Chương III Nghị định 38/2024/NĐ-CP: Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 38/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 05/04/2024 | Ngày hiệu lực: | 20/05/2024 |
Ngày công báo: | 24/04/2024 | Số công báo: | Từ số 551 đến số 552 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
08 hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản bị phạt đến 01 tỷ đồng từ 20/5/2024
Ngày 05/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
08 hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản bị phạt đến 01 tỷ đồng từ 20/5/2024
08 hành vi vi phạm nghiệm trọng trong khai thác thủy sản có thể bị phạt lên đến 01 tỷ đồng bao gồm:
(1) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên khai thác thủy sản trên biến không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;
(2) Khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn hoặc không có giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn;
(3) Sử dụng tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn;
(4) Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
(5) Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
(6) Khai thác thủy sản không đúng quy định tại vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
(7) Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong trường hợp tái phạm;
(8) Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép trong trường hợp tái phạm.
Hiện nay, theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP còn có thêm hành vi “Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên theo quy định” bị phạt với mức phạt trên.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Xem chi tiết tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/5/2024 và thay thế Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019.
Văn bản tiếng việt
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53 và 54 Nghị định này.
2. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong các cơ quan được quy định tại các Điều 47, 48 và 49 của Nghị định này; công chức, viên chức thuộc các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ; Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Cảnh sát cơ động; Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng An ninh kinh tế; Trưởng phòng An ninh đối ngoại; Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động; Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục trưởng Cục An ninh nội địa; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng; Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt tiền 10.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng; Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan; Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự; Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, đ, e và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, đ, e và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Thanh tra viên chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Thủy sản; Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục trưởng Cục Thủy sản; Cục trưởng Cục Thú y; Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này.
3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm; Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực lâm nghiệp quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Cục trưởng Cục Thủy sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 6; Điều 7; khoản 1, các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 và điểm a, b, c, d, đ, e, g và h và khoản 3 Điều 8; khoản 1, khoản 2 Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 21; Điều 22; Điều 23; khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; khoản 1, khoản 2 và điểm a, b khoản 3 Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 46 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Công an nhân dân xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 18; Điều 19; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 47 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Bộ đội biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 11; khoản 3 Điều 13; khoản 1 Điều 14; Điều 18; Điều 20; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 32; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 48 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
5. Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 20; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 49 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
6. Hải quan xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 15; Điều 18; Điều 32; Điều 42 và khoản 1 Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 50 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
7. Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 15; Điều 18; khoản 2 Điều 28; Điều 32; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và khoản 1 Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 51 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
8. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thủy sản:
a) Thanh tra viên chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 38 theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Thủy sản xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6; khoản 1, khoản 2, các điểm a, b và c khoản 3 và khoản 4 Điều 7; khoản 1, các điểm a, b, c và d khoản 2 và các điểm a, b và c khoản 3 Điều 8; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5 và các điểm a, b, c khoản 6 Điều 21; Điều 22; các khoản 1, 2 và 3 Điều 23; điếm a khoản 1 Điều 24; Điều 25; Điều 27; Điều 28; khoản 1 và 2 Điều 29; Điều 30; khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 31; Điều 33; Điều 34; khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, các điểm a, b khoản 2 và khoản 3 Điều 41; khoản 1 và khoản 2 Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; khoản 1 và khoản 2 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; các khoản 1, 2, 3, điểm a khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao;
d) Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; các điểm a, c và g khoản 3 Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao;
đ) Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 41; Điều 42; khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao;
e) Cục trưởng Cục Thú y xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 42; khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
9. Kiểm ngư xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 20; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 53 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
10. Kiểm lâm xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 23 và Điều 43 theo thẩm quyền quy định tại Điều 54 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
1. Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép văn bằng chứng chỉ Thuyền trưởng, máy trưởng hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trường hợp hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này mà hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về bờ hoặc trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản; chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố, hóa chất khác và thủy sản khai thác hoặc thu hồi thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập theo quy định tại Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải có trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy hoặc thu hồi sản phẩm vi phạm đang lưu thông trên thị trường;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc tiêu hủy hoặc thu hồi sản phẩm vi phạm đang lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải gửi báo cáo bằng văn bản đến cơ quan của người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập về việc khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo về việc khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập xem xét, ban hành văn bản xác nhận việc tổ chức, cá nhân bị xử phạt đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính. Trường hợp không cấp văn bản xác nhận thì ban hành văn bản về việc chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính và nêu rõ lý do.
2. Việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc vây bắt, tiêu diệt thủy sản sống bị thoát ra môi trường tự nhiên hoặc thủy sản được cho sinh sản trái phép từ loài thủy sản sống như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập theo quy định tại Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải có trách nhiệm vây bắt, tiêu diệt thủy sản sống bị thoát ra môi trường tự nhiên hoặc thủy sản được cho sinh sản trái phép từ loài thủy sản sống bằng phương pháp gia nhiệt từ 90°C trở lên hoặc cấp đông hoặc sơ chế, chế biến;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc vây bắt, tiêu diệt, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải gửi báo cáo bằng văn bản đến cơ quan của người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập về việc khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo về việc khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập xem xét, ban hành văn bản xác nhận việc tổ chức, cá nhân bị xử phạt đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính. Trường hợp không cấp văn bản xác nhận thì ban hành văn bản về việc chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính và nêu rõ lý do.
3. Việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải có trách nhiệm phá dỡ tàu cá;
b) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải có trách nhiệm chuyển đổi mục đích sử dụng. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng phải thực hiện trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày đầu tiên tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc phá dỡ hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải gửi báo cáo bằng văn bản đến cơ quan của người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập về việc khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo về khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập xem xét, ban hành văn bản xác nhận việc tổ chức, cá nhân bị xử phạt đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính. Trường hợp không cấp văn bản xác nhận thì ban hành văn bản về việc chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính và nêu rõ lý do.
4. Các giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả của tổ chức, cá nhân bị xử phạt được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nuôi trồng thủy sản.
2. Việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện hành vi vi phạm thực hiện theo quy định của Chính phủ về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.
POWER TO RECORD ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND IMPOSE PENALTIES
Article 45. Power to make records of administrative violations
The persons below are entitled to make records of administrative violations:
1. The persons having the power to impose administrative penalties mentioned in Articles 46 through 54 of this Decree.
2. Officials and public employees of people’s army or people’s police working at regulatory authorities mentioned in Article 47, Article 48 and Article 49 hereof; officials and public employees of authorities performing fisheries state management tasks.
Article 46. Power of Chairpersons of people’s committees
1. Chairpersons of commune-level People’s Committees shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 5.000.000;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures specified in Points a, b, c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
2. Chairpersons of District-level People’s Committees shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 100.000.000;
b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b, dd, e and g Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
3. Chairpersons of Provincial People’s Committees shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 1.000.000.000;
b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and those mentioned in Clause 3 Article 4 herein.
Article 47. Power of people’s police forces
1. On-duty soldiers of people’s police forces shall have the power to:
Impose a fine up to VND 500.000.
2. Heads of company-level Mobile Police Units, heads of police stations, and team leaders in charge of managing the soldiers mentioned in Clause 1 of this Article shall have the power to:
Impose a fine up to VND 1.500.000.
3. Commune-level Police Chiefs, Heads of Police Posts, Heads of Police Stations at border gates, export processing zones, Heads of International Airport Police Offices, Majors of Mobile Police Battalions, and Captains of Squadrons shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 2.500.000;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures specified in Points a, c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
4. Heads of district-level police agencies, heads of professional divisions of the following authorities, including the Internal Political Security Department, the Police Department for Administration of Social Order, the Traffic Police Department, the Department of Fire Prevention, Fighting and Rescue, the Department of Cybersecurity, Hi-Tech Crime Prevention and Control, and the Immigration Department, and heads of provincial-level police departments, including: Internal Political Security Divisions; Police Divisions for Social Order Administration; Police Departments for Social Order Crimes; Investigation Police Divisions for Corruption, Economic and Smuggling Crimes; Investigation Police Divisions for Drug Crimes; Traffic Police Divisions; Road and Railway Traffic Police Divisions; Road Traffic Police Divisions; Waterway Police Divisions; Mobile Police Divisions; Criminal Judgment Execution and Judicial Assistance Divisions; Police Divisions for Prevention and Control of Environmental Crimes; Firefighting, Prevention and Rescue Police Divisions; Cybersecurity, Hi-Tech Crime Prevention and Control Divisions; Immigration Divisions; Economic Security Divisions; and External Security Divisions; Colonels of Mobile Police Regiments; and Captains of Squadrons, shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 25.000.000;
b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 hereof.
5. Directors of Provincial-level Police Departments shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 100.000.000;
b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 hereof.
6. Directors of Internal Political Security Department, Economic Security Department, Police Department for Administrative Management of Social Order, Investigation Police Department for Social Order Crimes, Police Department for Investigation into Corruption, Economic and Smuggling Crimes, Investigation Police Department for Investigation into Drug Crimes, Traffic Police Department, Firefighting, Prevention and Rescue Police Department, the Police Department for Prevention and Control of Environmental Crimes, the Cybersecurity, Hi-tech Crimes Prevention and Control Department, the Internal Security Department, the Police Department for Management of Retention and Execution of Criminal Judgements at Community, and Commander of the Mobile Police shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 1.000.000.000;
b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 hereof.
Article 48. Power of border guard forces
1. On-duty soldiers of border guard forces shall have the power to:
Impose a fine up to VND 500.000.
2. Heads of border guard stations and team leaders in charge of managing the soldiers mentioned in Clause 1 of this Article shall have the power to:
Impose a fine up to VND 2.500.000.
3. Leaders of Task Force Teams for drug and crime prevention and control which are put under the control of Task Force Commissions for drug and crime prevention and control shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 10.000.000;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures specified in Points a and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
4. Heads of border-guard posts, commanders of border-guard flotillas and commanders of port border guards shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 25.000.000;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures specified in Points a, d and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
5. Leaders of Task Force Teams for drug and crime prevention and control affiliated to the Department of Drug and Crime Prevention and Control under the control of the Command of Border Guards shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 100.000.000;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures specified in Points a, d and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
6. Commanders of Provincial-level Border Guard Forces, Captains of Naval Border Guard Squadrons, and Director of the Department of Drug and Crime Prevention and Control affiliated to the Command of Border Guards shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 1.000.000.000;
b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
d) Enforce the remedial measures specified in Points a, d and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 49. Power of coast guard forces
1. On-duty coast guard officers shall have the power to:
Impose a fine up to VND 1.500.000.
2. Coastguard team leaders shall have the power to:
Impose a fine up to VND 5.000.000.
3. Coastguard squad leaders and captains of coastguard stations shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 10.000.000;
b) Enforce the remedial measures specified in Points a, c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
4. Commanders of coastguard platoons shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 25.000.000;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures specified in Points a, c, d and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
5. Captains of Naval Border Guard Squadrons; Heads of Reconnaissance Commissions; Heads of Task Force Commissions for Drug Crime Prevention and Control under the control of the Command of Coast Guard of Vietnam shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 50.000.000;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures specified in Points a, d and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
6. Regional Commands of Coast Guard and Director of the Department of Operations and Legislation under the control of the Command of Coast Guard of Vietnam shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 100.000.000;
b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
d) Enforce the remedial measures specified in Points a, d and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
7. The Commander of Vietnam Coast Guard shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 1.000.000.000;
b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
d) Enforce the remedial measures specified in Points a, b, d and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 50. Power of customs agencies
1. Customs officials on duty shall have the power to:
Impose a fine up to VND 500.000.
2. Team Leaders; Group Leaders of Customs Sub-departments; Leaders of Groups in Control Teams affiliated to provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; Leaders of Teams in Post-clearance Inspection Sub-departments, shall have the power to:
Impose a fine up to VND 5.000.000.
3. Directors of Customs Sub-departments; Directors of Post-clearance Inspection Sub-departments; Leaders of Control Teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; Leaders of Criminal Investigation Teams; Leaders of Smuggling Control Teams; Captains of Maritime Control Flotillas and Leaders of Anti-smuggling, Counterfeit Product Control and Intellectual Property Teams affiliated to the Smuggling Investigation and Prevention Department; Directors of Post-clearance Inspection Sub-departments affiliated to the Post-clearance Inspection Department shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 25.000.000;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures specified in Points d, dd and g Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
4. Directors of Anti-smuggling and Investigation Department; Post-clearance Audit Department affiliated to General Department of Customs; Directors of Customs Departments of provinces shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 50.000.000;
b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
d) Enforce the remedial measures specified in Points d, dd and g Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
5. Director General of General Department of Customs shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 1.000.000.000;
b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
d) Enforce the remedial measures specified in Points d, dd and g Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 51. Power of market surveillance forces
1. Market controllers on duty shall have the power to:
Impose a fine up to VND 500.000.
