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân).
Article 1. Scope of regulation
This Decree prescribes in detail the implementation of Clause 5 of Article 11, Clause 2 of Article 12, Clause 3 of Article 13, Clauses 4 and 5 of Article 14, Clause 3 of Article 17, Article 19, Article 21, Article 23, Article 24. and Points e and g. Clause 2, Article 32, of the Law on Gender Equality regarding:
1. Information, education and communication on gender and gender equality.
2. Inclusion of gender equality issues in the elaboration of legal documents.
3. Measures to promote gender equality: policies to support female cadres, civil servants and employees; provision of support for gender equality activities in deep-lying, remote and ethnic minority areas and areas with extremely difficult socio-economic conditions.
4. Financial sources for gender equality activities.
Article 2. Subject of application
State agencies, political organizations, sociopolitical organizations, socio-political-professional organizations; social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, non-business units, people's armed forces units, Vietnamese families and citizens; foreign agencies and organizations operating in Vietnamese territory and foreigners residing in Vietnam (below collectively referred to as agencies, organizations and individuals).
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực