Chương I Nghị định 44/2020/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 44/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/04/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2020 |
Ngày công báo: | 19/04/2020 | Số công báo: | Từ số 385 đến số 386 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 biện pháp cưỡng chế thi hành án với pháp nhân thương mại
Chính phủ ban hành Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
Theo đó, pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sau:
- Phong tỏa tài khoản.
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản).
- Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử.
- Tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.
Việc thực hiện cưỡng chế được thực hiện theo các nguyên tắc như:
- Chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
- Thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành án không quá thời hạn chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; thời hạn bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp được xác định khi biện pháp tư pháp được thi hành xong.
- Pháp nhân thương mại có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế trong cùng một thời điểm nếu việc áp dụng một biện pháp cưỡng chế không đủ để bảo đảm thi hành án.
Xem thêm chi tiết tại Nghị định 44/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/6/2020).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về nguyên tắc, biện pháp, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 163 Luật Thi hành án hình sự.
2. Việc cưỡng chế thi hành hình phạt tiền quy định tại Điều 77, biện pháp tư pháp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 82 Bộ luật Hình sự đối với pháp nhân thương mại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
1. Pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền), cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thi hành cưỡng chế.
1. Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
2. Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại, nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành án không quá thời hạn chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; thời hạn bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp được xác định khi biện pháp tư pháp được thi hành xong.
4. Pháp nhân thương mại có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế trong cùng một thời điểm nếu việc áp dụng một biện pháp cưỡng chế không đủ để bảo đảm thi hành án.
5. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có liên quan trong cưỡng chế thi hành án.
Biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng đối với pháp nhân thương mại gồm:
1. Phong tỏa tài khoản.
2. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản).
3. Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.
1. Trong quá trình kiểm tra, giám sát chấp hành án của pháp nhân thương mại phát hiện pháp nhân thương mại không chấp hành án hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại lập biên bản về việc pháp nhân thương mại không chấp hành án hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án với sự chứng kiến của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại và đại diện chính quyền địa phương.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại không có mặt hoặc từ chối ký vào biên bản thì phải ghi rõ vào biên bản và vẫn tiến hành lập biên bản.
2. Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; căn cứ lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; tên, địa chị, mã số thuế của pháp nhân thương mại; kết quả chấp hành án của pháp nhân thương mại; ý kiến của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có).
3. Biên bản nêu tại khoản 1 Điều này là một trong những căn cứ để cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải gửi quyết định cưỡng chế cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại có liên quan, pháp nhân thương mại, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; trường hợp thi hành biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 2 và 3 Điều 4 Nghị định này thì quyết định cưỡng chế còn phải được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản kê biên hoặc nơi có tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử bị tạm giữ hoặc nơi có con dấu bị tạm giữ hoặc thu hồi trước khi thi hành 03 ngày làm việc để phối hợp thực hiện.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại chấp hành án đến trụ sở để thông báo quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại. Khi được cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền triệu tập, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
2. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được triệu tập hợp lệ mà không có mặt theo giấy triệu tập thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền lập biên bản về việc vắng mặt, có chứng kiến, xác nhận của đại diện chính quyền địa phương và được coi là đã được thông báo việc thi hành quyết định cưỡng chế.
Trường hợp pháp nhân thương mại đang phải chấp hành quyết định cưỡng chế thi hành án mà được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thì pháp nhân thương mại kế thừa các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án có trách nhiệm tiếp tục thực hiện quyết định cưỡng chế của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
1. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế; công bố ngay các quyết định liên quan được ban hành trong quá trình thực hiện cưỡng chế trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình.
2. Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế; công bố ngay trên cổng thông tin, trang điện tử của cơ quan, tổ chức mình các quyết định được cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ban hành trong quá trình cưỡng chế khi nhận được.
3. Cơ quan quản lý Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm đăng các quyết định được cơ quan thi hành án có thẩm quyền ban hành trong quá trình cưỡng chế lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi nhận được.
1. This Decree provides for rules, measures and procedures for applying coercive judgment enforcement measures against commercial juridical persons (hereinafter referred to as “corporations”) specified in Article 163 of the Law on Execution of Criminal Judgments.
2. The punishment specified in Article 77 and judicial measures against corporations specified in Point a Clause 1 Article 82 of the Criminal Code shall not be governed by this Decree.
1. Corporations that fail to serve or insufficiently serve the effective Court judgments and decisions.
2. Criminal judgment enforcement agencies of provincial police departments, criminal judgment enforcement agencies of military zones (hereinafter referred to as “competent criminal judgment enforcement agencies”), regulatory agencies supervising corporations and other organizations and individuals related to coercive enforcement.
Article 3. Rules for applying coercive judgment enforcement measures against corporations
1. The enforcement is only carried out after receipt of the written coercive enforcement decisions from competent criminal judgment enforcement agencies.
2. The decision to apply coercive enforcement measures is made according to the punishment and judicial measures imposed on corporations, contents, nature, degree and conditions for execution of coercive enforcement decisions and local actual conditions.
3. The time limit for application of a coercive enforcement measure for guarantee for execution of court judgments does not exceed the sentence-serving term specified in the effective court judgment or decision; the time limit for provision of guarantee for execution of a judicial measure is determined once such judicial measure is completely enforced.
4. A corporation may be subject to one or more enforcement measures at the same time if a single coercive enforcement measure does not guarantee their execution.
5. Legitimate rights and benefits of corporations, relevant organizations and individuals are protected upon coercive judgment enforcement.
Article 4. Coercive judgment enforcement measures against corporations
Coercive judgment enforcement measures against a corporation include:
1. Account freeze.
2. Distraint of property of which value is equivalent to the sum put up as guarantee for the execution of judicial measures (briefly called property distraint).
3. Impoundment of records and documents and devices containing electronic data; impoundment or withdrawal of seals of corporations.
Article 5. Make records on corporation’s failure to serve or insufficient serving of effective Court judgments and decisions
1. During the inspection and supervision of the corporation’s serving of the Court judgment/decision, it is found that the corporation fails to serve or insufficiently serves the effective Court judgment/decision, the competent criminal judgment enforcement agency shall take charge and cooperate with the regulatory authority supervising the corporation in making a record on its failure to serve or insufficient serving of the effective Court judgment/decision in witness of the legal representative of the corporation and representative of the local authority.
If the corporation's legal representative is absent or refuses to sign the record, the absence or refusal shall be mentioned in the record and the record shall be still made.
2. Date and place of making the record; grounds for making the record; full name and position of the person preparing the record; name, address and TIN of the corporation; result of corporation’s serving of the Court judgment/decision; opinions of the corporation’s legal representative and relevant organizations and individuals (if any) shall be clearly stated in the record.
3. The record mentioned in Clause 1 of this Article shall serve as one of the bases for competent criminal judgment enforcement agencies to issue coercive enforcement decisions.
Article 6. Sending decisions on coercive judgment enforcement against corporations
Within 03 working days from the date on which the coercive enforcement decision is issued, the competent criminal judgment enforcement agency shall send it to the Court that issued the judgment enforcement decision, procuracy at the same level, relevant regulatory agency supervising the corporation, corporation, corporation’s legal representative, National Business Registration Portal and other relevant organizations and individuals; if the coercive judgment enforcement measures specified in Clauses 2 and 3 Article 4 hereof, the coercive enforcement decision shall be sent to the People’s Committee of the commune where the distrained property is available or where records, documents or devices containing electronic data are impounded or where seals are impounded or withdrawn 03 working days before its execution.
Article 7. Summoning and notification of execution of decisions on coercive judgment enforcement against corporations
1. Within 03 working days from the date on which the coercive judgment enforcement decision is issued, the competent criminal judgment enforcement agency shall summon the corporation’s legal representative to the agency to notify the enforcement decision. When summoned by the competent criminal judgment enforcement agency, the corporation’s legal representative must not be absent, except for force majeure or objective obstacle.
2. If the corporation’s legal representative is legally summoned but is absent, the competent criminal judgment enforcement agency shall make a record on its his/her absence, which must be confirmed by the local government’s representative. The corporation’s legal representative is deemed informed of the enforcement decision.
Article 8. Coercive enforcement carried out in case of transfer of judgment enforcement obligation upon the restructuring of the corporation
If the convicted corporation engages in partial or total division, consolidation, acquisition, or conversion of its type of business in accordance with regulations of law, the successor corporation which takes on rights and obligations of the convicted corporation (predecessor) shall continue to implement the coercive judgment enforcement decision issued by the competent criminal judgment enforcement agency.
Article 9. Responsibility for organizing execution of coercive judgment enforcement decisions
1. Every competent criminal judgment enforcement agency shall organize execution of coercive judgment enforcement decisions and publish relevant decisions issued during the coercive enforcement on its website.
2. Regulatory agencies supervising corporations and other relevant organizations and individuals shall, within their jurisdiction and at the request of competent criminal judgment enforcement agencies, cooperate in organizing execution of coercive judgment enforcement decisions; and publish decisions issued by competent criminal judgment enforcement agencies during the coercive enforcement on their websites upon receipt thereof.
3. The authority that manages the National Business Registration Portal shall register decisions issued by competent criminal judgment enforcement agencies during the coercive enforcement on the National Business Registration Portal upon receipt thereof.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực