Chương 2 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động thời giờ làm việc nghỉ ngơi: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Số hiệu: | 45/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/05/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 24/05/2013 | Số công báo: | Từ số 283 đến số 284 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về giờ làm thêm
Từ ngày 1/7, người lao động chỉ được làm thêm không quá 12 giờ/ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
Nội dung này được quy định tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định thêm 1 trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ là các đơn vị sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp, thoát nước.
Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người lao động phải được bố trí nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ.
Trường hợp không bố trí nghỉ bù thì phải trả lương làm thêm giờ cho thời gian người lao động không được nghỉ bù, mức lương trả cho thời gian không được nghỉ bù được tính như mức lương làm thêm giờ, được quy định cụ thể tại điều 97 Bộ luật lao động.
Nghị định có hiệu lực từ 01/7/2013.
Văn bản tiếng việt
1. Nghỉ trong giờ làm việc theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh.
6. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
7. Thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
8. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
9. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp luật về công đoàn.
10. Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.
1. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau:
a) Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b) Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:
a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
- Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.
3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động được quy định như sau:
a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;
b) Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.
1. Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 108 của Bộ luật lao động được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục 08 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong trường hợp được rút ngắn. Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.
2. Ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.
1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.
2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.
11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
Số ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 2 Điều 114 của Bộ luật lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị.
1. Thời gian nghỉ Tết Âm lịch theo Khoản 1 Điều 115 của Bộ luật lao động do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.
Article 3. Periods included in paid working hours
1. Rest periods during hours of work as prescribed in Article 5 of this Decree.
2. Breaks at work according to the characteristics of the job.
3. Rest periods necessary for physiological needs of humans
4. A rest period of 60 minutes every day for female employees having children under 12 months of age.
5. A rest period of 30 minutes every day for menstruating female employees.
6. Periods during which work are paused that are not on account of employees.
7. Periods of training in occupational safety and occupational hygiene.
8. Periods of meeting or training requested or agreed by the employee.
9. Periods of meeting or training requested by superior Trade Union as prescribed by the laws on Trade Union.
10. The working hours of elderly employees shall be shortened to at least 01 hour in the last year before their retirement.
1. Overtime hours in a day shall:
a) Not exceed 50% of the normal working hours in 01 day; the total normal working hours and overtime hours shall not exceed 12 hours in a day when applying weekly working hours;
b) Not exceed 12 hours in a day when working overtime on public holidays and weekends.
2. 200-300 overtime hours in a year:
a) Overtime hours are permitted in the following cases:
- Production and processing of textiles, garments, leather, shoes, agricultural, silvicultural, and aquaculture products;
- Electricity supply, telecommunication services, oil refinery, water supply and drainage,
- Other urgent cases in which works must not be postponed.
b) When organizing overtime, employees shall notify local specialized agencies that assist People’s Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial People’s Committees) in charge of labor management.
3. Compensatory rest periods prescribed Point c Clause 2 Article 106 of the Labor Code:
a) After each overtime up to 07 consecutive days in a month, the employer shall provide their employees with compensatory rest periods;
b) Where compensatory rest periods are not available, overtime pay shall be given as prescribed in Article 97 of the Labor Code.
Article 5. Rest periods during working hours
1. The short breaks prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 108 of the Labor Code are considered working hours in a 08-hour shift in normal conditions or 06 hours if shortened. Specific rest periods are decided by the employer.
2. Apart from short breaks during a normal shift prescribed in Clause 1 of this Article, employees working 10 hours a day or more, including overtime hours, shall be given at least 30 minutes of rest during working hours
Article 6. Periods considered working hours of employees to calculate annual leaves
1. The apprenticeship specified in the apprentice contract.
2. The probation period in the labor contract.
3. Separate paid leaves according Clause 1 Article 116 of the Labor Code.
4. Unpaid leaves agreed by the employee, but the total length must not exceed 01 month.
5. Rest periods due to occupational accidents or occupational illness, but the total length must not exceed 06 months.
6. Rest periods due to sickness, but the total length must not exceed 02 months.
7. Maternity leaves as prescribed by the laws on social insurance.
8. Rest periods to do Trade Union activities as prescribed by the laws on Trade Union.
9. Periods during which works are suspended that are not on account of employees.
10. Suspension periods
11. Detention period after which the employee is released and goes back to work after being declared innocent by competent state authorities.
Article 7. Calculation of number of days of annual leave when a person has not worked for a full year.
The number of days of annual leave as prescribed in Clause 2 Article 114 of the Labor Code equals the number of days of annual leave plus additional days off according to seniority (if any) divided by 12 months, then multiplied by the actual number of working months in the year; the result shall be rounded up if the decimal is 0.5 or bigger.
Article 8. Lunar New Year Holiday
1. The period of Lunar New Year Holiday according to Clause 1 Article 115 of the Labor Code is selected by the employee, either 01 last day and 04 first days of the lunar year, or 02 last days and 03 first days of the lunar year.
2. Employers shall notify employees of the Lunar New Year Holiday plan at least 30 days before the holiday.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực