Chương 2 Nghị định 44/1998/NĐ-CP: Nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp. Những ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa
Số hiệu: | 44/1998/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 29/06/1998 | Ngày hiệu lực: | 14/07/1998 |
Ngày công báo: | 20/08/1998 | Số công báo: | Số 23 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
04/07/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp:
1. Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được. Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả.
2. Các yếu tố xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp:
a) Số liệu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa.
b) Giá trị thực tế của tài sản tại doanh nghiệp xác định trên cơ sở hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của người mua tài sản và giá thị trường tại thời điểm cổ phần hóa.
3. Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp về vị trí địa lý, uy tín mặt hàng (nếu có). Lợi thế này thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận thực hiện tính trên vốn kinh doanh bình quân 3 năm trước khi cổ phần hóa. Giá trị lợi thế nói trên chỉ tính tối đa 30% vào giá trị thực tế của doanh nghiệp.
Khi xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp không phải nhất thiết thuê kiểm toán độc lập. Những doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê thì cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp xem xét thuê tổ chức kiểm toán độc lập xác định. Tiền thuê kiểm toán được tính vào chi phí cổ phần hóa.
Doanh nghiệp cổ phần hóa được hưởng những ưu đãi như sau:
1. Doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần là hình thức đầu tư mới, được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).
Trường hợp những doanh nghiệp không đủ điều kiện hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước thì được giảm 50% thuế lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp) trong 2 năm liên tiếp kể từ sau khi chuyển sang hoạt động theo Luật Công ty.
2. Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa thành sở hữu của Công ty cổ phần.
3. Được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước theo cơ chế và lãi suất như đã áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước.
4. Được tiếp tục xuất nhập khẩu hàng hóa theo các chế độ quy định hiện hành như đối với doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hóa.
5. Trước khi cổ phần hóa được chủ động sử dụng số dư quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi (bằng tiền) chia cho người lao động đang làm việc (không phải nộp thuế thu nhập) để mua cổ phần.
Được duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật, các công trình văn hóa, câu lạc bộ, bệnh xá, nhà điều dưỡng để đảm bảo phúc lợi cho người lao động trong công ty cổ phần. Những tài sản này thuộc sở hữu của tập thể người lao động do công ty cổ phần quản lý với sự tham gia của tổ chức Công đoàn.
6. Các khoản chi phí thực tế, hợp lý và cần thiết cho quá trình chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần được trừ vào tiền bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước theo mức quy định của Bộ Tài chính.
Trường hợp cổ phần hóa theo khoản 1, Điều 7 của Nghị định này thì được sử dụng vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp để trang trải.
Người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa được hưởng những ưu đãi sau:
1. Được Nhà nước bán với giá ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tùy theo năm công tác của từng người. Một năm làm việc cho Nhà nước được mua tối đa 10 cổ phần (trị giá 1 cổ phần: 100.000 đồng) với mức giảm giá 30% so với các đối tượng khác. Tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không quá 20% giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có vốn tự tích lũy từ 40% giá trị doanh nghiệp trở lên thì tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không quá 30% giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Trường hợp cổ phần hóa theo khoản 1 Điều 7 của Nghị định này thì giá trị ưu đãi cho người lao động được trừ vào phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
Người lao động sở hữu cổ phần nói trên có quyền chuyển nhượng, để thừa kế và các quyền khác của cổ đông theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần.
2. Người lao động nghèo trong doanh nghiệp được mua cổ phần theo giá ưu đãi thì được hoãn trả trong 3 năm đầu để hưởng cổ tức và trả dần tối đa trong 10 năm không phải chịu lãi suất. Số cổ phần mua trả dần dành cho người lao động nghèo không vượt quá 20% tổng số cổ phần Nhà nước bán theo giá ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này. Người sở hữu cổ phần trả dần không được chuyển nhượng khi chưa trả hết tiền cho Nhà nước.
3. Sau 12 tháng kể từ khi doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, nếu do nhu cầu tổ chức lại hoạt động kinh doanh, thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động mất việc làm thì chính sách đối với những người lao động này được giải quyết theo những quy định hiện hành của Chính phủ.
Người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa được hưởng những ưu đãi sau:
1. Được Nhà nước bán với giá ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tùy theo năm công tác của từng người. Một năm làm việc cho Nhà nước được mua tối đa 10 cổ phần (trị giá 1 cổ phần: 100.000 đồng) với mức giảm giá 30% so với các đối tượng khác. Tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không quá 20% giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có vốn tự tích lũy từ 40% giá trị doanh nghiệp trở lên thì tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không quá 30% giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Trường hợp cổ phần hóa theo khoản 1 Điều 7 của Nghị định này thì giá trị ưu đãi cho người lao động được trừ vào phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
Người lao động sở hữu cổ phần nói trên có quyền chuyển nhượng, để thừa kế và các quyền khác của cổ đông theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần.
2. Người lao động nghèo trong doanh nghiệp được mua cổ phần theo giá ưu đãi thì được hoãn trả trong 3 năm đầu để hưởng cổ tức và trả dần tối đa trong 10 năm không phải chịu lãi suất. Số cổ phần mua trả dần dành cho người lao động nghèo không vượt quá 20% tổng số cổ phần Nhà nước bán theo giá ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này. Người sở hữu cổ phần trả dần không được chuyển nhượng khi chưa trả hết tiền cho Nhà nước.
3. Sau 12 tháng kể từ khi doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, nếu do nhu cầu tổ chức lại hoạt động kinh doanh, thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động mất việc làm thì chính sách đối với những người lao động này được giải quyết theo những quy định hiện hành của Chính phủ.
PRINCIPLES FOR DETERMINING THE VALUE OF AN ENTERPRISE, PREFERENCES FOR THE EQUITIZED ENTERPRISE AND LABORERS THEREOF
Article 11.- Principles for determining the value of an enterprise:
1. The actual value of an enterprise is the price of all available assets of such enterprise at the time of equitization, which is acceptable to both the share buyer and seller. The actual value of the State's capital at the enterprise is the actual value of the enterprise after deducting all its payable debts.
2. Factors for determining the actual value of the enterprise:
a/ Data recorded in the accounting books of the enterprise at the time of equitization;
b/ The actual value of assets of the enterprise, determined on the basis of the current status of quality, technical properties and use demand of the asset buyer and the market prices at the time of equitization.
3. The business advantage of the enterprise in terms of its geographical location and product prestige (if any). Such advantage is reflected through the ratio of profit against the average business capital over the last three years before the equitization. The value of this advantage shall, at maximum, represent 30% of the actual value of the enterprise.
Article 12.- When determining the actual value of the enterprise, it is not necessary to hire independent auditors. For enterprises that fail to comply with the provisions of the legislation on accounting and statistics, the agency that decides the enterprise's value shall consider the hiring of an independent auditing organization for determination of such enterprise's value. The expense for hiring auditors shall be accounted for in the equitization costs.
Article 13.- The equitized enterprise shall enjoy the following preferences:
1. Since the transformation of a State enterprise into a joint-stock company is a new form of investment, such enterprise shall be entitled to preferential treatment in accordance with the provisions of the Law on Domestic Investment Promotion (amended).
Enterprises that fail to meet conditions for enjoying preferential treatment in accordance with the Law on Domestic Investment Promotion shall be entitled to the 50% reduction of profit tax (enterprise income tax) for two consecutive years from the time it switches to operations under the Law on Companies.
2. To be exempt from the registration fee on the transfer of assets under the management and use of the equitized State enterprise to the ownership of the joint-stock company.
3. To be entitled to continue borrowing capital from State commercial banks, financial companies and other credit institutions according to the mechanism and at the interest rates applicable to State enterprises.
4. To be entitled to continue the export and import of goods under the current regulations applicable to State enterprises before equitization.
5. To be allowed, before equitization, to distribute the residue of its reward and welfare funds (in cash) to the working laborers (who shall not have to pay income tax thereon) for the purchase of shares.
To be entitled to maintain and develop the welfare fund in kind, the cultural works, clubs, clinics and sanitoria in order to ensure the welfare of the laborers in the joint-stock company. These assets shall be placed under the ownership of the labor collective and managed by the joint-stock company with the participation of the trade union organization.
6. The actual reasonable and necessary expenses for transforming State enterprises into joint-stock companies shall be deducted from the proceeds from the sale of shares which belong to the State's capital at the level prescribed by the Ministry of Finance.
In cases where the equitization is conducted in accordance with Clause 1, Article 7 of this Decree, the State's existing capital at the enterprise shall be used to cover the expenses.
Article 14.- The laborers in the equitized enterprise shall enjoy the following preferences:
1. To be sold by the State a number of shares at the preferential prices, depending on each person's working seniority. For each year of working for the State, a laborer is entitled to buy 10 shares at maximum (the value of one share is 100,000 VND) with the 30% price reduction, as compared with other subjects. The total value of preferential shares sold to the laborers shall not exceed 20% of the value of the State's capital at the enterprise. For enterprises with self-accrued capital representing 40% of their value, the total value of preferential shares sold to laborers must not exceed 30% of the value of the State's capital at such enterprises.
In cases where the equitization is conducted in accordance with Clause 1, Article 7 of this Decree, the value of preferences for laborers shall be deducted from the State's existing capital at the enterprise.
Laborers holding the above-said shares shall have the right to transfer and bequeath those shares and other rights of shareholders in accordance with the provisions of law and the Statute on organization and operation of joint-stock companies.
2. Poor laborers in the enterprise, who are entitled to buy shares at preferential prices may delay their payment for the first three years to enjoy dividends and pay in installments in ten years at maximum without bearing any interests. The number of shares bought with deferred payment by the poor laborers shall not exceed 20% of the total shares sold by the State at preferential prices as prescribed in Clause 1 of this Article. The holders of deferred-payment shares shall not be allowed to transfer the shares as long as they have not fully paid the State.
3. 12 months after the transformation of a State enterprise into a joint-stock company, if the laborers loose their jobs due to the re-organization of the enterprise's business operation and/or the renewal of its technologies, they shall be entitled to the policies as prescribed in the current regulations of the Government.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực