Chương 2 Nghị định 48/2009/NĐ-CP về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới: Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới
Số hiệu: | 48/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/05/2009 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2009 |
Ngày công báo: | 01/06/2009 | Số công báo: | Từ số 277 đến số 278 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2009/NĐ-CP, ngày 19/05/2009, quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới với các quy định cụ thể về thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; chính sách hỗ trợ nữ cán bộ, công chức, viên chức; hỗ trợ bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Nghị định nêu rõ, thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới phải có định hướng, khuyến khích thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; không mang định kiến giới và loại bỏ mọi sự phân biệt đối xử về giới. Việc lồng ghép đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật này được thực hiện có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trong phạm vi điều chỉnh của văn bản. Trong phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật xác định các nội dung liên quan đến bình đẳng giới ; quy định các biện pháp cần thiết để thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới; dự báo tác động của các quy định đó đối với nam và nữ sau khi được ban hành. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến bình đẳng giới phải bảo đảm trong quá trình soạn thảo có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được áp dụng trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không giảm được sự chênh lệch này. Nghị định cũng xác định 5 biện pháp chủ yếu để thúc đẩy bình đẳng giới, gồm: Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam để đạt đủ tiêu chuẩn chuyên môn; hỗ trợ tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam để tăng cường sự chia sẻ giữa nữ và nam trong công việc gia đình và xã hội; quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam để thực hiện chính sách ưu tiên; nữ được quyền lựa chọn và ưu tiên nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam để bảo đảm quyền bình đẳng giới. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2009.
Văn bản tiếng việt
1. Nội dung, hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới được quy định tại Điều 6 Luật Bình đẳng giới;
b) Định hướng, khuyến khích thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình;
c) Không mang định kiến giới, không tạo ra định kiến giới; loại bỏ mọi sự phân biệt đối xử về giới;
2. Người làm công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới phải có kiến thức về giới và bình đẳng giới.
1. Chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
2. Kiến thức, thông tin, số liệu về giới và bình đẳng giới.
3. Tác hại của định kiến giới, phân biệt đối xử về giới; công tác đấu tranh, phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
4. Biện pháp, kinh nghiệm tốt, mô hình, điển hình tiên tiến trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, đấu tranh xóa bỏ phân biệt đối xử về giới và định kiến giới.
5. Các nội dung khác có liên quan đến giới và bình đẳng giới.
1. Hình thức thông tin, truyền thông về giới và bình đẳng giới:
a) Thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên;
b) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet, loa truyền thanh cơ sở;
c) Phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền;
d) Thông qua các loại hình văn hóa truyền thống, văn hóa quần chúng, sáng tác văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng;
đ) Thông qua việc tổ chức thi tìm hiểu pháp luật;
e) Thông qua sinh hoạt của các loại hình câu lạc bộ;
g) Lồng ghép trong hoạt động của các tổ chức, cá nhân, gia đình và xã hội;
h) Các hình thức thông tin, truyền thông khác.
2. Hình thức giáo dục về giới và bình đẳng giới
a) Đưa nội dung về giới và bình đẳng giới vào các chương trình giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác, lực lượng vũ trang nhân dân phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo;
b) Lồng ghép nội dung về giới, bình đẳng giới trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp;
c) Các hình thức giáo dục khác
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức khác, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, thực hiện thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về giới, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 11 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới (sau đây gọi chung là Nghị định số 70/2008/NĐ-CP).
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các Bộ, ngành khác có liên quan xây dựng bộ tài liệu nguồn về giới và bình đẳng giới; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên về giới và bình đẳng giới;
b) Phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15, khoản 4 Điều 16 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP và các quy định tại Nghị định này.
3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bồi dưỡng báo cáo viên pháp luật cấp trung ương kiến thức về giới và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác có liên quan bồi dưỡng kiến thức, pháp luật về giới và bình đẳng giới cho những người làm công tác thông tin, truyền thông.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành khác có liên quan rà soát chương trình, tài liệu giảng dạy để loại bỏ những kiến thức, thông tin, hình ảnh thể hiện định kiến giới; định kỳ tổ chức tập huấn kiến thức về giới, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ giáo viên thuộc hệ thống cơ sở đào tạo của từng ngành.
6. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giới, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, nhân dân địa phương; chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương dành thời lượng thích hợp cho việc thông tin, tuyên truyền về giới và bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo cơ quan tư pháp địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan bồi dưỡng kiến thức về giới và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện và tuyên truyền viên pháp luật cấp cơ sở.
7. Nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác, lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm thực hiện chương trình giáo dục lồng ghép kiến thức về giới và bình đẳng giới; nghiên cứu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chương trình giáo dục về giới hoặc lồng ghép kiến thức về giới và bình đẳng giới phù hợp với yêu cầu của từng cấp học, trình độ đào tạo và nhu cầu của người học.
8. Các cơ quan thông tin đại chúng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm dành thời lượng tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới; chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tin, bài về bình đẳng giới; giới thiệu mô hình, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong việc thực hiện bình đẳng giới; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
9. Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giới, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi trách nhiệm của mình.
10. Công dân Việt Nam có trách nhiệm học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới; tham gia tuyên truyền, giáo dục, vận động thành viên gia đình thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
INFORMATION, EDUCATION AND COMMUNICATION ON GENDER AND GENDER EQUALITY
Article 3. Requirements on information, education and communication on gender and gender equality
1. Contents and forms of information, education and communication on gender and gender equality must satisfy the following requirements:
a/ Being conformable with basic principles of gender equality specified in Article 6 of the Law on Gender Equality;
b/ Setting orientations for and promoting gender equality in all fields of social life and families;
c/ Neither holding nor arousing gender prejudice; eliminating gender discrimination in all forms.
2. Persons engaged in information, education and communication on gender and gender equality must be knowledgeable about gender and gender equality.
Article 4. Contents of information, education and communication on gender and gender equality
1. Policies and law on gender equality.
2. Knowledge, information and data on gender and gender equality.
3. Adverse impacts of gender prejudice and gender discrimination; the fight against, prevention and handling of violations of the law on gender equality.
4. Good measures and experiences, advanced models and types in the implementation of policies and law on gender equality and the fight against gender discrimination and gender prejudice.
5. Other contents related to gender and gender equality.
Article 5. Forms of information, education and communication on gender and gender equality
1. Forms of information and communication on gender and gender equality:
a/ Through rapporteurs and communicators;
b/ Through mass media, the Internet and public-address systems;
c/ Through distribution of propaganda publications and documents;
d/ Though forms of folk culture and mass culture, literary and artistic works and community activities:
dd/ Through the organization of law knowledge contests;
e/ Through club activities;
g/ Inclusion into activities of organizations, individuals, families and society;
h/ Other forms of information and communication.
2. Forms of education on gender and gender equality:
a/ Incorporation of gender and gender equality contents in education programs in schools and other educational institutions within the national education system and of state agencies, political organizations, socio-political organizations, other organizations and people's armed forces suitable to each education level and training degree;
b/ Inclusion of gender and gender equality contents in extracurricular activities;
c/ Other educational forms.
Article 6. Responsibilities of agencies, organizations and individuals for information, education and communication on gender and gender equality
1. Ministries, ministerial-level agencies, People's Committees at all levels and other agencies and organizations shall, within the scope of their assigned functions, tasks and powers, conduct information, propagation, dissemination and education of gender knowledge and gender equality policies and law as prescribed in Articles 3. 4, 5, 6, 7 and 11 of the Government's Decree No. 70/2008/ND-CP of June 4, 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Gender Equality (below referred to as Decree No. 70/2008/ND-CP).
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:
a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Central Vietnam Women's Union and other relevant ministries and branches in, elaborating a set of source documents on gender and gender equality; build up and train a contingent of gender and gender equality communicators;
b/ Coordinate with the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Central Vietnam Women's Union and the Front's member organizations in conducting information, education and communication on gender and gender equality as prescribed at Point c, Clause 1, Article 15 and Clause 4. Article 16 of Decree No. 70/2008/ND-CP and this Decree.
3. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, training law rapporteurs at the central level in gender knowledge and gender equality policies and law.
4. The Ministry of Information and Communication shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and other relevant ministries and branches in, training information and communication officers in gender and gender equality knowledge.
5. The Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Home Affairs and other relevant ministries and branches shall review teaching programs and documents in order to remove knowledge, information and images expressing gender prejudice; periodically organize retraining courses on gender knowledge and gender equality policies and law for teaching staffs of their educational institutions.
6. People's Committees at all levels shall direct, guide and organize propagation and dissemination of gender knowledge and gender equality policies and law for local officials and people; direct local information and communication agencies to spare appropriate time and columns on local mass media for information and propagation about gender and gender equality; direct local judicial agencies to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and organizations in, training law rapporteurs at provincial and district levels and law communicators at the grassroots level in gender knowledge and gender equality policies and law.
7. Schools and other educational institutions within the national education system and educational institutions of state agencies, political organizations, socio-political organizations, other organizations and people's armed forces shall implement educational programs containing gender and gender equality knowledge; study and propose competent state agencies to amend or supplement educational programs on gender or integrate gender and gender equality knowledge to meet the requirements of each education level and training degree as well as learners' needs.
8. Mass media agencies shall, within the scope of their tasks and powers, spare appropriate time and columns to propagate and disseminate the Party's lines and policies and the State's law on gender equality; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, developing special columns and sections on gender equality, introducing advanced models and symbols, good persons and deeds in realizing gender equality, and condemning acts of violating the gender equality law.
9. Economic organizations and social organizations shall propagate and disseminate gender knowledge and gender equality policies and law within the scope of their responsibilities.
10. Vietnamese citizens shall study to raise their understanding and awareness about gender and gender equality; participate in propagating, educating and mobilizing their family members to realize gender equality policies and law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực