Số hiệu: | 145/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 16/12/2013 |
Ngày công báo: | 14/11/2013 | Số công báo: | Từ số 783 đến số 784 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Cấm tư nhân tặng quà trong các buổi lễ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua …
Theo đó, từ 16/12/2013, cơ quan, tổ chức (kể cả tư nhân) không được tặng quà, biểu trưng, biểu tượng trong các buổi lễ quy định tại Nghị định này.
Ngoài ra, trong bài diễn văn hoặc báo cáo tại lễ kỷ niệm chỉ “Kính thưa họ tên và chức danh” Lãnh đạo có chức vụ cao nhất ở Trung ương và ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị.
Đồng thời tuyệt đối cấm trang phục có sử dụng phù hiệu, “nơ”, hoa cài ngực trong buổi lễ (hiện tại chỉ hạn chế đối với những buổi lễ không thật cần thiết hoặc quá đông người).
Nghị định này thay thế Nghị định 82/2001/NĐ-CP , 154/2004/NĐ-CP.
1. Buổi lễ được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời.
2. Tổ chức trong hội trường:
a) Treo Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và Đảng kỳ về phía bên trái của lễ đài; Quốc kỳ ở bên phải, Đảng kỳ ở bên trái (nhìn từ phía dưới lên);
b) Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới Quốc kỳ hoặc phía dưới giữa Quốc kỳ và Đảng kỳ. Trường hợp cờ được treo trên cột thì tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chếch phía trước bên phải cột cờ (nhìn từ phía dưới lên);
c) Tiêu đề buổi lễ được thể hiện bằng kiểu chữ chân phương trên nền phông về phía bên phải lễ đài. Nếu kết hợp trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng phải ghi đầy đủ danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng cao nhất được đón nhận;
d) Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lẵng hoa của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng được đặt ở vị trí trang trọng. Không đặt nhiều lẵng hoa, cây cảnh trên lễ đài;
đ) Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do Ban Tổ chức quyết định;
e) Bên ngoài hội trường treo Quốc kỳ ở vị trí trang trọng, cờ trang trí, băng khẩu hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ;
g) Khách mời được bố trí ngồi theo thứ tự từ giữa ra hai bên, từ phía trước ra phía sau.
3. Tổ chức ngoài trời:
a) Buổi lễ ngoài trời được tổ chức tại quảng trường, sân vận động hoặc một địa điểm trang trọng khác do Ban Tổ chức quyết định;
b) Lễ đài được thiết kế vững chắc, trang trí tương tự như tổ chức trong hội trường.
4. Cờ truyền thống
a) Cờ truyền thống được may bằng vải; hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài;
b) Bảo đảm thuần phong mỹ tục văn hóa Việt Nam, không trái với quy định của pháp luật.
1. Trang phục của thành viên Ban Tổ chức, đại biểu, khách mời và khối quần chúng dự lễ lịch sự, phù hợp theo quy định của Ban Tổ chức.
2. Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ mặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo, lễ phục lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Không dùng phù hiệu, “nơ”, hoa cài ngực. Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ đeo huân chương, huy chương. Chỉ sử dụng phù hiệu đối với thành viên Ban Tổ chức.
Điều 24. Biểu diễn nghệ thuật, tặng quà, chiêu đãi
1. Trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật thì chương trình phải phù hợp với nội dung buổi lễ; thời gian biểu diễn không quá 30 phút và phải được ghi rõ trong giấy mời.
2. Không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng (logo). Không tổ chức chiêu đãi, trừ trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này.
1. Buổi lễ được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời.
2. Tổ chức trong hội trường:
a) Treo Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và Đảng kỳ về phía bên trái của lễ đài; Quốc kỳ ở bên phải, Đảng kỳ ở bên trái (nhìn từ phía dưới lên);
b) Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới Quốc kỳ hoặc phía dưới giữa Quốc kỳ và Đảng kỳ. Trường hợp cờ được treo trên cột thì tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chếch phía trước bên phải cột cờ (nhìn từ phía dưới lên);
c) Tiêu đề buổi lễ được thể hiện bằng kiểu chữ chân phương trên nền phông về phía bên phải lễ đài. Nếu kết hợp trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng phải ghi đầy đủ danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng cao nhất được đón nhận;
d) Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lẵng hoa của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng được đặt ở vị trí trang trọng. Không đặt nhiều lẵng hoa, cây cảnh trên lễ đài;
đ) Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do Ban Tổ chức quyết định;
e) Bên ngoài hội trường treo Quốc kỳ ở vị trí trang trọng, cờ trang trí, băng khẩu hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ;
g) Khách mời được bố trí ngồi theo thứ tự từ giữa ra hai bên, từ phía trước ra phía sau.
3. Tổ chức ngoài trời:
a) Buổi lễ ngoài trời được tổ chức tại quảng trường, sân vận động hoặc một địa điểm trang trọng khác do Ban Tổ chức quyết định;
b) Lễ đài được thiết kế vững chắc, trang trí tương tự như tổ chức trong hội trường.
4. Cờ truyền thống
a) Cờ truyền thống được may bằng vải; hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài;
b) Bảo đảm thuần phong mỹ tục văn hóa Việt Nam, không trái với quy định của pháp luật.
1. Trang phục của thành viên Ban Tổ chức, đại biểu, khách mời và khối quần chúng dự lễ lịch sự, phù hợp theo quy định của Ban Tổ chức.
2. Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ mặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo, lễ phục lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Không dùng phù hiệu, “nơ”, hoa cài ngực. Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ đeo huân chương, huy chương. Chỉ sử dụng phù hiệu đối với thành viên Ban Tổ chức.
1. Trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật thì chương trình phải phù hợp với nội dung buổi lễ; thời gian biểu diễn không quá 30 phút và phải được ghi rõ trong giấy mời.
2. Không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng (logo). Không tổ chức chiêu đãi, trừ trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực