Chương II Nghị định 44/2020/NĐ-CP: Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế
Số hiệu: | 44/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/04/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2020 |
Ngày công báo: | 19/04/2020 | Số công báo: | Từ số 385 đến số 386 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 biện pháp cưỡng chế thi hành án với pháp nhân thương mại
Chính phủ ban hành Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
Theo đó, pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sau:
- Phong tỏa tài khoản.
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản).
- Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử.
- Tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.
Việc thực hiện cưỡng chế được thực hiện theo các nguyên tắc như:
- Chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
- Thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành án không quá thời hạn chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; thời hạn bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp được xác định khi biện pháp tư pháp được thi hành xong.
- Pháp nhân thương mại có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế trong cùng một thời điểm nếu việc áp dụng một biện pháp cưỡng chế không đủ để bảo đảm thi hành án.
Xem thêm chi tiết tại Nghị định 44/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/6/2020).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc ra Quyết định phong tỏa tài khoản căn cứ vào:
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
2. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;
3. Pháp nhân thương mại chấp hành án có tài khoản tại các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, công ty chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi là tài khoản).
4. Tài liệu xác minh thông tin về tài khoản của pháp nhân thương mại.
Biện pháp phong tỏa tài khoản có thể được áp dụng trong các trường hợp sau:
1. Thi hành cưỡng chế đối với việc chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn (trong trường hợp đình chỉ tất cả các lĩnh vực).
2. Thi hành cưỡng chế đối với việc chấp hành hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định (trong trường hợp cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong tất cả các lĩnh vực); cấm huy động vốn.
3. Thi hành cưỡng chế chấp hành biện pháp tư pháp.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra Quyết định phong tỏa tài khoản yêu cầu tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, công ty chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam cung cấp thông tin về tài khoản của pháp nhân thương mại theo quy định của pháp luật. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền được cung cấp thông tin có trách nhiệm bảo mật những thông tin được cung cấp và chỉ được sử dụng thông tin đó theo quy định của pháp luật.
2. Pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp cưỡng chế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra Quyết định phong tỏa tài khoản về tên tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, công ty chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam nơi mở tài khoản, số tài khoản của pháp nhân thương mại tại tổ chức đó và các thông tin khác về tài khoản khi có yêu cầu.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc xác minh thông tin về tài khoản của pháp nhân thương mại, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra Quyết định phong tỏa tài khoản.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 Điều 11 Nghị định này thì ra quyết định phong tỏa toàn bộ tài khoản; đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định này thì ra quyết định phong tỏa số tiền hoặc số chứng khoán trong tài khoản tương ứng với số tiền để thi hành biện pháp tư pháp và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
2. Quyết định phong tỏa tài khoản bao gồm những nội dung cơ bản sau: số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định; tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp, mã số thuế của pháp nhân thương mại bị phong tỏa tài khoản; số tài khoản phong tỏa, mục đích phong tỏa, tên tài khoản bị phong tỏa, phạm vi phong tỏa, số tiền hoặc số chứng khoán phong tỏa, thời điểm bắt đầu phong tỏa, thời gian phong tỏa, trách nhiệm thực hiện của tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, công ty chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và các thông tin khác (nếu có); chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
3. Việc gửi, thông báo Quyết định phong tỏa tài khoản thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được Quyết định phong tỏa tài khoản của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền thì tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, công ty chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam nơi pháp nhân thương mại có tài khoản có trách nhiệm thực hiện việc phong tỏa tài khoản theo Quyết định phong tỏa tài khoản.
2. Tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, công ty chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho pháp nhân thương mại là chủ tài khoản bị phong tỏa về việc phong tỏa tài khoản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày phong tỏa tài khoản và thông báo bằng văn bản kết quả thực hiện cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo cho pháp nhân thương mại.
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của pháp nhân thương mại để bảo đảm việc thi hành biện pháp tư pháp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 82 Bộ luật Hình sự.
2. Số tiền khấu trừ không được vượt quá số tiền để thi hành biện pháp tư pháp và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
3. Ngay sau khi nhận được quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của pháp nhân thương mại phải thi hành biện pháp tư pháp thì tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước đang quản lý tài khoản của pháp nhân thương mại, công ty chứng khoán nơi pháp nhân thương mại mở tài khoản chứng khoán phải khấu trừ tiền trong tài khoản và chuyển cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền để tổ chức cưỡng chế thi hành biện pháp tư pháp.
4. Việc đảm bảo thi hành biện pháp tư pháp trong trường hợp pháp nhân thương mại có chứng khoán trong tài khoản chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày pháp nhân thương mại chấp hành xong bản án, quyết định của Tòa án hoặc ngay sau khi cơ quan, tổ chức đã thực hiện xong yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về khấu trừ tiền, xử lý chứng khoán trong tài khoản của pháp nhân thương mại thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải chấm dứt phong tỏa tài khoản.
Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản phải bằng quyết định của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
2. Sau khi ra Quyết định chấm dứt phong tỏa tài khoản, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải gửi tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, công ty chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đang quản lý tài khoản của pháp nhân thương mại để thi hành Quyết định chấm dứt phong tỏa tài khoản.
3. Tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, công ty chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đang quản lý tài khoản của pháp nhân thương mại thực hiện chấm dứt phong tỏa tài khoản ngay khi nhận được Quyết định chấm dứt phong tỏa tài khoản và thông báo bằng văn bản việc chấm dứt phong tỏa tài khoản cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền và pháp nhân thương mại đang chấp hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt phong tỏa tài khoản.
4. Quyết định chấm dứt phong tỏa tài khoản còn được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Việc ra Quyết định kê biên tài sản căn cứ vào:
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Pháp nhân thương mại chấp hành án không có tài khoản hoặc số tiền trong tài khoản tại tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, công ty chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam không đủ để bảo đảm việc cưỡng chế thi hành biện pháp tư pháp.
4. Tài liệu xác minh thông tin về tài sản của pháp nhân thương mại.
1. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền có trách nhiệm xác minh thông tin về tài sản của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế.
2. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế khi có yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
1. Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
2. Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động.
3. Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh.
4. Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.
1. Trường hợp pháp nhân thương mại không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự có quyền kê biên, xử lý tài sản của pháp nhân thương mại đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
2. Trước khi tổ chức thi hành kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp ít nhất 02 ngày, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải thông báo cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp.
1. Trường hợp xác định người thứ ba đang giữ tài sản của pháp nhân thương mại, kể cả trường hợp tài sản được xác định bằng bản án, quyết định khác thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định kê biên tài sản đó; trường hợp người thứ ba không tự nguyện giao tài sản thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền cưỡng chế buộc họ phải giao tài sản để thi hành án.
2. Trường hợp tài sản kê biên đang cho thuê thì người thuê được tiếp tục thuê theo hợp đồng đã giao kết.
Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi pháp nhân thương mại có vốn góp cung cấp thông tin về phần vốn góp của pháp nhân thương mại để kê biên phần vốn góp đó. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định phần vốn góp của pháp nhân thương mại; trưng cầu tổ chức, cá nhân có chuyên môn xác định phần giá trị vốn góp của pháp nhân thương mại để cưỡng chế thi hành án.
1. Trường hợp kê biên phương tiện giao thông của pháp nhân thương mại, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền yêu cầu pháp nhân thương mại, người đang quản lý, sử dụng phương tiện đó phải giao giấy đăng ký phương tiện đó, nếu có.
2. Cơ quan thi hành án hình sự có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấm chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, cho thuê hoặc hạn chế giao thông đối với phương tiện bị kê biên.
3. Việc kê biên đối với tàu bay, tàu biển để thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về bắt giữ tàu bay, tàu biển.
1. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thương mại.
Trường hợp pháp nhân thương mại là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên.
2. Khi kê biên quyền sở hữu trí tuệ của pháp nhân thương mại, tùy từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền thu giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của pháp nhân thương mại.
3. Trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và lợi ích của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật sở hữu trí tuệ mà Nhà nước quyết định chủ sở hữu trí tuệ phải chuyển giao quyền của mình cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất định thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền không được kê biên quyền sở hữu trí tuệ của pháp nhân thương mại trong thời gian bắt buộc phải chuyển giao.
4. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền quyết định giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phải nộp số tiền thu được sau khi trừ các chi phí cần thiết cho cơ quan thi hành án hình sự để bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp.
Trường hợp cần thiết, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền yêu cầu tổ chức chuyên môn, nghề nghiệp về sở hữu trí tuệ thu và quản lý thu nhập, lợi nhuận từ việc sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ của pháp nhân thương mại.
5. Trường hợp pháp nhân thương mại đã chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà chưa được thanh toán hoặc mới được thanh toán một phần tiền thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao nộp khoản tiền chưa thanh toán để bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp.
1. Khi kê biên quyền sử dụng đất, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền yêu cầu pháp nhân thương mại, người đang quản lý giấy tờ về quyền sử dụng đất phải nộp các giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền. Quyền sử dụng đất của pháp nhân thương mại bị kê biên phải thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2. Khi kê biên quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thương mại thì kê biên cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp đất của pháp nhân thương mại có tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chỉ kê biên quyền sử dụng đất và thông báo cho người có tài sản gắn liền với đất.
3. Trước khi kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông tin về tài sản, giao dịch đã đăng ký.
4. Sau khi kê biên, cơ quan thi hành án hình sự thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký về việc kê biên tài sản đó.
Cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm có trách nhiệm tạm dừng hoặc dừng việc thực hiện yêu cầu liên quan đến các giao dịch đối với tài sản của pháp nhân thương mại đăng ký tại cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm ngay sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
Khi kê biên tài sản là công trình xây dựng gắn liền với đất phải kê biên cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất không được kê biên theo quy định của pháp luật hoặc việc tách rời tài sản kê biên và đất không làm giảm đáng kể giá trị tài sản đó.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc xác minh thông tin về tài sản của pháp nhân thương mại, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra Quyết định kê biên tài sản.
2. Quyết định kê biên tài sản bao gồm những nội dung cơ bản sau: số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị của người ra quyết định; tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp, mã số thuế của pháp nhân thương mại bị kê biên tài sản; số tiền, tài sản cần kê biên; địa điểm kê biên; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
3. Việc gửi, thông báo Quyết định kê biên tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này.
1. Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày, thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ, trừ các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
2. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì thực hiện việc kê biên.
3. Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên, đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên và người chứng kiến. Trường hợp được triệu tập, thông báo hợp lệ nhưng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có tài sản kê biên vắng mặt thì vẫn tiến hành kê biên tài sản và lập biên bản về việc vắng mặt, có chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên, đại diện cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại.
4. Chỉ được kê biên tài sản của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế tương ứng với số tiền để thi hành biện pháp tư pháp và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
5. Chỉ kê biên những tài sản của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế đồng sở hữu với người khác nếu không đủ để thi hành Quyết định kê biên tài sản. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền thông báo công khai thời gian, địa điểm tiến hành kê biên để các đồng sở hữu biết. Hết thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản kê biên được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
1. Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản. Trong biên bản ghi rõ: Thời gian, địa điểm tiến hành kê biên tài sản; cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị kê biên tài sản, tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp của họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên; mô tả tên gọi, tình trạng, đặc điểm từng tài sản bị kê biên.
2. Đại diện cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp của họ, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến ký vào biên bản. Trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
3. Biên bản kê biên được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế giữ 01 bản, 01 bản giao cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại.
1. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền thực hiện kê biên tài sản lựa chọn một trong các hình thức sau đây để bảo quản tài sản kê biên:
a) Giao cho pháp nhân thương mại hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản;
b) Giao cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản;
c) Giao cho một trong những đồng sở hữu chung bảo quản nếu tài sản đó thuộc sở hữu chung.
2. Đối với tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ thì tạm giao cho Kho bạc Nhà nước quản lý; đối với các tài sản khác thì tùy từng trường hợp cụ thể sẽ tạm giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý.
3. Khi giao bảo quản tài sản kê biên, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải lập biên bản. Trong biên bản ghi rõ: Thời gian bàn giao bảo quản; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế, người được giao bảo quản tài sản, người chứng kiến việc bàn giao; số lượng, tình trạng (chất lượng) tài sản; quyền và nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản và phải được ký đảm bảo vào phần cuối của từng trang biên bản.
Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, người được giao bảo quản tài sản, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế, người chứng kiến ký tên vào biên bản. Biên bản có nhiều tờ thì phải ký vào từng tờ biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Biên bản được giao cho người được giao bảo quản tài sản, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế, người chứng kiến và người chủ trì thực hiện kê biên mỗi người giữ 01 bản.
4. Người được giao bảo quản tài sản được thanh toán chi phí thực tế, hợp lý để bảo quản tài sản, trừ những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
5. Người được giao bảo quản tài sản gây hư hỏng, đánh tráo, làm mất hoặc hủy hoại tài sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại trụ sở của pháp nhân thương mại bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên, trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá tài sản hoặc việc định giá do tổ chức thẩm định giá thực hiện.
2. Tài sản đã kê biên được định giá theo sự thỏa thuận giữa cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Thời hạn để các bên thỏa thuận về giá không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được về giá thì trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản hoặc ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá. Hội đồng định giá tài sản gồm có Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thành lập Hội đồng định giá hoặc kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá, Hội đồng định giá tài sản, tổ chức thẩm định giá phải tiến hành việc định giá. Việc định giá tài sản dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản mà Nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do Nhà nước quy định.
3. Việc định giá tài sản phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm, phương pháp tiến hành định giá, thành phần những người tham gia định giá, tên và trị giá tài sản đã được định giá, chữ ký của các thành viên tham gia định giá và người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại.
1. Đối với tài sản bị kê biên để bán đấu giá, giá khởi điểm được xác định theo quy định tại Điều 32 Nghị định này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ra quyết định cưỡng chế ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để bán đấu giá; trường hợp không ký được hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thì thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản.
Việc bán đấu giá tài sản bị kê biên được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
2. Sau khi đã ký hợp đồng bán đấu giá tài sản, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền tiến hành chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá. Việc chuyển giao phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ: Thời gian bàn giao; người bàn giao, người nhận; chữ ký của người giao, người nhận; số lượng, tình trạng tài sản. Hồ sơ bàn giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá bao gồm: Quyết định cưỡng chế kê biên; các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có); văn bản định giá tài sản và biên bản bàn giao tài sản đó.
3. Trường hợp tài sản kê biên là hàng hóa cồng kềnh hoặc có số lượng lớn mà cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá không có nơi cất giữ tài sản thì sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển giao có thể ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tài sản đó. Chi phí cho việc thực hiện hợp đồng bảo quản được thanh toán từ số tiền bán đấu giá tài sản thu được sau khi bán đấu giá.
4. Đối với tài sản thuộc sở hữu chung, khi bán đấu giá thì ưu tiên bán cho người đồng sở hữu trước.
5. Trường hợp số tiền bán đấu giá tài sản nhiều hơn số tiền để bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp và chi phí cho việc cưỡng chế thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày bán đấu giá, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền làm thủ tục trả lại phần chênh lệch cho pháp nhân thương mại bị cưỡng chế và được lập thành biên bản giao nhận.
1. Người mua tài sản kê biên được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ chuyển quyền sở hữu gồm có:
a) Bản sao Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá;
b) Biên bản bán đấu giá tài sản;
c) Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản (nếu có).
1. Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại có thể được áp dụng trong trường hợp thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Chỉ tạm giữ những tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử liên quan đến lĩnh vực hoạt động của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại được áp dụng trong trường hợp thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.
2. Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại bao gồm những nội dung cơ bản sau: số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị của người ra quyết định; tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp, mã số thuế của pháp nhân thương mại; tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử bị tạm giữ, con dấu của pháp nhân thương mại bị tạm giữ hoặc thu hồi; địa điểm tạm giữ hoặc thu hồi; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
3. Việc gửi, thông báo về Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này.
1. Chuẩn bị thực hiện tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại
a) Tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại trước khi được tạm giữ hoặc thu hồi cần phải tiến hành niêm phong;
b) Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì tổ chức thực hiện việc niêm phong tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại thông báo cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại và mời đại diện chính quyền địa phương nơi tổ chức niêm phong chứng kiến.
c) Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì tổ chức thực hiện niêm phong tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại phải chỉ đạo chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc niêm phong.
2. Thực hiện niêm phong tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại
a) Kiểm tra để mô tả cụ thể, đầy đủ, chính xác thực trạng tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại vào biên bản niêm phong;
b) Đóng gói hoặc đóng kín tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại cần niêm phong;
c) Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền thực hiện niêm phong phải thông báo cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại và đại diện chính quyền địa phương nơi tổ chức niêm phong. Những người nêu trên phải ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ (kèm chú thích họ tên người điểm chỉ) vào giấy niêm phong (viết hoặc điểm chỉ bằng mực khó phai);
d) Dán giấy niêm phong
Đối với tài liệu, chứng từ thì phải dán giấy niêm phong đè lên những phần có thể mở được để lấy tài liệu, chứng từ hoặc có thể tác động làm thay đổi tính nguyên vẹn của tài liệu, chứng từ.
Đối với thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại thì phải dán giấy niêm phong đè lên những phần quan trọng có tính xác định nguồn gốc, xuất xứ.
Tùy từng trường hợp cụ thể, phải có hình thức bảo vệ giấy niêm phong cho phù hợp với điều kiện vận chuyển và bảo quản;
đ) Kết thúc niêm phong tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại
Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền lập biên bản niêm phong. Biên bản phải mô tả đúng số lượng, đặc điểm, thực trạng của tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại trước và sau khi niêm phong, có đầy đủ chữ ký, họ tên hoặc điểm chỉ (kèm chú thích họ tên người điểm chỉ) của người tổ chức thực hiện, tham gia niêm phong, tạm giữ hoặc thu hồi. Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 bản đưa vào hồ sơ thi hành án và 01 bản giao cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại từ chối ký vào biên bản, giấy niêm phong thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải ghi vào biên bản.
Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại bị niêm phong, tạm giữ hoặc thu hồi đã được thông báo nhưng không có mặt, thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền vẫn tổ chức thực hiện niêm phong, tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ hoặc thu hồi con dấu nhưng phải ghi rõ vào biên bản.
3. Tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại bị niêm phong, tạm giữ hoặc thu hồi được lưu giữ tại cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền và phải đảm bảo tính nguyên vẹn trong suốt quá trình tạm giữ.
Tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử của pháp nhân thương mại được niêm phong thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền và người tham gia niêm phong có trách nhiệm bảo mật.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày pháp nhân thương mại chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền đã ra Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại phải chấm dứt tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu. Việc chấm dứt tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu phải bằng Quyết định của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
2. Quyết định chấm dứt tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu phải được gửi cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại và pháp nhân thương mại có tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu bị tạm giữ. Việc mở niêm phong thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định này.
3. Sau khi ra Quyết định chấm dứt tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền có trách nhiệm bàn giao tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại đã bị tạm giữ.
4. Quyết định chấm dứt tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu còn được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 6 Nghị định này.
1. Chuẩn bị mở niêm phong
Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì tổ chức thực hiện mở niêm phong phải thông báo cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại và đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử , con dấu của pháp nhân thương mại và đại diện chính quyền địa phương nơi mở niêm phong.
2. Thực hiện mở niêm phong
a) Kiểm tra niêm phong của tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại trước khi mở niêm phong;
b) Gỡ giấy niêm phong và mở tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại được đóng gói hoặc được đóng kín.
Gỡ giấy niêm phong đối với tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại không được đóng gói hoặc không được đóng kín;
c) Kiểm tra tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại sau khi mở niêm phong.
3. Kết thúc mở niêm phong
Khi kết thúc mở niêm phong phải lập biên bản; biên bản mở niêm phong phải mô tả đúng tình trạng niêm phong trước khi mở, thực trạng của tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại sau khi mở niêm phong và có đầy đủ chữ ký, họ tên hoặc điểm chỉ (kèm theo chú thích họ tên của người điểm chỉ) của người trực tiếp chủ trì, người tham gia mở niêm phong. Biên bản do cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền thực hiện mở niêm phong lập thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 bản giao cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, 01 bản đưa vào hồ sơ thi hành án.
Trường hợp kiểm tra niêm phong không còn nguyên vẹn, phải lập biên bản về tình trạng niêm phong tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử của pháp nhân thương mại, thực trạng của các tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại để xác minh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Sau khi kết thúc mở niêm phong thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải bàn giao các tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại. Việc bàn giao phải được lập biên bản có đầy đủ chữ ký, họ tên hoặc điểm chỉ (kèm theo chú thích họ tên của người điểm chỉ) của người trực tiếp chủ trì, người tham gia mở niêm phong theo quy định của pháp luật và Nghị định này.
COERCIVE ENFORCEMENT PROCEDURES
Article 10. Bases for issuing account freeze decisions
An account freeze decision shall be issued on the basis of:
1. An effective Court judgment/decision;
2. A record made as prescribed in Article 5 hereof;
3. An account opened by the convicted corporation at a credit institution, state treasury, securities company or Vietnam Securities Depository (hereinafter referred to as the “account”).
4. Documents used for verifying the corporation's account.
Article 11. Cases in which account freeze measure is applied
An account freeze measure may be applied in the following cases:
1. Carry out coercive enforcement of serving of the decision to suspend operation (in case of suspension of all fields).
2. Carry out coercive enforcement of serving of the decision on prohibition from operating in certain fields (in case of prohibition from operating in all fields); prohibition from raising capital.
3. Carry out coercive enforcement of serving of the judicial measure.
Article 12. Verifying information about corporation’s account
1. Within 03 working days from the date on which the record is made as prescribed in Article 5 hereof, the competent criminal judgment enforcement agency issuing the account freeze decision shall request the credit institution, state treasury, securities company or Vietnam Securities Depository to provide information about the corporation's account in accordance with regulations of law. The competent criminal judgment enforcement agency provided with such information shall maintain its confidentiality and only use it in accordance with regulations of law.
2. The corporation against which the coercive enforcement measure is taken shall notify the competent criminal judgment enforcement agency issuing the account freeze decision of name of the credit institution, state treasury, securities company or Vietnam Securities Depository where its account is opened, corporation’s account number and other information about the account upon request.
Article 13. Issuing and sending account freeze decisions
1. Within 03 working days from the verification of information about the corporation’s account is done, the head of the competent criminal judgment enforcement agency shall issue the account freeze decision.
In the cases specified in Clauses 1 and 2 Article 11 hereof, the decision to freeze entire account shall be issued; in the case specified in Clause 3 Article 11 hereof, the decision to freeze the balance or securities in the account equivalent to the amount used for enforcing judicial measures and coercive enforcement cost.
2. An account freeze decision shall contain at least number of the decision; issuance date; full name and position of the decision maker and unit for which he/she is working; name, address, enterprise identification number and tax identification number of the corporation whose account is freezed; number and name of the freezed account, purposes of freeze, scope of freeze, freezed balance or securities, date of freeze, freeze duration, responsibility of the credit institution, state treasury, securities company or Vietnam Securities Depository and other information (if any); signature of the decision maker and seal of the competent criminal judgment enforcement agency.
3. The account freeze decision shall be sent and notified as prescribed in Articles 6 and 7 hereof.
Article 14. Responsibility of credit institutions, state treasuries, securities companies and Vietnam Securities Depository where corporations open their account
1. Within 03 working days from the receipt of the account freeze decision of the competent criminal judgment enforcement agency, the credit institution, state treasury, securities company or Vietnam Securities Depository where the corporation opens its account shall freeze the account according to the account freeze decision.
2. The credit institution, state treasury, securities company or Vietnam Securities Depository shall notify the corporation whose account is freezed of the account freeze from the date of freeze and send a written notification of freeze results to the competent criminal judgment enforcement agency within 03 working days from date on which the corporation is notified.
Article 15. Deduction of balance in accounts and settlement of securities in securities accounts
1. The head of the criminal judgment enforcement agency shall issue a decision to deduct balance in the corporation's account to provide guarantee for enforcement of the judicial measures specified in Points b and c Clause 1 Article 82 of the Criminal Code.
2. The deducted balance shall not exceed the amount used for enforcing judicial measures and coercive enforcement cost.
3. After receiving the decision to deduct balance in the account of the corporation that has to enforce the judicial measure, the credit institution or state treasury that manages such account or securities company where the corporation opens its securities account shall deduct account balance and transfer it to the competent criminal judgment enforcement agency to organize coercive enforcement of the judicial measure.
4. The provision of guarantee for enforcement of judicial measures in case the corporation has securities in its securities account shall comply with applicable regulations of law.
Article 16. Unfreezing accounts
1. Within 03 working days from the date on which the corporation completely serves with the Court judgment or decision or after the organization has completely complies with the competent criminal judgment enforcement agency’s request for deduction of balance or settlement of securities in the corporation’s account, the competent criminal judgment enforcement agency shall terminates the account freeze.
The account unfreeze is subject to a written decision by the competent criminal judgment enforcement agency.
2. After issuing the account unfreeze decision, the competent criminal judgment enforcement agency shall send it to the credit institution, state treasury, securities company or Vietnam Securities Depository managing the corporation's account for execution purpose.
3. The credit institution, state treasury, securities company or Vietnam Securities Depository managing the corporation's account shall unfreeze the account after receiving the account unfreeze decision and send a written notification of account unfreeze to the competent criminal judgment enforcement agency and convicted corporation within 03 working days from the date of account unfreeze.
4. The account unfreeze decision shall be also sent to the organizations and individuals specified in Article 6 hereof.
Article 17. Bases for issuing property distraint decisions
A property distraint decision shall be issued on the basis of:
1. An effective Court judgment/decision.
2. A record made as prescribed in Article 5 hereof.
3. The convicted corporation does not have an account or the balance in the account opened at the credit institution, state treasury, securities company or Vietnam Securities Depository is insufficient to guarantee the coercive enforcement of a judicial measure.
4. Documents used for verifying the corporation's account.
Article 18. Cases in which a property distraint measure is applied
The property distraint measure shall be applied to guarantee the coercive enforcement of the judicial measures specified in Points b and c Clause 1 Article 82 of the Criminal Code.
Article 19. Verifying information about corporation’s property
1. The competent criminal judgment enforcement agency shall verify information about property of the corporation against which judicial measures are enforced (hereinafter referred to as “the enforced corporation”).
2. Relevant units, organizations and individuals shall, at the request of the competent criminal judgment enforcement agency, provide information about property of the enforced corporation.
Article 20. Property that is not allowed to be distrained
1. Property that is prohibited from circulation in accordance with regulations of law; property serving national defense, security and public purposes; property provided by the state budget to organizations and individuals.
2. Medicines for workers; foods, instruments and other property used for providing meals to workers.
3. Kindergartens, schools, health facilities, and their equipment, vehicles and other property which is not for business purposes.
4. Equipment, vehicles and instruments intended for assurance of occupational safety and fire safety, and environmental pollution prevention and control.
Article 21. Distraint of property put up as collateral
1. If the corporation does not have any other property or its property is insufficient to enforce a judgment, the criminal judgment enforcement agency is entitled to distrain or dispose the corporation’s property put up as collateral if its value exceeds the debt and coercive judgment enforcement cost.
2. At least 02 days before the distraint of property put up as collateral, the competent criminal judgment enforcement agency shall notify the person receiving property as collateral.
Article 22. Distraint of corporation’s property held by a third party
1. Where it is found that a third party is holding the corporation’s property and the property is determined according to another judgment or decision, the competent criminal judgment enforcement agency shall issue a decision to distrain such property; if the third party fails to voluntarily transfer the property, the competent criminal judgment enforcement agency shall take coercive enforcement measures.
2. If the property to be distrained is being leased, the lessee is entitled to lease it under the contract.
Article 23. Distraint of contributed capital
The competent criminal judgment enforcement agency shall request the individual or organization where the corporation’s contributed capital is available to provide information about the corporation’s contributed capital to distrain such contributed capital. Where necessary, the competent criminal judgment enforcement agency shall consult a competent organization/individual about determination of value of the contributed capital with a view to coercive judgment enforcement.
Article 24. Distraint of vehicles
1. In case of distraint of a corporation’s vehicle, the competent criminal judgment enforcement agency shall request the corporation, manager or user of such user shall transfer the vehicle registration certificate (if any).
2. The criminal judgment enforcement agency is entitled to request a competent authority not to transfer or lease the distrained vehicle or put up it as collateral or request it to restrict operation of the vehicle on road.
3. The distraint of aircrafts and ships to enforce the judgment shall comply with regulations of law on arrest of aircrafts and ships.
Article 25. Distraint and use of intellectual property rights
1. The competent criminal judgment enforcement agency shall issue decisions to distraint intellectual property rights under the corporation’s ownership.
If the corporation that is the owner of intellectual property rights has transferred them to another organization or individual, such intellectual property rights shall be still be distrained.
2. Upon distraint of corporation's intellectual property rights, depending on each subject matter of the intellectual property rights, the competent criminal judgment enforcement agency shall impound documents concerning the corporation’s intellectual property rights.
3. In order to achieve national defense or security objectives or serve everyday life and state and social interests specified in the Intellectual Property Law, the State may decide that the owner of the intellectual property rights shall transfer the intellectual property rights to another organization or individual for a certain period. In this case, the competent criminal judgment enforcement agency is not allowed to distrain the corporation’s intellectual property rights during the period of compulsory transfer.
4. The competent criminal judgment enforcement agency shall decide to transfer intellectual property rights to another organization or individual. The organization or individual assigned to use intellectual property rights shall transfer the amounts obtained after deducting necessary costs to the criminal judgment enforcement agency to guarantee the enforcement of judicial measure.
Where necessary, the competent criminal judgment enforcement agency shall request the specialized or professional intellectual property organization to collect and manage profits earned from the use of the corporation's intellectual property rights.
5. If the corporation has transferred the intellectual property rights to another organization or individual but has not been paid or fully paid for the transfer, the competent criminal judgment enforcement agency shall issue a decision to compel such organization or individual to make the payment to guarantee the enforcement of judicial measure.
Article 26. Distraint of property that is land use right, property subject to registration of ownership or security interests
1. Upon distraint of the land use right (hereinafter referred to as “land”), the competent criminal judgment enforcement agency shall request the corporation and person managing documents on the land shall submit such documents to agency. The corporation’s distrained land shall be allowed to be transferred in accordance with regulations of law.
2. Upon distraint of land and property thereon under the corporation’s ownership, it is required to distrain both land and property thereon.
If the property on land is under the ownership of another person, the competent criminal judgment enforcement agency shall only distrain the land and notify the person who has property on land.
3. Upon distraint of property that is land or property subject to registration of ownership or security interests in accordance with regulations of law, the competent criminal judgment enforcement agency shall request the registry to provide information about the registered property and security interests.
4. After the distraint, the criminal judgment enforcement agency shall send a written notification of the property distraint to the registry.
The property and security interest registry shall suspend or terminate the compliance with requests related to the security interests on the corporation’s property after receiving the competent criminal judgment enforcement agency’s request.
Article 27. Distraint of property on land
Upon distraint of the property that is construction work on land, it is required to distrain the land, except for the case where the land is not distrained as prescribed by law or the separation of distrained property from land does not considerably reduce the value of such property.
Article 28. Issuing and sending property distraint decisions
1. Within 03 working days from the verification of information about the corporation’s property, the head of the competent criminal judgment enforcement agency shall issue the property distraint decision.
2. A property distraint decision shall contain at least number of the decision; issuance date; bases for issuing the decision; full name and position of the decision maker and unit for which he/she is working; name, address, enterprise identification number and tax identification number of the corporation whose property is distrained; amounts and property to be distrained; place of distraint; signature of the decision maker and seal of the competent criminal judgment enforcement agency.
3. The property distraint decision shall be sent and notified as prescribed in Articles 6 and 7 hereof.
Article 29. Organizing property distraint
1. The property distraint shall be carried out from 08 am to 17 pm, except for statutory public holidays and other special cases decided by the Government.
2. The competent criminal judgment enforcement agency shall preside over the distraint.
3. Upon distraint of property, the corporation’s legal representative, organization or individual whose property is distrained, representative of the local authority of the area where the property to be distrained is available and witnesses must be present. If the corporation’s legal representative or organization or individual whose property is distrained is legally summoned or notified but is absent, the property distraint shall be still carried out and a record on the absence shall be made in witness of the representative of the local authority of the area where the property to be distrained is available and representative of the regulatory agency for the corporation.
4. It is only allowed to distrain property of the enforced corporation in a manner that is equivalent to the amount used for enforcing the judicial measure and coercive enforcement cost.
5. If it is not sufficient to execute the property distraint decision, only distrain the property under joint ownership of the enforced corporation and another person. If the property is under dispute, continue to carry out distraint and explain to the co-owners of the property to be distrained about the right to make claims in accordance with civil proceeding procedures.
The competent criminal judgment enforcement agency shall make publicly available the date and place of distraint. After 90 days from the date of distraint, if no claim is made, the distrained property shall be put up for auction in accordance with regulations of law on property auction.
Article 30. Property distraint records
1. The property distraint shall be recorded. The record shall clearly specify date and place of distraint; competent criminal judgment enforcement agency that presides over the distraint; legal representative of the corporation whose property is distrained, organization or individual whose property is distrained or their legal representative; witness; representative of the local authority of the area where the property to be distrained is available; name, conditions and characteristics of property to be distrained.
2. Representative of the competent criminal judgment enforcement agency, legal representative of the corporation, organization or individual whose property is distrained or their legal representative, representative of the local authority and witness shall sign the record. The absence or refusal to sign the record shall be clearly specified in the record and reasons therefore shall be given.
3. The distraint record shall be made into 02 copies being equally authentic, 01 is kept by the competent criminal judgment enforcement agency issuing the coercive enforcement decision and 01 is kept by the corporation’s legal representative.
Article 31. Assigning responsibility to protect distrained property
1. The competent criminal judgment enforcement agency that distrains property shall assign the responsibility to protect distrained property to the following:
a) The corporation or the manager or user of the property;
b) Organization or individual that satisfies storage conditions;
c) One of the co-owners of the property.
2. The State Treasury shall be assigned to temporarily manage the property that is gold, silver, valuable metal, precious stone or currency; the specialized regulatory agency shall be assigned to temporarily manage other property, as the case may be.
3. Upon assigning the responsibility to protect the distrained property, the competent criminal judgment enforcement agency shall make a record. The record shall clearly specify the date of assigning the responsibility to protect the distrained property; legal representative of the enforced corporation, person assigned the responsibility to protect the distrained property; quantity and quality of the distrained property; and rights and obligations of the person assigned the responsibility to protect and shall bear signature put to the bottom of each page.
The competent criminal judgment enforcement agency assigned the responsibility to protect distrained property, enforced corporation’s legal representative and witness shall put their signature to the record. If the record has multiple pages, signature shall be put to each page. The absence or refusal to sign the record shall be clearly specified in the record and reasons therefore shall be given.
The record shall be kept by the person assigned the responsibility to protect the distrained property. The enforced corporation’s legal representative, witness and person presiding over the distraint shall each keep 01 copy.
4. Persons assigned the responsibility to protect distrained property shall reimbursed for the protection cost, except for the persons specified in Point a Clause 1 of this Article.
5. If persons assigned the responsibility to protect distrained property damage, swap, lose or destroy property, they shall provide compensation and incur penalties depending on the nature and severity of the violations.
Article 32. Valuation of distrained property
1. Distrained property shall be valuated at the premises of the corporation whose property is distrained or place where the distrained property is stored, except for the case where a property valuation council is required to be established or the valuation is carried out by a valuating body.
2. The distrained property shall be valuated under an agreement between the competent criminal judgment enforcement agency and the enforced corporation’s legal representative and co-owner in case of distraint of the shared property. The agreement shall be reached within 05 working days from the date of distraint.
In case of failure to reach an agreement, within 10 working days from the date on which the property is distrained, the competent criminal judgment enforcement agency shall issue a decision to establish a property valuation council or sign a service contract with a valuating body. The property valuation council shall be composed of a Chair, who is the head of the competent criminal judgment enforcement agency, representative of the finance authority at the same level and representative of relevant specialized agency.
Within 07 working days from the date of establishing the property valuation council or from the date of signing the contract with the valuating body, the valuation council or valuating body shall carry out the valuation. The property valuation shall be based on the market price at the time of valuation. Regarding the property whose price is solely managed by the State, the valuation of such property shall be based on the prices set by the State.
3. Valuation of the distrained property must be made into a record that specifies time and place of valuation, valuation methods, participants in valuation, name and value of the property after valuation, signatures of members participating in valuation and of the corporation’s legal representative.
Article 33. Transfer of distrained property for auction
1. Regarding the property distrained for auction, the starting price shall be determined as prescribed in Article 32 hereof. Within 20 working days from the date on which the property is distrained, the person issuing the coercive enforcement shall sign an auction contract with the professional auctioneering body; in case of failure to sign an auction contract with the professional auctioneering body, a property auction council shall be established.
The distrained property shall be auctioned in accordance with regulations of law on property auction.
2. After signing an auction contract, the competent criminal judgment enforcement agency shall transfer the distrained property for auction. The transfer shall be made in a record, which specifies the date of transfer; transferor and transferee; signatures of the transferor and transferee; quantity and status of the property. Documentation required for transfer of the distrained property to the to the authority in charge of auction include a decision on coercive distraint, documents relating to the ownership or the right to use of such property (if any); a property valuation report and property transfer record.
3. If the distrained property is a bulky commodity or a commodity in large quantity but the authority in charge of auction is not able to put it into storage, after completion of the transfer procedures, that authority may sign a storage service contract with the authority that is keeping the property. Costs incurred in connection with execution of the contract shall be reimbursed by using the amount of money earned from auction.
4. Upon auction of the property under joint ownership, co-owners shall be given priority to buy such property.
5. In case where the amount of money earned from property auction exceeds the amount used for enforcing judicial measures and coercive enforcement cost, within 10 working days from the date of auction, the competent criminal judgment enforcement agency shall follow required procedures to return the difference to the enforced corporation and a record on transfer of such difference shall be made.
Article 34. Transfer of the property ownership
1. The buyer’s ownership of the distrained property shall be recognized and protected by law.
2. The competent authority shall follow procedures for transferring the ownership to the buyer in accordance with regulations of law.
3. Documentation required for ownership transfer includes:
a) A copy of the coercive enforcement decision that takes the form of distraint of property for auction;
b) A property auction report;
c) Other documents relating to the property (if any).
Section 3. IMPOUNDMENT OF RECORDS, DOCUMENTS AND DEVICES CONTAINING ELECTRONIC DATA; IMPOUNDMENT OR WITHDRAWAL OF SEALS OF CORPORATIONS
Article 35. Bases for issuing decisions on impoundment of records, documents and devices containing electronic data; impoundment or withdrawal of seals of corporations
A decision on impoundment of records, documents or devices containing electronic data; impoundment or withdrawal of corporation’s seal shall be issued on the basis of:
1. An effective Court judgment/decision;
2. A record made as prescribed in Article 5 hereof.
Article 36. Case in which measures for impoundment of records, documents and devices containing electronic data; impoundment or withdrawal of seals are applied
1. Records, documents or devices containing electronic data and seal of a corporation may be impounded in case of coercive enforcement of serving of the decision to suspend operation; the decision on prohibition from operating in certain fields; decision on prohibition from raising capital according to the effective court judgment or decision.
Only records, documents or devices containing electronic data related to the business line of the corporation against which the coercive judgment measure is taken according to the effective court judgment or decision.
2. The corporation’s seal shall be withdrawn in case of coercive enforcement of serving of the decision on permanent shutdown.
Article 37. Issuing decisions on impoundment of records, documents and devices containing electronic data; impoundment or withdrawal of seals of corporations
1. Within 03 working days from the date on which the record is made as prescribed in Article 5 hereof, the head of the competent criminal judgment enforcement agency shall issue the decision on impoundment of records, documents or devices containing electronic data; impoundment or withdrawal of seal of the corporation.
2. The decision on impoundment of records, documents and devices containing electronic data; impoundment or withdrawal of seal of the corporation contains at least number of the decision; issuance date; bases for issuing the decision; full name and position of the decision maker and unit for which he/she is working; name, address, enterprise identification number and tax identification number of the corporation; records, documents or devices containing electronic data to be impounded or seal to be impounded or withdrawn; place of impoundment or withdrawal; signature of the decision maker and seal of the competent criminal judgment enforcement agency.
3. The decision on impoundment of records, documents or devices containing electronic data; impoundment or withdrawal of seal of the corporation shall be made as prescribed in Articles 6 and 7 hereof.
Article 38. Organizing execution of the decision on impoundment of records, documents or devices containing electronic data; impoundment or withdrawal of seal of the corporation
1. Prepare for impoundment of records, documents or devices containing electronic data; impoundment or withdrawal of seal of the corporation
a) Records, documents, devices containing electronic data or seal of the corporation shall be sealed before the impoundment or withdrawal;
b) The competent criminal judgment enforcement agency presiding over the sealing of records, documents or devices containing electronic data or seal of the corporation shall notify the corporation’s legal representative, representative of the organization or individual whose rights, obligations and responsibilities are related to the records, documents, devices containing electronic data or seal of the corporation and invite representative of the local authority of the area where the sealing takes place to witness.
c) The competent criminal judgment enforcement agency presiding over the sealing of records, documents, devices containing electronic data, or seal of the corporation shall provide instructions on preparing equipment necessary for the sealing.
2. Seal records, documents or devices containing electronic data; seal of the corporation
a) Carry out an inspection to sufficiently and accurately specify the status of records, documents, devices containing electronic data or seal of the corporation in the sealing record;
b) Package or closely cover the records, documents, devices containing electronic data or seal to be sealed;
c) The competent criminal judgment enforcement agency presiding over the sealing shall notify the corporation’s legal representative, representative of the organization or individual whose rights, obligations and responsibilities are related to the records, documents, devices containing electronic data or seal of the corporation and representative of the local authority of the area where the sealing takes place. The aforementioned persons shall append their signature and full name or their fingerprints (together with name of the person appending their fingerprints) to the anti-tampering stamp (write or append fingerprints using durable ink);
d) Stick anti-tampering stamps
Regarding documents and records, it is required to stick anti-tampering stamps on openable parts of their container or parts that may affect the status quo of the records and documents.
Regarding the devices containing electronic data or seal of the corporation, it is required to stick anti-tampering stamps on important parts that aid in determining the origin.
As the case may be, measures shall be taken to protect anti-tampering stamps to satisfy transport and storage conditions;
dd) Terminate sealing of records, documents, devices containing electronic data or seal of the corporation
The competent criminal judgment enforcement agency shall make a sealing record. The record shall specify incorrect quantity, characteristics and status of records, documents, devices containing electronic data or seal of the corporation before and after the sealing, signature, full name or fingerprints (together with name of the person appending fingerprints) of the person organizing or participating in sealing, impoundment or withdrawal. The record shall be made into 02 copies being equally authentic, 01 is included in the judgment enforcement dossier and 01 is kept by the corporation’s legal representative.
If the corporation’s legal representative refuses to append his/her signature to the record or anti-tampering stamps, his/her refusal shall be specified in the record.
If the corporation’s legal representative or representative of the organization or individual whose rights, obligations and responsibilities are related to the sealed or impounded records/documents/devices containing electronic data or impounded or withdrawn seal of the corporation has been notified but absent, the competent criminal judgment enforcement agency shall still seal and impound records, documents or devices containing electronic data or impound or withdraw the seal but the absence shall be mentioned in the record.
3. The sealed or impounded records/documents/devices containing electronic data or impounded or withdrawn seal shall be stored at the competent criminal judgment enforcement agency and their status quo shall be maintained during the storage.
If records/documents/devices containing electronic data of the corporation are sealed, the competent criminal judgment enforcement agency and person participating in the sealing shall keep their confidentiality.
Article 39. Termination of impoundment of records, documents, devices containing electronic data or seal of the corporation
1. Within 03 working days from the date on which the corporation completely service the court judgment or decision the competent criminal judgment enforcement agency issuing the decision on impoundment of records, documents, devices containing electronic data or seal of the corporation shall terminate the impoundment. The termination of impoundment of records, documents, devices containing electronic data or seal is subject to a decision by the competent criminal judgment enforcement agency.
2. The decision to terminate impoundment of records, documents, devices containing electronic data or seal shall be sent to the corporation’s legal representative and corporation whose records, documents, devices containing electronic data or seal is impounded. The removal of anti-tampering stamps shall comply with Article 40 hereof.
3. After issuing the decision to terminate impoundment of records, documents, devices containing electronic data or seal, the competent criminal judgment enforcement agency shall transfer the impounded records, documents, devices containing electronic data or seal.
4. The decision to terminate impoundment of records, documents, devices containing electronic data or seal shall be sent to the organizations and individuals specified in Article 6 hereof.
Article 40. Procedures for removing anti-tampering stamps to transfer corporation’s impounded records, documents, devices containing electronic data or seal
1. Prepare for removal of anti-tampering stamps
The competent criminal judgment enforcement agency presiding over the removal of anti-tampering stamps shall notify the corporation’s legal representative, representative of the organization or individual whose rights, obligations and responsibilities are related to the records, documents, devices containing electronic data or seal of the corporation and representative of the local authority of the area where the removal of anti-tampering stamps takes place.
2. Remove anti-tampering stamps
a) Check the anti-tampering stamps stuck on records, documents or devices containing electronic data or seal of the corporation before the removal;
b) Remove anti-tampering stamps and open the packaged or closely covered records, documents or devices containing electronic data or seal.
Remove anti-tampering stamps of records, documents or devices containing electronic data or seal that is not packaged or closely covered;
c) Check the records, documents or devices containing electronic data or seal after the removal.
3. Follow the instructions below after the removal of anti-tampering stamps is done:
After the removal of anti-tampering stamps is done, a record shall be made. The removal record shall specify status of anti-tampering stamps prior to the removal, status of records, documents, devices containing electronic data or seal after the removal and bear signatures, full names or fingerprints (together with full name of the person appending his/her fingerprints) of the person presiding over and participating in the removal. The record shall be made by the competent criminal judgment enforcement agency into 02 copies being equally authentic, 01 is included in the judgment enforcement dossier and 01 is kept by the corporation’s legal representative.
If the anti-tampering stamps fail to remain intact, it is required to make a record on status of anti-tampering stamps for verification purposes.
4. After the removal of anti-tampering stamps is done, the competent criminal judgment enforcement agency shall transfer records, documents or devices containing electronic data or seal of the corporation. The transfer shall be made into a record, which shall bear signatures, full names or fingerprints (together with full name of the person appending his/her fingerprints) of the person presiding over and participating in the removal in accordance with regulations of law and this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực