Chương 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng
Số hiệu: | 24/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/04/2012 | Ngày hiệu lực: | 25/05/2012 |
Ngày công báo: | 16/04/2012 | Số công báo: | Từ số 327 đến số 328 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Theo Nghị định này, NHNN là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng. Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Đây là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Mặt khác, hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Nghị định này cũng quy định, người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế được mang theo vàng theo quy định của NHNN. Nếu vượt mức quy định không có giấy phép do NHNN cấp thì cũng là hành vi vi phạm pháp luật.
Nghị định 24/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/5/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
2. Ngân hàng Nhà nước được bổ sung vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước.
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp sau đây:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
b) Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
c) Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Ngân hàng Nhà nước cấp, thu hồi:
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
b) Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
c) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
d) Giấy phép mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định.
đ) Giấy phép đối với các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
5. Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động kinh doanh vàng khác.
6. Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng như sau:
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và việc doanh nghiệp kinh doanh vàng chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng và sao gửi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn để phối hợp thực hiện.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vàng, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập đối với hoạt động kinh doanh vàng phù hợp trong từng thời kỳ.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm thực hiện ban hành tiêu chuẩn chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ; kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểm định phương tiện đo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
5. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc đấu tranh, điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng tại địa phương theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
STATE MANAGEMENT OF GOLD BUSINESS ACTIVITIES
Article 16. Responsibilities of the State Bank
1. The State Bank is responsible to draw up and submit the strategies, plans on gold market development to competent authorities for issuing legal documents on management of gold business in accordance with provisions of this Decree.
2. The State Bank is entitled to supplement gold bars to the State foreign exchange reserve.
3. The State Bank shall intervene in and stabilize the gold market by the following measures:
a) Importing and exporting gold material in accordance with Clause 1 Article 14 of this Decree.
b) Organizing and managing the production of gold bars by establishing quotas, time and methods of gold bar production in each period. The expenses on the organization of production of gold bars shall be accounted into the operating expenses of the State Bank.
c) Making purchase and sales of gold bars in domestic market and mobilizing gold as regulated by the Prime Minister.
4. The State Bank shall issue or withdraw:
a) The Qualification certificate of gold jewellery and fine arts production.
b) The Licenses to trade gold bars.
c) The Licenses to import and export gold material.
d) The License for individuals who bring along gold exceeding the limit prescribed by law when entering, exiting the country exceeding the limit prescribed by law.
đ) Licenses for other gold business activities after having approved by the Prime Minister.
5. The State Bank shall examine and inspect the production of gold jewellery and fine arts;the purchase and sale of gold bars, gold jewellery and fine arts; the import and export of gold materials and other gold business activities.
6. The State Bank shall perform other tasks and powers related to the management of gold business under the Prime Minister’s decisions.
Article 17. Responsibilities of Ministries, ministry-equivalent agencies and People’s Committees of provinces and centrally-run cities
With the scope of task, function and power, ministries, ministry-equivalent agencies, People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall exercise the State management over the following gold business activities:
1. The Ministry of Industry and Trade is responsible to cooperate with relevant agencies to perform the management, examination and inspection of the production and processing of gold jewellery and fine arts, the purchase and sale of gold jewellery and fine arts and the compliance of law provisions by enterprises doing gold business.
2. The Ministry of Planning and Investment is responsible for stipulating and guiding the issuance of the Certificate of Enterprise Registration for enterprises doing gold business, making and sending a copies of the issued Certificated of Enterprise to the State Bank branches of provinces and centrally-run cities for implementation in cooperation.
3. The Ministry of Finance shall cooperate with the State Bank in submitting policies on gold import and export duties, value added tax, special consumption tax and income tax applicable to gold business activities for each specific period to competent bodies for issuance or issue such policies within its scope of power.
4. Ministry of Science and Technology shall cooperate with relevant competent agencies in promulgating quality standards applicable to gold jewellery and fine arts; examine, inspect and manage quality of gold jewellery and fine arts for sale in the market and test measurement tools used by enterprises doing gold business.
5. The Ministry of Public Security coordinates with other relevant ministries and services to fight against, investigate and handle violations of laws within its scope of task and power as prescribed by law.
6. People’s Committees of provinces and centrally-run cities within their relevant scope of task and power exercises State management over local gold business activities in accordance with provisions of this Decree and other provisions of applicable law.
Article 18. Inter-service coordination in management of gold business activities
Depending on reality, relevant ministries and branches shall cooperate and share information to serve the management of gold business activities, investigate and inspect in cooperation the gold business as prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực