Chương III Nghị định 44/2020/NĐ-CP: Bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế và chi phí cưỡng chế
Số hiệu: | 44/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/04/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2020 |
Ngày công báo: | 19/04/2020 | Số công báo: | Từ số 385 đến số 386 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 biện pháp cưỡng chế thi hành án với pháp nhân thương mại
Chính phủ ban hành Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
Theo đó, pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sau:
- Phong tỏa tài khoản.
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản).
- Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử.
- Tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.
Việc thực hiện cưỡng chế được thực hiện theo các nguyên tắc như:
- Chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
- Thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành án không quá thời hạn chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; thời hạn bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp được xác định khi biện pháp tư pháp được thi hành xong.
- Pháp nhân thương mại có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế trong cùng một thời điểm nếu việc áp dụng một biện pháp cưỡng chế không đủ để bảo đảm thi hành án.
Xem thêm chi tiết tại Nghị định 44/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/6/2020).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi có Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế, nếu có dấu hiệu cho thấy pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp cưỡng chế có hành vi tẩu tán hoặc làm hư hại tài sản thì người đã ra quyết định cưỡng chế có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan, chính quyền địa phương nơi pháp nhân thương mại bị cưỡng chế đóng trụ sở hoặc nơi có tài sản thực hiện biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn việc tẩu tán hoặc làm hư hỏng tài sản.
2. Trường hợp pháp nhân thương mại bị cưỡng chế có hành vi chống đối không thực hiện quyết định cưỡng chế thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền có quyền huy động lực lượng, phương tiện để bảo đảm thi hành cưỡng chế.
3. Để bảo đảm cưỡng chế thi hành biện pháp tư pháp, sau khi khấu trừ tiền trong tài khoản, xử lý chứng khoán, bán đấu giá tài sản kê biên, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền sẽ thuê khoán cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp thực hiện các biện pháp tư pháp theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Việc thuê khoán thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Trường hợp pháp nhân thương mại bị cưỡng chế ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định cưỡng chế tại nơi thực hiện hành vi vi phạm thì quyết định cưỡng chế được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp nơi pháp nhân thương mại bị cưỡng chế đóng trụ sở hoặc có tài sản để tổ chức thi hành.
2. Cơ quan chuyển việc thi hành cưỡng chế có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho cơ quan cùng cấp ở địa phương nơi pháp nhân thương mại bị cưỡng chế đóng trụ sở hoặc có tài sản để tổ chức thi hành.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo chuyển và hồ sơ vụ việc, cơ quan cùng cấp ở địa phương nơi pháp nhân thương mại bị cưỡng chế đóng trụ sở hoặc có tài sản có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và thông báo kết quả cho cơ quan đã chuyển.
1. Chi phí cưỡng chế được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế phù hợp với giá cả ở từng địa phương.
2. Chi phí cưỡng chế bao gồm:
a) Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế;
b) Chi phí thù lao cho người định giá để tổ chức đấu giá, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản;
c) Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản;
d) Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên;
đ) Chi phí chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế;
e) Chi phí thực hiện biện pháp tư pháp;
g) Chi phí thực tế khác (nếu có).
1. Chi phí cưỡng chế được tạm ứng từ ngân sách nhà nước và được hoàn trả ngay sau khi thu được tiền của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế.
2. Pháp nhân thương mại bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho các hoạt động cưỡng chế.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.
GURANTEEING EXECUTION OF COERCIVE ENFORCEMENT DECISIONS AND COERCIVE ENFORCEMENT COSTS
Article 41. Measures to guarantee execution of coercive enforcement decisions
1. When a decision to take coercive measure is issued, if it is suspected that the against which the coercive enforcement measure is taken hides or damages property, the decision maker is entitled to request relevant organizations and local authority of the area where the corporation against which the coercive enforcement measure is taken has its headquarters located or where the property is available to freeze such property.
2. If the corporation against which the coercive enforcement measure is taken fails to execute the coercive enforcement decision, the competent criminal judgment enforcement agency is entitled to deploy forces and vehicles to guarantee the execution.
3. In order to guarantee the coercive enforcement of a judicial measure, after deducting the balance in the account or settling the securities or auctioning property, the competent criminal judgment enforcement agency shall hire a capable organization or individual under a fixed-price contract to take the judicial measure according to the effective court judgment or decision. The signature of the fixed-price contract shall comply with regulations of law.
Article 42. Transfer of the coercive enforcement decision to guarantee execution thereof
1. If the corporation against which the coercive enforcement measure is taken is located in a province but has its headquarters located in another province and is not able to execute the coercive enforcement decision in the area where it committed the violation, the coercive enforcement decision shall be transferred to the competent enforcement agency at the same level of the area where the corporation against which the coercive enforcement measure is taken has its headquarters located or where the property is available.
2. The authority in charge of transfer of the coercive enforcement decision shall transfer the case file to the agency at the same level of the area where the corporation against which the coercive enforcement measure is taken has its headquarters located or where the property is available.
Within 10 working days from the date on which the notice of transfer and file case are received, the agency at the same level of the area where the corporation against which the coercive enforcement measure is taken has its headquarters located or where the property is available shall execute the coercive enforcement decision and notify result to the transferor.
Article 43. Determination of coercive enforcement costs
1. The coercive enforcement costs shall be determined according to the costs incurred during execution of a coercive enforcement decision in a manner that suits prices in each area.
2. The coercive enforcement costs include:
a) Cost of deploying persons to execute the coercive enforcement decision;
b) Remuneration for persons that carry out property valuation for auction, cost of conducting property auctions;
c) Cost of hiring vehicles to carry out dismantling and transport objects and property;
d) Cost of distrained property protection;
dd) Cost of transfer of coercive enforcement decisions;
e) Cost of taking judicial measures;
g) Other actual costs (if any).
Article 44. Advance payment, return and payment of coercive enforcement costs
1. Part of the state budget shall be advanced to pay the coercive enforcement costs and reimbursed after receiving payments made by the corporation against which the coercive enforcement measure is taken.
2. The corporation against which the coercive enforcement measure is taken shall incur all coercive enforcement costs.
3. The Ministry of Finance shall provide guidance on management, provision, advance payment and reimbursement of coercive enforcement costs in accordance with regulations of the Law on State Budget.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực