Chương 3 Nghị định 46/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động tranh chấp lao động: Hoãn, ngừng đình công
Số hiệu: | 46/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/05/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 24/05/2013 | Số công báo: | Từ số 283 đến số 284 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về hòa giải viên lao động
Từ ngày 1/7/2013, ngoài các tiêu chuẩn phải đạt như quy định cũ, hòa giải viên lao động bắt buộc phải có 3 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động và phải do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm (trước chỉ là cấp huyện).
Đây là nội dung mới về hòa giải viên lao động được quy định tại Nghị định 46/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về tranh chấp lao động.
Ngoài ra, sẽ miễn nhiệm Hòa giải viên lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có đơn xin thôi tham gia hòa giải viên;
- Không hoàn thành nhiệm vụ hòa giải;
- Có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng uy tín, thẩm quyền làm phương hại đến lợi ích của các bên hoặc lợi ích của Nhà nước trong quá trình hòa giải hoặc từ chối nhiệm vụ hòa giải từ 02 lần trở lên mà không có lý do chính đáng.
Nghị định 46 thay thế Nghị định 133/2007/NĐ-CP và Nghị định 12/2008/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đình công dự kiến tổ chức tại các đơn vị cung cấp dịch vụ về điện, nước, vận tải công cộng và các dịch vụ khác trực tiếp phục vụ tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Chiến thắng, ngày Quốc tế lao động và ngày Quốc khánh.
2. Đình công dự kiến tổ chức tại địa bàn đang diễn ra các hoạt động nhằm phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
3. Đình công diễn ra trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
4. Đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh.
5. Đình công diễn ra có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, làm mất an ninh, trật tự công cộng ảnh hưởng đến các hoạt động của cộng đồng dân cư tại nơi xảy ra đình công.
1. Thủ tục hoãn đình công được quy định như sau:
a) Khi nhận được quyết định đình công của Ban chấp hành công đoàn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, nếu thấy cuộc đình công thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8 Nghị định này thì trao đổi với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn cuộc đình công.
Đề nghị hoãn đình công gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm: tên doanh nghiệp nơi tập thể lao động đình công; địa điểm dự kiến diễn ra đình công; thời điểm dự kiến bắt đầu đình công; yêu cầu của tập thể lao động; lý do cần thiết phải hoãn cuộc đình công; kiến nghị hoãn đình công, thời hạn hoãn đình công và các biện pháp để thực hiện quyết định hoãn đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Căn cứ đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hoãn đình công và thông báo ngay đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động nơi dự kiến diễn ra đình công.
2. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ khi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được quyết định đình công của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ra quyết định hoãn đình công.
3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định hoãn đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức có liên quan phải thực hiện hoãn đình công.
1. Thủ tục ngừng đình công thực hiện theo quy định sau đây:
a) Khi xét thấy cuộc đình công đang diễn ra thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 8 Nghị định này, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc ngừng đình công;
b) Ngay sau khi nhận được báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ngừng đình công, đồng thời gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đề nghị ngừng đình công gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm: tên doanh nghiệp đang diễn ra đình công; địa điểm đình công; thời điểm bắt đầu đình công; phạm vi diễn ra đình công; số lượng người lao động đang tham gia đình công; yêu cầu của tập thể lao động; lý do ngừng đình công; kiến nghị về việc ngừng đình công và các biện pháp để thực hiện quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Khi nhận được đề nghị ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải có ý kiến để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định;
d) Căn cứ đề nghị ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, ý kiến của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định ngừng đình công.
Quyết định về việc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được thông báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động nơi đình công đang diễn ra biết và thực hiện.
2. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận được báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ra quyết định ngừng đình công.
3. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải thực hiện ngừng đình công.
4. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ khi nhận được quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả thực hiện ngừng đình công.
Trong thời hạn thực hiện quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng trọng tài lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp hòa giải không thành và hết thời hạn hoãn hoặc ngừng đình công theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Ban chấp hành công đoàn được, tổ chức tiếp tục đình công nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh và công đoàn cấp tỉnh biết ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tiếp tục đình công.
1. Sau khi Ban chấp hành công đoàn yêu cầu ngừng đình công theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người lao động phải trở lại làm việc và được trả lương.
2. Sau khi Ban chấp hành công đoàn yêu cầu ngừng đình công theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người lao động không trở lại làm việc thì không được trả lương và tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của nội quy lao động và các quy định của pháp luật.
POSTPONEMENT, SUSPENSION OF STRIKES
Article 8. Cases of postponed, suspend strike
1. Strikes expected to organize at units providing services of electricity, water, public transport and other services directly serving for demonstrations to celebrate the Victory Day, International Labor Day and National Day.
2. Strikes expected to organize at localities where are happening activities aiming to prevent, remedy consequences of calamities, fires, epidemics or emergency cases in accordance with law.
3. Strikes happen at localities where appear calamities, fires, epidemics or emergency cases in accordance with law.
4. Strikes happen to the third day at units providing services of electricity, water, public sanitation causing affect to the environment, living conditions and health of people in cities of provinces.
5. Strikes happen together with acts of violence, disturbing, affecting to assets, life of investors, causing insecurity, public disorder, affecting to activities of communities at place happening strikes.
Article 9. Procedures for postponing strikes
1. Procedures for postponing strikes are provided as follows:
a. When receiving decision on strike of the Trade Union Executive Committee, Director of the provincial Department of Labor – Invalids and Social Affairs shall consider, if the strike falls in cases specified in clause 1 and clause 2 Article 8 of this Decree, he/she shall discuss with the President of the district-level People’s Committee and report to the President of the provincial People’s Committee for decision on postponing the strike.
A request for postponement of strike sent to the President of the provincial People’s Committee includes: Name of enterprise where labor collectives make strike; tentative location for strike; tentative time for beginning strike; requirement of labor collectives; necessary reason for postponement of strike; proposals for postponement of strike, time limit for postponement of strike and measures to implement decision on postponement of strike of the President of the provincial People’s Committee;
b. Based on proposals of Director of the provincial Department of Labor – Invalids and Social Affairs, the President of the provincial People’s Committee shall issue decision on postponement of strike and immediately report to the President of the district-level People’s Committee, chairperson of the provincial Confederation of Labour, chairperson of Labor arbitration Council and the grassroots Trade Union Executive Committee or the direct superior Trade Union for grassroots where the grassroots Trade Union has not been established and the employer at the place where strike is expected to happen.
2. Within 48 hours, after the Director of the provincial Department of Labor – Invalids and Social Affairs receives decision on strike of the grassroots Trade Union Executive Committee, the President of the provincial People’s Committee must issue decision on postponing the strike.
3. Within 24 hours, after receiving decision on postponing the strike of the President of the provincial People’s Committee, relevant agencies and organizations must implement the postponement of strike.
Article 10. Procedures for suspending strikes
1. Procedures for suspending strikes shall comply with the following provisions:
a. When considering that the strike happening falls in one of cases specified in clause 3, clause 4 and clause 5 Article 8 of this Decree, the district Division of Labor – Invalids and Social Affairs shall report the suspension of strike to the President of the district-level People’s Committee;
b. After receiving report of the district Division of Labor-Invalids and Social affairs, the President of the district-level People’s Committee shall consider to propose the President of the provincial People’s Committee for decision on suspending strike, and send to the Director of the provincial Department of Labor-Invalids and Social affairs.
A request for suspension of strike sent to the President of the provincial People’s Committee includes: Name of enterprise happening strike; location of strike; time of beginning strike; scope happening strike; quantity of employee participating in strike; requirement of labor collectives; reason for suspension of strike; proposals for suspension of strike and measures to implement decision on suspension of strike of the President of the provincial People’s Committee;
c. When receiving proposal for suspension of strike of the President of the district-level People’s Committee, the Director of the provincial Department of Labor-Invalids and Social affairs must send opinion to the President of the provincial People’s Committee for consideration and decision.
d. Based on proposal for suspension of strike of the President of the district-level People’s Committee, opinion of the Director of the provincial Department of Labor-Invalids and Social affairs, the President of the provincial People’s Committee shall consider and decide on suspension of strike.
Decide on suspension of strike of the President of the provincial People’s Committee must be informed immediately to the President of the district-level People’s Committee, Director of the provincial Department of Labor – Invalids and Social Affairs, chairperson of the provincial Confederation of Labour, chairperson of Labor arbitration Council and the grassroots Trade Union Executive Committee or the direct superior Trade Union for grassroots where the grassroots Trade Union has not been established and the employer at the place where strike is happening for implementation.
2. Within 12 hours, after the President of the district-level People’s Committee receives report of the district Division of Labor-Invalids and Social affairs, the President of the provincial People’s Committee must issue decision on suspending strike.
3. Within 12 hours, after receiving decision on suspending the strike of the President of the provincial People’s Committee, relevant agencies, organizations and individuals must implement the suspension of strike.
4. Within 48 hours, after receiving decision on suspending the strike of the President of the provincial People’s Committee, the President of the district-level People’s Committee must report on result of suspension of strike to the President of the provincial People’s Committee.
Article 11. Resolving requirement of labor collectives when postponing, suspending strike
In time of implementing the decision on postponing or suspending strike of the President of the provincial People’s Committee, Labor arbitration Council implement conciliation of labor disputes in accordance with labor laws.
If conciliation is not sucessful, and time limit for postponing or suspending strike is expired according to decision of the President of the provincial People’s Committee, the Trade Union Executive Committee may further organize the strike but it must notify in writing for the employer, the provincial labor state management agencies and the provincial Trade Union at least 05 working days before beginning the continuing of strike.
Article 12. Rights and responsibilities of the employees when suspend strike
1. After the Trade Union Executive Committee requests the employees for suspension of strike in accordance with the decision of the President of the provincial People’s Committee, the employees must return to work and be paid salary.
2. After the Trade Union Executive Committee requests the employees for suspension of strike in accordance with the decision of the President of the provincial People’s Committee, the employees who are fail to return for working shall not be paid salary and depend on seriousness of violations, they may be disciplined in accordance with labor regulations and other regulations of law.