2. Leaders of Market Surveillance Teams and Heads of Professional Divisions under the control of the Departments of Market Surveillance Operations shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 25.000.000;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures specified in Points a, dd, e and g Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
3. Directors of Provincial-level Market Surveillance Departments and Directors of Market Surveillance Operations Departments affiliated to Vietnam Directorate of Market Surveillance shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 50.000.000;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for a fixed period;
d) Enforce the remedial measures specified in Points a, d, dd, e and g Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
4. The Director General of Vietnam Directorate of Market Surveillance shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 1.000.000.000;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for a fixed period;
d) Enforce the remedial measures specified in Points a, d, dd, e and g Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 52. Power of inspecting authorities
1. During the performance of their duties, agriculture and rural development inspectors and the officers assigned to conduct specialized inspections shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 500.000;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures specified in Points a and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
2. Chief inspectors of Provincial Departments of Agriculture and Rural Development; heads of specialized inspection teams of Department of Fisheries; Director of Quality, Processing and Market Development Department, and heads of specialized inspection teams of Provincial Departments of Agriculture and Rural Development shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 50.000.000;
b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and those mentioned in Clause 3 Article 4 herein.
3. Heads of specialized inspection teams in fisheries sector established by the Ministry of Agriculture and Rural Development shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 250.000.000;
b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b, d, dd, e and g Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
4. Chief Inspector of the Ministry of Agriculture and Rural Development; Director of Department of Fisheries; Director of Department of Animal Health; Director of Quality, Processing and Market Development Department shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 1.000.000.000;
b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b, d, dd, e and g Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 53. Power of fisheries surveillance forces
1. Fisheries surveillance officials on duty shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 2.000.000;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause.
2. Heads of fisheries surveillance stations shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 10.000.000;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures specified in Points a and b Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
3. Directors of regional fisheries surveillance sub-departments shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 100.000.000;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
c) Enforce the remedial measures specified in Points a, b and d Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
4. Director of Department of fisheries resource surveillance shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 1.000.000.000;
b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
d) Enforce the remedial measures specified in Points a, b and d Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 54. Power of forest protection forces
1. Forest protection officers on duty shall have the power to:
Impose a fine up to VND 500.000.
2. Heads of forest protection stations shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 10.000.000;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause.
3. Heads of district-level forest protection offices; heads of mobile ranger and forest fire prevention and fighting teams shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 25.000.000;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures specified in Points a and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
4. Directors of Forest Protection Sub-departments, Directors of Regional Forest Protection Sub-Departments, and Leaders of Task Force Teams for Forest Protection affiliated to the Forest Protection Department shall have the power to:
a) Impose a fine up to VND 50.000.000;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;
c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for a fixed period;
d) Enforce the remedial measures specified in Points a, b and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
5. Director of the Forest Protection Department shall have the power to:
a) Impose fines up to the maximum fine for violations in forestry sector specified in Article 24 of the Law on penalties for administrative violations;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for a fixed period;
d) Enforce the remedial measures specified in Points a, b and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 55. Determination of power to impose penalties
1. Director of Department of Fisheries, and Chairpersons of Provincial People’s Committees shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Chapter II of this Decree.
2. Chairpersons of commune-level people’s committees; Chairpersons of district-level people’s committees shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Points a and b Clauses 1 Article 6; Article 7; Clause 1, Points a, b, c, d, dd, e, g, h and i Clause 2 and Points a, b, c, d, dd, e, g and h and Clause 3 Article 8; Clause 1, Clause 2 Article 9; Article 10; Article 11; Article 13; Article 14; Article 15; Article 16; Article 17; Article 18; Article 19; Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and Clause 6 Article 21; Article 22; Article 23; Clause 1, Clause 2 and Point a Clause 3 Article 24; Article 25; Clause 1 Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 30; Clause 1, Clause 2 and Points a, b Clause 3 Article 31; Article 32; Article 33; Article 34; Clauses 1, 2, 3 and 5 Article 35; Article 36; Article 37; Article 38; Article 39; Article 40; Article 41; Clause 1, Clause 2, Points a Clauses 3 and Point a Clauses 4 Article 42; Article 43 and Article 44 under their authority prescribed in Clauses 1 and 2 Article 46 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.
3. People’s police forces shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 11; Article 12; Article 13; Article 14; Article 15; Article 18; Article 19; Article 21; Article 23; Article 24; Article 25; Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 33; Article 35; Article 36; Article 37; Article 38; Article 39; Article 40; Article 41; Article 42; Article 43 and Article 44 under their authority prescribed in Article 47 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.
4. Border guard forces shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 11; Clause 3 Article 13; Clause 1 Article 14; Article 18; Article 20; Article 21; Article 23; Article 24; Article 25; Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 30; Article 32; Article 33; Article 35; Article 36; Article 37; Article 38; Article 39; Article 40; Article 41; Article 42; Clause 1 and Point b Clause 2 Article 43 and Article 44 under their authority prescribed in Article 48 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.
5. Coast guard forces shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 20; Article 21; Article 23; Article 24; Article 25; Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 30; Article 33; Article 35; Article 36; Article 37; Article 38; Article 41; Article 42; Article 43 and Article 44 under their authority prescribed in Article 49 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.
6. Customs authorities shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 11; Clause 3 and Point b Clause 4 Article 15; Article 18; Article 32; Article 42 and Clause 1 Article 44 under their authority prescribed in Article 50 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.
7. Market surveillance forces shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 11; Article 12; Article 13; Article 14; Clause 2, Clause 3, Clause 4 and Clause 5 Article 15; Article 18; Clause 2 Article 28; Article 32; Article 41; Article 42; Article 43 and Clause 1 Article 44 under their authority prescribed in Article 51 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.
8. Power to impose administrative penalties of inspectors and authorities assigned to carry out specialized inspections in fisheries:
a) Inspectors of agriculture and rural development sector and persons who are assigned to conduct specialized inspections in fisheries shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Clause 1 Article 38 under their authority prescribed in Clause 1 Article 52 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks;
b) Chief inspectors of Provincial Departments of Agriculture and Rural Development; heads of specialized inspection teams of Provincial Departments of Agriculture and Rural Development; heads of specialized inspection teams of Department of Fisheries shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Point a Clause 1 Article 6; Clause 1, Clause 2, Points a, b and c Clause 3 and Clause 4 Article 7; Clause 1, Points a, b, c and d Clause 2 and Points a, b and c Clause 3 Article 8; Article 10; Article 11; Article 12; Article 13; Article 14; Article 15; Article 16; Article 17; Article 18; Article 19; Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and Points a, b, c Clause 6 Article 21; Article 22; Clauses 1, 2 and 3 Article 23; Point a Clause 1 Article 24; Article 25; Article 27; Article 28; Clause 1 and 2 Article 29; Article 30; Clause 1, Clause 2, Point a Clause 4 Article 31; Article 33; Article 34; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 35; Article 36; Article 37; Article 38; Article 39; Article 40; Points a, b, c, d and dd Clause 1, Points a, b Clause 2 and Clause 3 Article 41; Clause 1 and Clause 2 Article 42; Article 43 and Article 44 under their authority prescribed in Clause 2 Article 52 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks;
c) Heads of specialized inspection teams in fisheries of the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 10; Article 11; Article 12; Article 13; Article 14; Article 15; Article 16; Article 17; Article 18; Article 19; Article 21; Article 22; Article 23; Article 24; Article 25; Clause 1 and Clause 2 Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 30; Article 31; Article 32; Article 33; Article 34; Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 Article 35; Article 36; Article 37; Article 38; Article 39; Article 40; Article 41; Clauses 1, 2, 3, Point a Clause 4 and Point a Clause 5 Article 42; Article 43 and Article 44 under their authority prescribed in Clause 3 Article 52 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks;
d) Chief Inspection of the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 10; Article 11; Article 12; Article 13; Article 14; Article 15; Article 16; Article 17; Article 18; Article 19; Points a, c and g Clause 3 Article 20; Article 21; Article 22; Article 23; Article 24; Article 25; Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 30; Article 31; Article 32; Article 33; Article 34; Article 35; Article 36; Article 37; Article 38; Article 39; Article 40; Article 41; Article 42; Article 43 and Article 44 under their authority prescribed in Clause 4 Article 52 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks;
dd) Director of Quality, Processing and Market Development Department shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 41; Article 42; Clause 2 Article 43 and Clause 1 Article 44 under his/her authority prescribed in Clause 4 Article 52 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.
e) Director of Department of Animal Health shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 42; Clause 2 Article 43 and Clause 1 Article 44 under his/her authority prescribed in Clause 4 Article 52 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.
9. Fisheries surveillance forces shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 20; Article 21; Article 23; Article 24; Article 25; Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 30; Article 33; Article 35; Article 36; Article 37; Article 38; Article 39; Article 40; Article 41; Article 42; Article 43 and Article 44 under their authority prescribed in Article 53 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.
10. Forest protection forces shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 23 and Article 43 under their authority prescribed in Article 54 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.
Article 56. Implementation of preventive measures and enforcement of administrative penalties
1. In cases where only fine is imposed for an administrative violation against regulations on fisheries, the person who has the power to impose penalties is entitled to impound one of the following documents in the following order: captain’s or chief engineer’s license or certificate, or license to operate vessels or other necessary documents concerning the exhibits and instrumentalities until the violating entity has completely implemented the penalty imposition decision. If the abovementioned documents are not available, the exhibits and instrumentalities of the administrative violation will be impounded.
In case the additional penalty which is confiscation of exhibits and instrumentalities of the violation is imposed for an administrative violation prescribed in this Decree, the person who has the power to impose penalties is entitled to request the violating entity to operate their vessel to shore or to the office of his/her working authority for handling or to impound the exhibits and instrumentalities of the violation within his/her jurisdiction.
2. Authority and procedures for implementing preventive measures and enforcing penalties for administrative violations in fisheries sector shall comply with provisions of the Law on penalties for administrative violations.
Article 57. Imposition of remedial measures
1. Implementation of the remedial measure that is enforced destruction of aquaculture feeds, aqua environmental remediation products; banned substances or chemicals, toxic substances, poisonous plants and/or other chemicals and the fish caught or recall of aquaculture feeds and aqua environmental remediation products shall be subject to the following provisions:
a) Within 30 days from the receipt of the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures as prescribed in Article 65 of the Law on penalties for administrative violations, the violating entity shall carry out the destruction or recall of violating products which are being sold on the market;
b) Within 05 working days upon completion of the destruction or recall of violating products which are being sold on the market, the violating entity shall send a written report on their completion of remedial measure to the authority of the person that issued the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures;
c) Within 03 working days from the receipt of the report on completion of remedial measure, the person that issued the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures shall consider issuing a written certification that the violating entity has successfully completed the remedial measure, or a written refusal to give this certification in which reasons for such refusal must be indicated.
2. Implementation of the remedial measure that is enforced capture and destruction of live aquatic species released or escaped into natural environment, or products of illegal breeding of live aquatic species shall be subject to the following provisions:
a) Within 30 days from the receipt of the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures as prescribed in Article 65 of the Law on penalties for administrative violations, the violating entity shall carry out capture and destruction of live aquatic species released or escaped into natural environment, or products of illegal breeding of live aquatic species adopting heat processing at 90°C or higher or freezing or preliminary processing or processing method;
b) Within 05 working days upon completion of the capture or destruction, the violating entity shall send a written report on their completion of remedial measure to the authority of the person that issued the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures;
c) Within 03 working days from the receipt of the report on completion of remedial measure, the person that issued the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures shall consider issuing a written certification that the violating entity has successfully completed the remedial measure, or a written refusal to give this certification in which reasons for such refusal must be indicated.
3. Implementation of the remedial measure that is enforced breaking up or repurposing of fishing vessels shall be subject to the following provisions:
a) Within 30 days from the receipt of the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures, the violating entity shall carry out the breaking up of their fishing vessel;
b) In case of repurposing of the fishing vessel, within 60 days from the receipt of the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures, the violating entity shall be responsible for repurposing their fishing vessel. Such repurposing must be completed within 180 days from the day on which such repurposing starts;
c) Within 05 working days upon completion of the breaking up or repurposing of the fishing vessel, the violating entity shall send a written report on their completion of remedial measure to the authority of the person that issued the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures;
d) Within 03 working days from the receipt of the report on completion of remedial measure, the person that issued the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures shall consider issuing a written certification that the violating entity has successfully completed the remedial measure, or a written refusal to give this certification in which reasons for such refusal must be indicated.
4. Documents on the implementation of remedial measures by the violating entity shall be kept together with the penalty imposition dossier in accordance with regulations of law on archives.
Article 58. Technical and professional facilities and equipment for detecting violations
1. Authorities and persons competent to impose penalties are entitled to use technical and professional facilities and equipment for detecting the administrative violations in commercial fishing, protection of aquatic resources and aquaculture sectors.
2. Management, use and list of technical and professional facilities and equipment used for detecting violations shall comply with the Government's regulations on list, management and use of technical and professional facilities and equipment, and collection and use of data obtained from technical and professional facilities and equipment provided by organizations and individuals for detecting administrative violations.