Chương II Nghị định 20/2016/NĐ-CP : Xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
Số hiệu: | 20/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 30/03/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2016 |
Ngày công báo: | 12/04/2016 | Số công báo: | Từ số 283 đến số 284 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 20/2016/NĐ-CP quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính quy định về xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; trách nhiệm trong việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng CSDL quốc gia về XLVPHC.
1. Xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu Quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
Nghị định 20 quy định thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
- Thông tin về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- Thông tin về việc thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thi hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):
- Thông tin về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính:
- Thông tin về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
Trong đó, thông tin về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
+ Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 20/2016;
+ Số, ngày, tháng, năm ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
+ Hành vi vi phạm; hình thức xử phạt, mức phạt; biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
+ Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; chức danh của người ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
- Theo Nghị định 20 năm 2016, các hình thức khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
+ Kết nối qua mạng máy tính với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
+ Tra cứu thông tin trực tuyến trên cổng thông tin điện tử do Bộ Tư pháp quy định;
+ Văn bản yêu cầu.
- Đối tượng được khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
+ Các đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 20/2016/NĐ-CP;
+ Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức khác có liên quan trực tiếp đến công tác xử lý vi phạm hành chính;
+ Các cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện chức năng giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính có quyền yêu cầu và được cung cấp thông tin để phục vụ hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính được cung cấp thông tin về việc xử lý vi phạm hành chính của mình khi có đơn đề nghị và phải trả phí theo quy định.
Nghị định 20 có hiệu lực từ ngày 15/05/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được xây dựng tập trung, thống nhất, dùng chung trên toàn quốc.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được xây dựng phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật cơ sở dữ liệu quốc gia, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin và định mức kinh tế - kỹ thuật.
3. Thiết kế cấu trúc của Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm việc mở rộng và phát triển.
1. Thông tin về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
a) Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính:
Trường hợp đối tượng vi phạm là cá nhân: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số chứng minh Công an nhân dân hoặc số chứng minh quân nhân hoặc số hộ chiếu (nếu có); giới tính.
Trường hợp đối tượng vi phạm là tổ chức: Tên tổ chức; địa chỉ trụ sở; mã số (đối với doanh nghiệp) hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; số Giấy phép thành lập/số Đăng ký hoạt động (đối với tổ chức khác); họ và tên của người đại diện theo pháp luật hoặc chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức.
b) Số, ngày, tháng, năm ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
c) Hành vi vi phạm; hình thức xử phạt, mức phạt; biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
d) Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; chức danh của người ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Thông tin về việc thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thi hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):
a) Hoãn thi hành quyết định phạt tiền; tạm đình chỉ thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có);
b) Giảm, miễn tiền phạt; nộp tiền phạt nhiều lần (số tiền đã nộp phạt, số tiền chưa nộp phạt (nếu có);
c) Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có);
d) Thời Điểm chấp hành xong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
đ) Khiếu nại, khởi kiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
3. Thông tin về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính:
a) Họ và tên người vi phạm; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu (nếu có); giới tính;
b) Số, ngày, tháng, năm ban hành Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
c) Hành vi vi phạm;
d) Biện pháp xử lý hành chính bị áp dụng;
đ) Thời hạn áp dụng;
e) Hoãn, miễn; giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
g) Thời Điểm chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
h) Cơ quan hoặc cơ quan của người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
i) Khiếu nại, khởi kiện, kiến nghị, kháng nghị Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính (nếu có).
4. Thông tin về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
a) Họ và tên người chưa thành niên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu (nếu có); giới tính;
b) Số, ngày, tháng, năm ban hành Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;
c) Lý do áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;
d) Thời hạn áp dụng, ngày thi hành Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;
đ) Tên tổ chức, cá nhân phối hợp giám sát;
e) Thời Điểm chấm dứt áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình (nếu có); lý do của việc chấm dứt; biện pháp xử lý tiếp theo;
g) Thời Điểm chấp hành xong Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;
h) Cơ quan của người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình; chức danh của người ra Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;
i) Khiếu nại, khởi kiện Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình (nếu có).
1. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành các quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin về xử lý vi phạm hành chính do mình thực hiện đến hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
2. Căn cứ tình hình thực tế, các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm bố trí người hoặc tổ chức bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin về xử lý vi phạm hành chính từ người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
3. Quy trình cung cấp, tiếp nhận thông tin về xử lý vi phạm hành chính:
a) Cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải cung cấp thông tin cho bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin của cơ quan để kiểm tra, phân loại.
Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn, hoặc trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm cung cấp thông tin cho bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin của cơ quan trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nộp tiền phạt đã thu được tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài Khoản của Kho bạc Nhà nước;
b) Bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin thực hiện kiểm tra thông tin về xử lý vi phạm hành chính trên cơ sở bảo đảm tính chính xác, toàn vẹn của văn bản, tài liệu được chuyển giao và thuộc trách nhiệm để tránh việc cập nhật thông tin, văn bản trùng lặp.
Trong trường hợp thông tin còn thiếu hoặc chưa rõ ràng thì đề nghị cơ quan đã cung cấp thông tin quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này bổ sung hoặc làm rõ thông tin.
4. Việc nhập mới thông tin về xử lý vi phạm hành chính vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thực hiện như sau:
a) Bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin của cơ quan quy định tại Khoản 2 Điều này, trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thực hiện số hóa các thông tin đầu vào theo các biểu mẫu nhập tin và nhập mới thông tin quy định tại Khoản 1; các Điểm a, b, c, d, đ và h Khoản 3; các Điểm a, b, c, d, đ và h Khoản 4 Điều 9 Nghị định này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kiểm tra lại các nội dung quy định tại Điểm a Khoản này trước khi duyệt thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
5. Việc cập nhật thông tin về xử lý vi phạm hành chính vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thực hiện như sau:
a) Bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin của cơ quan quy định tại Khoản 2 Điều này, trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin quy định tại Khoản 2; các Điểm e, g và i Khoản 3; các Điểm e, g và i Khoản 4 Điều 9 Nghị định này phải thực hiện số hóa các thông tin đầu vào theo các biểu mẫu nhập tin và cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kiểm tra lại các nội dung quy định tại Điểm a Khoản này trước khi duyệt thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
6. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể quy trình cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
1. Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được đính chính, bổ sung khi phát hiện có sai sót, nhầm lẫn hoặc còn thiếu.
Thủ trưởng cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này quyết định việc đính chính hoặc bổ sung thông tin do cơ quan mình cung cấp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
2. Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được hiệu chỉnh khi có căn cứ để xác định có sự sai lệch về nội dung giữa dữ liệu điện tử về xử lý vi phạm hành chính và hồ sơ, tài liệu về xử lý vi phạm hành chính đang được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này phải tiến hành truy nguyên thông tin gốc trên tài liệu lưu trữ để xác định thông tin chính xác và tự mình hoặc đề nghị cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tiến hành hiệu chỉnh theo quy định.
Dữ liệu điện tử về xử lý vi phạm hành chính được lưu giữ lâu dài trừ những thông tin về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điểm a các Khoản 1, 3 và 4 Điều 9 Nghị định này mà đã qua thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 và Điều 137 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Sử dụng kênh mã hóa và xác thực người dùng cho các hoạt động sau: đăng nhập quản trị hệ thống, đăng nhập vào các ứng dụng, gửi nhận dữ liệu tự động giữa các máy chủ, nhập và biên tập dữ liệu.
2. Mã hóa và bảo mật đường truyền, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
3. Áp dụng các biện pháp bảo đảm tính xác thực và bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
4. Thực hiện lưu vết việc tạo, thay đổi, xóa thông tin dữ liệu để phục vụ cho việc quản lý, giám sát hệ thống.
5. Thực hiện các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Bộ Tư pháp thực hiện việc quản lý tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính như sau:
1. Cấp, thu hồi tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
2. Giới hạn, rà soát, kiểm tra quyền quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính của cơ quan hoặc người được phân quyền.
1. Bộ Tư pháp thực hiện việc duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính như sau:
a) Bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường cho việc cài đặt, vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
b) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vật lý và môi trường tại Trung tâm dữ liệu điện tử của Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
c) Thực hiện các biện pháp sao lưu, dự phòng để bảo đảm khả năng khắc phục sự cố, phục hồi dữ liệu khi xảy ra sự cố do thiên tai hoặc bị làm sai lệch, thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trái phép;
d) Thực hiện các biện pháp bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa để bảo đảm Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính hoạt động liên tục 24 giờ trong tất cả các ngày.
2. Bộ Tư pháp định kỳ thực hiện rà soát, đề xuất phương án nâng cấp, phát triển hạ tầng kỹ thuật và phần mềm của Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
1. Các hình thức khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
a) Kết nối qua mạng máy tính với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
b) Tra cứu thông tin trực tuyến trên cổng thông tin điện tử do Bộ Tư pháp quy định;
c) Văn bản yêu cầu.
2. Đối tượng được khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
a) Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức khác có liên quan trực tiếp đến công tác xử lý vi phạm hành chính;
c) Các cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện chức năng giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính có quyền yêu cầu và được cung cấp thông tin để phục vụ hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính được cung cấp thông tin về việc xử lý vi phạm hành chính của mình khi có đơn đề nghị và phải trả phí theo quy định.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể việc khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được kết nối với:
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản để sử dụng thông tin gốc về công dân.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản để sử dụng thông tin cơ bản về doanh nghiệp.
3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật để sử dụng thông tin của văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Nguyên tắc kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính:
a) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính chỉ cho phép truy cập thông tin với cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có sử dụng dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính khi nâng cấp hoặc xây dựng mới phải bảo đảm khả năng kết nối và tích hợp dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
c) Việc kết nối, tích hợp dữ liệu, truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.
2. Thủ tục kết nối, tích hợp dữ liệu, truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính:
a) Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành gửi văn bản đề nghị kết nối, tích hợp dữ liệu, truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tới Bộ Tư pháp. Trong văn bản nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phạm vi, phương thức kết nối, tích hợp dữ liệu, Mục đích và số lượng trường thông tin cần được truy cập;
b) Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phương thức kết nối, tích hợp dữ liệu và số lượng trường thông tin chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính với cơ sở dữ liệu chuyên ngành phù hợp với phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
ESTABLISHMENT, MANAGEMENT, EXPLOITATION AND USE OF THE NATIONAL DATABASE ON HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Section 1. ESTABLISHMENT, MANAGEMENT AND MAINTENANCE OF THE NATIONAL DATABASE ON HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 8. Establishment of the national database on handling of administrative violations
1. The national database on handling of administrative violations shall be established in a centralized and uniform manner for common use nationwide.
2. The national database on handling of administrative violations shall be established in conformity with the Vietnamese e-government architectural framework, satisfying national database technical regulations as well as standards and technical regulations on information technology, information safety and security and economic-technical norms.
3. The structural design of the national database on handling of administrative violations must ensure its expansion and development.
Article 9. Information in the national database on handling of administrative violations
1. Information on decision to sanction administrative violations:
a/ Subject sanctioned for administrative violation:
For an individual violator: full name; birthdate; personal identification number or people’s identity card number, police identity card number or military identity card number or passport number (if any); gender.
For an institutional violator: name of organization; address of head office; identification number (for enterprises) or investment registration certificate number/business registration certificate number; establishment license number/operation registration certificate number (for other organizations); full name of at-law representative or owner of enterprise or head of organization;
b/ Number and date of issuance of decision to sanction administrative violation;
c/ Act of violation; form of sanction, sanctioning level; and consequence remedy (if any);
d/ Agency of person competent to sanction administrative violations; title of person issuing decision to sanction administrative violation.
2. Information on execution of decision to sanction administrative violation and decision to apply consequence remedy (if any):
a/ Postponement of execution of decision on fine; suspension of execution of decision to sanction administrative violation; termination of sanction or amendment, supplementation or cancellation of decision to sanction administrative violation (if any);
b/ Fine reduction or exemption; payment of fine in installments (paid fine amount and unpaid fine amount, if any);
c/ Enforcement of decision to sanction administrative violation (if any);
d/ Time of complete serving of decision to sanction administrative violation;
dd/ Complaint and lawsuit about decision to sanction administrative violation (if any).
3. Information on application of administration handling measure:
a/ Full name of violator; birthdate; personal identification number or people’s identity card number or passport number (if any); gender;
b/ Number and date of issuance of decision to apply administrative handling measure;
c/ Act of violation;
d/ Applied administrative handling measure;
dd/ Time limit for application;
e/ Postponement or exemption; reduction of duration, suspension of or exemption from serving of consignment decision for remaining duration in reformatory, compulsory education institution or compulsory detoxification establishment;
g/ Time of complete serving of decision to apply administrative handling measure;
h/ Agency or agency of person competent to decide on application of administrative handling measure;
i/ Complaint, lawsuit, petition about and protest against decision to apply administrative handling measure (if any).
