Số hiệu: | 437-HĐBT | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Các cơ quan khác | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 22/12/1990 | Ngày hiệu lực: | 22/12/1990 |
Ngày công báo: | 31/01/1991 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
28/07/1998 |
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thuỷ sản và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương trong việc quản lý các hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển Việt Nam quy định như sau:
a/ Bộ Thuỷ sản thực hiện chức năng giám sát và cùng với lực lượng kiểm soát của các ngành theo quy định tại điều 21 Nghị định số 30-CP ngày 29-1-1980 của Hội đồng Chính phủ, tiến hành kiểm soát các hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.
b/ Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.
Phối hợp với Bộ Thuỷ sản và các ngành có liên quan kiểm soát các hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển do địa phương quản lý.
Khi người và phương tiện nghề cá nước ngoài có vi phạm pháp luật của Việt Nam, các lực lượng kiểm soát có quyền bắt giữ người và phương tiện đưa về cảng hoặc bến đậu gần nhất và giao cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thuỷ sản hoặc cấp tỉnh nơi đó xử lý. Việc bắt giữ người và phương tiện nước ngoài phải tiến hành theo đúng thủ tục và hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
Các phương tiện và người nước ngoài vi phạm các quy định của Nghị định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một hoặc nhiều trong số các hình phạt sau đây:
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền và bồi thường thiệt hại gây ra.
3. Thu hồi giấy phép hoạt động nghề cá.
4. Tịch thu phương tiện và công cụ dùng vào việc vi phạm.
5. Người vi phạm có tính chất nghiêm trọng sẽ bị đưa ra toà án Việt Nam xét xử theo Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mức phạt đối với người và phương tiện nghề cá nước ngoài vi phạm, quy định cụ thể như sau:
1. Nếu tiến hành các hoạt động nghề cá trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép do Bộ Thuỷ sản Việt Nam cấp sẽ bị xử phạt:
a/ Phạt tiền:
Từ 1.000 đến 5.000 đôla Mỹ đối với phương tiện có trọng tải dưới 50.
Từ trên 5.000 đến 10.000 đô la Mỹ đối với phương tiện có trọng tải từ 50 đến 100 tấn.
Từ trên 10.000 đến 20.000 đôla Mỹ đối với các phương tiện có trọng tải từ 100 tấn trở lên.
b/ Tịch thu toàn bộ hải sản đánh bắt được.
c/ Tịch thu toàn bộ ngư lưới cụ dùng để đánh bắt hải sản trái phép.
2. Hoạt động sai khu vực, quá thời hạn, sử dụng loại nghề không đúng quy định ghi trong giấy phép sẽ bị xử phạt:
a/ Phạt tiền từ 1.000 đến 10.000 đôla Mỹ.
b/ Tịch thu toàn bộ hải sản và ngư lưới cụ sử dụng để đánh bắt hải sản trái phép.
3. Tàng trữ hoặc sử dụng các công cụ khai thác không được phép sẽ bị xử phạt:
a/ Phạt tiền từ 5.000 đến 10.000 đôla Mỹ.
b/ Tịch thu toàn bộ công cụ không được phép sử dụng.
4. Khai thác các đối tượng hải sản trong danh mục Nhà nước Việt Nam quy định cấm sẽ bị xử phạt:
a/ Phạt tiền 5.000 đôla Mỹ.
b/ Tịch thu toàn bộ số hải sản khai thác trái phép.
5. Cố ý gây cản trở hoặc không tuân theo sự hướng dẫn của người có thẩm quyền của Việt Nam đang thừa hành nhiệm vụ, thì người gây cản trở sẽ bị phạt tiền từ 500 đến 5.000 đôla Mỹ.
6. Các hành vi vi phạm khác ngoài các vi phạm nêu trên đây sẽ bị phạt tiền từ 500 đến 5.000 đôla Mỹ.
7. Trường hợp tái phạm sẽ bị phạt số tiền gấp 2 lần, so với số tiền quy định về mỗi mức phạt, đồng thời vẫn phải chịu các hình phạt khác như quy định trên đây đối với mỗi hành vi vi phạm.
a/ Bộ Thuỷ sản xử lý các vi phạm của người và phương tiện nước ngoài hoạt động nghề cá trong vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam theo các mức phạt quy định tại các điều 21 và 22 của Nghị định này với sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Ngoại giao. Hướng dẫn địa phương xử lý các vi phạm của người và phương tiện nước ngoài thuộc thẩm quyền địa phương xử lý.
b/ Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương: Theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản, Bộ Ngoại giao và căn cứ vào mức phạt quy định tại điều 21 và 22 của Nghị định này, xử lý các vi phạm của người và phương tiện nước ngoài hoạt động nghề cá ở vùng lãnh hải và nội thuỷ nằm trong khu vực địa phương quản lý.
Các cơ quan của Việt Nam có thẩm quyền xử lý các vi phạm của người và phương tiện nghề cá nước ngoài phải ra quyết định phạt chậm nhất không quá 7 ngày kể từ thời điểm xảy ra vi phạm.
Thời hạn nộp phạt không quá 6 tháng kể từ khi có quyết định phạt, quá thời hạn này phương tiện sẽ bị tịch thu.
Người và phương tiện vi phạm sẽ bị giữ lại để đảm bảo cho việc nộp phạt, mọi chi phí về bảo quản phương tiện, ăn, ở, đi lại cho người nước ngoài trong thời gian bị giữ do chủ phương tiện phải chịu.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực