Chương 1 Nghị định 20/2009/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 20/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 23/02/2009 | Ngày hiệu lực: | 09/04/2009 |
Ngày công báo: | 07/03/2009 | Số công báo: | Từ số 141 đến số 142 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
26/06/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về giới hạn độ cao chướng ngại vật hàng không đối với sân bay quân sự, sân bay dùng chung và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời; cảnh báo chướng ngại vật hàng không; quy hoạch xây dựng sân bay quân sự, sân bay dùng chung và trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời; quy định về quản lý độ cao công trình; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn, hiệu quả của hoạt động hàng không, các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chướng ngại vật hàng không, là các vật thể tự nhiên hoặc nhân tạo (cố định hoặc di động) có thể ảnh hưởng đến bảo đảm an toàn cho hoạt động bay hoặc hoạt động bình thường của các đài, trạm thông tin, ra đa dẫn đường hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời.
2. Quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không, là tập hợp các công việc: thực hiện chấp thuận độ cao công trình, kiểm tra, giám sát, di dời các vật thể, công bố, thông báo độ cao các chướng ngại vật cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho mọi hoạt động bay, hoạt động bình thường các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời.
3. Sân bay, là khu vực xác định được xây dựng để bảo đảm cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển, bao gồm:
a) Sân bay đang sử dụng;
b) Sân bay dự kiến xây dựng trong quy hoạch, được xác định trong hệ thống sân bay toàn quốc;
c) Bãi cất, hạ cánh, là khu vực được xác định dùng cho trực thăng cất cánh, hạ cánh;
d) Đường sân bay, là đoạn đường giao thông lưỡng dụng (đường lưỡng dụng), được xác định có thể dùng cho tàu bay cất cánh, hạ cánh khi cần thiết.
4. Theo mục đích sử dụng, sân bay được phân thành các loại sau:
a) Sân bay quân sự, là sân bay phục vụ cho mục đích quân sự;
b) Sân bay dùng chung, là sân bay phục vụ cho mục đích quân sự và dân dụng.
5. Trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời, là khu vực được xác định nhằm mục đích quản lý, phát hiện, giám sát hoạt động bay và bảo vệ vùng trời.
6. Đường cất, hạ cánh, là khu vực được quy định trong sân bay dùng cho tàu bay cất cánh và hạ cánh.
7. Ngưỡng đường cất, hạ cánh, là nơi bắt đầu của đường cất, hạ cánh có thể sử dụng cho tàu bay cất cánh và hạ cánh.
8. Đèn cảnh báo nguy hiểm, là đèn dùng để cảnh báo mối nguy hiểm hàng không.
9. Bảo hiểm đầu, là khu vực kéo dài của đường cất, hạ cánh nhằm giảm nguy cơ mất an toàn cho tàu bay khi cất cánh, hạ cánh.
10. Bảo hiểm sườn, là phần của dải bay nằm dọc hai bên sườn của đường cất, hạ cánh nhằm giảm nguy cơ mất an toàn cho tàu bay khi cất cánh, hạ cánh.
11. Mức cao sân bay, là mức cao của điểm cao nhất trên đường cất, hạ cánh so với mực nước biển trung bình.
12. Điểm quy chiếu sân bay, là điểm quy ước xác định vị trí của một sân bay.
13. Vùng trời lân cận sân bay, là khoảng không gian có giới hạn bán kính 30 km với tâm là điểm quy chiếu sân bay.
14. Vật dễ gãy, là vật được thiết kế và sản xuất nhằm giảm nguy hiểm cho tàu bay khi va chạm.
15. Che khuất, là việc một chướng ngại vật tồn tại bên cạnh một chướng ngại vật khác cao hơn theo nguyên lý núp bóng.
16. Bề mặt giới hạn chướng ngại vật, là bề mặt giới hạn độ cao tối đa của các vật thể bảo đảm an toàn cho tàu bay thực hiện các giai đoạn cất cánh, bay lên, bay theo các đường bay, vòng lượn, hạ thấp độ cao, hạ cánh; bảo đảm hoạt động bình thường cho các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời.
17. Dải bay, là khu vực có dạng hình chữ nhật với kích thước được quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II Nghị định này.
18. Cảnh báo chướng ngại vật hàng không, là việc sơn, kẻ dấu hiệu và lắp đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đặt mốc, cắm cờ trên chướng ngại vật để người lái tàu bay trong khi bay có thể nhìn thấu cảnh báo từ cự ly an toàn ở mọi hướng.
19. Tĩnh không sân bay, là phần không gian an toàn để tàu bay thực hiện các giai đoạn cất cánh lên cao, hạ thấp độ cao, hạ cánh và bay trên các đường bay của sân bay.
1. Quy hoạch xây dựng sân bay quân sự (bao gồm sân bay quân sự, bãi cất, hạ cánh, đường sân bay), sân bay dùng chung và trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời phải phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc và các quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định này, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Khu vực xây dựng sân bay quân sự và trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời phải tuân theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định về độ cao chướng ngại vật hàng không quy định tại Nghị định này.
3. Các công trình được xây dựng trước khi Nghị định này có hiệu lực làm ảnh hưởng đến sân bay quân sự, sân bay dùng chung và trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời phải được xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống sân bay dùng chung, sân bay quân sự. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt quy hoạch hệ thống trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời.
5. Các Bộ, ngành, địa phương khi lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch chung hoặc đồ án quy hoạch chi tiết để xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở cao tầng, khu hạ tầng kỹ thuật công nghiệp (trường hợp chưa có đồ án quy hoạch chung), phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam về quản lý độ cao tĩnh không.
1. Các hành vi được quy định tại điểm c, g, h, i, k, n khoản 1 Điều 12 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
2. Cấp phép xây dựng, lắp đặt các công trình chưa có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 4, Điều 14 và Điều 16 Nghị định này.
3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng cảnh báo hàng không đối với các công trình quy định tại Điều 8 và Phụ lục IV Nghị định này, trừ trường hợp được cơ quan chấp thuận độ cao của Bộ Quốc phòng quy định riêng.
This Decree regulates limits on obstruction heights with respect to military airfields, general aviation airports and battlefields for management and protection of airspace; warnings about obstacles; construction planning of military airfields, general aviation airports and battlefields for management and protection of airspace; regulations on man-made structure heights; responsibility of agencies, organizations, and individuals for ensuring safety and effectiveness of aviation activities, battlefields for management and protection of airspace in Vietnam.
This Decree applies to Vietnamese agencies, organizations, and individuals and foreign organizations and individuals involved in management of obstruction heights and battlefields for management and protection of airspace in Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, some terms are construed as follows:
1. Obstacles mean natural or man-made objects (fixed or mobile) that may have effects on aviation safety or normal operation of communications stations, radar navigation and battlefields for management and protection of airspace.
2. Management of obstruction heights refers to a collection of tasks: Carry out approval for heights of man-made structures, inspection, monitoring and moving objects, make public announcement about obstacles to relevant agencies, organizations, and individuals to ensure aviation safety, normal activities of battlefields for management and protection of airspace.
3. Airports mean areas constructed to facilitate takeoff, landing and maneuver of planes, including:
Airports in operation;
b) Airports expected to be constructed under planning, defined in national airports system;
c) Takeoff and landing areas intended for helicopters taking off and landing;
d) Airport roads refer to amphibious traffic roads that may be intended for planes taking off and landing in case of need;
4. In terms of use, airports are classified into:
Military airfields;
b) General aviation airports (used for civilian and military purposes)
5. Battlefields for management and protection of airspace refer to areas defined for the management, detection and supervision of air navigation and protection of airspace
6. Runway means an area in the airport intended for planes to land and take off.
7. Runway thresholds are markings across the runway that denote the beginning and end of the designated space for landing and takeoff.
8. Danger warning lights are lights used to warn of aviation dangers.
9. Runway end safety area is an extended area of the runway prepared for or suitable for reducing the risk of loss of safety to planes while landing and taking off.
10. Lateral runway safety area is part of the runway strip extended outward to both sides of the runway prepared for reducing the risk of loss of safety to planes performing landing and takeoff.
11. Aerodrome Reference Point is the point defined for determination of position of the airport.
13. Airport vicinity airspace is space within 30 km in radius with the central point as aerodrome reference point.
14. Brittle objects mean the objects that are designed and manufactured with a view to reducing danger for planes when in collision.
15. Shielding means an obstacle that exists alongside another higher obstacle according to the principle of hiding behind something else.
16. Obstacle limitation surface means the surface restricting maximum height of objects to ensure safety for planes performing phases of taking off, ascending, flying in circles, descending, landing; ensure normal operations of battlefields for management and protection of airspace.
17. Runway strip means rectangular area with the dimensions as prescribed in Annexes I and II hereof.
18. Obstruction warnings are painted markings, warning lights, markers, flag markers displayed on obstacles for pilots to notice from a safe distance in all direction.
19. Airport clearance is safety space for planes to perform phases of taking off, ascending, descending, landing and moving on airport roads of the airport.
Article 4. Construction planning for military airfields, general aviation airports and battlefields for management and protection of airspace
1. Construction planning of military airfields (including military airfields, takeoff and landing areas, runways), general aviation airports and battlefields for management and protection of airspace should be in compliance with Fatherland protection strategy and provisions prescribed in Section 1, Chapter II hereof, and meet demands for the country’s socio-economic development.
2. Areas for the construction of military airfields and battlefields for management and protection of airspace should comply with the Law on Land and regulations on airway obstruction heights as prescribed hereof.
3. Construction works that exist before the effective date of this Decree and may have effects on military and general aviation airports and battlefields for management and protection of airspace should be reviewed and handled according to laws.
4. The Prime Minister shall grant approval for master plan for development of general aviation airports and military airfields. The Minister of National Defense shall grant approval for the master plan for battlefield network of management and protection of airspace.
5. Ministries, departments and localities upon establishing, assessing and approving the planning for the construction of urban areas, high-rise buildings, industrial infrastructure areas should apply for approval of General Staff of the Vietnam People's Army on management of clearance altitudes.
1. Acts as prescribed in Points c, g, h, I, k, n, Clause 1, Article 12 of the Law on Civil aviation;
2. Grant licenses for construction, installation of works without approval of competent agencies as prescribed in Clause 5, Article 4, Article 14 and Article 16 hereof;
3. Fail to implement or implement in an improper way aviation warnings for the works as prescribed in Article 8 and Annex IV hereof unless otherwise as regulated by the Ministry of Defense.