Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
Số hiệu: | 42/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2014 |
Ngày công báo: | 26/05/2014 | Số công báo: | Từ số 529 đến số 530 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
02/05/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cấm kinh doanh đa cấp theo mô hình kim tự tháp
Đây là nội dung mới được quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
Mô hình kim tự tháp được hiểu là thu nhập của người tham gia có chủ yếu từ: việc tuyển dụng người tham gia mới; gia hạn hợp đồng của người đã tham gia; phí, tiền đặt cọc hoặc khoản đầu tư của người tham gia trong mạng lưới.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định thêm một số trường hợp cấm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp như:
- Yêu cầu người tham gia bán hàng phải tuyển dụng mới hoặc gia hạn hợp đồng tham gia bán hàng với một số lượng nhất định người tham gia bán hàng để được quyền hưởng hoa hồng, tiền thưởng;
- Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo kiến thức cơ bản phải trả tiền hoặc phí dưới bất kỳ hình thức nào, trừ chi phí hợp lý để mua tài liệu đào tạo;
- Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định.
Nghị định này có hiệu lực từ 01/7/2014 và thay thế Nghị định 110/2005/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2014/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2014 |
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
Nghị định này quy định về hoạt động bán hàng đa cấp và quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp là doanh nghiệp có tiến hành hoạt động kinh doanh bán lẻ theo phương thức đa cấp.
2. Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hình thức kinh doanh thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ hoạt động kinh doanh của mình và của mạng lưới do mình xây dựng.
3. Người tham gia bán hàng đa cấp là người giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
4. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là thỏa thuận xác lập mối quan hệ giữa người muốn tham gia bán hàng đa cấp và doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong hoạt động bán hàng đa cấp.
5. Hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác là lợi ích mà doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả cho người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào.
6. Quy tắc hoạt động là bộ quy tắc được doanh nghiệp bán hàng đa cấp xây dựng và áp dụng để điều chỉnh hành vi, quyền và nghĩa vụ của người tham gia bán hàng đa cấp.
7. Chương trình trả thưởng là hệ thống được sử dụng để tính toán hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng chủ yếu từ thu nhập của hoạt động bán hàng.
8. Chương trình đào tạo cơ bản là chương trình được doanh nghiệp bán hàng đa cấp xây dựng để đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp, bao gồm các nội dung sau:
a) Pháp luật liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp;
b) Thông tin về hàng hóa được kinh doanh theo phương thức đa cấp;
c) Thông tin về doanh nghiệp, Quy tắc hoạt động và Chương trình trả thưởng của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
d) Các kỹ năng cơ bản để thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp.
9. Vị trí kinh doanh đa cấp là vị trí của người tham gia bán hàng đa cấp được doanh nghiệp bán hàng đa cấp sắp xếp trong chương trình trả thưởng.
10. Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp là việc tiến hành hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, trong đó thu nhập của người tham gia xuất phát chủ yếu từ: việc tuyển dụng người tham gia mới; việc gia hạn hợp đồng của người đã tham gia; phí, tiền đặt cọc hoặc khoản đầu tư của người tham gia trong mạng lưới.
1. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp phải đáp ứng các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Những hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp:
a) Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, Danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông hoặc tạm ngừng lưu thông theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản), thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; các loại hóa chất nguy hiểm và sản phẩm có hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
3. Mọi loại hình dịch vụ hoặc các loại hình kinh doanh khác không phải là mua bán hàng hóa, không được tiến hành kinh doanh theo phương thức đa cấp, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
1. Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
b) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
c) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình;
d) Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới của người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào;
đ) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;
e) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
g) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải tuyển dụng mới hoặc gia hạn hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với một số lượng nhất định người tham gia bán hàng đa cấp để được quyền hưởng hoa hồng, tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác;
h) Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về một trong các nội dung quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định này phải trả tiền hoặc phí dưới bất kỳ hình thức nào, trừ chi phí hợp lý để mua tài liệu đào tạo;
i) Ép buộc người tham gia bán hàng đa cấp phải tham gia các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không được quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định này;
k) Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không được quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định này phải trả tiền hoặc phí cao hơn mức chi phí hợp lý để thực hiện hoạt động đó;
l) Thu phí cấp, đổi thẻ thành viên theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 21 Nghị định này dưới bất kỳ hình thức nào;
m) Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 26 Nghị định này;
n) Cản trở người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa theo quy định tại Điều 26 Nghị định này;
o) Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, về tính chất, công dụng của hàng hóa, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;
p) Duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
q) Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp;
r) Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp;
s) Yêu cầu, xúi giục người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện hành vi bị cấm được quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Cấm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải trả một khoản tiền nhất định, nộp tiền đặt cọc hoặc phải mua một lượng hàng hóa nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
b) Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính chất, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;
c) Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng, hội thảo giới thiệu sản phẩm, đào tạo mà không được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;
d) Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêu cầu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Hoạt động bán hàng đa cấp phải được đăng ký theo quy định của Nghị định này.
Tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh ngành bán lẻ theo phương thức đa cấp.
2. Có vốn pháp định theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
3. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp phù hợp với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
4. Có đủ điều kiện kinh doanh hoặc được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật trong trường hợp kinh doanh hàng hóa kinh doanh có điều kiện.
5. Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
6. Có Quy tắc hoạt động, Chương trình trả thưởng, Chương trình đào tạo cơ bản không trái quy định của pháp luật.
7. Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần phải là những cá nhân chưa từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
Vốn pháp định của doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành bán lẻ theo phương thức đa cấp là 10 tỷ đồng.
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày ký.
2. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được lập thành 2 bản chính, 1 bản giao cho doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và 1 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
3. Bộ Công Thương quy định mẫu Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
1. Trong trường hợp có những thay đổi liên quan tới nội dung hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thực hiện thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
2. Bộ Công Thương quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bị mất, bị rách hoặc bị tiêu hủy, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp ngay sau khi phát sinh sự kiện.
2. Bộ Công Thương quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được gia hạn nhiều lần, mỗi lần có thời hạn 5 năm.
2. Trước khi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hết hiệu lực 3 tháng, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải thực hiện thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
3. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp trong trường hợp đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này.
4. Bộ Công Thương quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
1. Phí, lệ phí quản lý hoạt động bán hàng đa cấp bao gồm các khoản phí, lệ phí cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
2. Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý hoạt động bán hàng đa cấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp trong những trường hợp sau đây:
a) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư bị thu hồi hoặc hết hiệu lực;
b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có thông tin gian dối;
c) Doanh nghiệp bị xử phạt về một số hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này trong quá trình tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
d) Doanh nghiệp không triển khai hoạt động bán hàng đa cấp trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
đ) Doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này trong quá trình hoạt động bán hàng đa cấp;
e) Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp quá 12 tháng liên tục;
g) Doanh nghiệp giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp không xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp trong thời hạn 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp đó bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này.
3. Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp được phép tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp trong thời hạn không quá 12 tháng liên tục.
2. Khi tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định về tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Thông báo bằng văn bản tới Bộ Công Thương, Sở Công Thương nơi doanh nghiệp có hoạt động bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp và niêm yết công khai tại trụ sở chính trong thời hạn 30 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp;
c) Đảm bảo các quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.
3. Khi tiếp tục hoạt động bán hàng đa cấp sau thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản tới Bộ Công Thương, Sở Công Thương nơi doanh nghiệp có hoạt động bán hàng đa cấp.
4. Bộ Công Thương quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục đối với việc thông báo tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp và thông báo tiếp tục hoạt động bán hàng đa cấp sau thời gian tạm ngừng.
1. Các trường hợp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp:
a) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hết hiệu lực;
b) Doanh nghiệp tự nguyện chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp;
c) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
2. Khi chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có nghĩa vụ sau đây:
a) Thông báo bằng văn bản tới Bộ Công Thương, Sở Công Thương nơi doanh nghiệp có hoạt động bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp và niêm yết công khai tại trụ sở chính;
b) Đảm bảo các quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Công Thương quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục liên quan đến việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp.
1. Trước khi tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải gửi hồ sơ thông báo đến Sở Công Thương tại địa phương đó.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được phép tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi có xác nhận bằng văn bản của Sở Công Thương tại địa phương đó về việc tiếp nhận hồ sơ thông báo.
3. Bộ Công Thương quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục thông báo và xác nhận thông báo hoạt động bán hàng đa cấp.
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải thông báo đến Sở Công Thương nơi tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo nếu các hoạt động đó có một trong các nội dung sau:
a) Pháp luật liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp;
b) Thông tin về hàng hóa được kinh doanh theo phương thức đa cấp;
c) Thông tin về doanh nghiệp, Quy tắc hoạt động và Chương trình trả thưởng của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
d) Các kỹ năng để thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được phép tổ chức các hoạt động tại Khoản 1 Điều này sau khi có xác nhận bằng văn bản của Sở Công Thương tại địa phương đó về việc tiếp nhận hồ sơ thông báo đầy đủ, hợp lệ.
3. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có nghĩa vụ thực hiện thông báo về việc tổ chức các hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp ủy quyền thực hiện các hoạt động đó.
4. Quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp bán hàng đa cấp tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Bộ Công Thương quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục thông báo và xác nhận thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo.
Người tham gia bán hàng đa cấp là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Những trường hợp sau không được tham gia bán hàng đa cấp:
1. Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, quảng cáo gian dối, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng, các tội về lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.
2. Người nước ngoài không có Giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp.
1. Sau khi ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm đào tạo và cấp chứng chỉ theo mẫu của Bộ Công Thương cho người tham gia bán hàng đa cấp sau khi hoàn thành Chương trình đào tạo cơ bản được quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định này. Chỉ những người được cấp Chứng chỉ Đào tạo viên theo mẫu của Bộ Công Thương mới được thực hiện đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp.
2. Khi có thay đổi liên quan tới các nội dung quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm đào tạo hoặc thông báo cho người tham gia bán hàng đa cấp về các thay đổi đó theo quy định của Bộ Công Thương.
3. Bộ Công Thương quy định nội dung đào tạo cho Đào tạo viên quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Sau khi tổ chức đào tạo theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm cấp Thẻ thành viên theo mẫu của Bộ Công Thương cho người tham gia bán hàng đa cấp đã được đào tạo.
2. Người tham gia bán hàng đa cấp chỉ được thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp sau khi được cấp Thẻ thành viên.
3. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện đổi thẻ, cấp thẻ mới cho người tham gia bán hàng đa cấp trong các trường hợp sau:
a) Thẻ bị rách, nát hoặc bị mất;
b) Có sự thay đổi thông tin theo quy định tại mẫu Thẻ thành viên.
4. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thu hồi Thẻ thành viên khi chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
1. Công bố công khai tại trụ sở và cung cấp cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp các tài liệu liên quan tới hoạt động và hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp.
2. Thường xuyên giám sát hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để bảo đảm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện đúng Quy tắc hoạt động, Chương trình trả thưởng của doanh nghiệp.
3. Chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng đa cấp của người tham gia bán hàng đa cấp trong những trường hợp sau:
a) Được thực hiện tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Được thực hiện bên ngoài trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp hoạt động đó không liên quan đến doanh nghiệp.
4. Bảo đảm tính trung thực và độ chính xác của các thông tin cung cấp cho người tham gia bán hàng đa cấp.
5. Bảo đảm chất lượng và các dịch vụ bảo hành, hậu mãi (nếu có) cho hàng hóa được bán theo phương thức đa cấp.
6. Giải quyết các khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp và người tiêu dùng.
7. Khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp.
8. Quản lý người tham gia bán hàng đa cấp qua hệ thống Thẻ thành viên theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
9. Thông báo cho người tham gia bán hàng đa cấp những hàng hóa thuộc diện không được doanh nghiệp mua lại trước khi người đó tiến hành mua hàng.
10. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Xuất trình Thẻ thành viên trước khi giới thiệu hàng hóa hoặc tiếp thị bán hàng.
2. Cung cấp đầy đủ những thông tin về doanh nghiệp và hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp khi bảo trợ một người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
3. Thông tin trung thực, chính xác về hàng hóa được chào bán.
4. Tuân thủ quy định trong Quy tắc hoạt động, Chương trình trả thưởng của doanh nghiệp.
5. Trường hợp không tuân thủ các quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này và Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này và gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc người tham gia bán hàng đa cấp khác, người tham gia bán hàng đa cấp có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra theo quy định của pháp luật.
6. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng văn bản với người tham gia bán hàng đa cấp.
2. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
b) Họ và tên, hộ khẩu thường trú (hoặc đăng ký lưu trú đối với người nước ngoài), nơi đăng ký tạm trú, số chứng minh nhân dân (hoặc số hộ chiếu đối với người nước ngoài) của người tham gia bán hàng đa cấp; số giấy phép lao động trong trường hợp người tham gia bán hàng đa cấp là người nước ngoài;
c) Tên, công dụng, cách thức sử dụng, giá bán, các điều kiện và phạm vi bảo hành (nếu có), chính sách đổi, mua lại hàng hóa;
d) Cách thức tính tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng nhận được từ hoạt động kinh doanh của mình và của mạng lưới do mình xây dựng;
đ) Trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp đối với hoạt động bán hàng đa cấp của người tham gia bán hàng đa cấp trong việc bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc người tham gia bán hàng đa cấp;
e) Các trường hợp chấm dứt, gia hạn và thanh lý hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
g) Cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng.
1. Người tham gia bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng tham gia bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp trước khi chấm dứt hợp đồng tối thiểu là 10 ngày làm việc.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp khi người tham gia bán hàng đa cấp không tuân thủ các quy định tại Khoản 2 Điều 5 và Điều 23 Nghị định này và phải thông báo cho người tham gia bán hàng đa cấp bằng văn bản trước khi chấm dứt hợp đồng tối thiểu là 10 ngày làm việc.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thanh toán cho người tham gia bán hàng đa cấp tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
1. Khi người tham gia bán hàng đa cấp có yêu cầu, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia bán hàng đa cấp đó, bao gồm cả hàng hóa được bán theo chương trình khuyến mại.
2. Điều kiện mua lại hàng hóa từ người tham gia bán hàng đa cấp:
a) Hàng hóa còn hạn sử dụng;
b) Hàng hóa còn nguyên bao bì, tem, nhãn;
c) Yêu cầu mua lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người tham gia bán hàng đa cấp nhận hàng.
3. Trong trường hợp phải mua lại hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm:
a) Hoàn lại tổng số tiền mà người tham gia bán hàng đa cấp đã trả để nhận được hàng hóa đó nếu không có căn cứ để khấu trừ theo quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Hoàn lại tổng số tiền sau khi đã trừ đi các chi phí quản lý, tái lưu kho và chi phí hành chính khác nhưng không thấp hơn 90% khoản tiền mà người tham gia bán hàng đa cấp đã trả để nhận được hàng hóa đó.
4. Khi hoàn lại tiền theo quy định tại Khoản 3 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể khấu trừ tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp đã nhận từ việc mua hàng hóa đó.
5. Sau khi hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp chấm dứt, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp theo Chương trình trả thưởng đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền khi đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
2. Tổng trị giá hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trả cho người tham gia bán hàng đa cấp trong một năm quy đổi thành tiền không được vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
1. Định kỳ 6 tháng, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm báo cáo với Bộ Công Thương, Sở Công Thương nơi doanh nghiệp có hoạt động bán hàng đa cấp về hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.
2. Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục báo cáo định kỳ theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 5 tỷ đồng (năm tỷ đồng) tại một ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ xác nhận bằng văn bản việc ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
2. Khoản tiền ký quỹ là khoản tiền đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp khi doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
3. Tài khoản tiền ký quỹ được ngân hàng phong tỏa trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp và chỉ được rút, sử dụng khi có văn bản đồng ý của Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định này.
4. Trường hợp ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ cho rút hoặc sử dụng khoản tiền ký quỹ của doanh nghiệp khi chưa có văn bản đồng ý của Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
5. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp được hưởng lãi suất trên khoản tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng.
6. Trong trường hợp có sự thay đổi liên quan tới các nội dung cơ bản của văn bản xác nhận ký quỹ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm tiến hành thay đổi văn bản xác nhận ký quỹ và thông báo cho Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
7. Bộ Công Thương quy định các nội dung cơ bản trong văn bản xác nhận ký quỹ.
1. Trong trường hợp Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể xuất trình văn bản từ chối của Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ để thực hiện các thủ tục rút tiền ký quỹ.
2. Sau khi chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này và đã hoàn thành các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp được quyền thực hiện các thủ tục để rút khoản tiền ký quỹ.
3. Bộ Công Thương quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục rút tiền ký quỹ.
1. Khoản tiền ký quỹ được sử dụng khi đảm bảo các điều kiện sau:
a) Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này;
b) Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp và có quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về việc xử lý các tranh chấp giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp với người tham gia bán hàng đa cấp liên quan đến các nghĩa vụ đó.
2. Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục sử dụng khoản tiền ký quỹ.
1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trong phạm vi cả nước.
2. Cơ quan Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương trong các nội dung quản lý cụ thể sau đây:
a) Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
b) Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
c) Thông báo việc cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tới các Sở Công Thương nơi doanh nghiệp tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp;
d) Lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
đ) Hướng dẫn, phối hợp với các Sở Công Thương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp;
e) Trực tiếp kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp khi cần thiết; xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp;
g) Xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm trật tự trong tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp, bảo vệ quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp, người tiêu dùng và giữ ổn định kinh tế - xã hội;
h) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Nghị định này.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Sở Công Thương giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các hoạt động sau:
a) Thanh tra, kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương;
b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
c) Báo cáo Bộ Công Thương về việc tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại địa phương theo quy định tại Điều 17 Nghị định này;
d) Báo cáo theo định kỳ hàng năm với Bộ Công Thương về kết quả kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn;
đ) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Nghị định này.
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trường hợp doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm quy định của Nghị định này gây thiệt hại đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định trong Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Thủ tục xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định trong Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.
2. Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp đã được cấp theo quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp có hiệu lực cho tới khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Nghị định này nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
3. Nghị định này thay thế Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 42/2014/ND-CP |
Hanoi, May 14, 2014 |
ON MANAGEMENT OF MULTI-LEVEL MARKETING ACTIVITIES
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 3, 2004 Competition Law; At the proposal of the Minister of Industry and Trade,
The Government promulgates the Decree on management of multi-level marketing activities.
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides multi-level marketing activities and management of these activities in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to multi-level marketing businesses and participants and other agencies, organizations and persons involved in multi-level marketing activities.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms and phrases below are construed as follows:
1. Multi-level marketing business means an enterprise which is engaged in retail activities by the mode of multi-level marketing.
2. Multi-level marketing means a form of business run through a sale network of participants at different levels and branches, which allows participants to enjoy commissions, bonuses and other economic benefits from their sale activities and the network developed by themselves.
3. Multi-level marketing participant means a person who enters into a multi-level marketing contract with a multi-level marketing business.
4. Multi-level marketing contract means an agreement which establishes the relationship in multi-level marketing activities between a person wishing to participate in multi-level marketing and a multi-level marketing business.
5. Commissions, bonuses and other economic benefits mean benefits in any form paid by a multi-level marketing business to a multi-level marketing participant.
6. Rules of operation means a set of rules developed and applied by a multi-level marketing business to govern acts, rights and obligations of multi- level marketing participants.
7. Bonus payment program means a system used to calculate commissions, bonuses and other economic benefits generated mostly from incomes from sale activities to be enjoyed by multi-level marketing participants.
8. Basic training program means a program developed by a multi-level marketing business to train multi-level marketing participants, which covers the following contents:
a/ Laws related to multi-level marketing activities of the business;
b/ Information on goods traded by the mode of multi-level marketing;
c/ Information on, and rules of operation and bonus payment program of, the business;
d/ Basic skills to carry out multi-level marketing activities.
9. Multi-level marketing position means the position of a multi-level marketing participant ranked by the multi-level marketing business in its bonus payment program.
10. Pyramid selling means a form of multi-level marketing business under which incomes of participants are generated mostly from recruitment of new participants, extension of contracts of existing participants; charges, deposits or investment amounts of participants in the network.
Article 4. Objects of multi-level marketing
1. Goods traded by the mode of multi-level marketing must comply with provisions of relevant laws.
2. The following goods must not be traded by the mode of multi-level marketing:
a/ Goods on the list of goods banned from trading and the list of goods restricted from trading, goods currently subject to urgent measures of forcible recall, circulation ban or suspension as prescribed by law;
b/ Medicines; medical equipment; veterinary drugs (including aquatic veterinary drugs), plant protection drugs; chemicals, insecticidal and germicidal preparations for domestic and medical use; dangerous chemicals and products containing dangerous chemicals as prescribed by law.
3. All types of service or forms of business other than goods trading must not be traded by the mode of multi-level marketing, unless permitted by law.
Article 5. Prohibited acts in multi-level marketing
1. Multi-level marketing businesses are prohibited to commit the following acts:
a/ Requesting persons wishing to participate in multi-level marketing to deposit or pay a certain sum of money in any form in order to have the right to participate in a multi-level marketing network;
b/ Requesting persons wishing to participate in multi-level marketing to buy a certain quantity of goods in any form in order to have the right to participate in a multi-level marketing network;
c/ Requesting persons wishing to participate in multi-level marketing to pay an additional sum of money in any forms to have the right to maintain, develop or expand their multi-level marketing networks;
d/ Unreasonably restricting in any forms multi-level marketing participants’ right to develop their networks;
dd/ Permitting multi-level marketing participants to receive commissions, bonuses or other economic benefits from luring other persons into participating in multi-level marketing;
e/ Refusing to pay, without plausible reasons, commissions, bonuses or other economic benefits to be enjoyed by multi-level marketing participants;
g/ Requesting multi-level marketing participants to recruit, or expand multi-level marketing contracts with, a certain number of multi-level marketing participants in order to enjoy commissions, bonuses or other economic benefits;
h/ Requesting participants to conferences, seminars or training courses on one of the contents specified in Clause 8, Article 3 of this Decree to pay money or charges in any forms other than reasonable expenses for purchase of training documents;
i/ Forcing multi-level marketing participants to attend conferences, seminars or training courses on issues other than those specified in Clause 8, Article 3 of this Decree;
k/ Requesting participants to conferences, seminars or training courses on issues other than those specified in Clause 8, Article 3 of this Decree to pay money or charges higher than reasonable expenses for those activities;
l/ Collecting charges in any forms for the grant or renewal of member cards provided in Clauses 1 and 3, Article 21 of this Decree;
m/ Failing to commit to permitting multi-level marketing participants to return goods and receive back amounts already remitted to businesses under Article 26 of this Decree;
n/ Preventing multi-level marketing participants from returning goods under Article 26 of this Decree;
o/ Supplying false or misleading information on benefits from participation in multi-level marketing networks or properties and utilities of goods or activities of multi-level marketing businesses in order to lure other persons into participating in multi-level marketing;
p/ Maintaining more than one multi-level marketing position, multi- level marketing contract, multi-level marketing identification number or other similar forms for the same multi-level marketing participant;
q/ Running business by the mode of pyramid selling;
r/ Buying, selling or transferring networks of multi-level marketing participants to other businesses unless in case of corporate acquisition, consolidation or merger;
s/ Requesting or instigating multi-level marketing participants to commit the prohibited acts specified in Clause 2 of this Article.
2. Multi-level marketing participants are prohibited to commit the following acts:
a/ Requesting persons wishing to participate in multi-level marketing to pay or deposit a certain sum of money or buy a certain quantity of goods in any forms in order to have the right to participate in a multi-level marketing network;
b/ Supplying false or misleading information on benefits from participation in multi-level marketing, or properties and utilities of goods, or activities of multi-level marketing businesses in order to lure other persons into participating in multi-level marketing;
c/ Holding seminars, client conferences, product introduction seminars or training without being authorized in writing by multi-level marketing businesses;
d/ Dragging, inducing or buying off multi-level marketing participants of other businesses to participate in the sale networks of enterprises in which they participate;
dd/ Taking advantage of their positions, powers or social positions to request other persons to participate in multi-level marketing networks or buy goods traded by the mode of multi-level marketing.
ORDER AND PROCEDURES FOR REGISTRATION, SUSPENSION AND TERMINATION OF MULTI-LEVEL MARKETING ACTIVITIES
Article 6. Registration of multi-level marketing activities
Multi-level marketing activities must be registered in accordance with this Decree.
Article 7. Conditions for registration of multi-level marketing activities
An organization registering multi-level marketing activities must satisfy the following conditions:
1. It is an enterprise established in Vietnam in accordance with law which has registered the retail business by the mode of multi-level marketing.
2. Its legal capital complies with Article 8 of this Decree.
3. Goods traded by the mode of multi-level marketing conform with the enterprise registration certificate or the investment certificate.
4. It satisfies the business conditions or has obtained a certificate of eligibility for business as prescribed by law in case it trades in goods subject to conditional business.
5. It opens an escrow account at a commercial bank operating in Vietnam under Article 29 of this Decree.
6. It has rules of operation, bonus payment program and basic training program in accordance with law.
7. Partnership members, for partnerships; private enterprise owners; members, for limited liability companies; founding shareholders, for joint stock companies; and at-law representatives, for limited liability and joint stock companies, must be those who have not held one of the above positions at a multi-level marketing business which has its multi-level marketing registration certificate under Points b and c, Clause 1, Article 14 of this Decree.
The legal capital of a business registering retail by the mode of multi - level marketing is VND 10 billion.
Article 9. Multi-level marketing registration certificates
1. A multi-level marketing registration certificate is valid for 5 years from the date of its signing.
2. A multi-level marketing registration certificate shall be made in 2 copies, 1 to be given to the business registering multi-level marketing activities and 1 to be kept at the agency granting such certificate.
3. The Ministry of Industry and Trade shall provide the form of the multi-level marketing registration certificate and the dossier, order and procedures for grant of multi-level marketing registration certificates.
Article 10. Modification and supplementation of multi-level marketing registration certificates
1. When there is a change related to the contents of the dossier of application for a multi-level marketing registration certificate, a multi-level marketing business shall carry out procedures to modify and supplement its multi-level marketing registration certificate.
2. The Ministry of Industry and Trade shall provide the dossier, order and procedures for modification and supplementation of multi-level marketing registration certificates.
Article 11. Re-grant of multi-level marketing registration certificates
1. When a multi-level marketing registration certificate is lost, torn or destroyed, a multi-level marketing business shall carry out procedures for re- grant of the multi-level marketing registration certificate immediately after the incident occurs.
2. The Ministry of Industry and Trade shall provide the dossier, order and procedures for re-grant of multi-level marketing registration certificates.
Article 12. Extension of multi-level marketing registration certificates
1. A multi-level marketing registration certificate may be extended many times, with each extension lasting 5 years.
2. Three months before a multi-level marketing registration certificate expires, a multi-level marketing business shall carry out procedures for extension of its certificate.
3. A multi-level marketing business may have its multi-level marketing registration certificate extended when it satisfies the conditions specified in Article 7 of this Decree.
4. The Minister of Industry and Trade shall provide the dossier, order and procedures for extension of multi-level marketing registration certificates.
Article 13. Charges and fees for management of multi-level marketing activities
1. The charges and fees for management of multi-level marketing activities include charges and fees for the grant, modification, supplementation, re-grant and extension of multi-level marketing registration certificates.
2. The rates and collection, remittance, management and use of charges and fees for management of multi-level marketing activities must comply with law.
Article 14. Revocation of multi-level marketing registration certificates
1. The agency granting a multi-level marketing registration certificate shall revoke that certificate in the following cases:
a/ The enterprise registration certificate or investment certificate is revoked or expires;
b/ The dossier of application for the multi-level marketing registration certificate contains untruthful information;
c/ The business is fined for an act specified in Clause 1, Article 5 of this Decree when organizing multi-level marketing activities as prescribed by law;
d/ The business fails to carry out multi-level marketing activities for 12 consecutive months after obtaining its multi-level marketing registration certificate;
dd/ The business fails to fully satisfy the conditions specified in Article 7 of this Decree when carrying out multi-level marketing activities;
e/ The business suspends multi-level marketing activities for more than 12 consecutive months;
g/ The business is dissolved or falls bankrupt in accordance with law.
2. The agency granting a multi-level marketing registration certificate to a business will not consider granting another multi-level marketing registration certificate to that business within 3 years from the date that business has its multi-level marketing registration certificate revoked under Point b or c, Clause 1 of this Article.
3. The Ministry of Industry and Trade shall provide the order and procedures for revocation of multi-level marketing registration certificates.
Article 15. Suspension of multi-level marketing activities
1. A multi-level marketing business may suspend its multi-level marketing activities for no more than 12 consecutive months.
2. When suspending its multi-level marketing activities, a business shall:
a/ Comply with regulations on suspension of business activities in accordance with the law on enterprises;
b/ Notify in writing to the Ministry of Industry and Trade, the provincial-level Industry and Trade Department of the locality where the business carries out multi-level marketing activities and multi-level marketing participants, and post up such suspension at its head office 30 working days before suspending multi-level marketing activities;
c/ Guarantee benefits of multi-level marketing participants in accordance with law.
3. When resuming multi-level marketing activities after suspension, the business shall notify such in writing to the Ministry of Industry and Trade and provincial-level Industry and Trade Department of the locality where it carries out multi-level marketing activities.
4. The Ministry of Industry and Trade shall provide the dossier, order and procedures for notification of suspension and resumption of multi-level marketing activities.
Article 16. Termination of multi-level marketing activities
1. Cases of termination of multi-level marketing activities:
a/ The multi-level marketing registration certificate expires;
b/ The business voluntarily terminates multi-level marketing activities;
c/ The multi-level marketing registration certificate is revoked by a competent agency under Article 14 of this Decree.
2. When terminating its multi-level marketing activities, a business shall:
a/ Notify such in writing to the Ministry of Industry and Trade, the provincial-level Industry and Trade Department of the locality where the business carries out multi-level marketing activities and multi-level marketing participants, and post up such termination at its head office;
b/ Guarantee benefits of multi-level marketing participants in accordance with the law on management of multi-level marketing activities;
c/ Have other obligations as prescribed by law.
3. The Ministry of Industry and Trade shall provide the dossier, order and procedures for termination of multi-level marketing activities.
Article 17. Notification of multi-level marketing activities
1. Before organizing multi-level marketing activities in a province or centrally run city, a multi-level marketing business shall send a notification dossier to the provincial-level Industry and Trade Department of that locality.
2. A multi-level marketing business may organize multi-level marketing activities in a province or centrally run city only after the provincial-level Industry and Trade Department of that locality certifies in writing its receipt of the notification dossier.
3. The Ministry of Industry and Trade shall provide the dossier, order and procedures for notification and certification of notification of multi-level marketing activities.
Article 18. Notification of organization of conferences, seminars and training
1. A multi-level marketing business shall notify to the provincial-level Industry and Trade Department of the locality where a conference, seminar or training is held when that event covers one of the following contents:
a/ Laws relevant to multi-level marketing activities of the business;
b/ Information on goods traded by the mode of multi-level marketing;
c/ Information on, and rules of operation and the bonus payment program of, the multi-level marketing business;
d/ Skills necessary for multi-level marketing activities.
2. A multi-level marketing business may organize the activities specified in Clause 1 of this Article only after obtaining written certification of receipt of its complete and valid notification dossier by the provincial-level Industry and Trade Department of the locality concerned.
3. A multi-level marketing business shall notify its organization of a conference, seminar or training provided in Clause 1 of this Article in case of authorizing the implementation of this activity.
4. Clause 1 of this Article does not apply to a multi-level marketing business which organizes a conference, seminar or training in its head office, branch, representative office or business place.
5. The Ministry of Industry and Trade shall provide the dossier, order and procedures for notification and certification of notification of organization of conferences, seminars and training.
RECRUITMENT, TRAINING AND MANAGEMENT OF MULTI-LEVEL MARKETING PARTICIPANTS
Article 19. Conditions on multi-level marketing participants
A multi-level marketing participant must be a person with full civil act capacity. A person may not participate in multi-level marketing when:
1. He/she is serving an imprisonment sentence or has previous convictions for counterfeit goods production and trading, deceitful advertising, illegal business, tax evasion, deceit of clients, swindling for appropriation of assets, abuse of trust for appropriation of assets or illegal seizure of assets.
2. He/she is a foreigner who has no permit of a competent agency to work in Vietnam.
Article 20. Training of multi-level marketing participants
1. After signing a multi-level marketing contract, a multi-level marketing business shall train and grant a certificate according to the form provided by the Ministry of Industry and Trade to the multi-level marketing participant after this person completes the basic training program provided in Clause 8, Article 3 of this Decree. Only those obtaining a trainer certificate according to the form provided by the Ministry of Industry and Trade may train multi-level marketing participants.
2. Where there is a change related to the contents specified in Clause 8, Article 3 of this Decree, a multi-level marketing business shall train or notify multi-level marketing participants of such change in accordance with regulations of the Ministry of Industry and Trade.
3. The Ministry of Industry and Trade shall provide contents of training for trainers provided in Clause 1 of this Article.
1. After organizing training under Clause 1, Article 20 of this Decree, a multi-level marketing business shall grant trained multi-level marketing participants a member card according to the form provided by the Ministry of Industry and Trade.
2. A multi-level marketing participant may carry out multi-level marketing activities only after obtaining a member card.
3. A multi-level marketing business shall renew or grant a new card to a multi-level marketing participant in the following cases:
a/ The card is torn, rumpled or lost;
b/ There is a change in information in the form of member card according to regulations.
4. A multi-level marketing business shall withdraw member cards when terminating multi-level marketing contracts.
MULTI-LEVEL MARKETING ACTIVITIES
Article 22. Responsibilities of a multi-level marketing business
1. To post up at its head office and provide persons wishing to participate in its multi-level marketing network with documents related to its operations and goods traded by the mode of multi-level marketing.
2. To frequently supervise operations of multi-level marketing participants to ensure that they strictly comply with its rules of operation and bonus payment program.
3. To take responsibility for multi-level marketing participants’ multi- level marketing activities which:
a/ Are carried out at its head office, branch, representative office or business place;
b/ Are carried out outside its head office, branch, representative office or business place, unless these activities are not related to the business.
4. To ensure the truthfulness and accuracy of the information provided to multi-level marketing participants.
5. To ensure the quality and warranty and post-sale services (if any) for goods sold by the mode of multi-level marketing.
6. To settle complaints of multi-level marketing participants and consumers.
7. To withhold personal income tax of multi-level marketing participants for remittance into the state budget before paying commissions, bonuses or other economic benefits to multi-level marketing participants.
8. To manage multi-level marketing participants through the system of member cards provided in Article 21 of this Decree.
9. To notify multi-level marketing participants of goods which are not entitled to the business’ repurchase before they buy goods.
10. Other responsibilities as prescribed by law.
Article 23. Responsibilities of a multi-level marketing participant
1. To produce his/her member card before introducing or marketing goods for sale.
2. To fully provide information on the business and its goods traded by the mode of multi-level marketing when sponsoring another person to participate in the multi-level marketing network.
3. To provide truthful and accurate information on goods on sale.
4. To comply with rules of operation and bonus payment program of the business.
5. In case of failing to comply with Clause 2, Article 5 of this Decree and Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article and causing damage to consumers or other multi-level marketing participants, to pay compensation for such damage in accordance with law.
6. Other responsibilities as prescribed by law.
Article 24. Multi-level marketing contracts
1. A multi-level marketing business shall conclude a written multi-level marketing contract with a multi-level marketing participant.
2. A multi-level marketing contract must contain the following basic information:
a/ Name, head office address and at-law representative of the multi-level marketing business;
b/ Full name, permanent residence registration (or residence registration, for a foreigner), place of temporary residence registration and identity card number (or passport number, for a foreigner) of the multi-level marketing participant; work permit number, for a foreigner;
c/ Name, uses, use methods, sale price, conditions and scope of warranty (if any), policies for change and repurchase of goods;
d/ Methods of calculating commissions, bonuses or other economic benefits to be received by the multi-level marketing participant from his/her sale activities and sale network he/she develops;
dd/ The multi-level marketing business’ liability for multi-level marketing activities of the multi-level marketing participant in the payment of compensations for damage to consumers or to the multi-level marketing participant;
e/ Cases of termination, extension and liquidation of the multi-level marketing contract;
g/ Mechanism for settlement of contract disputes.
Article 25. Termination of multi-level marketing contracts
1. A multi-level marketing participant may terminate a multi-level marketing contract by sending a written notice to the multi-level marketing business at least 10 working days before terminating that contract.
2. A multi-level marketing business may terminate a multi-level marketing contract with a multi-level marketing participant when this person fails to comply with Clause 2, Article 5, and Article 23 of this Decree, and shall notify such in writing to the multi-level marketing participant at least 10 working days before terminating that contract.
3. Within 30 working days after terminating a contract, a multi-level marketing business shall pay a multi-level marketing participant commissions, bonuses and other economic benefit receivable by this participant in the course of participating in the multi-level marketing network.
Article 26. Repurchase of goods from multi-level marketing participants
1. When so requested by a multi-level marketing participant, a multi- level marketing business shall repurchase goods sold to that participant, including goods sold under sales promotion programs.
2. Conditions for repurchase of goods from a multi-level marketing participant:
a/ The goods’ use period has not expired;
b/ The goods’ packaging, stamp and label remain intact;
c/ The request for repurchase of foods is made within 30 days after the multi-level marketing participant receives such goods.
3. In case of repurchasing goods under Clause 1 of this Article, a multi- level marketing business shall:
a/ Refund the total amount paid by the multi-level marketing participant to receive such goods if there is no basis for deduction under Point b of this Clause;
b/ Refund the total amount after deducting expenses for management and re-warehousing and other administrative expenses, which, however, must not be lower than 90% of the amount paid by the multi-level marketing participant to receive such goods.
4. When refunding under Clause 3 of this Article, a multi-level marketing business may deduct commissions, bonuses and other economic benefits already received by the multi-level marketing participant under Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.
Article 27. Provisions on payment of commissions, bonuses and other economic benefits
1. A multi-level marketing business shall pay commissions, bonuses and other economic benefits to a multi-level marketing participant under its bonus payment program registered with a competent agency upon registration of multi-level marketing activities.
2. The total value of commissions, bonuses and other economic benefits paid to a multi-level marketing participant in a year equivalent in currency must not exceed 40% of the multi-level marketing business’ sales from multi- level marketing in that year.
Article 28. Reports of multi-level marketing businesses
1. Every 6 months, a multi-level marketing business shall report on its multi-level marketing activities to the Ministry of Industry and Trade and the provincial-level Industry and Trade Department of the locality where it carries out multi-level marketing activities.
2. When necessary, a multi-level marketing business shall report at the request of a competent state management agency.
3. The Ministry of Industry and Trade shall provide the contents, order and procedures for periodical reporting provided in Clause 1 of this Article.
1. A multi-level marketing business shall make an escrow equivalent to 5% of its charter capital, which, however, must not be lower than VND 5 (five) billion at a commercial bank in the locality where the business is headquartered. The bank where the business makes escrow shall make written certification of this escrow.
2. Escrow is an amount which secures the multi-level marketing business’ fulfillment of its obligations toward multi-level marketing participants when the business terminates its multi-level marketing activities, except the case provided in Clause 1, Article 16 of this Decree.
3. The escrow account shall be blocked by the bank throughout the operation of a business and may be withdrawn or used only when there is a written approval of the agency granting the multi-level marketing registration certificate, except the case provided in Clause 1, Article 30 of this Decree.
4. When a bank where a business makes escrow allows the withdrawal or use of the business’ escrow amount without written approval of the agency granting the multi-level marketing registration certificate, it shall be handled in accordance with the laws on banking operations and on credit institutions.
5. A multi-level marketing business may enjoy interests from its escrow amount under agreement with the bank concerned.
6. Where there is a change related to the basic contents of the written certification of escrow, a multi-level marketing business shall change such certification and notify such to the agency granting the multi-level marketing registration certificate.
7. The Ministry of Industry and Trade shall provide basic contents of the written certification of escrow.
Article 30. Withdrawal of escrow amounts
1. When the multi-level marketing registration certificate granting agency refuses to grant a multi-level marketing registration certificate to a business, this business may produce this agency’s written refusal to the bank where it makes escrow to carry out procedures to withdraw its escrow money.
2. After terminating multi-level marketing activities under Clause 1, Article 16 of this Decree and having fulfilled its multi-level marketing- related obligations toward multi-level marketing participants, a multi-level marketing business may carry out procedures to withdraw its escrow money.
3. The Ministry of Industry and Trade shall provide the dossier, order and procedures for withdrawal of escrow amounts.
Article 31. Use of escrow money
1. An escrow amount may be used when the following conditions are met:
a/ The multi-level marketing business terminates its multi-level marketing activities under Clause 1, Article 16 of this Decree;
b/ The multi-level marketing business fails to fully perform multi-level marketing-related activities toward multi-level marketing participants and there is a competent agency’s legally effective decision or judgment on the settlement of disputes related to those obligations between the multi -level marketing business and a multi-level marketing participant.
2. The Ministry of Industry and Trade shall provide the order and procedures for use of escrow money.
SUPERVISION AND MANAGEMENT OF MULTI-LEVEL MARKETING ACTIVITIES
Article 32. Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade
1. The Ministry of Industry and Trade shall take responsibility before the Government for performing the state management of multi-level marketing activities nationwide.
2. The Competition Authority under the Ministry of Industry and Trade shall assist the Minister of Industry and Trade in the following specific management contents:
a/ Grant, modification, supplementation, extension, re-grant and revocation of multi-level marketing registration certificates;
b/ Collection, management and use of charges and fees for the grant, modification, supplementation, extension and re-grant of multi-level marketing registration certificates in accordance with law;
c/ Notification of the grant, modification, supplementation, extension and revocation of multi-level marketing registration certificates to provincial- level Industry and Trade Departments of localities where businesses organize multi-level marketing activities;
d/ Preservation of dossiers of application for multi-level marketing registration certificates;
dd/ Provision of guidance to and coordination with provincial-level Industry and Trade Departments and other competent state agencies in the examination and supervision of multi-level marketing activities;
e/ Direct examination and supervision of multi-level marketing activities when necessary; settlement according to competence or notification and forwarding to competent agencies to handle violations of the law on management of multi-level marketing activities;
g/ Elaboration and submission to competent authorities for promulgation or revision of legal documents related to the assurance of order in the organization of multi-level marketing activities, protection of interests of multi-level marketing participants and consumers and maintenance of socio- economic stability;
h/ Performance of other responsibilities in accordance with this Decree.
Article 33. Responsibilities of provincial-level People’s Committees
1. Provincial-level People’s Committees shall perform the state management of multi-level marketing activities in their localities in accordance with this Decree and relevant laws.
2. Provincial-level Industry and Trade Departments shall assist provincial-level People’s Committees in the following activities:
a/ Inspecting, examining and supervising according to their competence multi-level marketing activities in their localities;
b/ Lawfully handling according to their competence or proposing competent authorities to handle violations of the law on management of multi-level marketing activities;
c/ Reporting to the Ministry of Industry and Trade on the receipt of dossiers of notification of multi-level marketing activities of multi-level marketing businesses in their localities under Article 17 of this Decree;
d/ Annually reporting to the Ministry of Industry and Trade on the results of examination, supervision and handling of violations of the law on management of multi-level marketing activities in their localities;
dd/ Performing other responsibilities in accordance with this Decree.
Article 34. Handling of violations for multi-level marketing businesses and multi-level marketing participants
1. Multi-level marketing businesses and multi-level marketing participants that violate this Decree shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled in accordance with the laws on competition and on handling of administrative violations.
2. A multi-level marketing business or participant that violates this Decree and causes damage to material interests of related organizations or persons shall pay compensations in accordance with law.
Article 35. Competence and procedures to handle multi-level marketing-related violations
1. The competence to handle violations of this Decree must comply with the laws on competition and on handling of administrative violations.
2. The procedures for handling violations of this Decree must comply with the laws on competition and on handling of administrative violations.
1. This Decree takes effect on July 1, 2014.
2. Registration certificates of organization of multi-level marketing granted under Decree No. 110/2005/ND-CP of August 24, 2005, on management of multi-level marketing activities remain effective until businesses are granted multi-level marketing registration certificates under this Decree, but for no more than 6 months from the effective date of this Decree.
3. This Decree replaces Decree No. 110/2005/ND-CP of August 24, 2005, on management of multi-level marketing activities.
Article 37. Implementation responsibilities
1. The Minister of Industry and Trade shall organize and guide the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government- attached agencies and chairperson of provincial-level People’s Committees shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực