Số hiệu: | 46/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 14/03/2018 |
Ngày công báo: | 03/04/2018 | Số công báo: | Từ số 493 đến số 494 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Theo đó, vấn đề chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được quy định như sau:
- Việc chuyển nhượng được thực hiện thông qua hình thức đấu giá; tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp để tham gia đấu giá gồm:
+ Năng lực, kinh nghiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật chuyên ngành về đường sắt và pháp luật có liên quan;
+ Năng lực về tài chính để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Thời hạn chuyển nhượng quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được xác định cụ thể cho từng hợp đồng chuyển nhượng nhưng không quá 50 năm.
- Thủ tướng phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trên cơ sở đề nghị của Bộ GTVT, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan.
Xem chi tiết tại Nghị định 46/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 14/3/2018).
Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt quốc gia.
2. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (sau đây gọi là cơ quan được giao quản lý tài sản); doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
3. Cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp được giao sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
4. Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
1. Mọi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả. Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực của xã hội để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
4. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải công khai, minh bạch; bảo đảm điều hành giao thông vận tải đường sắt thống nhất, tập trung; bảo đảm hoạt động vận tải đường sắt quốc gia thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác và hiệu quả; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
This Decree sets forth management, use and operation of national railway infrastructure invested and managed by the State.
1. Railway authorities.
2. Authorities designated to manage national railway infrastructure (hereinafter referred to as “managing agencies”); wholly state-owned enterprises assigned to operate national railway infrastructure as prescribed in point c, clause 1, Article 5 hereof.
3. Agencies, units and enterprises which are designated to use or operate national railway infrastructure.
4. Other entities related to management, use and operation of national railway infrastructure.
Article 3. Principles of management, use and operation of national railway infrastructure.
1. All national railway infrastructures shall be handed over by the State to eligible managing agencies and operators as prescribed by laws.
2. State management of national railway infrastructure shall be consistent and present clear decentralization, responsibilities of each regulatory agency and responsibilities for cooperation between the regulatory agencies; and separation between roles of regulatory agencies and the business lines of the enterprises.
3. The operation of national railway infrastructure shall comply with the market mechanism and shall be effective. The State encourages private sector involvement to mobilize social resources to maintain, develop and operate national railway infrastructure.
4. The physical national railway infrastructure and its value shall be reckoned up and accounted adequately; those at high risks of facing natural disasters, conflagration and other force majeure events are eligible for finance risk management through insurance or other instruments as prescribed by laws of the state.
5. The management and use of national railway infrastructure shall be disclosed and be transparent; there must be consistent and focused management of railway transportation to ensure clear, organized, safe, accurate and effective national railway operation; every violation against property management and use shall be dealt with in a timely and strict manner as prescribed by laws.