4. Information on application of management at home:
a/ Full name of minor; birthdate; personal identification number, people’s identity card number or passport number (if any); gender;
b/ Number and date of issuance of decision to apply management at home;
c/ Reason for application of management at home;
d/ Duration of application and date of execution of decision to apply management at home;
dd/ Name of organization and individual participating in supervision;
e/ Time of termination of application of management at home (if any); reason for termination; and subsequent handling measure;
g/ Time of complete serving of decision to apply management at home;
h/ Agency of person competent to apply management at home; title of person issuing decision to apply management at home;
i/ Complaint and lawsuit about decision to apply management at home (if any).
Article 10. Responsibilities for provision, receipt and update of information on handling of administrative violations
1. Agencies of persons competent to sanction administrative violations, agencies executing sanctioning decisions, agencies executing enforcement decisions and agencies deciding to apply administrative handling measures shall provide and update information on their handling of administrative violations for the national database on handling of administrative violations.
2. Based on the practical situation, the agencies specified in Clause 1 of this Decree shall assign persons or establish sections to receive and update information on handling of administrative violations from persons competent to handle administrative violations.
3. Process of provision and receipt of information on handling of administrative violations:
a/ The agencies specified in Clause 1 of this Article shall provide information to their information updating and receipt sections for checking and classification within 2 (two) working days after issuing decisions to sanction administration violations or decisions to apply administrative handling measures;
In difficult-to-access deep-lying, remote, border or mountainous areas, or in case sanctions are imposed at sea or outside administrative working hours, persons competent to sanction violations shall provide information to their information updating and receipt sections within 2 (two) working days after remitting collected fine amounts at the State Treasury or into the State Treasury account;
b/ Information updating and receipt sections shall check information on handling of administrative violations, ensuring the accuracy and integrity of received documents within the scope of their responsibility in order to avoid update of overlapping information and documents
In case the information is insufficient or unclear, they shall request information-providing agencies specified at Point a, Clause 3 of this Article to add or clarify information.
4. New information on handling of administrative violations shall be input into the national database on handling of administrative violations as follows:
a/ Within 1 (one) working day after receiving decisions to sanction administrative violations or decisions to apply administrative handling measures, information updating and receipt sections of the agencies specified in Clause 2 of this Decree shall digitalize input information according to the form and input the information specified in Clause 1; at Points a, b, c, d, dd and h, Clause 3; Points a, b, c, d, dd and h, Clause 4, Article 9, of this Decree into the national database on handling of administrative violations;
b/ Checking the contents specified at Point a of this Clause before accepting such information for the national database on handling of administrative violations.
5. Information on handling of administrative violations in the national database on handling of administrative violations shall be updated as follows:
a/ Within 1 (one) working day after receiving information specified in Clause 2; at Points e, g and i, Clause 3; and Points e, g and i, Clause 4, Article 9 of this Decree, information updating and receipt sections of the agencies specified in Clause 2 of this Decree shall digitalize input information according to the form and update such information into the national database on handling of administrative violations.
b/ Checking the contents specified at Point a of this Clause before accepting such information for the national database on handling of administrative violations.
6. The Minister of Justice shall stipulate in detail the process of provision, receipt and update of in formation in the national database on handling of administrative violations.
Article 11. Correction, supplementation and modification of information in the national database on handling of administrative violations
1. Data in the national database on handling of administrative violations shall be corrected or supplemented when detecting incorrect or insufficient information.
Heads of the agencies specified in Clause 1, Article 10 of this Decree may decide on correction or supplementation of information provided by their agencies to the national database on handling of administrative violations.
2. Data in the national database on handling of administrative violations shall be modified when having grounds to determine that there are differences between electronic data on handling of administrative violations and dossiers and documents on handling of administrative violations archived under the law on archives.
The agencies specified in Clause 1, Article 10 of this Decree shall trace the original information in its archived document in order to determine accurate information, and modify such information on their own or propose the agency managing the database on handling of administrative violations to modify it under regulations.
Article 12. Storage of electronic data on handling of administrative violations
Electronic data on handling of administrative violations shall be stored permanently, except information on subjects handled for administrative violations specified at Point a, Clauses 1, 3 and 4, Article 9 of this Decree that have undergone the period after which they are regarded as having never been administratively handled under Articles 7 and 137 of the Law on Handling of Administrative Violations.
Article 13. Assurance of safety of the national database on handling of administrative violations
1. To use encrypted channels and user authentication in the following operations: login to the system administration, login to applications, automatic sending and receipt of data between servers, data input and editing.
2. To carry out data encryption and ensure transmission and information security in the national database on handling of administrative violations.
3. To take measures to ensure the authenticity and protect the integrity of data in the national database on handling of administrative violations.
4. To keep trace of the creation, modification and deletion of data to serve the management and supervision of the system.
5. To take other necessary measures to ensure safety of the national database on handling of administrative violations
Article 14. Management of administrator accounts in the national database on handling of administrative violations
The Ministry of Justice shall manage administrator accounts in the national database on handling of administrative violations as follows:
1. Issuing and withdrawing administrator accounts in the national database on handling of administrative violations.
2. Limiting, reviewing and checking agencies’ or authorized persons’ right to administrate the national database on handling of administrative violations.
Article 15. Maintenance, upgrading and development of the national database on handling of administrative violations
1. The Ministry of Justice shall maintain the national database on handling of administrative violations as follows:
a/ Ensuring technical infrastructure and environment for the installation and operation of the national database on handling of administrative violations;
b/ Taking measures to ensure physical and environmental safety at the electronic data center of the national database on handling of administrative violations;
c/ Taking measures to back up information in order to ensure troubleshooting and data restoration when occur problems due to natural disaster or illegal falsification, modification, deletion or destruction of data;
d/ Taking maintenance and repair measures to ensure round-the-clock operation of the national database on handling of administrative violations.
2. The Ministry of Justice shall periodically review and propose plans for upgrading and development of technical infrastructure and software of the national database on handling of administrative violations.
Section 2. EXPLOITATION AND USE OF THE NATIONAL DATABASE OF HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 16. Exploitation and use of the national database on handling of administrative violations
1. Exploitation and use of the national database on handling of administrative violations may be in the following forms:
a/ Connecting via computer system with the national database on handling of administrative violations;
b/ Searching online information on the e-portal designated by the Ministry of Justice;
c/ Written request.
2. Subjects eligible to exploit and use the national database on handling of administrative violations include:
a/ The subjects defined in Article 2 of this Decrees;
b/ Other state agencies, officials, civil servants and public employees directly related to the handling of administrative violations;
c/ State power agencies performing the function of overseeing the handling of administrative violations shall be entitled to request and be provided with information to serve their oversight activities in accordance with law;
d/ Sanctioned organizations and handled individuals may be provided with information on the handling of their administrative violations if they make a written request and pay a charge under regulations.
3. The Ministry of Justice shall stipulate in detail the exploitation and use of the national database on handling of administrative violations.
Article 17. Connection with other national databases
The national database on handling of administrative violations shall be connected with:
1. The national population database under the managing agency’s guidance for use of original information on citizens.
2. The national enterprise registration database under the managing agency’s guidance for use of basic information on enterprises.
3. The national law database for use of information on legal documents on handling of administrative violations.
Article 18. Connection, data integration and information access in the national database on handling of administrative violations
1. Principles of connection, data integration and information access in the national database on handling of administrative violations
a/ The agency managing the national database on handling of administrative violations may allow information access to specialized databases that have been connected with the national database on handling of administrative violations for performing assigned functions, tasks and powers;
b/ Other specialized databases that use data on handling of administrative violations must, when they are upgraded or established, ensure connection and data integration with the national database on handling of administrative violations;
c/ Connection, data integration and information access in the national database on handling of administrative violations shall be carried out according to technical standards on information technology application in state agencies.
2. Procedures for connection, data integration and information access in the national database on handling of administrative violations:
a/ Heads of agencies managing specialized databases shall send written requests for connection, data integration and information access in the national database on handling of administrative violations to the Ministry of Justice. Such a request must state the assigned functions, tasks and powers, the scope and mode of connection and data integration, and purpose and number of information fields to be accessed;
b/ The Minister of Justice shall decide the mode of connection and data integration and the number of information fields to be shared between the national database on handling of administrative violations and specialized databases according to the ambit of functions, tasks and powers of agencies managing specialized databases.