Chương IV Nghị định 25/2024/NĐ-CP: Hồ sơ, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu “thầy thuốc nhân dân”, “thầy thuốc ưu tú”
Số hiệu: | 25/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 27/02/2024 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2024 |
Ngày công báo: | 14/03/2024 | Số công báo: | Từ số 409 đến số 410 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 27/02/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 25/2024/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân từ 15/4/2024
Danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân" được xét tặng cho cá nhân đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Thầy thuốc ưu tú" đạt các tiêu chuẩn sau:
(1) Các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 65 Luật Thi đua, khen thưởng 2022. Cụ thể như sau:
- Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng;
Có nhiều thành tích xuất sắc trong phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa học, kỹ thuật về y tế.
Có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, có ảnh hưởng rộng rãi trong Nhân dân, được người bệnh và đồng nghiệp tin cậy, kính trọng;
- Có thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế từ 20 năm trở lên;
Đối với cán bộ quản lý y tế thì phải có thời gian công tác trong ngành y tế từ 25 năm trở lên, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế.
(2) Có tài năng xuất sắc trong nghiên cứu, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ về y tế, đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
- Là chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, tỉnh đã được nghiệm thu, kết quả đánh giá, xếp loại ở mức đạt trở lên;
- Là thành viên nghiên cứu chính thực hiện 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã được nghiệm thu, kết quả đánh giá, xếp loại ở mức đạt trở lên;
- Là tác giả ít nhất 02 sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng rộng rãi được bộ, ban, ngành, tinh công nhận;
- Là tác giả hoặc đồng tác giả ít nhất 01 sáng chế ứng dụng trong lĩnh vực y tế được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ cấp chứng nhận độc quyền sáng chế.
(3) Có thành tích xuất sắc trong công tác y tế góp phần cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Đã được phong tặng danh hiệu "Anh hùng lao động" hoặc "Anh hùng lực lượng vũ trang";
- Đã được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc;
- Đã được tặng Huân chương Lao động hoặc Huân chương Bảo vệ Tổ quốc từ hạng Ba trở lên;
- Đã được tặng 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và ít nhất 02 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh.
Xem chi tiết tại Nghị định 25/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/4/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” bao gồm:
a) Báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có liên quan;
c) Bản sao giấy chứng nhận hoặc quyết định của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến, bằng độc quyền sáng chế (nếu có);
d) Bản sao biên bản nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu, kết quả đánh giá, xếp loại ở mức đạt trở lên; Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
đ) Xác nhận thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế. Trường hợp cơ sở y tế bị giải thể, sáp nhập thì cấp trên trực tiếp của đơn vị đó xác nhận thời gian làm chuyên môn kỹ thuật y tế.
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” bao gồm:
a) Báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Quyết định và Bằng chứng nhận phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”;
c) Các tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này.
3. Cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” gửi 01 hồ sơ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan, đơn vị đang công tác hoặc cơ quan, đơn vị đã công tác trước khi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
4. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính pháp lý, sự chính xác các thông tin đã kê khai trong hồ sơ. Khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, cá nhân có trách nhiệm cung cấp các bản chính hoặc tài liệu gốc để đối chiếu.
5. Trường hợp hồ sơ cá nhân không hợp lệ, cần bổ sung, chỉnh sửa: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc tính từ khi nhận lại hồ sơ, cá nhân nộp lại hồ sơ đã hoàn thiện đến cơ quan tiếp nhận.
6. Hội đồng cấp dưới gửi 01 bộ hồ sơ lên Hội đồng cấp trên bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, ‘Thầy thuốc ưu tú” theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Biên bản giới thiệu và kết quả lấy ý kiến theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Biên bản họp và kết quả bỏ phiếu xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, ‘Thầy thuốc ưu tú” theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Danh sách trích ngang thành tích cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
e) Danh sách trích ngang thành tích cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Báo cáo về quy trình xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
h) Quyết định thành lập Hội đồng;
i) Hồ sơ thầy thuốc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
7. Hội đồng cấp Nhà nước gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nội vụ thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định bao gồm:
a) Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước kèm theo danh sách đề nghị xét tặng;
b) Tóm tắt thành tích cá nhân có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước;
c) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng cấp Nhà nước.
1. Cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu gửi hồ sơ về Hội đồng cấp cơ sở chậm nhất là ngày 01 tháng 7 của năm xét tặng.
2. Hội đồng cấp cơ sở gửi hồ sơ về Hội đồng cấp bộ, tỉnh chậm nhất là ngày 15 tháng 8 của năm xét tặng.
3. Hội đồng cấp bộ, tỉnh gửi hồ sơ về Hội đồng cấp Nhà nước chậm nhất là ngày 15 tháng 10 của năm xét tặng.
4. Hồ sơ đề nghị xét tặng bản giấy (bản chính) được nộp trực tuyến và trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính về Thường trực Hội đồng quy định tại Điều 15 Nghị định này.
5. Thường trực Hội đồng các cấp tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định tại Điều 14 Nghị định này, trong thời hạn 10 ngày Thường trực Hội đồng tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cá nhân, Hội đồng cấp dưới để bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được thông báo, trong thời hạn 10 ngày, cá nhân, Hội đồng cấp dưới phải hoàn thành việc bổ sung hồ sơ.
1. Cá nhân đề nghị xét tặng lập hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ xét tặng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 Nghị định này và gửi trực tiếp hồ sơ xét tặng bản giấy (bản chính), đồng thời gửi đính kèm các tệp tin điện tử hoặc gửi hồ sơ xét tặng bằng hình thức trực tuyến hoặc qua đường bưu chính tới Hội đồng cấp cơ sở (qua Thường trực Hội đồng).
2. Thường trực Hội đồng cấp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” và Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng;
b) Thẩm định về tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ; tiếp nhận, tổng hợp phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức (nếu có) báo cáo người có thẩm quyền xử lý;
c) Lập danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng kèm theo bản trích ngang thành tích của từng cá nhân;
d) Trình Thủ trưởng đơn vị quyết định việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để lấy phiếu xác định mức độ tin cậy, kính trọng của người bệnh, đồng nghiệp đối với cá nhân đề nghị xét tặng (sau đây gọi tắt là phiếu). Hội nghị chỉ được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trình độ trung cấp trở lên được triệu tập dự họp, trong đó có ít nhất 2/3 số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có trình độ trung cấp y, dược trở lên được triệu tập trong đơn vị tham gia Hội nghị. Đối với đơn vị có số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ 500 người trở lên, việc tổ chức giới thiệu và lấy phiếu do người đứng đầu đơn vị quyết định và hướng dẫn. Kết quả của việc lấy ý kiến phải được lập thành biên bản. Cá nhân đề nghị xét tặng phải đạt ít nhất 80% số người đồng ý trên tổng số người tham gia lấy ý kiến thì được đề nghị xem xét tại Hội đồng cấp cơ sở;
đ) Tổng hợp, gửi tài liệu quy định tại điểm c khoản này đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
3. Hội đồng cấp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Hội đồng tiến hành họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”. Các cá nhân đạt ít nhất 90% số phiếu đồng ý trên tổng số thành viên của Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Hội đồng cấp trên xem xét;
b) Thông báo bằng hình thức niêm yết công khai danh sách kết quả xét chọn của Hội đồng tại trụ sở làm việc của đơn vị và đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan trong thời hạn 10 ngày;
c) Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Sau khi hết thời hạn thông báo tại điểm b khoản này, Hội đồng cấp cơ sở hoàn thiện hồ sơ xét tặng trình Chủ tịch Hội đồng cấp cơ sở ký Tờ trình trình Hội đồng cấp bộ, tỉnh xem xét.
1. Hội đồng cấp bộ, tỉnh tiếp nhận hồ sơ từ Hội đồng cấp cơ sở.
2. Thường trực Hội đồng cấp bộ, tỉnh tiếp nhận và thẩm định về thành phần và tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ do Hội đồng cấp cơ sở trình; tiếp nhận, xem xét, báo cáo người có thẩm quyền giải quyết phản ánh kiến nghị liên quan đến việc xét tặng danh hiệu (nếu có); gửi tài liệu quy định tại các điểm đ, e, và g khoản 6 Điều 14 Nghị định này đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
3. Hội đồng cấp bộ, tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”. Các cá nhân đạt ít nhất 90% số phiếu đồng ý trên tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Hội đồng cấp trên xem xét;
b) Thông báo công khai kết quả xét chọn trên các phương tiện thông tin của bộ, tỉnh trong thời hạn 10 ngày;
c) Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Sau khi hết thời hạn thông báo tại điểm b khoản này, Hội đồng cấp cơ sở hoàn thiện hồ sơ xét tặng trình Chủ tịch Hội đồng cấp bộ, tỉnh ký Tờ trình trình Hội đồng cấp Nhà nước xem xét.
4. Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy và Ban Cán sự đảng các bộ, ngành, xem xét, có ý kiến bằng văn bản trước khi trình Hội đồng cấp Nhà nước đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” thuộc thẩm quyền quản lý và các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”.
1. Hội đồng cấp Nhà nước tiếp nhận hồ sơ từ Hội đồng cấp bộ, tỉnh.
2. Thường trực Hội đồng cấp Nhà nước tiếp nhận và thẩm định về thành phần và tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ do Hội đồng cấp bộ, tỉnh trình; tiếp nhận, xem xét, báo cáo người có thẩm quyền giải quyết phản ánh kiến nghị liên quan đến việc xét tặng danh hiệu (nếu có); gửi tài liệu quy định tại các điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6 Điều 14 Nghị định này đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
3. Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”. Các cá nhân đạt ít nhất 90% số phiếu đồng ý trên tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định;
b) Thông báo công khai kết quả xét chọn trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế, Báo Sức khỏe và Đời sống trong thời gian 10 ngày;
c) Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Sau khi hết thời hạn thông báo quy định tại điểm b khoản này, Hội đồng cấp Nhà nước hoàn thiện hồ sơ xét tặng trình Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước. Bộ Y tế gửi Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định.