Chương I Nghị định 16/2015/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 16/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/02/2015 | Ngày hiệu lực: | 06/04/2015 |
Ngày công báo: | 07/03/2015 | Số công báo: | Từ số 297 đến số 298 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/08/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về Giá dịch vụ sự nghiệp công
Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó:
- Giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí NSNN thực hiện theo cơ chế thị trường; riêng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại các cơ sở của Nhà nước thực hiện theo pháp luật về giá.
- Giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương xác định theo ngành, lĩnh vực quản lý trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN của địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
- Phí dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục thu phí thực hiện theo quy định pháp luật về phí, lệ phí.
Nghị định 16 có hiệu lực từ ngày 06/04/2015 và thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Nghị định này quy định các nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công).
2. Đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội áp dụng các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công” là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công.
2. “Dịch vụ sự nghiệp công” là dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
3. “Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước” là dịch vụ sự nghiệp công mà Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoặc dịch vụ sự nghiệp công chưa tính đủ chi phí trong giá, phí, được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
4. “Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước” là dịch vụ sự nghiệp công có điều kiện xã hội hóa cao, Nhà nước không bao cấp, giá dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường.
1. Xây dựng pháp luật về quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công và đơn vị sự nghiệp công; khuyến khích, tạo điều kiện, thiết lập môi trường hoạt động bình đẳng, cạnh tranh cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.
2. Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực; danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước quản lý; quy định về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
3. Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công.
4. Quy định lộ trình tính đủ giá, phí để đơn vị sự nghiệp công thực hiện và hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách sử dụng dịch vụ sự nghiệp công.
5. Quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể và điều kiện tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công; sắp xếp, chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giao quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc.
6. Quy định về chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công sang đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hoặc doanh nghiệp.
7. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công.
8. Thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
Article 1. Scope of application
This Decree sets out general rules and regulations on the mechanism for exercising the autonomy of public administrative units in the following sectors: Education and training; vocational training; culture, sports and tourism; press and media; science and technology; economic and other sectors.
Article 2. Applicable entities
1. Public administrative units established by competent governmental authorities under legal regulations, having the legal status, providing public services or other state management-related services (hereinafter referred to as public administrative unit).
2. Public administrative units affiliated to the Ministry of National Defense, the Ministry of Public Security, political organizations, socio-political organizations as governed by this Decree and other relevant legal regulations.
Article 3. Interpretation of terms
Terms used herein shall be construed as follows:
1. “Autonomy mechanism of public administrative units” refers to a set of regulations on autonomy and responsible autonomy to duty performance, organizational, workforce and finance structure of public administrative units.
2. “Public administrative service” refers to administrative services in such sectors as education and training; vocational training; culture, sports and tourism; press and media; science and technology; economic and other sectors.
3. “Public administrative service funded by the state budget" refers to public administrative services on which all expenses are covered by the Government, or those on which expenses have not been fully included in the service price or fee, or are supported by the state budget.
4. “Public administrative service not funded by the state budget” refers to public administrative services that have more advantages in calling for private-sector involvements, are not subsidized by the Government, and of which the price follows the market mechanism.
Article 4. State management of public administrative service and public administrative units
1. Draw up the legislation on state management of public administrative service and public administrative units; encourage, provide favorable conditions, create the equal and competitive environment in order for organizations or individuals in all economic sectors to get involved in providing public administrative services.
2. Arrange the network of public service units by industries and sectors; compile the list of public services funded by the state budget; issue economic – technical norms that apply to the field of public administrative services managed by the Government; set out regulations on bidding, placement of orders and assignment of duties to supply public administrative services.
3. Set the criteria and standards for the quality of public administrative services; provide the mechanism for supervision, assessment and inspection of the quality of public administrative services and the efficiency in operations of public administrative units.
4. Sketch out the road map for sufficiently calculating prices and fees on public administrative services that public administrative units set and directly pay in favor of persons entitled to state policies.
5. Establish the procedure, process for establishment, reorganization and dissolution, and specify conditions for organization and operation of public administrative units; arrange, transform public administrative units according to the planning approved by competent authorities; delegate the autonomy to affiliated public administrative units.
6. Stipulate transformation of public administrative units into non-public ones or enterprises.
7. Adopt the mechanism and policy to encourage private-sector involvements in public administrative services.
8. Inspect, examine and impose penalties for violations arising in public administrative service supply.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực