Chương 6 Nghị định 42/2014/NĐ-CP: Giám sát và quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
Số hiệu: | 42/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2014 |
Ngày công báo: | 26/05/2014 | Số công báo: | Từ số 529 đến số 530 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
02/05/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cấm kinh doanh đa cấp theo mô hình kim tự tháp
Đây là nội dung mới được quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
Mô hình kim tự tháp được hiểu là thu nhập của người tham gia có chủ yếu từ: việc tuyển dụng người tham gia mới; gia hạn hợp đồng của người đã tham gia; phí, tiền đặt cọc hoặc khoản đầu tư của người tham gia trong mạng lưới.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định thêm một số trường hợp cấm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp như:
- Yêu cầu người tham gia bán hàng phải tuyển dụng mới hoặc gia hạn hợp đồng tham gia bán hàng với một số lượng nhất định người tham gia bán hàng để được quyền hưởng hoa hồng, tiền thưởng;
- Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo kiến thức cơ bản phải trả tiền hoặc phí dưới bất kỳ hình thức nào, trừ chi phí hợp lý để mua tài liệu đào tạo;
- Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định.
Nghị định này có hiệu lực từ 01/7/2014 và thay thế Nghị định 110/2005/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trong phạm vi cả nước.
2. Cơ quan Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương trong các nội dung quản lý cụ thể sau đây:
a) Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
b) Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
c) Thông báo việc cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tới các Sở Công Thương nơi doanh nghiệp tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp;
d) Lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
đ) Hướng dẫn, phối hợp với các Sở Công Thương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp;
e) Trực tiếp kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp khi cần thiết; xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp;
g) Xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm trật tự trong tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp, bảo vệ quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp, người tiêu dùng và giữ ổn định kinh tế - xã hội;
h) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Nghị định này.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Sở Công Thương giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các hoạt động sau:
a) Thanh tra, kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương;
b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
c) Báo cáo Bộ Công Thương về việc tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại địa phương theo quy định tại Điều 17 Nghị định này;
d) Báo cáo theo định kỳ hàng năm với Bộ Công Thương về kết quả kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn;
đ) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Nghị định này.
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trường hợp doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm quy định của Nghị định này gây thiệt hại đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định trong Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Thủ tục xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định trong Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
SUPERVISION AND MANAGEMENT OF MULTI-LEVEL MARKETING ACTIVITIES
Article 32. Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade
1. The Ministry of Industry and Trade shall take responsibility before the Government for performing the state management of multi-level marketing activities nationwide.
2. The Competition Authority under the Ministry of Industry and Trade shall assist the Minister of Industry and Trade in the following specific management contents:
a/ Grant, modification, supplementation, extension, re-grant and revocation of multi-level marketing registration certificates;
b/ Collection, management and use of charges and fees for the grant, modification, supplementation, extension and re-grant of multi-level marketing registration certificates in accordance with law;
c/ Notification of the grant, modification, supplementation, extension and revocation of multi-level marketing registration certificates to provincial- level Industry and Trade Departments of localities where businesses organize multi-level marketing activities;
d/ Preservation of dossiers of application for multi-level marketing registration certificates;
dd/ Provision of guidance to and coordination with provincial-level Industry and Trade Departments and other competent state agencies in the examination and supervision of multi-level marketing activities;
e/ Direct examination and supervision of multi-level marketing activities when necessary; settlement according to competence or notification and forwarding to competent agencies to handle violations of the law on management of multi-level marketing activities;
g/ Elaboration and submission to competent authorities for promulgation or revision of legal documents related to the assurance of order in the organization of multi-level marketing activities, protection of interests of multi-level marketing participants and consumers and maintenance of socio- economic stability;
h/ Performance of other responsibilities in accordance with this Decree.
Article 33. Responsibilities of provincial-level People’s Committees
1. Provincial-level People’s Committees shall perform the state management of multi-level marketing activities in their localities in accordance with this Decree and relevant laws.
2. Provincial-level Industry and Trade Departments shall assist provincial-level People’s Committees in the following activities:
a/ Inspecting, examining and supervising according to their competence multi-level marketing activities in their localities;
b/ Lawfully handling according to their competence or proposing competent authorities to handle violations of the law on management of multi-level marketing activities;
c/ Reporting to the Ministry of Industry and Trade on the receipt of dossiers of notification of multi-level marketing activities of multi-level marketing businesses in their localities under Article 17 of this Decree;
d/ Annually reporting to the Ministry of Industry and Trade on the results of examination, supervision and handling of violations of the law on management of multi-level marketing activities in their localities;
dd/ Performing other responsibilities in accordance with this Decree.
Article 34. Handling of violations for multi-level marketing businesses and multi-level marketing participants
1. Multi-level marketing businesses and multi-level marketing participants that violate this Decree shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled in accordance with the laws on competition and on handling of administrative violations.
2. A multi-level marketing business or participant that violates this Decree and causes damage to material interests of related organizations or persons shall pay compensations in accordance with law.
Article 35. Competence and procedures to handle multi-level marketing-related violations
1. The competence to handle violations of this Decree must comply with the laws on competition and on handling of administrative violations.
2. The procedures for handling violations of this Decree must comply with the laws on competition and on handling of administrative violations.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực