Chương III Nghị định 20/2016/NĐ-CP : Trách nhiệm trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
Số hiệu: | 20/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 30/03/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2016 |
Ngày công báo: | 12/04/2016 | Số công báo: | Từ số 283 đến số 284 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 20/2016/NĐ-CP quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính quy định về xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; trách nhiệm trong việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng CSDL quốc gia về XLVPHC.
1. Xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu Quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
Nghị định 20 quy định thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
- Thông tin về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- Thông tin về việc thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thi hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):
- Thông tin về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính:
- Thông tin về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
Trong đó, thông tin về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
+ Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 20/2016;
+ Số, ngày, tháng, năm ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
+ Hành vi vi phạm; hình thức xử phạt, mức phạt; biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
+ Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; chức danh của người ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
- Theo Nghị định 20 năm 2016, các hình thức khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
+ Kết nối qua mạng máy tính với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
+ Tra cứu thông tin trực tuyến trên cổng thông tin điện tử do Bộ Tư pháp quy định;
+ Văn bản yêu cầu.
- Đối tượng được khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
+ Các đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 20/2016/NĐ-CP;
+ Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức khác có liên quan trực tiếp đến công tác xử lý vi phạm hành chính;
+ Các cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện chức năng giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính có quyền yêu cầu và được cung cấp thông tin để phục vụ hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính được cung cấp thông tin về việc xử lý vi phạm hành chính của mình khi có đơn đề nghị và phải trả phí theo quy định.
Nghị định 20 có hiệu lực từ ngày 15/05/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
b) Xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm các Điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật để Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính vận hành ổn định và liên tục;
c) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền việc mở rộng, nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
d) Hướng dẫn thống nhất quy trình cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực cho việc xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
e) Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ, công chức thuộc cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này về kỹ năng cập nhật thông tin và khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ, công chức thuộc cơ quan quy định tại các Khoản 6 và 7 Điều 2 Nghị định này về kỹ năng khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.
2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo tổ chức việc cập nhật thông tin và chịu trách nhiệm về độ chính xác, toàn vẹn các thông tin, dữ liệu; bảo đảm kết nối an toàn, tích hợp dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tư pháp xây dựng và quản lý;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thuộc cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này trong phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực kỹ năng thực hiện việc cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin và các cán bộ, công chức thuộc cơ quan quy định tại các Khoản 6 và 7 Điều 2 Nghị định này kỹ năng khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
c) Bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực đảm bảo cho việc phối hợp xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
d) Bảo đảm an toàn tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được cấp.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện việc cập nhật thông tin, đào tạo sử dụng và duy trì, vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm bố trí nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng, mở rộng và nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; phối hợp với Bộ Tư pháp để thực hiện việc kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
4. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp để thực hiện việc kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin đầu mối kết nối, hỗ trợ truy nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình:
1. Cung cấp thông tin về công tác xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 6 Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chỉ đạo tổ chức việc cập nhật thông tin và bảo đảm tính chính xác, toàn vẹn các thông tin, dữ liệu; bảo đảm kết nối an toàn, tích hợp dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
4. Bảo đảm an toàn tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được cấp.
5. Chủ trì, phối hợp với Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo tổ chức việc cập nhật thông tin và chịu trách nhiệm về độ chính xác, toàn vẹn các thông tin, dữ liệu; bảo đảm kết nối an toàn, tích hợp dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức của các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này trong phạm vi địa phương kỹ năng thực hiện việc cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin và các cán bộ, công chức thuộc cơ quan quy định tại các Khoản 6 và 7 Điều 2 Nghị định này trên địa bàn kỹ năng khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
3. Bảo đảm an toàn tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được cấp.
4. Bố trí kinh phí thường xuyên cho hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực đảm bảo cho việc phối hợp xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
5. Bảo đảm kinh phí thực hiện việc cập nhật thông tin, đào tạo sử dụng và duy trì, vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại các cơ quan, đơn vị trong phạm vi địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
1. Thực hiện đúng các quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc cung cấp, tiếp nhận và cập nhật thông tin cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
2. Bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của thông tin do mình cập nhật; kịp thời đính chính, bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Nghị định này.
1. Thực hiện đúng các quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
2. Sử dụng thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính đúng Mục đích, phục vụ công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính và đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.
RESPONSIBILITIES FOR ESTABLISHMENT, MANAGEMENT, EXPLOITATION AND USE OF THE NATIONAL DATABASE OF HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 19. Responsibilities of the Ministry of Justice for establishment, management, exploitation and use of the national database on handling of administrative violations
1. The Ministry of Justice shall take responsibility before the Government for the establishment, management, exploitation and use of the national database on handling of administrative violations, and has the following tasks and powers:
a/ To submit to the Government for promulgation or promulgate according to its competence legal documents on the national database on handling of administrative violations;
b/ To establish, manage and maintain the national database on handling of administrative violations and ensure technical infrastructure for the stable and uninterrupted operation of the national database on handling of administrative violations;
c/ To propose and submit to the Prime Minister for determination and approval or approve according to its competence the expansion, upgrading and development of the national database on handling of administrative violations;
d/ To provide uniform guidance on the process of provision, receipt and update of information, exploitation and use of the national database oh handling of administrative violations;
dd/ To ensure adequate physical foundations and manpower for the establishment, management and maintenance of the national database on handling of administrative violations;
e/ To train and guide skills of information update and exploitation and use of the national database on handling of administrative violations for officials and civil servants of the agencies specified in Clause 1, Article 10 of this Decree; to train and guide skills of exploitation and use of the national database on handling of administrative violations for officials and civil servants of the agencies specified in Clauses 6 and 7, Article 2 of this Decree;
g/ To assume the prime responsibility for, or coordinate with the Ministry of Information and Communications in, formulating and promulgating according to its competence technical regulations on the national database on handling of administrative, violations;
h/ To perform other tasks assigned by the Government.
2. The Ministry of Justice’s agency managing the national database on handling of administrative violations shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies and units in, assisting the Minister of Justice in performing the tasks and exercising the powers specified in Clause 1 of this Article.
Article 20. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies for establishment, management, exploitation and use of the national database on handling of administrative violations
1. Within the ambit of their functions and tasks, ministries and ministerial-level agencies have the following tasks and powers:
a/ To direct the update of information and take responsibility for the accuracy and completeness of information and data; to ensure safe connection and data integration with the national database on handling of administrative violations;
b/ To assume the prime responsibility for, or coordinate with the Ministry of Justice in, training information provision, receipt and update skills for officials and civil servants of the agencies specified in Clause 1, Article 10 of this Decree within the scope of their management, and skills of exploitation and use of the national database on handling of administrative violations for officials and civil servants of agencies specified in Clauses 6 and 7, Article 2 of this Decree;
c/ To ensure adequate physical foundations and manpower for coordination in the establishment, management and maintenance of the national database on handling of administrative violations;
d/ To ensure safety of granted administrator accounts of the national database on handling of administrative violations.
2. The Ministry of Finance shall ensure funds for the update of information, training for users, and maintenance and operation of the national database on handling of administrative violations in ministries and ministerial-level agencies.
3. The Ministry of Planning and Investment shall allocate investment capital from the state budget for the establishment, expansion and upgrading of the national database on handling of administrative violations; coordinate with the Ministry of Justice in connecting the national enterprise registration database with the national database on handling of administrative violations.
4. The Ministry of Public Security shall coordinate with the Ministry of Justice in connecting the national population database with the national database on handling of administrative violations.
5. The Ministry of Information and Communications shall establish an information system as a focal point for connecting with and assisting access to the national database on handling of administrative violations.
Article 21. Responsibilities of the Supreme People’s Court for the establishment, management, exploitation and use of the national database on handling of administrative violations under the Law on Handling of Administrative Violations
Within the ambit of its tasks and powers, the Supreme People’s Court shall:
1. Provide information on the handling of administrative violations specified in Clause 4, Article 17 of the Law on Handling of Administrative Violations.
2. Direct people’s courts at all levels in providing information on the handling of administrative violations specified in Clause 6, Article 17 of the Law on Handling of Administrative Violations.
3. Direct the update of information and ensure the accuracy and completeness of information and data; ensure safe connection and data integration with the national database on handling of administrative violations.
4. Ensure safety of granted administrator accounts of the national database on handling of administrative violations.
5. Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government in, promulgating according to its competence legal documents on the management, exploitation - and use of the national database on handling of administrative violations.
Article 22. Responsibilities of provincial-level People’s Committees for the establishment, management, exploitation and use of the national database on handling of administrative violations
Within the ambit of their functions and tasks, provincial-level People’s Committees have the following tasks and powers:
1. To direct the update of information and take responsibility for the accuracy and completeness of information and data; to ensure safe connection and data integration with the national database on handling of administrative violations.
2. To assume the prime responsibility for, or coordinate with the Ministry of Justice in, training information provision, receipt and update skills for officials and civil servants of the agencies specified in Clause 1, Article 10 of this Decree in their localities and skills of exploitation and use of the national database on handling of administrative violations for officials and civil servants of the agencies specified in Clauses 6 and 7, Article 2 of this Decree in their localities;
3. To ensure safety of granted administrator account of the national database on handling of administrative violations.
4. To allocate regular funds for operation of the national database on handling of administrative violations and ensure physical foundations and manpower for coordination in the establishment, management and maintenance of the national database on handling of administrative violations.
5. To ensure funds for update of information, training for users, and maintenance and operation of the national database on handling of administrative violations at agencies and units in their localities.
Article 23. Responsibilities of state management agencies and individuals for provision and update of information in the national database on handling of administrative violations
1. To comply with this Decree and the Minister of Justice’s guidance on provision, receipt and update of information in the national database on handling of administrative violations.
2. To ensure the completeness, accuracy and timeliness of updated information; to promptly correct and supplement information in the national database on handling of administrative violations under Articles 9, 10 and 11 of this Decree.
Article 24. Responsibilities of agencies, organization and individuals for exploitation and use of the national database on handling of administrative violations
1. To comply with this Decree and the Minister of Justice’s guidance on exploitation and use of the national database on handling of administrative violations.
2. To use information in the national database on handling of administrative violations for proper purposes, serving state management of the handling of administrative violations and prevention and combat of law violations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực