Chương 1 Nghị định 166/2013/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 166/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 28/12/2013 |
Ngày công báo: | 03/12/2013 | Số công báo: | Từ số 851 đến số 852 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Nghị định này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt (sau đây gọi chung là cưỡng chế), trách nhiệm thi hành và bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính đã quá thời hạn chấp hành hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã quá thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra mà không tự nguyện chấp hành.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
2. Người có thẩm quyền, cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành cưỡng chế và tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thi hành cưỡng chế.
1. Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của người có thẩm quyền.
2. Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương.
3. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo thứ tự quy định tại Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính. Chỉ áp dụng các biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế.
1. Đối với tổ chức là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền, kê biên tài sản và trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế thì thực hiện khấu trừ từ nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị, tổ chức đó.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp nhà nước có thu, đơn vị vũ trang được tổ chức các hoạt động có thu theo quy định của pháp luật, khi bị khấu trừ, kê biên tài sản và trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế thì lấy từ nguồn thu và tài sản do các hoạt động này mang lại.
3. Đối với tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì khấu trừ tiền, kê biên tài sản, trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế từ tiền, tài sản của tổ chức, quỹ đó.
4. Đối với doanh nghiệp và hợp tác xã thì khấu trừ tiền, kê biên tài sản, trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế từ tiền, tài sản hoặc thu nhập bằng tiền, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
1. Ngay sau khi ra quyết định cưỡng chế, người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế phải tổ chức gửi quyết định cưỡng chế cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính thì quyết định cưỡng chế phải được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế trước khi thi hành để phối hợp thực hiện.
2. Quyết định cưỡng chế được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình không nhận thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình không nhận; quyết định cưỡng chế đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị cưỡng chế hoặc có căn cứ cho rằng người bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì được coi là quyết định đã được giao.
3. Thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận quyết định cưỡng chế; trường hợp quyết định cưỡng chế có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 15 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
1. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
2. Đối với quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân để phân công cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế. Việc phân công cơ quan chủ trì phải trên nguyên tắc vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan nào thì giao cơ quan đó chủ trì; trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giao cho một cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.
3. Các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan được giao chủ trì tổ chức cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện quyết định cưỡng chế.
1. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu.
Trường hợp có yêu cầu lực lượng Cảnh sát nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế thì cơ quan chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế phải gửi văn bản yêu cầu đến cơ quan Công an cùng cấp 05 ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế để bố trí lực lượng.
2. Khi tham gia cưỡng chế, lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm ngăn chặn các hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ, bảo đảm trật tự, an toàn.
Article 1. Scope of application
This Decree prescribes principles, processes and procedures for application of measures to enforce the decision to impose administrative penalties or the decision to impose administrative remedies instead of administrative penalties (hereinafter referred to as enforcement), responsibility for compliance and provision of security for compliance with enforcement decisions.
Article 2. Subjects of application
1. An affected Vietnamese or foreign person or entity subject to an administrative penalty that has not voluntarily complied with the decision to impose an administrative penalty by the stipulated deadlines, the deadline for postponement of compliance with that decision or the prescribed deadline for compliance with the decision to impose an administrative remedy.
Where otherwise prescribed by any international treaty of which the Socialist Republic of Vietnam is the member state, such international treaty shall prevail.
2. Competent persons, entities charged with carrying out administrative enforcement, and organizations or individuals engaged in administrative enforcement.
Article 3. Principles of application
1. Enforcement shall be carried out only if the written enforcement decision issued by a competent person is obtained.
2. Decision to impose enforcement actions shall be made taking into consideration inclusions, nature, extent and requirements for implementation of the enforcement decision and practical conditions of specific local jurisdictions.
3. The person having competence in making the enforcement decision shall decide to impose enforcement measures according to the processes referred to in Clause 2 Article 86 of the Law on Handling of Administrative Penalties. Other subsequent measures may be applied to the extent of whether it is unlikely that the abovementioned enforcement measures are not applied or the amount of monetary penalty specified in the enforcement decision has not been collected in full.
Article 4. Withholding or disallowance of monetary amounts, distraint of property imposed on an entity subject to enforcement actions
1. If the affected entity that is a state authority, armed force unit, political organization or socio-political organization is subject to enforcement measures such as withholding or disallowance of monetary amounts, distraint of property and payment of costs for enforcement activities, its reimbursed or distributed budget of expenditure shall be withheld or deducted.
2. If the affected entity that is a revenue- generating public service provider prescribed by laws or armed force unit obtaining permission to carry out revenue-generating activities is subject to enforcement measures such as withholding or disallowance of monetary amounts, distraint of property and payment of costs for enforcement activities, its amount of revenue and property generated from its revenue-generating activities shall be withheld or deducted.
3. If the affected entity that is a social organization, occupation-related social organization, non-governmental organization, social fund or charity fund is subject to enforcement measures such as withholding or disallowance of monetary amounts, distraint of property and payment of costs for enforcement activities, its own monetary amounts or property shall be withheld or deducted.
4. If the affected entity that is an enterprise or cooperative is subject to enforcement measures such as withholding or disallowance of monetary amounts, distraint of property and payment of costs for enforcement activities, its own monetary amounts, property, cash or property income shall be withheld or deducted.
Article 5. Service of an enforcement decision upon affected and/or interested persons or entities
1. Immediately after issuing an enforcement decision, the person having jurisdiction to issue enforcement decisions shall serve that enforcement decision upon affected and/or interested persons or entities.
In case of enforcement activities carried out by applying enforcement measures referred to in Point b, c and d Clause 2 Article 86 of the Law on Handling of Administrative Violations, the enforcement decision shall be sent in advance to the Chairman of People's Committee of the commune where enforcement activities are conducted to seek his/her cooperation in implementation of that enforcement decision.
2. The enforcement decision shall be served, whether by direct delivery or registered mail services, and shall be notified to affected and/or interested persons or entities.
If an affected and/or interested person or entity intentionally rejects the enforcement decision sent by direct delivery service, the competent person shall give a written notice of such rejection attested by a relevant local authority and consider that the enforcement decision has been successfully served.
If the enforcement decision, once being sent by the registered mail service, is returned 10 days after the third delivery attempt fails by reason of intentional rejection of the affected person or entity; the enforcement decision has been published on the notice board of the local jurisdiction where the affected person resides or the affected entity is based; or it is established that the affected person has evaded receiving the enforcement decision, that enforcement decision shall be considered successfully delivered.
3. The duration to implement the enforcement decision shall be 15 days from the date of receipt thereof; where the enforcement decision prescribes that the duration for implementation thereof is longer than 15 days, the latter shall prevail.
Article 6. Responsibility for implementation of the enforcement decision
1. The enforcement decision maker shall be responsible for carrying out enforcement activities for the decision to impose administrative penalties issued by himself/herself and his/her junior staff.
2. With respect to enforcement decisions issued by Chairmen of People's Committees at all levels, the Chairman shall, based on functions and duties of specialized subordinate divisions of the People's Committee, issue the enforcement decision to mandate these divisions to undertake implementation of that enforcement decision. Such mandate must be based on the specialization principle according to which matters would be assigned to respective specialized divisions; in case where a matter involves multiple divisions, the decision on which division would undertake such mater shall be made depending on the specific circumstances.
3. Organizations or individuals concerned shall be obliged to cooperate with persons having jurisdiction to issue the enforcement decision or entities mandated to undertake enforcement activities in applying measures to implement the enforcement decision.
Article 7. Orderly and safe implementation of the enforcement decision
1. People’s Police forces shall be responsible for ensuring orderly and safe implementation of the enforcement decisions issued by Chairmen of same-level People’s Committees or the enforcement decisions issued by other state regulatory authorities as requested.
In order to request a People’s Police force to participate in protection of orderly and safe implementation of the enforcement decision, the entity charged with implementing the enforcement decision must send a written request to the same-level police authority 05 days before commencement of enforcement activities in order for them to arrange their personnel.
2. When participating in enforcement activities, the People’s Police force shall have the burden of deterring or preventing any disturbance or attack against law enforcement officers, and maintaining order and safety.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực