Chương 1 Nghị định 150/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Cựu chiến binh: Những quy định chung
Số hiệu: | 150/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/12/2006 | Ngày hiệu lực: | 05/01/2007 |
Ngày công báo: | 21/12/2006 | Số công báo: | Từ số 27 đến số 28 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh về Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Cựu chiến binh theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, cụ thể như sau:
1. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng Tháng 8 năm 1945 như Đội tự vệ đỏ, du kích Ba Tơ, du kích Bắc Sơn, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và các đơn vị vũ trang khác do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo.
2. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước (ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng).
3. Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc quy định tại khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm:
a) Đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm ở miền Bắc từ ngày 20 tháng 7 năm 1954 về trước (ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương);
b) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc);
c) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.
4. Công nhân viên quốc phòng quy định tại khoản 4 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 về trước.
5. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 5 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.
6. Những đối tượng quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và được cụ thể tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 2 của Nghị định này không được công nhận là Cựu chiến binh trong các trường hợp sau:
a) Người đầu hàng địch; phản bội; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; công nhân viên quốc phòng bị kỷ luật buộc thôi việc;
b) Người bị kết án tù mà chưa được xoá án tích.
7. Việc xác nhận cựu chiến binh:
a) Việc xác nhận Cựu chiến binh được căn cứ vào hồ sơ khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu tại địa phương, do cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn nơi Cựu chiến binh đang cư trú chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xác nhận;
b) Trường hợp hồ sơ bị thất lạc, việc xác nhận là Cựu chiến binh do cơ quan quân sự cấp xã nơi họ nhập ngũ phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xem xét xác minh lời khai của họ và lập danh sách để Ủy ban nhân dân nơi họ nhập ngũ xác nhận;
c) Việc xác nhận là Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào hồ sơ khi tiếp nhận Cựu chiến binh về cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó xác nhận.
8. Việc kết nạp hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam thực hiện theo quy định của Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hướng dẫn của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Điều 3. Ngày truyền thống của Cựu chiến binh
1. Ngày 6 tháng 12 hàng năm là ngày truyền thống cựu chiến binh.
2. Ngày truyền thống của Cựu chiến binh nhằm:
a) Tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta;
b) Động viên các thế hệ Cựu chiến binh giữ vững và phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; gương mẫu trong cuộc sống, là tấm gương sáng trong giáo dục cho thế hệ trẻ.
3. Kịp thời tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống của cựu chiến binh; tuyên truyền về cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; tổ chức gặp mặt, thăm hỏi Cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn và những hoạt động khác để động viên, giúp đỡ Cựu chiến binh.
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh về Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Cựu chiến binh theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, cụ thể như sau:
1. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng Tháng 8 năm 1945 như Đội tự vệ đỏ, du kích Ba Tơ, du kích Bắc Sơn, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và các đơn vị vũ trang khác do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo.
2. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước (ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng).
3. Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc quy định tại khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm:
a) Đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm ở miền Bắc từ ngày 20 tháng 7 năm 1954 về trước (ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương);
b) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc);
c) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.
4. Công nhân viên quốc phòng quy định tại khoản 4 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 về trước.
5. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 5 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.
6. Những đối tượng quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và được cụ thể tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 2 của Nghị định này không được công nhận là Cựu chiến binh trong các trường hợp sau:
a) Người đầu hàng địch; phản bội; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; công nhân viên quốc phòng bị kỷ luật buộc thôi việc;
b) Người bị kết án tù mà chưa được xoá án tích.
7. Việc xác nhận cựu chiến binh:
a) Việc xác nhận Cựu chiến binh được căn cứ vào hồ sơ khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu tại địa phương, do cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn nơi Cựu chiến binh đang cư trú chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xác nhận;
b) Trường hợp hồ sơ bị thất lạc, việc xác nhận là Cựu chiến binh do cơ quan quân sự cấp xã nơi họ nhập ngũ phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xem xét xác minh lời khai của họ và lập danh sách để Ủy ban nhân dân nơi họ nhập ngũ xác nhận;
c) Việc xác nhận là Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào hồ sơ khi tiếp nhận Cựu chiến binh về cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó xác nhận.
8. Việc kết nạp hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam thực hiện theo quy định của Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hướng dẫn của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
1. Ngày 6 tháng 12 hàng năm là ngày truyền thống cựu chiến binh.
2. Ngày truyền thống của Cựu chiến binh nhằm:
a) Tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta;
b) Động viên các thế hệ Cựu chiến binh giữ vững và phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; gương mẫu trong cuộc sống, là tấm gương sáng trong giáo dục cho thế hệ trẻ.
3. Kịp thời tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống của cựu chiến binh; tuyên truyền về cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; tổ chức gặp mặt, thăm hỏi Cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn và những hoạt động khác để động viên, giúp đỡ Cựu chiến binh.