Chương 2 Nghị định 32/2001/NĐ-CP: Các quy định cụ thể
Số hiệu: | 32/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 05/07/2001 | Ngày hiệu lực: | 20/07/2001 |
Ngày công báo: | 08/08/2001 | Số công báo: | Số 29 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng, Chứng khoán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Trong trường hợp sử dụng tờ phụ đính kèm theo thương phiếu theo quy định tại khoản 3 Điều 11 và khoản 3 Điều 17 Pháp lệnh Thương phiếu, thì tờ phụ đính kèm phải có kích thước tương đương kích thước của thương phiếu và được sử dụng để ghi nội dung bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu qua ngân hàng khi thương phiếu không còn chỗ để ghi các nội dung này. Tờ phụ chỉ có giá trị khi được đính kèm theo thương phiếu.
1. Việc xuất trình hối phiếu để chấp nhận được coi là hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Do người thụ hưởng hoặc người đại diện hợp pháp của người thụ hưởng xuất trình;
b) Chưa quá hạn thanh toán;
c) Xuất trình đúng địa chỉ của người bị ký phát quy định trên hối phiếu;
d) Hối phiếu được xuất trình trong giờ làm việc của ngày làm việc.
2. Việc xuất trình hối phiếu thông qua bưu điện dưới hình thức thư bảo đảm được coi là xuất trình hợp lệ. Ngày xuất trình hối phiếu để chấp nhận trong trường hợp này được tính theo dấu bưu điện nơi gửi.
3. Người bị ký phát phải ký chấp nhận ngay khi hối phiếu được xuất trình hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này. Hối phiếu được coi là bị từ chối chấp nhận, nếu không được người bị ký phát ký chấp nhận ngay khi xuất trình, nhưng người bị ký phát phải có văn bản từ chối chấp nhận hối phiếu và nêu rõ lý do.
4. Việc chấp nhận hối phiếu của người bị ký phát được coi là hợp lệ khi được ghi trên hối phiếu đầy đủ nội dung quy định tại Điều 14 Pháp lệnh Thương phiếu.
1. Thương phiếu thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh Thương phiếu và Nghị định này được phát hành theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bán hàng hoá, người cung ứng dịch vụ thương mại lập, ký phát hành hối phiếu, yêu cầu người bị ký phát là người mua hàng hoá, người nhận dịch vụ thương mại thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu và được tổ chức tín dụng bảo lãnh cho người bị ký phát thanh toán khi hối phiếu đến hạn;
b) Người mua hàng hoá, người nhận dịch vụ thương mại lập, ký phát hành hối phiếu và được tổ chức tín dụng ký chấp nhận cho vay để thanh toán tiền cho người thụ hưởng;
c) Người mua hàng hoá, người nhận dịch vụ thương mại là người phát hành lệnh phiếu cam kết thanh toán tiền cho người thụ hưởng và được tổ chức tín dụng bảo lãnh cho người phát hành.
2. Tổ chức tín dụng tham gia quan hệ thương phiếu theo quy định của Nghị định này phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.
1. Người ký phát có nghĩa vụ sau đây:
a) Chịu trách nhiệm cuối cùng về việc thanh toán số tiền trên hối phiếu nếu người bị ký phát từ chối chấp nhận, một phần hoặc toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu được xuất trình đề nghị chấp nhận theo quy định tại Nghị định này;
b) Thanh toán số tiền trên hối phiếu nếu người chấp nhận từ chối thanh toán đầy đủ số tiền ghi trên hối phiếu, khi hối phiếu được xuất trình đề nghị thanh toán đúng quy định;
2. Người bị ký phát chấp nhận hối phiếu có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thanh toán hối phiếu đã chấp nhận;
b) Chịu trách nhiệm cuối cùng về việc thanh toán số tiền đã ký chấp nhận trên hối phiếu;
3. Người phát hành lệnh phiếu chịu trách nhiệm cuối cùng về việc thanh toán số tiền ghị trên lệnh phiếu cho người bán hàng hoá, người cung ứng dịch vụ thương mại hoặc người nhận chuyển nhượng lệnh phiếu khi lệnh phiếu được xuất trình thanh toán đúng hạn tại địa điểm thanh toán ghi trên lệnh phiếu.
4. Người bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán đúng số tiền cam kết bảo lãnh mà người được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán thương phiếu khi đến hạn.
5. Người chuyển nhượng thương phiếu có nghĩa vụ thanh toán thương phiếu đối với người thụ hưởng sau mình, nếu thương phiếu không được thanh toán đầy đủ khi đến hạn.
1. Bảo lãnh thương phiếu là việc người thứ ba, sau đây gọi tắt là người bảo lãnh cam kết với người nhận bảo lãnh (người thụ hưởng) sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền được ghi trên thương phiếu, nếu đến hạn thanh toán người được bảo lãnh (người bị ký phát hoặc người phát hành hoặc người chuyển nhượng) không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ số tiền ghi trên thương phiếu.
2. Người bảo lãnh cho người phát hành, người chấp nhận có nghĩa vụ thanh toán số tiền đã bảo lãnh khi thương phiếu không được người phát hành, người chấp nhận thanh toán đầy đủ số tiền ghi trên thương phiếu.
3. Người bảo lãnh cho người ký phát có nghĩa vụ thanh toán số tiền đã bảo lãnh khi người ký phát không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thương phiếu đến hạn.
4. Việc bảo lãnh thương phiếu phải lập thành văn bản riêng hoặc ghi trên thương phiếu. Văn bản bảo lãnh thương phiếu không phải có sự công chứng hoặc chứng thực của cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân các cấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
5. Việc bảo lãnh không được huỷ bỏ, trừ trường hợp sau đây:
a) Thương phiếu không lập trên mẫu in sẵn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Thương phiếu không lập bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh trong trường hợp có yếu tố nước ngoài;
c) Hối phiếu thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh Thương phiếu;
d) Lệnh phiếu thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 17 Pháp lệnh Thương phiếu.
6. Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh được tiếp nhận các quyền của người được bảo lãnh đối với các bên có liên quan, kể cả tài sản bảo đảm của người được bảo lãnh.
7. Người bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người phát hành, người bị ký phát đã ký chấp nhận liên đới thực hiện nghĩa vụ trả số tiền bảo lãnh đã thanh toán.
8. Việc bảo lãnh của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác liên quan đến bảo lãnh ngân hàng.
1. Thời hạn cầm cố thương phiếu không được vượt quá thời hạn thanh toán còn lại của thương phiếu, kể từ thời điểm cầm cố đến ngày đến hạn thanh toán ghi trên thương phiếu.
2. Thủ tục cầm cố thương phiếu được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Thương phiếu và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Khi người cầm cố thương phiếu hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ được bảo đảm, thì người nhận cầm cố phải hoàn trả thương phiếu cho người cầm cố và ghi trên mặt sau thương phiếu hoặc tờ phụ đính kèm cụm từ "chấm dứt cầm cố".
2. Trong trường hợp người cầm cố không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được bảo đảm trong thời hạn được các bên thoả thuận, thì người nhận cầm cố trở thành người thụ hưởng thương phiếu. Đến hạn thanh toán thương phiếu, người nhận cầm cố được xuất trình thương phiếu để thanh toán. Nếu số tiền thu được từ việc thanh toán thương phiếu chưa đủ để thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, thì người cầm cố có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với người nhận cầm cố. Nếu số tiền thu được từ việc thanh toán thương phiếu nhiều hơn số tiền thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, người nhận cầm cố phải hoàn trả số tiền còn lại cho người cầm cố.
1. Thương phiếu được chuyển nhượng giữa các doanh nghiệp.
2. Thương phiếu được chuyển nhượng khi người thụ hưởng ký vào mặt sau thương phiếu và chuyển giao thương phiếu cho người được chuyển nhượng. Người được chuyển nhượng trở thành người thụ hưởng kể từ thời điểm nhận được thương phiếu.
3. Khi phát hành thương phiếu, người ký phát hành, người phát hành có thể không cho chuyển nhượng thương phiếu bằng cách ghi trên thương phiếu cụm từ "không chuyển nhượng".
4. Khi chuyển nhượng thương phiếu, người chuyển nhượng có thể không cho chuyển nhượng tiếp thương phiếu bằng cách ghi vào nội dung chuyển nhượng cụm từ "không chuyển nhượng".
5. Người ký phát, người phát hành hoặc người chuyển nhượng không chịu trách nhiệm với người thụ hưởng nhận chuyển nhượng thương phiếu không được chuyển nhượng theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều này.
6. Việc chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu của các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định điều kiện và các loại thương phiếu được tổ chức tín dụng chiết khấu, tái chiết khấu trong từng thời kỳ.
1. Lệnh phiếu được phát hành hoặc chuyển nhượng cho người thụ hưởng là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, pháp nhân nước ngoài không được phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phải được sự chấp thuận trước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thủ tục và điều kiện chấp thuận việc phát hành và chuyển nhượng lệnh phiếu cho người thụ hưởng là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, pháp nhân nước ngoài không được phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
1. Khi đến hạn thanh toán ghi trên thương phiếu, người thụ hưởng có quyền xuất trình thương phiếu tại địa điểm thanh toán để yêu cầu người bị ký phát đối với hối phiếu hoặc người phát hành đối với lệnh phiếu thanh toán thương phiếu vào ngày thương phiếu đến hạn thanh toán hoặc trong thời hạn hai ngày làm việc tiếp sau đó. Thương phiếu có thể được xuất trình để thanh toán muộn hơn thời hạn thanh toán ghi trên thương phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Pháp lệnh Thương phiếu.
2. Thương phiếu có thời hạn thanh toán "ngay khi xuất trình" phải được xuất trình để thanh toán trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày phát hành.
3. Người thụ hưởng có quyền nhờ ngân hàng thu hộ số tiền trên thương phiếu thông qua việc ký "chuyển giao để nhờ thu". Việc nhờ thu phải được người thụ hưởng ghi đầy đủ cụm từ "chuyển giao để nhờ thu", tên ngân hàng thu hộ, ngày chuyển giao để nhờ thu, chữ ký của người nhờ thu. Ngân hàng thu hộ được thu phí theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thủ tục nhờ thu thương phiếu qua ngân hàng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Người thụ hưởng có thể xuất trình thương phiếu để thanh toán qua bưu điện theo hình thức thư bảo đảm. Thời hạn xuất trình thương phiếu để thanh toán trong trường hợp này được tính theo dấu bưu điện nơi gửi.
5. Người bị ký phát, người phát hành phải thanh toán thương phiếu được xuất trình cho người thụ hưởng trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thương phiếu.
1. Việc thanh toán thương phiếu được coi là hoàn thành khi người thụ hưởng huỷ bỏ thương phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Khi huỷ bỏ thương phiếu, người thụ hưởng phải ghi rõ việc huỷ bỏ thương phiếu trên tờ thương phiếu với cụm từ "huỷ bỏ thương phiếu", ngày huỷ bỏ và ký tên, đồng thời chuyển giao tờ thương phiếu bị huỷ bỏ cho người phát hành, người chấp nhận.
Người thụ hưởng có quyền truy đòi đối với những người sau đây:
1. Người ký phát, người bảo lãnh trong trường hợp hối phiếu bị từ chối chấp nhận một phần hoặc toàn bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh Thương phiếu;
2. Người ký phát hoặc người phát hành, người chuyển nhượng, người bảo lãnh, khi thương phiếu đến hạn thanh toán mà không được thanh toán theo nội dung của thương phiếu;
3. Người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo lãnh trong trường hợp người bị ký phát bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể, nếu hối phiếu đã được chấp nhận;
4. Người ký phát, người bảo lãnh trong trường hợp người ký phát bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể, nếu hối phiếu chưa được chấp nhận;
5. Người ký phát, người bảo lãnh trong trường hợp người bị ký phát bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể, nếu hối phiếu chưa được chấp nhận.
Thông báo về việc từ chối chấp nhận hoặc từ chối thanh toán được coi là hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Việc thông báo được thực hiện trong thời hạn quy định tại Điều 40 Pháp lệnh Thương phiếu;
2. Việc thông báo do người thụ hưởng, người chuyển nhượng hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền của người thụ hưởng, người chuyển nhượng thực hiện;
3. Việc thông báo phải được thực hiện bằng văn bản.
1. Khi nhận được thông báo về việc thương phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc từ chối thanh toán, người chuyển nhượng, người ký phát, người phát hành có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người thụ hưởng trong vòng 4 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
2. Nếu chấp nhận thông báo, người chuyển nhượng đã trả tiền cho người thụ hưởng được quyền truy đòi số tiền đã thanh toán theo quy định của Pháp lệnh Thương phiếu.
1. Người thụ hưởng không nhận được số tiền trên thương phiếu có quyền khởi kiện những người có liên quan theo các quy định tại Mục II Chương IV Pháp lệnh Thương phiếu và các quy định của pháp luật.
2. Sau khi khởi kiện hoặc một số người có liên quan mà chưa nhận đủ số tiền ghi trên thương phiếu, người thụ hưởng có quyền khởi kiện tiếp những người có liên quan khác.
3. Người có liên quan bị khởi kiện theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này có quyền khởi kiện người chuyển nhượng cho mình, hoặc người ký phát, người phát hành, hoặc người bảo lãnh (nếu có) kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.
1. Người thụ hưởng có quyền khởi kiện người ký phát, người phát hành, người bảo lãnh, người chuyển nhượng, người chấp nhận về số tiền quy định tại Điều 43 Pháp lệnh Thương phiếu trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày thương phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc không được thanh toán hoặc không được thanh toán đầy đủ.
2. Người có liên quan bị khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của Pháp lệnh Thương phiếu có quyền khởi kiện người ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng cho mình, người bảo lãnh, người chấp nhận về số tiền được thanh toán quy định tại Điều 43 của Pháp lệnh Thương phiếu trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.
3. Trường hợp người thụ hưởng không xuất trình thương phiếu để thanh toán đúng hạn theo quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh Thương phiếu hoặc không gửi thông báo về việc thương phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán trong thời hạn quy định tại Điều 40 của Pháp lệnh Thương phiếu, thì chỉ có quyền khởi kiện người chấp nhận, người phát hành, người ký phát trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày ký phát hành thương phiếu.
4. Trong thời hiệu khởi kiện quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, nếu xảy ra trở ngại khách quan ngoài khả năng kiểm soát của người khởi kiện, thì thời gian diễn ra trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Article 7.- Additional sheets attached to negotiable instruments
Where an additional sheet is attached to a negotiable instrument as prescribed in Clause 3 of Article 11 and Clause 3 of Article 17 of the Ordinance on Negotiable Instruments, such additional sheet must have the same size as the negotiable instrument and shall be used for inscription of the contents of guaranty, transfer, pledge or authorized collection via banks when the negotiable instrument has no more room for the inscription of such contents. The additional sheet shall be valid only when it is attached to the negotiable instrument.
Article 8.- Acceptance of drafts
1. The presentation of a draft for acceptance shall be valid when the following conditions are fully met:
a/ The draft is presented by the payee or its lawful representative;
b/ The payment time limit has not yet expired;
c/ The draft is presented to the right address of the drawee, which is prescribed thereon;
d/ The draft is presented during working hours of a working day.
2. The via-post presentation of a draft in form of a registered letter shall be considered valid. The date of draft presentation for acceptance in this case shall be determined according to the date of its sending inscribed on the postage stamp.
3. The drawee shall have to sign for acceptance as soon as the draft of validly presented according to the provisions in Clauses 1 and 2 of this Article. The draft shall be considered as refusal of acceptance if it is not signed for acceptance by the drawee right at the time of its presentation, but the drawee must issue a document on refusal of acceptance of the draft, clearly stating the reasons therefor.
4. The draft acceptance by the drawee shall be considered valid when the draft is inscribed fully with the contents prescribed in Article 14 of the Ordinance on Negotiable Instruments.
Article 9.- Issuance of negotiable instruments
1. Negotiable instruments falling within the scope of regulation of the Ordinance on Negotiable Instruments and this Decree shall be issued in one of the following cases:
a/ The goods seller or the trade service provider makes and signs for issuance a draft, requesting the drawee being the goods buyer or trade service receiver to pay the sum of money inscribed thereon, and the drawee is guaranteed by a credit institution to pay the draft upon its maturity.
b/ The goods buyer or the trade service receiver makes and signs for issuance a draft and it is signed for acceptance by a credit institution to provide loan for payment to the payee;
c/ The goods buyer or the trade service receiver being the issuer of an order of payment commits itself to pay the payee and the issuer is guaranteed by a credit institution.
2. Credit institutions participating in negotiable instrument relations under the provisions of this Decree must get written consent from the Vietnam State Bank.
Article 10.- Obligations of concerned persons
1. The drawer shall have the following obligations:
a/ To take final responsibility for the payment of the sum of money inscribed on a draft if the drawee refuses to accept the whole or part of the sum of money inscribed on the draft presented for acceptance in accordance with the provisions of this Decree.
b/ To pay the sum of money inscribed on the draft if the acceptor refuses to fully pay it when the draft is presented for acceptance strictly according to regulations;
2. The drawee accepting the draft shall have the following obligations:
a/ To pay the already accepted draft;
b/ To take final responsibility for the payment of the sum of money already signed for acceptance on the draft;
3. The issuer of an order of payment shall take final responsibility for the payment of the sum of money inscribed thereon to the goods seller, trade service provider or transferee when the order of payment is presented for payment on time at the right place inscribed thereon.
4. The guarantor is obliged to pay the full sum of money already committed for guaranty, provided that the guaranteed fails to fulfil the payment obligation when the negotiable instrument turns mature.
5. The negotiable instrument transferor is obliged to pay the negotiable instrument to the succeeding payee if such negotiable instrument is not fully paid upon its maturity.
Article 11.- Guaranty of negotiable instruments
1. Guaranty of a negotiable instrument is the act whereby a third party, hereafter referred to as the guarantor for short, commits to the guarantee (the payee) to pay the whole or part of the sum of money inscribed on the negotiable instrument, if the guaranteed (the drawee, issuer or transferor) fails to pay or fully pay the amount of money inscribed on the negotiable instrument when it becomes due.
2. The guarantor for the issuer and the acceptor are obliged to pay the guaranty money amount when the issuer and the acceptor fail to fully pay the due sum of money inscribed on the negotiable instrument.
3. The guarantor for the drawer is obliged to pay the guaranty money amount when the drawer fails to fulfil its obligation to pay the mature negotiable instrument.
4. The guaranty of a negotiable instrument shall be recorded in a separate document or inscribed on the negotiable instrument. The document on the negotiable instrument guaranty needs not be notarized or authenticated by the Notary Public or People�s Committees of different levels, except otherwise agreed upon by the concerned parties.
5. The guaranty must not be cancelled, except for the following cases:
a/ The negotiable instrument is not made on the pre-printed form issued by the Vietnam State Bank;
b/ The negotiable instrument is not made in Vietnamese or Vietnamese and English languages in cases where foreign elements are involved;
c/ The draft lacks one of the contents prescribed in Clause 1, Article 11 of the Ordinance on Negotiable Instruments.
d/ The order of payment lacks one of the contents prescribed in Clause 1, Article 17 of the Ordinance on Negotiable Instruments.
6. After fulfilling its guaranty obligation, the guarantor shall be entitled to take up the guaranteed's rights towards the concerned parties, including the guaranteed’s security property.
7. The guarantor that has fulfilled the guaranty obligation shall have the right to request the guaranteed, the issuer or the drawee that has signed for the joint-liability acceptance to fulfill the obligation to repay the already paid guaranty money amount.
8. The guaranty by credit institutions shall comply with the provisions of this Decree and other current provisions related to the bank guaranty.
Article 12.- Pledge of negotiable instruments
Negotiable instruments shall be pledged when they fully meet the following conditions:
1. They have been issued in accordance with the provisions of the Ordinance on Negotiable Instruments and this Decree;
2. The phrase "cam chuyen nhuong" (non-transferable) is not inscribed thereon;
3. Their payment time limits have not expired;
4. For drafts, they must be accepted before being pledged.
Article 13.- Time limits and procedures for the pledge of negotiable instruments
1. The time limit for the pledge of a negotiable instrument must not exceed the remaining payment time limit of such negotiable instrument, counting from the date of pledge to the payment deadline inscribed thereon.
2. The procedures for the pledge of negotiable instruments shall comply with the provisions of the Ordinance on Negotiable Instruments and relevant law provisions.
Article 14.- Handling of the pledged negotiable instruments
1. When the pledgor of a negotiable instrument has fulfilled the secured obligation, the pledgee shall have to return the negotiable instrument to the pledgor and inscribe on the back of such negotiable instrument or on the additional sheet the phrase "cham dut cam co" (pledge termination).
2. In cases where the pledgor fails to fulfil the secured obligation within the time limit already agreed upon by the concerned parties, the pledgee shall become the payee of the negotiable instrument. When the negotiable instrument becomes mature, the pledgee shall be entitled to present it for payment. If the money amount collected from the payment of the negotiable instrument is not enough for the fulfillment of the secured obligation, the pledgor shall have to continue performing the obligation already committed with the pledgee. If the money amount collected from the payment of the negotiable instrument is larger than that required for performance of the secured obligation, the pledgee shall have to refund the extra sum to the pledgor.
Article 15.- Transfer of negotiable instruments
1. Negotiable instruments may be transferred among enterprises.
2. A negotiable instrument is transferred when the payee signs on its back and hand it over to the transferee. The transferee shall become the payee as from the time of receiving the negotiable instrument.
3. When issuing a negotiable instrument, the drawer and the issuer may not allow the transfer of such negotiable instrument by inscribing thereon the phrase "Khong chuyen nhuong" (non-transferable).
4. When transferring a negotiable instrument, the transferor may not allow the further transfer of such negotiable instrument by inscribing in the transfer contents the phrase "khong chuyen nhuong" (non-transferable).
5. The drawer, issuer or transferor shall not be held responsible to the payee that is transferred with a non-transferable negotiable instrument prescribed in Clauses 3 and 4 of this Article.
6. The discount and rediscount of negotiable instruments by credit institutions shall comply with the Vietnam State Bank’s regulations. The Vietnam State Bank shall prescribe conditions and types of negotiable instrument for discount or rediscount by credit institutions in each period.
1. Orders of payment issued or transferred to payees being foreigners not residing in Vietnam or foreign legal persons not permitted to do business in Vietnam must be approved in advance by the Vietnam State Bank.
2. The Vietnam State Bank shall prescribe procedures and conditions for the approval of the issuance and transfer of orders of payment to payees being foreigners not residing in Vietnam or foreign legal persons not permitted to do business in Vietnam.
Article 17.- Presentation of negotiable instruments for payment
1. By the maturity date inscribed on a negotiable instrument, the payee shall have the right to present it at the place of payment, requesting the drawee, for a draft, or the issuer, for an order of payment, to pay the negotiable instrument on the date when it turns mature or within 2 working days after such date. The negotiable instrument may be presented for payment later than the payment deadline inscribed thereon according to the provisions of Clause 2, Article 34 of the Ordinance on Negotiable Instruments.
2. A negotiable instrument, which must be paid "right upon presentation", must be presented for payment within 90 days as from the date of issuance.
3. The payee shall have the right to ask a bank to collect the sum of money inscribed on a negotiable instrument through the signing of the "transfer for authorized collection". For the authorized collection, the payee shall have to fully inscribe the phrase "transfer for authorized collection", the name of the authorized collecting bank, date of transfer for authorized collection and signature of the collection authorizer. The authorized collecting bank is entitled to collect charges according to the Vietnam State Bank’s regulations. The procedures for the authorized collection of negotiable instruments via banks shall comply with the regulations of the Vietnam State Bank.
4. The payee may present the negotiable instrument for payment by mail in form of a registered letter. The time limit for the presentation of the negotiable instrument for payment in this case shall be calculated according to the date of its sending inscribed on the postage stamp.
5. The drawee or the issuer shall have to pay the presented negotiable instrument to the payee within 2 working days as from the date of receiving such negotiable instrument.
Article 18.- Fulfillment of payment obligation in cases where the payee cancels a negotiable instrument
1. The payment of a negotiable instrument shall be considered complete when the payee cancels such negotiable instrument according to the provisions in Clause 2 of this Article.
2. When canceling a negotiable instrument, the payee shall have to clearly inscribe the cancellation on such negotiable instrument with the phrase "cancellation of negotiable instrument", the date of cancellation, then sign and transfer the cancelled negotiable instrument to the drawee, acceptor.
Article 19.- The right to claim payment
The payee shall have the right to claim payment against the following subjects:
1. The drawer or guarantor, in cases where part or the whole of a draft is refused to be accepted as prescribed in Clause 1, Article 13 of the Ordinance on Negotiable Instruments;
2. The drawer or issuer, the transferor or guarantor, when a negotiable instrument becomes mature but is not paid according to its contents;
3. The drawer, transferor or guarantor, in cases where the drawee is declared bankrupt or dissolved, if the draft has already been accepted.
4. The drawer or guarantor, in cases where the drawer is declared bankrupt or dissolved, if the draft has not yet been accepted;
5. The drawer or guarantor, in cases where the drawee is declared bankrupt or dissolved, if the draft has not yet been accepted.
Article 20.- Notice on the refusal of acceptance or refusal of payment
A notice on the refusal of acceptance or refusal of payment shall be considered valid when all the following conditions are met:
1. The notice is made within the time limit prescribed in Article 40 of the Ordinance on Negotiable Instruments;
2. The notice is made by the payee, transferor or representative at law or representative under authorization of the payee, transferor;
3. The notice is made in writing.
Article 21.- Acceptance of payment claims
1. When receiving a notice on the refusal to accept or to pay a negotiable instrument, the transferor, drawer or issuer shall have to reply the payee in writing within 4 working days as from the date of receiving the notice.
2. If accepting the notice, the transferor that has paid the payee shall have the right to claim the refund of the already paid amount according to the provisions of the Ordinance on Negotiable Instruments.
Article 22.- The right to initiate lawsuits
1. The payee that does not receive the sum of money inscribed on a negotiable instrument shall have the right to initiate a lawsuit against the concerned subjects according to the provisions in Section II, Chapter IV of the Ordinance on Negotiable Instruments and other law provisions.
2. After initiating the lawsuit against one or a number of concerned subjects, if the payee still fails to fully receive the money amount inscribed on the negotiable instrument, it shall have the right to initiate lawsuits against other concerned subjects.
3. Concerned subjects against which a lawsuit is initiated as prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall have the right to initiate a lawsuit against the transferor, drawer, issuer or guarantor (if any) as from the date of fulfilling the payment obligation.
Article 23.- Statute of limitations for lawsuit initiation
1. The payee shall have the right to initiate a lawsuit against the drawer, issuer, guarantor, transferor or acceptor regarding the money amount prescribed in Article 43 of the Ordinance on Negotiable Instruments within 2 years as from the date the negotiable instrument is refused to be accepted or is neither paid nor fully paid.
2. Concerned subjects against which a lawsuit is initiated as prescribed in Clause 1, Article 44 of the Ordinance on Negotiable Instruments shall have the right to initiate a lawsuit against the drawer, issuer, transferor, guarantor or acceptor regarding the already paid money amount prescribed in Article 43 of the Ordinance on Negotiable Instruments within 2 years as from the date of fulfilling the payment obligation.
3. In cases where the payee fails to present a negotiable instrument for payment within the time limit prescribed in Article 34 of the Ordinance on Negotiable Instruments or fails to send notices on the negotiable instrument being refused to be accepted or paid within the time limit prescribed in Article 40 of the Ordinance on Negotiable Instruments, it may only initiate a lawsuit against the acceptor, issuer or drawer within 2 years as from the date the negotiable instrument is signed for issuance.
4. Within the statute of limitations for lawsuit initiation prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, if there appear any objective obstacle beyond the lawsuit initiator�s control, the duration in which such objective obstacle occurs shall not be calculated into the statute of limitations.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực