Chương 4 Nghị định 151/2006/NĐ-CP: Bảo đảm tiền vay, trả nợ vay và xử lý rủi ro tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu
Số hiệu: | 151/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/12/2006 | Ngày hiệu lực: | 16/01/2007 |
Ngày công báo: | 01/01/2007 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 2 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/10/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Các chủ đầu tư, khi vay vốn hoặc được bảo lãnh được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay và bảo lãnh. Trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện bảo đảm tiền vay và bảo lãnh, chủ đầu tư phải sử dụng tài sản hợp pháp khác để bảo đảm tiền vay và bảo lãnh với giá trị tối thiểu bằng 15% tổng mức vay vốn và bảo lãnh.
2. Nhà xuất khẩu khi vay vốn hoặc được bảo lãnh tín dụng xuất khẩu phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định hiện hành của pháp luật; được miễn tài sản thế chấp khi bảo lãnh dự thầu hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
3. Chủ đầu tư, nhà xuất khẩu không được chuyển nhượng, bán, cho thuê, cho mượn hoặc thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm khi chưa trả hết nợ. Trường hợp chủ đầu tư, nhà xuất khẩu không trả được nợ hoặc giải thể, phá sản, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức tín dụng để thu hồi nợ.
1. Chủ đầu tư, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu có trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký.
2. Trong thời gian ân hạn, chủ đầu tư chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký.
3. Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn trả nợ, chủ đầu tư, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu vay vốn không trả được nợ vay của kỳ hạn đó thì số nợ gốc và lãi chậm trả phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định.
4. Trường hợp nhà nhập khẩu không trả được nợ hoặc trả nợ không đủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm thu hồi nợ từ các tổ chức bảo lãnh của nước nhập khẩu theo đúng hợp đồng bảo lãnh.
1. Rủi ro được xem xét xử lý nợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu bao gồm:
a) Rủi ro bất khả kháng: thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, chiến tranh trực tiếp gây thiệt hại tài sản của chủ đầu tư hoặc nhà xuất khẩu; chủ đầu tư, nhà xuất khẩu bị phá sản, giải thể; chủ đầu tư, nhà xuất khẩu bị chết, mất tích không có người thừa kế trong trường hợp chủ đầu tư, nhà xuất khẩu vay vốn là cá nhân;
b) Khó khăn về tài chính của doanh nghiệp nhà nước nhất thiết phải được xử lý khi thực hiện chuyển đổi sở hữu.
2. Biện pháp xử lý rủi ro được xem xét áp dụng gồm: điều chỉnh thời hạn trả nợ, gia hạn nợ, khoanh nợ, xoá nợ (gốc, lãi).
1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện việc phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam được lập Quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các rủi ro do các chủ đầu tư, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu không trả được nợ.
3. Tiền trích lập Quỹ dự phòng rủi ro được hạch toán vào chi phí hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
4. Mức trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro được quy định tại cơ chế tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
1. Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam điều chỉnh thời hạn trả nợ, kỳ hạn trả nợ và mức trả nợ trong mỗi kỳ hạn, gia hạn nợ, tổng thời gian gia hạn nợ không vượt quá 1/3 thời hạn cho vay đã ký trong hợp đồng tín dụng đầu tiên và tổng thời hạn vay vốn không vượt thời hạn vay vốn tối đa theo quy định của Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định khoanh nợ, xoá nợ lãi cho chủ đầu tư, nhà xuất khẩu trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các trường hợp xóa nợ gốc trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
LOAN SECURITY, PAYMENT OF DEBTS AND HANDLING OF INVESTMENT CREDIT AND EXPORT CREDIT RISKS
1. When borrowing capital or being provided with guarantee, investors may use assets created from loan capital to secure loans and guarantee. When assets created from loan capital are unqualified to secure loans or guarantee, investors shall use other lawful assets therefor, provided that the value of those assets must be at least equal to 15% of the total loan or guarantee level.
2. When borrowing capital or being provided with export credit guarantee, exporters are required to comply with current legal provisions on loan security; are exempt from mortgaging assets for bid-participation guarantee or export contract-performance guarantee.
3. Investors and exporters may not transfer, sell, lease, lend, mortgage or pledge secured assets when having not yet fully pay debts. When investors or exporters cannot pay debts or are dissolved or bankrupt, the Vietnam Development Bank may apply measures to handle secured assets in accordance with law to credit institutions in order to recover those debts.
1. Investors, importers and exporters shall pay debts to the Vietnam Development Bank in strict compliance with the signed credit contracts.
2. Within the grace period, investors need not to pay principals but need to pay interests under signed credit contracts.
3. Ten working days after a debt comes due, if an investor, importer or exporter cannot pay the debt, the delayed principal and interest amounts shall be subject to an overdue debt interest rate under regulations.
4. When importers cannot pay or fully pay debts, the Vietnam Development Bank shall recover those debts from guaranteeing organizations of the importing countries in strict compliance with the guarantee contracts.
Article 39.- Risks and handling of risks
1. Risks to be considered for handling of investment credit and export credit debts include:
a/ Force majeure risks: natural calamities, fires, accidents, political risks or wars which directly cause damage to investors' or exporters' assets; investors or exporters are bankrupt or dissolved; investors or exporters being individuals and borrowing capital die or are missing without heirs;
b/ Financial difficulties of state enterprises must necessarily be handled upon the transformation of their ownership.
2. Risk-handling measures which may be considered for application include adjusting the debt-payment time limit, rescheduling, freezing or remitting debts (both principals and interests).
Article 40.- Classification of debts, appropriation for setting up a risk provision
1. The Vietnam Development Bank shall classify debts according to regulations of the State Bank of Vietnam.
2. The Vietnam Development Bank may set up a risk provision to handle risks incurred from the failure to pay debts of investors, importers or exporters.
3. The money amount appropriated for setting up of the risk provision shall be accounted as professional operation expenses of the Vietnam Development Bank.
4. The levels of appropriation and the use of the risk provision are provided for in the financial mechanism of the Vietnam Development Bank.
Article 41.- Competence to handle risks
1. The general director of the Vietnam Development Bank shall adjust the debt-payment time limit, debt-payment term and the value of debts to be paid in each term and reschedule debts with the total extended duration not exceeding 1/3 of the lending term specified in the first credit contract and the total capital-lending term not exceeding the maximum capital-lending term prescribed in this Decree.
2. The Minister of Finance shall decide on freezing or remission of debts for investors and exporters at the proposal of the general director of the Vietnam Development Bank.
3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the State Bank of Vietnam in, examining and submitting to the Prime Minister for decision cases of remission of loan principals at the proposal of the general director of the Vietnam Development Bank.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực