Nghị định 437-HĐBT năm 1990 về quy chế hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Số hiệu: | 437-HĐBT | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Các cơ quan khác | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 22/12/1990 | Ngày hiệu lực: | 22/12/1990 |
Ngày công báo: | 31/01/1991 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
28/07/1998 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 437-HĐBT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 1990 |
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 437-HĐBT NGÀY 22-12-1990 VỀ QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG NGHỀ CÁ CỦA NGƯỜIVÀ PHƯƠNG TIỆN NƯỚC NGOÀI TRONG VÙNG BIỂN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Tuyên bố ngày 12 tháng 11 năm 1982 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam;
Căn cứ Bộ Luật hàng hải Việt Nam ngày 30-6-1990;
Căn cứ Pháp Lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 25 tháng 4 năm 1989;
Với mục đích tạo thuận lợi cho việc hợp tác trong lĩnh vực nghề cá giữa Việt Nam với nước ngoài, bảo vệ và khai thác tốt nguồn lợi hải sản trong vùng biển Việt Nam, phù hợp với Luật pháp Việt Nam và quốc tế;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,
NGHỊ ĐỊNH:
Trong Nghị định này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam.
2. Các phương tiện nước ngoài dùng vào các hoạt động nghề cá bao gồm: tầu thuyền, các phương tiện di động và không di động không thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam, pháp nhân Việt Nam và công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
3. Các hoạt động nghề cá bao gồm các công việc điều tra, thăm dò, đánh bắt hải sản, thu gom, chế biến, vận chuyển sản phẩm thuỷ sản và các hoạt động phục vụ đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản khác.
4. Chủ phương tiện nước ngoài bao gồm chủ sở hữu hoặc người sử dụng, khai thác phương tiện đó.
Người và các phương tiện nước ngoài chỉ được tiến hành các hoạt động nghề cá trong vùng biển Việt Nam sau khi được Bộ Thuỷ sản Việt Nam cấp giấy phép hoạt động nghề cá.
Bộ Thuỷ sản Việt Nam chỉ cấp giấy phép hoạt động nghề cá trong vùng biển Việt Nam cho người và phương tiện nước ngoài trên cơ sở hiệp định nghề cá ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với nước ngoài hoặc các hợp đồng về sản xuất kinh doanh nghề cá đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam phê duyệt.
Người và phương tiện nước ngoài khi tiến hành các hoạt động nghề cá trong vùng biển Việt Nam phải tuân theo pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, thực hiện đúng các quy định ghi trong giấy phép hoạt động nghề cá đã được Bộ Thuỷ sản Việt Nam cấp.
Sau khi hiệp định nghề cá đã được ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ Việt Nam với nước ngoài hoặc các hợp đồng về sản xuất kinh doanh nghề cá đã được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư của Việt Nam cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư, chủ phương tiện phải xin Bộ Thuỷ sản Việt Nam cấp giấy phép hoạt động nghề cá trong vùng biển Việt Nam cho từng phương tiện.
Đơn xin cấp giấy phép hoạt động nghề cá làm theo mẫu của Bộ Thuỷ sản và phải gửi chậm nhất 20 ngày trước ngày dự kiến đưa phương tiện vào vùng biển Việt Nam, Bộ Thuỷ sản Việt Nam thông báo kết quả xét duyệt cho chủ phương tiện biết trong vòng 7 ngày, kể từ khi nhận được đơn. Trường hợp được cấp giấy phép, Bộ thuỷ sản thông báo cho các địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan của Việt nam biết về tình hình phương tiện và người nước ngoài vào hoạt động nghề cá ở vùng biển Việt Nam.
Thời hạn của mỗi giấy phép không quá 12 tháng. Trong trường hợp hiệp định hoặc hợp đồng vẫn còn thời hạn, thì giấy phép cũ được gia hạn hoặc đổi giấy phép mới; mỗi lần gia hạn không quá 6 tháng. Việc xin gia hạn hoặc đổi giấy phép mới phải tiến hành chậm nhất 7 ngày, trước khi giấy phép cũ hết hạn. Chỉ Bộ Thuỷ sản Việt Nam mới có quyền gia hạn giấy phép cũ hoặc đổi giấy phép mới.
Sau khi nhận được giấy phép hoạt động, chủ phương tiện hoặc đại diện bên nước ngoài tại Việt Nam phải thông báo các nội dung sau đây cho Bộ Thuỷ sản Việt Nam biết 7 ngày trước khi phương tiện và người nước ngoài đi vào vùng biển Việt Nam:
1. Tên, ký hiệu và số đăng ký của phương tiện.
2. Cảng xuất phát, thời gian dự kiến phương tiện đến địa điểm tập kết trong vùng biển Việt Nam.
3. Những đặc điểm chủ yếu về nhận dạng phương tiện.
4 Hô hiệu, tần số đài phát, đài thu vô tuyến điện trên phương tiện và thời gian có thể liên lạc với bên Việt Nam bằng vô tuyến điện.
5. Nhân sự trên phương tiện.
Khi được cấp giấy phép hoạt động nghề cá trong vùng biển Việt Nam, chủ phương tiện phải đóng lệ phí cấp giấy phép. Nếu đổi hoặc gia hạn giấy phép cũ phải đóng lệ phí bổ sung. Lệ phí đóng bằng đôla Mỹ và đóng gọn 1 lần khi nhận giấy phép.
Mức đóng lệ phí và lệ phí bổ sung do Bộ Tài chính và Bộ Thuỷ sản Việt Nam quy định.
Các phương tiện nước ngoài tiến hành các hoạt động nghề cá trong vùng biển Việt Nam phải có:
1. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng và đúng như đã thông báo với phía Việt Nam.
2. Thường xuyên có các giấy tờ:
a/ Giấy phép hoạt động nghề cá do Bộ thuỷ sản Việt Nam cấp (bản gốc).
b/ Giấy đăng ký phương tiện.
c/ Giấy tờ tuỳ thân của sĩ quan và thuyền viên đi trên phương tiện.
d/ Các loại giấy tờ khác đã được quy định trong Luật hàng hải Việt Nam và các giấy tờ có liên quan đến hoạt động nghề cá trong vùng biển Việt Nam.
Các giấy tờ trên đây được coi là hợp lệ, nếu được cấp theo đúng luật pháp của Quốc gia đăng ký hay sở hữu của phương tiện và phù hợp điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc chấp nhận.
Khi tiến hành các hoạt động nghề cá trong vùng biển Việt Nam chủ phương tiện là người nước ngoài phải:
1. Tiến hành các hoạt động theo đúng nghề nghiệp, khai thác đúng đối tượng, đúng khu vực và thời hạn cho phép đã ghi trong giấy phép.
2. Nghiên chỉnh chấp hành Bộ Luật hàng hải, Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, các quy định về xuất nhập cảnh và các luật lệ khác có liên quan của Việt Nam, đồng thời tuân theo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà chức trách Việt nam kiểm tra, kiểm soát.
3. Tiếp nhận giám sát viên của Việt Nam lên phương tiện theo qui định của Bộ Thuỷ sản để giám sát các hoạt động của người và phương tiện trong vùng biển Việt Nam, đảm bảo điều kiện làm việc và sinh hoạt cho giám sát viên Việt Nam theo tiêu chuẩn sĩ quan trên phương tiện và quyền sử dụng các trang thiết bị có trên phương tiện của giám sát viên Việt Nam để tiến hành công việc và liên lạc với phía Việt nam.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thuỷ sản và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương trong việc quản lý các hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển Việt Nam quy định như sau:
a/ Bộ Thuỷ sản thực hiện chức năng giám sát và cùng với lực lượng kiểm soát của các ngành theo quy định tại điều 21 Nghị định số 30-CP ngày 29-1-1980 của Hội đồng Chính phủ, tiến hành kiểm soát các hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.
b/ Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.
Phối hợp với Bộ Thuỷ sản và các ngành có liên quan kiểm soát các hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển do địa phương quản lý.
Khi người và phương tiện nghề cá nước ngoài có vi phạm pháp luật của Việt Nam, các lực lượng kiểm soát có quyền bắt giữ người và phương tiện đưa về cảng hoặc bến đậu gần nhất và giao cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thuỷ sản hoặc cấp tỉnh nơi đó xử lý. Việc bắt giữ người và phương tiện nước ngoài phải tiến hành theo đúng thủ tục và hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
Các phương tiện và người nước ngoài vi phạm các quy định của Nghị định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một hoặc nhiều trong số các hình phạt sau đây:
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền và bồi thường thiệt hại gây ra.
3. Thu hồi giấy phép hoạt động nghề cá.
4. Tịch thu phương tiện và công cụ dùng vào việc vi phạm.
5. Người vi phạm có tính chất nghiêm trọng sẽ bị đưa ra toà án Việt Nam xét xử theo Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mức phạt đối với người và phương tiện nghề cá nước ngoài vi phạm, quy định cụ thể như sau:
1. Nếu tiến hành các hoạt động nghề cá trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép do Bộ Thuỷ sản Việt Nam cấp sẽ bị xử phạt:
a/ Phạt tiền:
Từ 1.000 đến 5.000 đôla Mỹ đối với phương tiện có trọng tải dưới 50.
Từ trên 5.000 đến 10.000 đô la Mỹ đối với phương tiện có trọng tải từ 50 đến 100 tấn.
Từ trên 10.000 đến 20.000 đôla Mỹ đối với các phương tiện có trọng tải từ 100 tấn trở lên.
b/ Tịch thu toàn bộ hải sản đánh bắt được.
c/ Tịch thu toàn bộ ngư lưới cụ dùng để đánh bắt hải sản trái phép.
2. Hoạt động sai khu vực, quá thời hạn, sử dụng loại nghề không đúng quy định ghi trong giấy phép sẽ bị xử phạt:
a/ Phạt tiền từ 1.000 đến 10.000 đôla Mỹ.
b/ Tịch thu toàn bộ hải sản và ngư lưới cụ sử dụng để đánh bắt hải sản trái phép.
3. Tàng trữ hoặc sử dụng các công cụ khai thác không được phép sẽ bị xử phạt:
a/ Phạt tiền từ 5.000 đến 10.000 đôla Mỹ.
b/ Tịch thu toàn bộ công cụ không được phép sử dụng.
4. Khai thác các đối tượng hải sản trong danh mục Nhà nước Việt Nam quy định cấm sẽ bị xử phạt:
a/ Phạt tiền 5.000 đôla Mỹ.
b/ Tịch thu toàn bộ số hải sản khai thác trái phép.
5. Cố ý gây cản trở hoặc không tuân theo sự hướng dẫn của người có thẩm quyền của Việt Nam đang thừa hành nhiệm vụ, thì người gây cản trở sẽ bị phạt tiền từ 500 đến 5.000 đôla Mỹ.
6. Các hành vi vi phạm khác ngoài các vi phạm nêu trên đây sẽ bị phạt tiền từ 500 đến 5.000 đôla Mỹ.
7. Trường hợp tái phạm sẽ bị phạt số tiền gấp 2 lần, so với số tiền quy định về mỗi mức phạt, đồng thời vẫn phải chịu các hình phạt khác như quy định trên đây đối với mỗi hành vi vi phạm.
a/ Bộ Thuỷ sản xử lý các vi phạm của người và phương tiện nước ngoài hoạt động nghề cá trong vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam theo các mức phạt quy định tại các điều 21 và 22 của Nghị định này với sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Ngoại giao. Hướng dẫn địa phương xử lý các vi phạm của người và phương tiện nước ngoài thuộc thẩm quyền địa phương xử lý.
b/ Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương: Theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản, Bộ Ngoại giao và căn cứ vào mức phạt quy định tại điều 21 và 22 của Nghị định này, xử lý các vi phạm của người và phương tiện nước ngoài hoạt động nghề cá ở vùng lãnh hải và nội thuỷ nằm trong khu vực địa phương quản lý.
Các cơ quan của Việt Nam có thẩm quyền xử lý các vi phạm của người và phương tiện nghề cá nước ngoài phải ra quyết định phạt chậm nhất không quá 7 ngày kể từ thời điểm xảy ra vi phạm.
Thời hạn nộp phạt không quá 6 tháng kể từ khi có quyết định phạt, quá thời hạn này phương tiện sẽ bị tịch thu.
Người và phương tiện vi phạm sẽ bị giữ lại để đảm bảo cho việc nộp phạt, mọi chi phí về bảo quản phương tiện, ăn, ở, đi lại cho người nước ngoài trong thời gian bị giữ do chủ phương tiện phải chịu.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực