Số hiệu: | 152/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 27/12/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 14/01/2018 | Số công báo: | Từ số 37 đến số 38 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Chính phủ ban hành Nghị định 152/2017/NĐ-CP về quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
Theo đó, diện tích tối đa cho 01 chỗ làm việc của các chức danh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng như sau:
- Chuyên viên và các chức danh tương đương; cán bộ, công chức cấp xã: 10 m2/người.
- Trưởng phòng, phó Trưởng phòng: 12 m2/người.
- Phó Giám đốc Sở, Phó Chánh văn phòng HĐND, Phó Chánh văn phòng UBND cấp tỉnh… : 15 m2/người.
- Giám đốc Sở, Chánh văn phòng HĐND, Chánh văn phòng UBND cấp tỉnh… : 25 m2/người.
- Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBMTTQ cấp tỉnh (trừ Hà Nội và TP.HCM)… : 30 m2/người.
- Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh (trừ Hà Nội và TP.HCM)… : 40 m2/người.
- Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội và TP.HCM… : 50 m2/người.
Xem thêm các chức danh khác tại Nghị định 152/2017/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018).
1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc của các chức danh thuộc trung ương quy định chi tiết tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
2. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc của các chức danh thuộc cấp tỉnh quy định chi tiết tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
3. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc của các chức danh thuộc cấp huyện quy định chi tiết tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
4. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc của các chức danh thuộc cấp xã quy định chi tiết tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này, trừ các chức danh quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Việc áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc đối với chức danh Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã thực hiện như sau:
a) Trường hợp Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Công an xã được bố trí trụ sở làm việc riêng, ngoài khuôn viên của trụ sở cơ quan nhà nước cấp xã thì không xác định diện tích làm việc trong trụ sở cơ quan nhà nước cấp xã;
b) Trường hợp Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Công an xã chưa có trụ sở làm việc riêng, phải bố trí làm việc chung tại trụ sở cơ quan nhà nước cấp xã thì được xác định vào diện tích làm việc của trụ sở cơ quan nhà nước cấp xã. Diện tích làm việc tối đa cho mỗi chức danh là 12 m2/người.
1. Diện tích sử dụng chung là diện tích sử dụng phục vụ hoạt động chung trong trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức; bao gồm: Phòng họp (bao gồm hội trường dưới 100 chỗ ngồi); phòng khách; phòng thường trực, bảo vệ; phòng y tế; phòng lưu trữ hồ sơ, tài liệu thông thường; phòng thiết bị, dụng cụ văn phòng phẩm; phòng tổng đài điện thoại; phòng văn thư đánh máy - hành chính - quản trị; phòng nhân sao tài liệu; phòng tiếp khách quốc tế; nhà ăn, căng tin; phòng truyền thống; thư viện; diện tích các sảnh chính, sảnh phụ và hành lang, ban công; phòng thu gom giấy loại và rác thải; phòng vệ sinh; diện tích chỗ để dụng cụ vệ sinh; nhà làm việc của đội xe và diện tích cần thiết khác không thuộc diện tích làm việc của các chức danh, diện tích chuyên dùng quy định tại Điều 5, Điều 7 Nghị định này.
Diện tích sử dụng chung không bao gồm diện tích chiếm chỗ của cột, tường, hộp kỹ thuật, cầu thang, diện tích nhà để xe; các phần diện tích này thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
2. Diện tích sử dụng chung trong trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức được tính như sau:
a) Tối đa bằng 50% tổng diện tích làm việc của các chức danh trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Tối đa bằng 70% tổng diện tích làm việc của các chức danh làm việc tại trụ sở cơ quan nhà nước cấp xã.
3. Thẩm quyền quyết định trong trường hợp cần bố trí diện tích sử dụng chung cao hơn quy định tại khoản 2 Điều này để đảm bảo yêu cầu sử dụng của trụ sở làm việc:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xem xét, quyết định đối với trường hợp có yêu cầu về diện tích tăng dưới 10% so với diện tích quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường hợp có yêu cầu về diện tích tăng từ 10% trở lên so với diện tích quy định tại khoản 2 Điều này theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương (đối với cơ quan, tổ chức thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với cơ quan, tổ chức thuộc địa phương quản lý).
1. Diện tích chuyên dùng là diện tích sử dụng để phục vụ hoạt động đặc thù của cơ quan, tổ chức; bao gồm:
a) Diện tích sử dụng cho hoạt động tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính, tiếp dân, quản trị hệ thống công nghệ thông tin;
b) Hội trường lớn (từ 100 chỗ ngồi trở lên);
c) Diện tích sử dụng cho hoạt động xét xử, hỏi cung trong trụ sở của cơ quan tư pháp; diện tích giao dịch của hệ thống ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước;
d) Kho chuyên ngành như: Kho dự trữ quốc gia, kho bảo quản tiền, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, chứng từ có giá và kho bảo quản các tài sản khác theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đặc thù của ngành;
đ) Diện tích khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù của cơ quan, tổ chức (nếu có).
2. Bộ, cơ quan trung ương ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính (đối với cơ quan, tổ chức thuộc trung ương quản lý); Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp (đối với cơ quan, tổ chức thuộc địa phương quản lý).
3. Quyết định ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng được công khai trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực