Chương II Nghị định 28/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phát triển ngoại thương: Các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương
Số hiệu: | 28/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2018 |
Ngày công báo: | 17/03/2018 | Số công báo: | Từ số 443 đến số 444 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
7 tiêu chí thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 28/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/3/2018) quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương.
Theo đó, Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại (Chương trình) bao gồm các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) được thực hiện theo 07 tiêu chí sau:
- XTTM cho sản phẩm, ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu của vùng kinh tế, quốc gia, phát triển thị trường xuất khẩu;
- Nâng cao hiệu quả nhập khẩu, phục vụ phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu;
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, ngoại thương theo từng thời kỳ;
- Chương trình được Thủ tướng ban hành, có cơ chế phối hợp của bộ, ngành; Bộ Công Thương chủ trì, đầu mối;
- XTTM xuất khẩu, nhập khẩu liên kết giữa các bộ, ngành, giữa các ngành hàng hoặc giữa các địa phương;
- Triển khai thông qua các đề án thực hiện Chương trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định, được ngân sách nhà nước hỗ trợ;
- Đơn vị chủ trì đề án phải có uy tín, mang tính đại diện, có năng lực tổ chức.
Nghị định 100/2011/NĐ-CP hết hiệu lực từ ngày Nghị định 28/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
Văn bản tiếng việt
1. Hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam.
2. Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương.
3. Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
5. Các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức và tham gia hội nghị, hội chợ, triển lãm, giao dịch, sự kiện xúc tiến thương mại ở nước ngoài và tại Việt Nam phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Tư vấn, hỗ trợ xây dựng hệ thống phân phối và khu vực trưng bày, giới thiệu hàng hóa xuất khẩu ở nước ngoài và tại Việt Nam.
3. Tổ chức đoàn khảo sát thị trường, giao dịch với tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài.
4. Tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tham gia các hội nghị, hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường và giao dịch với doanh nghiệp Việt Nam.
5. Tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, cổng thông tin điện tử, mạng internet, mạng viễn thông.
6. Các hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối cụ thể khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
1. Hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương gồm: Các trung tâm hội chợ, triển lãm, hạ tầng xúc tiến thương mại; các trung tâm logistics; các kho ngoại quan, điểm thu gom hàng lẻ (CFS).
2. Các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ logistics phục vụ hoạt động ngoại thương
a) Tổ chức, tham gia hội nghị, hội chợ, triển lãm ở nước ngoài về logistics;
b) Mời đoàn doanh nghiệp vào Việt Nam trao đổi về cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics;
c) Tổ chức diễn đàn logistics Việt Nam, tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics tại Việt Nam;
d) Các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương cụ thể khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
1. Hỗ trợ nghiên cứu sản phẩm, ngành hàng, thị trường
a) Xây dựng và phát hành thông tin, cơ sở dữ liệu về sản phẩm, ngành hàng, thị trường; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, áp dụng và tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, Điều kiện của các tổ chức nhập khẩu, cam kết quốc tế về sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Tổ chức và tham gia các Chương trình khảo sát, hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về sản phẩm, ngành hàng, thị trường;
c) Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn trong nước và nước ngoài cung cấp thông tin về phát triển sản phẩm, ngành hàng, thị trường;
d) Tổ chức tuyên truyền quảng bá các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu trên các phương tiện truyền thông trong nước và nước ngoài.
2. Hỗ trợ, nâng cao năng lực thiết kế nhằm phát triển sản phẩm và thị trường cho doanh nghiệp
a) Đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp và các nhà thiết kế;
b) Tổ chức hoạt động tư vấn, thuê chuyên gia tư vấn, hỗ trợ thực hiện thiết kế, phát triển sản phẩm;
c) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thiết kế phát triển sản phẩm;
d) Tổ chức hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp với các nhà thiết kế;
đ) Tuyên truyền quảng bá về phát triển thiết kế;
e) Các hoạt động khác liên quan tới hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực thiết kế.
3. Hỗ trợ, nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu.
4. Các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển sản phẩm, ngành hàng, thị trường cụ thể khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
1. Đào tạo, tập huấn, tư vấn, nâng cao năng lực (trực tiếp và trực tuyến)
a) Tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin thương mại, khảo sát và nghiên cứu thị trường, ngành hàng xuất khẩu;
b) Xây dựng và triển khai chiến lược marketing xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các ngành hàng xuất khẩu tiềm năng, nâng cao năng lực xây dựng và quảng bá nhãn hiệu sản phẩm;
d) Tổ chức và tham gia các Chương trình xúc tiến thương mại, hội nghị, hội chợ, triển lãm, giao dịch;
đ) Tổ chức và tham gia các hoạt động, kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối, bao gồm cả các hoạt động giao thương, kết nối thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, cổng thông tin điện tử, mạng internet, mạng viễn thông;
e) Đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng; xử lý tranh chấp thương mại quốc tế;
g) Thiết kế phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường;
h) Năng lực, kỹ năng xúc tiến thương mại khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
2. Xây dựng và phát hành các ấn phẩm, tài liệu đào tạo, tập huấn, tư vấn nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
3. Các hoạt động nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cụ thể khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
1. Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại (Chương trình) bao gồm các hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện theo các tiêu chí
a) Xúc tiến thương mại cho sản phẩm, ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu của vùng kinh tế, của quốc gia, phát triển thị trường xuất khẩu;
b) Nâng cao hiệu quả nhập khẩu, phục vụ phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu;
c) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược ngoại thương theo từng thời kỳ;
d) Chương trình được Thủ tướng Chính phủ ban hành, có cơ chế phối hợp của bộ, ngành; Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì, đầu mối;
đ) Xúc tiến thương mại xuất khẩu, nhập khẩu liên kết giữa các bộ, ngành; liên kết giữa các ngành hàng hoặc giữa các địa phương;
e) Triển khai thông qua các đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định này quyết định và được ngân sách nhà nước hỗ trợ;
g) Đơn vị chủ trì đề án phải là các tổ chức có uy tín, mang tính đại diện và phải có năng lực tổ chức.
2. Mục tiêu của Chương trình
a) Góp Phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp;
b) Hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương;
c) Ứng phó kịp thời, hiệu quả với những phản ứng, biến đổi của thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Các đơn vị chủ trì đề án của Chương trình gồm (đơn vị chủ trì):
a) Tổ chức xúc tiến thương mại thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ;
b) Tổ chức xúc tiến thương mại khác: Hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp có phạm vi hoạt động cả nước; liên minh hợp tác xã Việt Nam; hội nông dân Việt Nam; tổ chức xúc tiến thương mại của chính quyền địa phương; tổ chức xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
4. Đơn vị tham gia và hưởng lợi từ Chương trình là các doanh nghiệp thuộc mọi thành Phần kinh tế, các hợp tác xã, các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành. Đơn vị tham gia và hưởng lợi được hỗ trợ từ Chương trình, thực hiện theo các quy định của Nghị định này và có trách nhiệm trong việc thực hiện hiệu quả các đề án xúc tiến thương mại mà đơn vị tham gia.
5. Các đề án thực hiện Chương trình phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với nhu cầu thực tiễn của cộng đồng doanh nghiệp;
b) Phù hợp với định hướng chiến lược xuất nhập khẩu và chiến lược phát triển ngành hàng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển các vùng kinh tế, địa phương;
d) Phù hợp với quy định tại Điều 9, Điều 15 Nghị định này;
đ) Đảm bảo tính khả thi về: Phương thức triển khai; thời gian, tiến độ triển khai; nguồn nhân lực, tài chính;
e) Đối với các đề án mà quá trình thực hiện kéo dài trên 01 năm, đơn vị chủ trì phải xây dựng nội dung và kinh phí, thực hiện quyết toán theo từng năm.
1. Kinh phí thực hiện Chương trình từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu do Quốc hội quyết định trong từng thời kỳ;
b) Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;
c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc hỗ trợ:
a) Nhà nước hỗ trợ một Phần kinh phí thực hiện đề án tham gia Chương trình;
b) Kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương;
c) Các đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí hỗ trợ từ nhà nước để thực hiện các đề án xúc tiến thương mại trong khuôn khổ Chương trình; có trách nhiệm đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng Mục đích nguồn kinh phí hỗ trợ và thanh, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành;
d) Hỗ trợ đơn vị tham gia thông qua đơn vị chủ trì thực hiện của Chương trình;
đ) Các đơn vị chủ trì có trách nhiệm huy động Phần kinh phí ngoài Phần kinh phí đã được nhà nước hỗ trợ để triển khai Chương trình.
3. Mức hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện cho các nội dung cụ thể được hỗ trợ trong các hoạt động xúc tiến thương mại được quy định tại Điều 15 Nghị định này.
4. Bộ Công Thương quy định tiêu chí, nội dung cụ thể và kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại.
1. Trước ngày 30 tháng 5 của năm trước năm kế hoạch, đơn vị chủ trì thực hiện gửi 02 hồ sơ đề xuất đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại đến Bộ Công Thương.
2. Hồ sơ đề xuất đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì bao gồm:
a) Văn bản đề xuất đề án thực hiện Chương trình;
b) Đề án chi tiết thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại;
c) Bản sao không cần chứng thực quyết định thành lập hoặc Điều lệ (hoặc văn bản có giá trị tương đương), báo cáo tình hình hoạt động xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì trong năm gần nhất.
3. Đơn vị chủ trì được lựa chọn một trong các cách thức gửi hồ sơ sau:
b) Nộp trực tiếp tại Bộ Công Thương.
4. Các trường hợp không xem xét hồ sơ đề xuất của đơn vị chủ trì:
a) Đơn vị chủ trì không đáp ứng nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định này;
b) Nội dung đề án không thuộc các hoạt động quy định tại Điều 15 Nghị định này;
c) Hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Trường hợp không xem xét hồ sơ đề xuất theo quy định tại Khoản 4 Điều này, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản cho đơn vị chủ trì về việc không xem xét hồ sơ và nêu rõ lý do.
6, Phê duyệt đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại
a) Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Tài chính thông báo dự toán chi ngân sách cho Chương trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định phê duyệt đề án và kinh phí được hỗ trợ theo nguyên tắc tổng kinh phí hỗ trợ để thực hiện các đề án không vượt quá tổng dự toán được giao;
b) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt đề án, Bộ Công Thương công bố đến các đơn vị chủ trì và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, đồng thời thông báo về các đề án không được phê duyệt.
1. Trường hợp bổ sung đề án ngoài các đề án đã được phê duyệt, đơn vị chủ trì gửi 02 hồ sơ đề xuất bổ sung đề án đến Bộ Công Thương.
2. Hồ sơ đề xuất bổ sung đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại gồm:
a) Văn bản đề xuất đề án thực hiện Chương trình;
b) Đề án chi tiết thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại;
c) Bản sao không cần chứng thực quyết định thành lập hoặc Điều lệ (hoặc văn bản có giá trị tương đương), báo cáo tình hình hoạt động xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì trong năm gần nhất.
3. Đơn vị chủ trì được lựa chọn một trong các cách thức gửi hồ sơ sau:
b) Nộp trực tiếp tại Bộ Công Thương.
4. Bộ Công Thương rà soát tiến độ, nội dung, kinh phí thực hiện các đề án để Điều chỉnh, thu hồi kinh phí chưa sử dụng hết, phê duyệt bổ sung đề án thực hiện Chương trình.
1. Căn cứ quyết định phê duyệt Chương trình của Bộ trưởng Bộ Công Thương, cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương ký hợp đồng giao nhiệm vụ thực hiện đề án trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại với các đơn vị chủ trì và thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo hợp đồng đã ký.
2. Nội dung hợp đồng giao nhiệm vụ thực hiện đề án trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại gồm:
a) Tên đề án;
b) Thời gian thực hiện;
c) Địa điểm diễn ra hoạt động xúc tiến thương mại;
d) Các hạng Mục công việc cụ thể;
đ) Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng;
e) Dự toán chi phí;
g) Các Điều Khoản về nghiệm thu, thanh toán, quyết toán.
1. Trường hợp Điều chỉnh, thay đổi nội dung thực hiện của đề án đã được phê duyệt, tối thiểu 15 ngày trước ngày đầu tiên diễn ra hoạt động xúc tiến thương mại, đơn vị chủ trì phải có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị Điều chỉnh, thay đổi nội dung thực hiện đề án.
2. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản đồng ý hoặc không đồng ý về việc Điều chỉnh, thay đổi các nội dung thực hiện đề án.
3. Trường hợp đơn vị chủ trì không thực hiện đúng Mục tiêu, nội dung, tiến độ đề án đã được phê duyệt hoặc xét thấy nội dung đề án không còn phù hợp, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định chấm dứt việc thực hiện đề án.
4. Trường hợp không thực hiện được hoặc không hoàn thành đề án trong năm kế hoạch, đơn vị chủ trì có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương để xem xét, quyết định.
1. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày cuối cùng diễn ra hoạt động xúc tiến thương mại, đơn vị chủ trì phải gửi báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện đề án đến Bộ Công Thương.
2. Đơn vị chủ trì có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến việc triển khai đề án theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.
1. Kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam
a) Tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế ở nước ngoài và tại Việt Nam đối với các sản phẩm xuất khẩu; tổ chức hội chợ, triển lãm tại Việt Nam đối với các sản phẩm, nguyên liệu, thiết bị nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, sản phẩm công nghệ, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh mà trong nước sản xuất;
b) Hỗ trợ xây dựng khu vực trưng bày, giới thiệu hàng hóa xuất khẩu trên cổng thông tin điện tử, mạng thương mại điện tử, mạng internet, mạng viễn thông;
c) Tổ chức đoàn khảo sát thị trường, giao dịch với tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài;
d) Tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường và giao dịch với doanh nghiệp Việt Nam;
đ) Tổ chức hội nghị quốc tế tại Việt Nam về ngành hàng xuất khẩu.
2. Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương
a) Tổ chức, tham gia hội nghị, hội chợ, triển lãm ở nước ngoài về logistics;
b) Mời đoàn doanh nghiệp vào Việt Nam trao đổi về cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics;
c) Tổ chức diễn đàn logistics Việt Nam, tổ chức hội chợ triển lãm quốc tế về logistics tại Việt Nam.
3. Hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa
a) Xây dựng và phát hành thông tin, cơ sở dữ liệu về sản phẩm, ngành hàng, thị trường; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, áp dụng và tuân thủ các quy định tiêu chuẩn, Điều kiện của các tổ chức nhập khẩu, cam kết quốc tế về sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Tổ chức và tham gia các Chương trình khảo sát, tìm hiểu thông tin về sản phẩm, ngành hàng, thị trường;
c) Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn trong nước và nước ngoài cung cấp thông tin về phát triển sản phẩm, ngành hàng, thị trường;
d) Đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm xuất khẩu cho các doanh nghiệp và các nhà thiết kế;
đ) Tổ chức hoạt động tư vấn, thuê chuyên gia tư vấn, hỗ trợ thực hiện thiết kế, phát triển sản phẩm;
e) Tổ chức hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp với các nhà thiết kế;
g) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thiết kế phát triển sản phẩm;
h) Tổ chức tuyên truyền quảng bá.
4. Đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường
a) Đào tạo, tập huấn, tư vấn, nâng cao năng lực (trực tiếp và trực tuyến) theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
b) Xây dựng và phát hành các ấn phẩm, tài liệu đào tạo, tập huấn, tư vấn, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
5. Các hoạt động xúc tiến thương mại khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu là các hoạt động xúc tiến thương mại đặc thù thực hiện theo các tiêu chí:
a) Hỗ trợ xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp và ngành hàng, thúc đẩy phát triển ngoại thương;
b) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược ngoại thương theo từng thời kỳ;
c) Được Nhà nước thực hiện trong dài hạn, trên phạm vi toàn quốc và tại nước ngoài;
d) Trong khuôn khổ các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Kinh phí thực hiện các Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm;
b) Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;
c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí thực hiện các Chương trình từ nguồn ngân sách nhà nước được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan chủ trì.
4. Biểu trưng và các hình thức thể hiện khác của biểu trưng trong khuôn khổ các Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu được bảo vệ theo luật pháp Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
2. Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam.
3. Các Chương trình khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là Chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nhằm thực hiện xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia.
2. Nội dung bao gồm:
a) Xây dựng Mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển theo từng thời kỳ;
b) Xây dựng hệ thống tiêu chí, biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
c) Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
d) Hỗ trợ xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong nước và nước ngoài;
đ) Thông tin, truyền thông cho Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở trong nước và nước ngoài;
e) Các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Quyền lợi của doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
a) Được phép sử dụng biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy chế quản lý và sử dụng biểu trưng của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
b) Được tham gia xây dựng chiến lược, Chương trình hành động cụ thể của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
c) Được hỗ trợ kinh phí khi tham gia các hoạt động thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
d) Được ưu tiên tham gia các hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại và các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam có liên quan;
đ) Được tiếp cận cơ sở dữ liệu thông tin thị trường, sản phẩm và ngành hàng của Chương trình, trừ thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh hoặc thông tin mật theo quy định của pháp luật;
e) Được các cơ quan nhà nước hỗ trợ pháp lý trong tranh chấp về các biện pháp quản lý ngoại thương của nước ngoài, tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa;
g) Được hưởng chế độ ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế, hải quan và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.
4. Nghĩa vụ của doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
a) Tuân thủ các quy định và quy chế của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
b) Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương liên quan đến việc tuân thủ các quy chế và quy định của Chương trình;
c) Đóng góp các chi phí (nếu có).
5. Bộ Công Thương chủ trì, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế xây dựng quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
6. Bộ Công Thương quy định hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
1. Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam là Chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì thực hiện nhằm xây dựng và quảng bá thương hiệu ở cấp quốc gia cho các ngành hàng phù hợp với chiến lược xuất nhập khẩu và chiến lược phát triển ngành hàng từng thời kỳ, định hướng và Mục tiêu của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
2. Nội dung các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam bao gồm:
a) Xây dựng Mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển thương hiệu ngành hàng theo từng thời kỳ; xây dựng hệ thống tiêu chí, biểu trưng thương hiệu ngành hàng;
b) Hỗ trợ, nâng cao năng lực cho các hiệp hội và doanh nghiệp thành viên trong việc xây dựng, quản trị và bảo vệ thương hiệu ngành hàng;
c) Truyền thông, quảng bá thương hiệu ngành hàng ở trong nước và nước ngoài;
d) Các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Điều 3 Nghị định này;
đ) Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí của các Chương trình.
3. Các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam ưu tiên hỗ trợ địa phương, tổ chức, hiệp hội ngành hàng có nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nước và nước ngoài.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ lồng ghép việc xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng với xây dựng, phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý tại các khu vực, địa phương.
1. Chương trình phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm do chính quyền địa phương thực hiện bao gồm các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, hàng hóa, hỗ trợ các sản phẩm có thế mạnh của địa phương phục vụ Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan liên quan phối hợp với chính quyền địa phương để xây dựng Chương trình phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm do chính quyền địa phương thực hiện.
1. Chính quyền địa phương quy định nội dung cụ thể cho các Chương trình phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm tại địa phương và mức hỗ trợ kinh phí phù hợp với thực tế của địa phương.
2. Nguồn kinh phí cho hoạt động phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm do chính quyền địa phương thực hiện từ các nguồn sau:
a) Ngân sách địa phương;
b) Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;
c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Chính quyền địa phương có trách nhiệm công bố công khai thông tin về các Chương trình phát triển thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm tại địa phương.
FOREIGN TRADE PROMOTION ACTIVITIES
Section 1. FOREIGN TRADE PROMOTION ACTIVITIES
Article 3. Foreign trade promotion activities
1. Establish trade connection and join distribution systems in foreign countries and in Vietnam.
2. Provide assistance in the development and operation of trade and logistics infrastructure.
3. Provide assistance in the research into development and enhancement of the quality of products and products.
4. Provide training to increase the capacity for trade promotion and market development.
5. Carry out other activities in accordance with regulations of law.
Article 4. Establishment of trade connection and participation in distribution systems in foreign countries and in Vietnam
1. Organize and participate in trade promotion conferences, fairs, exhibitions, trade exchanges and events in foreign countries and in Vietnam to serve import and export.
2. Provide counseling and assistance in building distribution systems and areas for display and introduction of exports in foreign countries and in Vietnam.
3. Form business delegations to carry out market survey and trade exchanges with foreign businesses and organizations.
4. Let delegations of foreign businesses enter Vietnam to participate in conferences, fairs, exhibitions, carry out market survey and trade exchanges with Vietnamese businesses.
5. Establish trade promotion through e-commerce platforms, portals, Internet and telecommunications network.
6. Other specific activities decided by the Minister of Industry and Trade.
Article 5. Provision of assistance in the development and operation of trade and logistics infrastructure
1. Provide assistance in the development of trade and logistics infrastructure that includes: exhibition and fair centers, trade promotion infrastructure, logistics centers, bonded warehouses, container freight stations.
2. Trade promotion activities aimed at providing assistance in logistics include:
a) Organizing and participating in logistics conferences, fairs and exhibitions in foreign countries;
b) Inviting business delegations to Vietnam to discuss about opportunities for investment and cooperation in development of logistics services;
c) Holding Vietnamese logistics forums, international logistics fairs and exhibitions in Vietnam;
d) Other specific activities decided by the Minister of Industry and Trade.
Article 6. Provision of assistance in the research into development and enhancement of the quality of products and products
1. Provide assistance in the research into products, industries and markets
a) Establish and release information and database on products, industries and markets, instruct and assist enterprises in accessing, applying and complying with regulations, standards and conditions set out by importers and international commitments relating to exports and imports;
b) Arrange and participate in survey programs, conduct research into products, industries and markets;
c) Organize domestic and foreign conferences, workshops, seminars and forums to provide information about products, industries and markets;
d) Introduce products with export potential through domestic and foreign mass media.
2. Provide assistance in increasing the capacity for design creation to develop products and markets
a) Provide training to increase the capacity for product design and development for enterprises and designers;
b) Provide counseling, hire experts to provide counseling and assistance in product design and development.
c) Promote international cooperation in product design and development;
d) Establish a connection between enterprises and designers;
dd) Propagate product design and development;
e) Other activities related to provision of assistance in increasing the capacity for design creation for enterprises.
3. Provide assistance in increasing the capacity for brand development and protection.
4. Other specific activities decided by the Minister of Industry and Trade.
Article 7. Provide training to increase the capacity for trade promotion and market development
1. Provide training and counseling and increase capacity (direct and online)
a) Search, collect and process commercial information, survey and research into markets and export industries;
b) Formulate and implement import and export marketing strategies;
c) Develop and introduce brands of potential export industries, increase the capacity of developing and introducing brands;
d) Organize and participate in trade promotion programs, conferences, fairs, exhibitions and trade exchanges;
dd) Organize and participate in establishing trade connection, participate in distribution systems, including trade connection through e-commerce platforms, portals, Internet and telecommunications network;
e) Negotiate, sign and execute contracts; settle international trade disputes;
g) Design and develop products to meet market demands;
h) Other trade promotion skills decided by the Minister of Industry and Trade.
2. Prepare and release publications and documents about training aimed at increasing the capacity for trade promotion and market development.
3. Other specific activities decided by the Minister of Industry and Trade.
Section 2. NATIONAL TRADE PROMOTION PROGRAM
Article 8. General provisions on national trade promotion program
1. The national trade promotion program (hereinafter referred to as “Program”) includes trade promotion activities that are carried out according to the following criteria:
a) Promote trade in products and industries with export potential of economic areas and country and develop export markets;
b) Boost import efficiency and serve domestic production and export;
c) Conform to socio - economic development strategy and foreign trade strategy in each period;
d) Be promulgated by the Prime Minister and have regulation on cooperation by ministries. The Ministry of Industry and Trade shall be a presiding authority.
dd) Promote export and import trade, establish a connection between ministries, and between industries or between areas;
e) Implement the Program through the Program implementation schemes that are decided by the competent authority specified in Article 10 of this Decree and funded by state budget;
g) The units presiding the schemes must be reputable, typical and capable of organization.
2. Objectives of the Program
a) Contribute to increasing enterprise community's capacity for production and trade;
b) Provide assistance in development of commercial and logistics infrastructure to serve foreign trade;
c) Promptly and effectively respond to changes in import and export markets.
3. The units presiding the schemes included in the Program include (presiding units):
a) Trade promotion organizations affiliated to Ministries and ministerial agencies;
b) Other trade promotion organizations: Industry associations and enterprise associations that operate nationwide; Vietnam Farmers' Union; local authorities’ trade promotion organizations, trade promotion organizations established by the Prime Minister.
4. Program’s participants and beneficiaries are enterprises of all economic sectors, cooperatives and Vietnamese trade promotion organizations that are established in accordance with applicable laws. Program’s participants and beneficiaries shall comply with regulations of this Decree and effectively implement foreign trade promotion schemes.
5. The Program implementation scheme must satisfy the following requirements:
a) Conform to practical demands of the enterprise community;
b) Conform to the import and export and industry development strategies approved by the competent authority;
c) Conform to economic area and local development strategies and planning;
d) Conform to regulations specified Articles 9 and 15 of this Decree;
dd) Ensure the feasibility of implementation methods, implementation date and progress, human resources and budget;
e) Regarding the schemes that are implemented for more than 01 year, the presiding unit shall develop contents, prepare funding and make an estimate for each year.
Article 9. Funding sources, rules for provision of funding and funding for trade promotion schemes included in the Program
1. Funding for implementation of the Program is covered by:
a) State budget annually allocated in conformity with export growth target decided by the National Assembly in each period;
b) Contributions of participants;
c) Sponsorship from domestic and foreign organizations and individuals;
d) Other legal funding sources prescribed by law.
2. Rules for provision of funding:
a) The State shall provide partial funding for implementation of trade promotion schemes;
b) Funding for implementation of the Program is included in the annual budget expenditure estimate of the Ministry of Industry and Trade;
c) The presiding units is entitled to receive state funding for implementation of trade promotion schemes included in the Program and shall use such funding in an effective manner and for the right purposes, and settle it in accordance with applicable regulations;
d) Units shall be provided with assistance in participation through the unit in charge of implementation of the Program.
dd) The presiding units shall call for funding in addition to the funding provided by the state.
3. 100% of funding shall be provided for performance of trade promotion activities specified in Article 15 of this Decree.
4. The Ministry of Industry and Trade shall prescribe criteria, contents and funding for trade promotion activities included in the Program.
Article 10. Procedures for formulating Program implementation schemes
1. Before May 30 of the year succeeding the plan year, presiding units shall submit 02 sets of application for proposal for the Program implementation scheme to the Ministry of Industry and Trade.
2. An application for proposal for the Program implementation schemes includes:
a) A written proposal for the Program implementation schemes;
b) A detailed trade promotion scheme;
c) A copy of the establishment decision or Charter (or the equivalent), the presiding unit's latest trade promotion report.
3. The application may be submitted:
a) by post; or
b) directly to the Ministry of Industry and Trade.
4. Cases in which the application is rejected:
a) The presiding units fail to comply with Clause 3 Article 8 of this Decree;
b) The activities included in the schemes are not mentioned in Article 15 of this Decree;
c) The application is not prepared as prescribed in Clause 2 of this Article;
d) Other cases prescribed by relevant regulations of law.
5. In the case of rejection of the application as prescribed in Clause 4 of this Article, within 10 working days from the date on which the application is received, the Ministry of Industry and Trade shall provide written explanation to the presiding units.
6. The Program implementation scheme shall be approved
a) Within 20 working days from the date on which the budget expenditure estimate is received, the Minister of Industry and Trade shall decide to approve the schemes and funding in a manner that total funding for implementation of the schemes shall not exceed the total allotted funding.
b) Within 05 working days from the date of issuance of the scheme approval decision, the Ministry of Industry and Trade shall inform presiding units and relevant regulatory authorities of disapproved schemes.
Article 11. Addition of the Program implementation schemes
1. In the case of addition of the schemes apart from the approved ones, the presiding units shall submit 02 sets of application for proposal for additional schemes.
2. An application for proposal for additional Program implementation schemes includes:
a) A written proposal for the Program implementation schemes;
b) A detailed trade promotion scheme;
c) A copy of the establishment decision or Charter (or the equivalent), the presiding unit’s latest trade promotion report.
3. The application may be submitted:
a) by post; or
b) directly to the Ministry of Industry and Trade.
4. The Ministry of Industry and Trade shall review progress, contents and funding for the schemes to adjust and recover the remaining funding, and approve additional Program implementation schemes.
Article 12. Contract for assignment of implementation of the scheme included in the Program
1. According to the Program approval decision of the Minister of Industry and Trade, the trade promotion authority affiliated to the Ministry of Industry and Trade shall sign a contract for assignment of implementation of the scheme included in the Program with the presiding units and settle the funding under the signed contract.
2. The contract includes the following contents:
a) Name of the scheme;
b) Time for implementation;
c) Place where trade promotion activities are carried out;
d) Specific work items;
dd) Rights and obligations of the contracting parties;
e) Cost estimate;
g) Terms concerning commissioning, payment and settlement.
Article 13. Adjustment and change to scheme’s contents
1. In the case of adjustment or change to the contents of the approved scheme, at least 15 days before the first date of trade promotion, the presiding unit shall submit a written request for adjustment or change to the scheme's content to the Ministry of Industry and Trade.
2. Within 07 working days from the date on which the written request is received, the Ministry of Industry and Trade shall send a written response specifying its assenting or dissenting opinions about the adjustment or change to the scheme’s contents.
3. In case the presiding unit fails to achieve the targets, contents or progress of the approved scheme or the scheme’s contents are considered no longer inappropriate, the Minister of Industry and Trade shall consider and decide to close the scheme.
4. In case of failure to implement or complete the scheme during the plan year, the presiding unit shall inform the Ministry of Industry and Trade for consideration.
Article 14. Reporting scheme implementation
1. Within 15 working days from the last date of trade promotion, the presiding unit shall submit a scheme implementation report to the Ministry of Industry and Trade.
2. The presiding unit shall submit reports, provide documents or explanation for issues concerning scheme implementation at the request of the competent authority in accordance with regulations of this Decree.
Article 15. Activities eligible to be provided with assistance from the Program
1. Establishment of trade connection and participation in distribution systems in foreign countries and in Vietnam
a) Organize international fairs and exhibitions on imports in foreign countries and in Vietnam; organize domestic fairs and exhibitions on imports, imported materials and equipment imported that serve manufacture of exports, technology products and raw materials that serve manufacture of domestic products that have an competitive advantage;
b) Provide assistance in design of an exports display and introduction column on the web portal, e-commerce network, internet and telecommunication network;
c) Form business delegations to carry out market survey and trade exchanges with foreign businesses and organizations;
d) Let delegations of foreign businesses enter Vietnam to participate in conferences, fairs, exhibitions, carry out market survey and trade exchanges with Vietnamese businesses.
dd) Organize international conferences on export industries in Vietnam.
2. Provide assistance in the development and operation of trade and logistics infrastructure
a) Organize and participate in logistics conferences, fairs and exhibitions in foreign countries;
b) Invite business delegations to Vietnam to discuss about opportunities for investment and cooperation in development of logistics services;
c) Hold Vietnamese logistics forums, international logistics fairs and exhibitions in Vietnam.
3. Provision of assistance in the research into development and enhancement of the quality of products and products
a) Establish and release information and database on products, industries and markets, instruct and assist enterprises in accessing, applying and complying with regulations, standards and conditions set out by importers and international commitments relating to exports and imports;
b) Arrange and participate in survey programs, conduct research into products, industries and markets;
c) Organize domestic and foreign conferences, workshops, seminars and forums to provide information about products, industries and markets
d) Provide training to increase the capacity for product design and development for enterprises and designers;
dd) Provide counseling, hire experts to provide counseling and assistance in product design and development;
e) Establish a connection between enterprises and designers;
g) Promote international cooperation in product design and development;
h) Introduce products.
4. Provide training to increase the capacity for trade promotion and market development
a) Provide training and counseling and increase capacity (direct and online) as prescribed in Clause 1 Article 7 of this Decree;
b) Prepare and release publications and documents about training aimed at increasing the capacity for trade promotion and market development.
5. Carry out other foreign trade activities prescribed by the Prime Minister.
Section 3. NATIONAL BRAND DEVELOPMENT PROGRAM
Article 16. Rules and general regulations on the national brand development program
1. The national brand development program includes specific trade promotion activities that are carried out according to the following criteria:
a) Provide assistance in development, introduction and protection of product brand, enterprises and industries to promote foreign trade;
b) Conform to the socio-economic development and trade promotion strategies in each period;
c) Be carried out in the long term, in the country and foreign countries;
d) Be carried out within the framework of the brand development programs decided by the Prime Minister.
2. The funding for implementation of the national brand development programs is covered by:
a) Annual state budget;
b) Contributions by the participants
c) Sponsorship from domestic and foreign organizations and individuals;
d) Other funding sources prescribed by law.
3. Funding for implementation of the programs is included in the annual budget expenditure estimate of the presiding authority.
4. The logo and other forms of its expression within the framework of national brand development programs shall be protected under Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 17. National brand development programs
1. Vietnam national branding program.
2. Vietnamese industry brand development program.
3. Other programs decided by the Prime Minister.
Article 18. Vietnam national branding program
1. The Vietnam national branding program means a Government’s specific and long term trade promotion program. The Ministry of Industry and Trade takes charge and cooperates with ministries in developing and protecting brands, introducing national images and brands.
2. The program includes the following contents:
a) Setting targets, formulating strategies and plans for development in each period;
b) Establishing criteria and logo of Vietnam national brand;
c) Assisting enterprises in developing products that satisfy the criteria for Vietnam national brand;
d) Assisting in developing and protecting domestic and foreign brands;
dd) Providing information about and introducing Vietnam national branding program in the country and foreign countries;
e) Trade promotion activities prescribed in Article 3 of this Decree.
3. Rights of enterprises whose products are included in the Vietnam national branding program
An enterprise whose product is included in the Vietnam national branding program is entitled to:
a) use the Vietnam national brand logo and Vietnam national brand identity system to conduct its business operation according to regulations on logo management and use of the Vietnam national branding program
b) participate in formulating specific action strategies and programs to be included in the Vietnam national branding program;
c) receive funding for its involvement in the activities included in the Vietnam national branding program;
d) be given priority to engage in the activities included in the national trade promotion programs and relevant Vietnamese industry brand development programs;
dd) access database and information on market, product and industries included in the program, except for the information concerning its competitors or confidential information prescribed by law;
e) receive legal assistance from regulatory authorities in disputes about trade promotion measures of foreign countries, and about intellectual property rights over trademarks;
g) be given priority over completion of tax and customs procedures and other administrative procedures.
4. Obligations of enterprises whose products are included in the Vietnam national branding program
a) Comply with regulations of the Vietnam national branding program;
b) Submit periodic and ad hoc reports on its compliance with regulations of the program at the request of the Ministry of Industry and Trade;
c) Offer contributions (if any).
5. The Ministry of Industry and Trade shall take charge of making, and request the Prime Minister to promulgate regulations on design, management and implementation of the Vietnam national branding program.
6. The Ministry of Industry and Trade shall define criteria for the Vietnam national branding program.
Article 19. Vietnamese industry brand development program
1. The Vietnamese industry brand development program means a Government’s specific and long term program which is executed by Ministries and ministerial authorities in order to develop and introduce national brand to the industries suitable for import and export strategies and industry development strategies in each period, orientations and targets of the Vietnam national branding program
2. The Vietnamese industry brand development program includes the following contents:
a) Setting targets, formulating strategies and plans for industry development in each period; establishing industry criteria and logo systems;
b) Assisting and increasing associations and enterprises’ capacity for developing, managing and protecting industry brands;
c) Introducing industry brands in the country and foreign countries;
d) Trade promotion activities prescribed in Article 3 of this Decree;
dd) Assisting enterprises in developing products that satisfy the criteria for programs;
3. Vietnamese industry brand development program gives priority to areas, organizations, industry associations whose collective trademarks, certification trademarks and geographical indications are protected by industrial property rights in the country and foreign countries.
4. Ministries and ministerial agencies shall cooperate with the Ministry of Science and Technology in integrating development of industry brand into development of collective trademarks, certification trademarks and geographical indication in areas.
Section 4. MARKET DEVELOPMENT AND BRAND DEVELOPMENT AND INTRODUCTION PROGRAMS EXECUTED BY LOCAL GOVERNMENTS
Article 20. Rules and general regulations
1. A market development and brand development and introduction program executed by local governments includes trade promotion activities that are aimed at developing market, developing and introducing brand, and supporting local potential products for the purpose of local socio-economic development.
2. Ministries, ministerial agencies and relevant authorities shall cooperate with local governments in designing market development and brand development and introduction programs executed by local governments.
Article 21. Contents and funding for implementation
1. Local governments shall prescribed specific contents of market development and brand development and introduction programs executed by local governments and funding appropriate to local actual conditions.
2. The funding for market development and brand development and introduction executed by local governments is covered by:
a) Local government budget;
b) Contributions by the participants;
c) Sponsorship from domestic and foreign organizations and individuals;
d) Other funding sources prescribed by law.
3. Local governments shall publish information concerning local market development and brand development and introduction programs.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực