Chương 3 Nghị định 144/2013/NĐ-CP: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 144/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2013 |
Ngày công báo: | 13/11/2013 | Số công báo: | Từ số 781 đến số 782 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bán bia rượu cho trẻ em sẽ bị phạt 10 triệu
Ngày 29/10 Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định việc xử lý các vi phạm hành chính trong việc bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Theo quy định tại Nghị định này, hành vi dụ dỗ lôi kéo sử dụng hay bán bia, rượu, chất kích thích khác cho trẻ em sẽ bị phạt đến 10 triệu.
Đối với hành vi dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn thương về thể xác, tinh thần, sử dụng hình ảnh, âm thanh, con vật để đe dọa trẻ em cũng sẽ bị phạt với mức phạt trên.
Cũng theo Nghị định này, hành vi không chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, người cao tuổi theo quy định sẽ bị phạt đến 3 triệu.
Các mức phạt theo Nghị định này sẽ được áp dụng từ ngày 15/12/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.
2. Thanh tra Y tế có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các điều 10, 21 và 22 của Nghị định này.
3. Thanh tra Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các điều 11, 30 và 32 của Nghị định này.
4. Thanh tra Giao thông vận tải có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại Điều 14 và Điều 33 của Nghị định này.
5. Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các điều 24, 26 và 32 của Nghị định này.
6. Thanh tra Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các điều 15, 16, 24 và 26 của Nghị định này.
7. Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các điều 15, 24, 25, 26 và 32 và Điểm b Khoản 1 Điều 33 của Nghị định này.
8. Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điều 14, 20, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 31, 32 và 33 của Nghị định này.
9. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 36 đến Điều 39 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt của cá nhân.
1. Thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 35 của Nghị định này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Điều này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra sở và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều 35 của Nghị định này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 của Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra bộ và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 35 của Nghị định này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 của Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 35 của Nghị định này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 của Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, Điều 2 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Điều 2 của Nghị định này.
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, các khoản 7, 11 và 12 Điều 2 của Nghị định này.
3. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, các khoản 7, 11 và 12 Điều 2 của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, các khoản 7, 11 và 12 Điều 2 của Nghị định này.
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, các khoản 2, 7, 8, 11, 12 và 13 Điều 2 của Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, các khoản 2, 7, 8, 12 và 13 Điều 2 của Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, các khoản 2, 7, 8, 11, 12 và 13 Điều 2 của Nghị định này.
7. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 6 Điều này.