Nghị định 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực về an toàn điện
Số hiệu: | 14/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/02/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2014 |
Ngày công báo: | 13/03/2014 | Số công báo: | Từ số 307 đến số 308 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mức bồi thường nhà ở, đất trong hành lang lưới điện
Ngày 26/02/214 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn lưới điện.
Theo Nghị định, việc hỗ trợ, bồi thường một lần đối với nhà ở, công trình, đất nằm trong, ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không sẽ áp dụng cho các trường hợp sau:
- Nhà ở phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân nằm trong và ngoài hành lang bảo vệ;
- Đất ở, các loại đất khác nằm trong hành lang bảo vệ;
- Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất;
- Chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất khác sang đất ở;
- Hỗ trợ chi phí di chuyển;
- Bồi thường đối với cây trong và ngoài hành lang bảo vệ.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/04/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2014/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2014 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT ĐIỆN LỰC VỀ AN TOÀN ĐIỆN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực về an toàn điện.
1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực về an toàn điện, bao gồm: An toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện trong sản xuất; bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình, đất và cây trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi xây dựng các công trình lưới điện cao áp.
2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện hoặc có các hoạt động khác liên quan đến điện lực tại Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình lưới điện cao áp bao gồm lưới điện cao áp và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, áp dụng cho lưới điện có điện áp danh định từ 6 kV trở lên.
2. Khu dân cư là khu vực địa lý hiện có các hộ dân sinh sống tập trung hoặc đã được phê duyệt quy hoạch để các hộ dân chuyển đến sinh sống. Những khu vực địa lý không có các hộ dân sinh sống mặc dù có người hoặc phương tiện cơ giới qua lại, các vùng đồng ruộng, đồi trồng cây không được gọi là khu dân cư.
3. Nơi thường xuyên tập trung đông người gồm chợ, quảng trường, bệnh viện, trường học, nơi tổ chức hội chợ, triển lãm, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, bến tàu, bến xe, nhà ga và các công trình công cộng khác.
4. Trạng thái võng cực đại của dây dẫn điện là trạng thái tính toán dây dẫn khi đồng thời chịu tác động khắc nghiệt nhất của các yếu tố ảnh hưởng như dòng điện qua dây dẫn, nhiệt độ môi trường xung quanh, tải trọng gió.Bổ sung
1. Việc thiết kế, chế tạo thiết bị, xây dựng công trình điện lực phải thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) An toàn về điện;
b) An toàn về xây dựng;
c) An toàn về công nghệ sử dụng nguồn năng lượng sơ cấp (thủy năng, than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên và các dạng năng lượng khác);
d) An toàn về phòng, chống cháy nổ;
đ) Các quy định về bảo vệ môi trường.
2. Các thiết bị điện, dụng cụ điện mới sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải có chứng chỉ chất lượng hoặc có nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan của pháp luật; phải có bản hướng dẫn sử dụng kèm theo về các thông số kỹ thuật, tính năng, tác dụng cũng như các điều khác cần lưu ý để hướng dẫn người sử dụng phòng tránh sự cố và tai nạn điện.
1. Trộm cắp hoặc tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện; trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ.
2. Sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa được sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp.
3. Thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố lưới điện.
4. Lắp đặt ăng ten thu phát sóng; dây phơi; giàn giáo; biển, hộp đèn quảng cáo và các vật dụng khác tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào công trình lưới điện cao áp.
5. Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện.
6. Bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện hoặc quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện.
7. Đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp, trạm điện.
8. Đắp đất, xếp các loại vật liệu, thiết bị hoặc đổ phế thải vi phạm khoảng cách an toàn.
9. Sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác.
10. Nổ mìn, mở mỏ; xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất hóa học có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng các bộ phận của công trình lưới điện.
11. Đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động hoặc có khả năng làm hư hỏng, sự cố công trình lưới điện, trạm điện, nhà máy điện.
12. Điều khiển các phương tiện bay có khoảng cách đến bộ phận gần nhất của công trình lưới điện cao áp nhỏ hơn 100 m, trừ trường hợp phương tiện bay làm nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện được phép theo quy định.
13. Để cây đổ vào đường dây điện khi chặt tỉa cây hoặc lợi dụng việc bảo vệ, sửa chữa công trình lưới điện cao áp để chặt cây.
14. Các hành vi khác vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
1. Đối với các nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện chuẩn bị vận hành khai thác
a) Chủ đầu tư phải có đầy đủ các tài liệu thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, các tài liệu hoàn công xây lắp và các tài liệu kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật về xây dựng bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành;
b) Chủ đầu tư các dự án nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện phải thực hiện công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh từng phần và toàn bộ hệ thống các trang thiết bị trong dây chuyền công nghệ phát điện, truyền tải và phân phối điện để bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các thông số quy định trong thiết kế đã được duyệt. Hồ sơ thí nghiệm, hiệu chỉnh phải được đưa vào biên bản nghiệm thu từng phần và toàn bộ dự án.
2. Trong khi vận hành đường dây dẫn điện trên không đi qua khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, không được cho đường dây mang tải vượt quá tiêu chuẩn, định mức theo quy định.
3. Có đầy đủ các tài liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn điện; các hướng dẫn như: Quy trình, nội quy và biện pháp tổ chức thực hiện các quy định về an toàn điện tại cơ quan, doanh nghiệp trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện hiện hành. Thiết lập hồ sơ, lý lịch, tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị điện và tổ chức quản lý theo quy định.
4. Tại các vị trí vận hành phải có đầy đủ các quy trình: Vận hành thiết bị, xử lý sự cố điện; sơ đồ lưới điện, nội quy phòng cháy, chữa cháy, sổ nhật ký vận hành, dụng cụ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, biển cấm, biển báo và các dụng cụ, phương tiện khác theo quy định.
5. Bố trí người lao động làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
a) Được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ thuật đúng yêu cầu ngành nghề;
b) Được huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện.
6. Sử dụng các thiết bị điện có chứng chỉ chất lượng hoặc nhãn mác đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định pháp luật khác có liên quan.
7. Xây dựng, ban hành kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn sự cố, tai nạn. Trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn về điện, phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp cần thiết để cấp cứu người bị nạn, giảm nhẹ thiệt hại về người, tài sản; phải tổ chức điều tra xác định, phân tích nguyên nhân; kiểm điểm, xác định trách nhiệm.
8. Tổ chức hoặc tham gia tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về công tác an toàn điện.
9. Thực hiện việc thống kê, báo cáo về sự cố, tai nạn điện theo quy định.
1. Người lao động làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp và sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện phải được huấn luyện về an toàn điện và được cấp thẻ an toàn điện.
2. Việc huấn luyện về an toàn điện phải được thực hiện theo định kỳ một năm một lần và có kiểm tra, sát hạch xếp bậc an toàn điện.
3. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động được quy định tại Khoản 1 Điều này; đối với người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, việc cấp thẻ an toàn điện được thực hiện theo quy định tại Điều 64 Luật điện lực.
4. Chương trình huấn luyện phải có các nội dung chính sau:
a) Quy trình vận hành, xử lý sự cố đường dây điện, thiết bị điện nơi người lao động làm việc;
b) Quy định về an toàn khi kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm đường dây điện, thiết bị điện trong trường hợp có cắt điện và không cắt điện;
c) Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp cấp cứu người bị nạn do điện;
d) Thiết lập vùng làm việc an toàn;
đ) Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động;
e) Thực hành những nội dung có liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động.
5. Bộ Công Thương quy định chi tiết về công tác huấn luyện, xếp bậc cấp thẻ an toàn điện.
1. Cường độ điện trường tại khu vực có người thường xuyên làm việc phải đảm bảo yêu cầu không được vượt quá 5 kV/m.
2. Trường hợp cường độ điện trường lớn hơn quy định tại Khoản 1 Điều này thì phải áp dụng quy định về thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm như sau:
a) Khi người lao động không sử dụng thiết bị phòng tránh tác động của điện trường, thời gian làm việc tại nơi có điện trường được quy định trong bảng sau:
Cường độ điện trường E (kV/m) |
< 5 |
5 |
8 |
10 |
12 |
15 |
18 |
20 |
20 <E<25 |
³25 |
Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm (phút) |
Không hạn chế |
480 |
255 |
180 |
130 |
80 |
48 |
30 |
10 |
0 |
Cường độ điện trường có trị số khác trong bảng thì tính thời gian cho phép làm việc bằng (50/E - 2) giờ.
b) Khi người lao động sử dụng thiết bị phòng tránh tác động của điện trường thì thời gian làm việc được thực hiện theo hướng dẫn của nhà chế tạo thiết bị.
3. Đơn vị sở hữu, quản lý vận hành trạm điện thực hiện đo, lập bản đồ cường độ điện trường trên toàn bộ diện tích mặt bằng trạm và niêm yết tại phòng điều khiển trung tâm của trạm.
Bản đồ cường độ điện trường cần được lập lại khi trạm điện có một trong những thay đổi ở phần mang điện từ 220 kV trở lên như sau:
a) Thay đổi phạm vi bố trí trang thiết bị;
b) Thay đổi khoảng cách giữa các vật mang điện;
c) Giảm khoảng cách từ vật mang điện đến mặt đất.
1. Các công trình điện lực, không bao gồm nhà máy điện hạt nhân, khi không còn khai thác, sử dụng phải được xử lý, quản lý theo quy định của pháp luật về xây dựng, về bảo vệ môi trường và pháp luật khác liên quan.
2. Chủ sở hữu công trình phải tổ chức thực hiện các công việc sau:
a) Thu gom chất thải nguy hại, tro xỉ, dầu mỡ các loại tồn đọng trong các đường ống, trang thiết bị, dầu cặn thải, các chất xút ăn da, amoniac, hydrazine, clo và axít mạnh, các chất ăn mòn khác và các dung dịch của chúng và xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Đối với lưới điện, phải tháo dỡ, thu hồi các kết cấu của lưới điện và hoàn trả mặt bằng trong vòng 06 tháng kể từ khi lưới điện được tách khỏi hệ thống điện;
c) Đối với đập thủy điện, phải hoàn trả dòng chảy tự nhiên cho lưu vực sông (suối).
3. Chủ sở hữu công trình phải lập phương án quản lý, tháo dỡ, xử lý đối với công trình điện lực không còn khai thác sử dụng trong đó bao gồm nội dung tại Khoản 2 Điều này, trình duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng và tổ chức thực hiện theo phương án được duyệt.
1. Khi dự án công trình lưới điện cao áp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mặt bằng xây dựng, chậm nhất sau mười lăm (15) ngày làm việc chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng và tài sản khác nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp biết. Việc bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản trên đất và hỗ trợ khác cho người đang sử dụng đất khi xây dựng công trình được thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mọi tài sản hoặc công trình được tạo lập sau khi đã nhận được thông báo thực hiện dự án mà vi phạm hành lang an toàn theo quy định tại Nghị định này thì buộc phải tháo dỡ phần vi phạm và không được bồi thường, hỗ trợ.
2. Khi xây dựng, cải tạo đoạn đường dây dẫn điện trên không, ở khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, công trình quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng, khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng phải tăng cường các biện pháp an toàn về điện và xây dựng như sau:
a) Cột phải là cột thép hoặc bê tông cốt thép; hệ số an toàn của cột, xà, móng cột không nhỏ hơn 1,2;
b) Trong một khoảng cột, dây dẫn điện không được phép có mối nối, trừ dây dẫn điện có tiết diện từ 240 mm2 trở lên cho phép có một mối nối cho một dây. Hệ số an toàn của dây dẫn điện không nhỏ hơn 2,5;
c) Cách điện phải bố trí kép cùng chủng loại và đặc tính kỹ thuật. Dây dẫn điện, dây chống sét nếu mắc trên cách điện kiểu treo phải sử dụng khóa đỡ kiểu cố định. Hệ số an toàn của cách điện và các phụ kiện phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn theo quy định hiện hành;
d) Khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 35 kv |
110 kV |
220 kV |
Khoảng cách |
14 m |
15 m |
18 m |
đ) Trường hợp đặc biệt, khi xây dựng, cải tạo đường dây điện cấp điện áp đến 35 kV dọc theo hành lang đường giao thông nội bộ ở các khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, nếu sử dụng dây bọc thì cho phép khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất không nhỏ hơn 11 m.
3. Khoảng cách từ dây dẫn điện đến mặt đất ở ngoài các khu vực được quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện.
4. Đoạn cáp ngầm nối với đường dây dẫn điện trên không tính từ mặt đất trở lên đến độ cao hai mét phải được đặt trong ống bảo vệ.
5. Trường hợp buộc phải xây dựng lưới điện cao áp trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.Bổ sung
1. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Luật điện lực được quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 22 kV |
35 kV |
110kV |
220 kV |
||
Dây bọc |
Dây trần |
Dây bọc |
Dây trần |
Dây trần |
Dây trần |
|
Khoảng cách an toàn phóng điện |
1,0 m |
2,0 m |
1,5 m |
3,0 m |
4,0 m |
6,0 m |
2. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 4 Điều 51 của Luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và được quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 22 kV |
35 kV |
110kV |
220 kV |
500 kV |
Khoảng cách an toàn phóng điện |
4,0 m |
4,0 m |
6,0 m |
6,0 m |
8,0 m |
3. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 51 của Luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện khi dây ở trạng thái võng cực đại đến điểm cao nhất của đối tượng được bảo vệ và được quy định trong bảng sau:
Điện áp Khoảng an toàn phóng điện |
Đến 35 kV |
110 kV |
220 kV |
500 kV |
Đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện giao thông đường bộ |
2,5 m |
2,5 m |
3,5 m |
5,5 m |
Đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt hoặc đến điểm cao nhất (7,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt chạy điện |
3,0 m |
3,0 m |
4,0 m |
7,5 m |
Đến chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa |
1,5 m |
2,0 m |
3,0 m |
4,5 m |
1. Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không được quy định như sau:
a) Chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp;
b) Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 22 kV |
35 kV |
110 kV |
220 kV |
500 kV |
||
Dây bọc |
Dây trần |
Dây bọc |
Dây trần |
Dây trần |
Dây trần |
Dây trần |
|
Khoảng cách |
1,0 m |
2,0 m |
1,5 m |
3,0 m |
4,0 m |
6,0 m |
7,0 m |
c) Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 35 kV |
110 kV |
220 kV |
500 kV |
Khoảng cách |
2,0 m |
3,0 m |
4,0 m |
6,0 m |
2. Hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không được giới hạn về các phía là 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng.
1. Trường hợp cây trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, khoảng cách được quy định như sau:
a) Đối với đường dây dẫn điện có điện áp đến 35 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 35 kV |
|
Khoảng cách |
Dây bọc |
Dây trần |
0,7 m |
1,5 m |
b) Đối với đường dây có điện áp từ 110 kV đến 500 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì không được để cây cao hơn dây dẫn thấp nhất trừ trường hợp đặc biệt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn và được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép. Khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp |
110 kV |
220 kV |
500 kV |
Khoảng cách |
Dây trần |
||
2,0 m |
3,0 m |
4,5 m |
c) Đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi đang ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 35 kV |
110 kV |
220 kV |
500 kV |
|
Khoảng cách |
Dây bọc |
Dây trần |
Dây trần |
||
0,7 m |
2,0 m |
3,0 m |
4,0 m |
6,0 m |
d) Đối với đường dây dẫn điện trên không vượt qua rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vườn trồng cây thì khoảng cách theo phương thẳng đứng từ chiều cao trung bình của cây đã phát triển tối đa đến dây dẫn điện thấp nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp cây ở ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không và ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 35 kV |
110 và 220 kV |
500 kV |
Khoảng cách |
0,7 m |
1,0 m |
2,0 m |
3. Đối với cây phát triển nhanh trong khoảng thời gian 03 tháng có khả năng vi phạm khoảng cách quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và những cây không còn hiệu quả kinh tế nếu chặt ngọn, tỉa cành, thì phải chặt bỏ và cấm trồng mới.
4. Lúa, hoa màu và cây chỉ được trồng cách mép móng cột điện, móng néo ít nhất là 0,5 m.
Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.
2. Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện cao áp.
3. Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 35 kV |
110 kV |
220 kV |
Khoảng cách |
3,0 m |
4,0 m |
6,0 m |
4. Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một (01) mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một (01) mét.
5. Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.
6. Bộ Công Thương quy định chi tiết về phạm vi, kỹ thuật nối đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đối với điện áp từ 220 kv trở lên.
Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm được quy định như sau:
1. Chiều dài hành lang được tính từ vị trí cáp ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm này đến vị trí vào ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm kế tiếp.
2. Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi:
a) Mặt ngoài của mương cáp đối với cáp đặt trong mương cáp;
b) Hai mặt thẳng đứng cách mặt ngoài của vỏ cáp hoặc sợi cáp ngoài cùng về hai phía của đường cáp điện ngầm đối với cáp đặt trực tiếp trong đất, trong nước được quy định trong bảng sau:
Loại cáp điện |
Đặt trực tiếp trong đất |
Đặt trong nước |
||
Đất ổn định |
Đất không ổn định |
Nơi không có tàu thuyền qua lại |
Nơi có tàu thuyền qua lại |
|
Khoảng cách |
1,0 m |
1,5 m |
20,0 m |
100,0 m |
3. Chiều cao được tính từ mặt đất hoặc mặt nước đến
a) Mặt ngoài của đáy móng mương cáp đối với cáp đặt trong mương cáp;
b) Độ sâu thấp hơn điểm thấp nhất của vỏ cáp là 1,5 m đối với cáp đặt trực tiếp trong đất hoặc trong nước.
1. Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện được quy định như sau:
a) Đối với các trạm điện không có tường, rào bao quanh, hành lang bảo vệ được giới hạn bởi không gian bao quanh trạm điện có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm điện theo quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 22 kV |
35 kV |
Khoảng cách |
2,0 m |
3,0 m |
b) Đối với trạm điện có tường hoặc hàng rào cố định bao quanh, hành lang bảo vệ được giới hạn đến điểm ngoài cùng của móng, kè bảo vệ tường hoặc hàng rào; chiều cao hành lang được tính từ đáy móng sâu nhất của công trình trạm điện đến điểm cao nhất của trạm điện cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 11 của Nghị định này;
c) Đối với các trạm biến áp, trạm phân phối điện hợp bộ, có vỏ bằng kim loại thì hành lang bảo vệ được giới hạn đến mặt ngoài của phần vỏ kim loại.
2. Nhà và công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ an toàn của trạm điện phải đảm bảo không làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm điện; không xâm phạm đường ra vào trạm điện; đường cấp thoát nước của trạm điện, hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm và đường dây dẫn điện trên không; không làm cản trở hệ thống thông gió của trạm điện; không để cho nước thải xâm nhập làm hư hỏng công trình điện.
1. Đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp phải đặt biển cấm, biển báo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
2. Các cột điện phải được sơn màu trắng, đỏ từ khoảng chiều cao 50 m trở lên và phải đặt đèn tín hiệu trên đỉnh cột trong các trường hợp sau:
a) Cột điện cao từ 80 m trở lên;
b) Cột điện cao trên 50 m đến dưới 80 m nhưng ở vị trí có yêu cầu đặc biệt.
3. Tại điểm thấp nhất nơi giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không điện áp 220 kV trở lên với đường thủy nội địa, phải có báo hiệu phù hợp để các phương tiện giao thông đường thủy nhận biết được về ban đêm.
4. Trường hợp đường dây dẫn điện trên không nằm trong phạm vi vùng trời lân cận của sân bay việc sơn cột, đặt đèn báo hiệu theo quy định của pháp luật về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không.
5. Dọc theo đường cáp điện ngầm trong đất, chủ công trình phải đặt cột mốc hoặc dấu hiệu nhận biết đường cáp.
6. Đường cáp ngầm đặt trong nước phải có báo hiệu chỉ vị trí đường cáp, theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa hoặc quản lý cảng biển và luồng hàng hải.
1. Đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp có trách nhiệm
a) Kiểm tra thường xuyên hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý của mình. Khi phát hiện hành vi vi phạm, phải yêu cầu đối tượng vi phạm dừng ngay các hành vi vi phạm, báo cáo và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm đó;
b) Kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng lưới điện đúng thời hạn quy định. Không vận hành quá tải đối với đường dây phía trên nhà ở, công trình xây dựng;
c) Thống kê, theo dõi tai nạn điện, các vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương, cơ quan cấp trên theo định kỳ 06 tháng, hàng năm; đối với tai nạn điện còn phải thực hiện chế độ báo cáo nhanh đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương, cơ quan cấp trên trong vòng 24 giờ kể từ khi tai nạn xảy ra;
d) Công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
2. Người quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện phải thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.
3. Việc chặt, tỉa cây để bảo đảm an toàn lưới điện cao áp do đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp tổ chức thực hiện và phải thông báo cho tổ chức quản lý hoặc chủ sở hữu cây biết trước năm (05) ngày làm việc bằng hình thức thông báo trực tiếp. Trường hợp cá nhân, tổ chức sở hữu cây cố tình không nhận thông báo thì đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp lấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại (Ủy ban nhân dân cấp xã) về việc không nhận thông báo; các tổ chức, cá nhân không nhận thông báo vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện như các trường hợp khác.
4. Trường hợp bắt buộc phải chặt cây để khắc phục sự cố, đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp phải thông báo ngay số cây cần chặt và bồi thường cho chủ sở hữu cây. Nếu không thông báo được, cho chủ sở hữu cây thì phải thông báo và được xác nhận với Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi chặt cây.
5. Đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp thực hiện nhiệm vụ sửa chữa định kỳ phải thông báo trước ba (03) ngày cho tổ chức, cá nhân sử dụng đất nơi có cáp điện ngầm hoặc đường dây dẫn điện trên không đi qua bằng hình thức giao thông báo trực tiếp hoặc gửi bảo đảm qua bưu điện hoặc thông qua hệ thống phát thanh, truyền thông của Ủy ban nhân dân cấp xã; sửa chữa đột xuất do sự cố phải thông báo trước khi thực hiện công việc, trường hợp không thông báo được thì phải thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi thực hiện công việc.
Công tác kiểm tra, sửa chữa kết thúc, đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp phải khôi phục lại mặt bằng như trước khi sửa chữa.
6. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất nơi có cáp điện ngầm hoặc đường dây dẫn điện trên không đi qua có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp tiến hành kiểm tra hoặc sửa chữa những hư hỏng của công trình.
1. Nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV theo quy định tại Điều 13 Nghị định này thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một (01) lần như sau:
a) Nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì được bồi thường, hỗ trợ phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không;
b) Mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không lớn hơn 70% giá trị phần nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt tính trên diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, theo đơn giá xây dựng mới của nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt có tiêu chuẩn tương đương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
c) Trường hợp nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.
2. Nhà ở, công trình được xây dựng trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
a) Nếu chưa đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này thì chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp phải chịu kinh phí và tổ chức thực hiện việc cải tạo nhằm đáp ứng các điều kiện đó;
b) Trường hợp phá dỡ một phần, phần còn lại vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng và đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này thì chủ đầu tư lưới điện cao áp có trách nhiệm: Chi trả, bồi thường phần giá trị nhà, công trình bị phá dỡ và chi phí cải tạo hoàn thiện lại nhà, công trình theo tiêu chuẩn tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ hoặc bồi thường di dời nhà ở công trình theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Trường hợp nhà ở, công trình không thể cải tạo được để đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này, mà phải dỡ bỏ hoặc di dời, thì chủ sở hữu nhà ở, công trình được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
1. Đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở của một chủ sử dụng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220 kV thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất thì chủ sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một lần như sau:
a) Đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là loại đất ở được quy định tại các văn bản pháp luật về đất đai;
b) Diện tích đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là diện tích đất ở thực tế trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi đất ở, tính trên diện tích đất nằm trong hành lang;
c) Trên cùng một thửa đất, bao gồm đất ở và các loại đất khác của một chủ sử dụng đất, khi bị hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất trong hành lang cũng được bồi thường, hỗ trợ. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi các loại đất khác đó tính trên diện tích các loại đất khác nằm trong hành lang;
d) Trường hợp đất ở không đủ điều kiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.
2. Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì chủ sử dụng đất được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc hỗ trợ được thực hiện một lần, không lớn hơn 30% mức bồi thường thu hồi đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, tính trên diện tích đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.
3. Mức bồi thường, hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể. Kinh phí chi trả từ nguồn vốn đầu tư của chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp.
1. Nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân nằm ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, nhưng nằm giữa hai đường dây dẫn điện trên không điện áp 500 kV trở lên được xem xét bồi thường, hỗ trợ và di dời khi có một trong các điều kiện sau:
a) Cường độ điện trường lớn hơn quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định này;
b) Khoảng cách theo phương nằm ngang giữa hai dây dẫn pha ngoài cùng gần nhất của hai đường dây dẫn điện £ 60 mét.
2. Trường hợp nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân có khoảng cách như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và cường độ điện trường đảm bảo theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định này, nếu chủ sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có văn bản đề nghị được ở lại gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện thì được xem xét ở lại và được bồi thường, hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất ở, diện tích nhà ở và công trình phụ phục vụ sinh hoạt như đối với đất ở, nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không quy định tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định này.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị được quy định tại Khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản trả lời bằng hình thức giao trực tiếp hoặc gửi bảo đảm qua bưu điện tới người có đề nghị.
Khi chủ sử dụng đất phải di chuyển nhà ở ra ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không và có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng các loại đất khác bên ngoài hành lang thành đất ở mà phù hợp với quy hoạch thì cơ quan quản lý đất đai tại địa phương làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Chủ sử dụng đất phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Ngoài việc được bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình được quy định tại Điều 18 và đất được quy định tại Điều 19 Nghị định này, nếu chủ sở hữu nhà ở tự tìm được đất ở mới và có nguyện vọng di chuyển khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, thì tự thực hiện việc di chuyển và được hỗ trợ chi phí di chuyển theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
1. Cây có trước khi thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp và trong hành lang an toàn lưới điện, nếu phải chặt bỏ và cấm trồng mới theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định này thì được bồi thường theo quy định hiện hành.
2. Cây có trước khi thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp và trong hành lang thuộc loại không phải chặt bỏ và cấm trồng như quy định tại Khoản 3 Điều 12 hoặc cây ngoài hành lang có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định này thì đơn vị quản lý vận hành có quyền kiểm tra, chặt, tỉa cây để đảm bảo an toàn cho đường dây dẫn điện trên không và thực hiện bồi thường theo quy định.
3. Mức bồi thường đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được thực hiện một (01) lần đối với một cây và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, phù hợp với thực tế của địa phương.
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm
a) Xây dựng, ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ dự thảo các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn điện, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm định và công bố;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện quản lý nhà nước các hoạt động về an toàn điện;
d) Ban hành quy định hướng dẫn việc tổ chức kiểm định chất lượng các thiết bị, dụng cụ và sản phẩm điện về tiêu chuẩn an toàn;
đ) Thanh tra, kiểm tra về an toàn điện đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động điện lực và sử dụng điện; phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm
a) Quản lý việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn điện;
b) Chủ trì việc thẩm định và công bố các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn điện theo đề nghị của Bộ Công Thương;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng, thẩm định, ban hành và quản lý hệ thống quy chuẩn quốc gia về an toàn điện.
3. Bộ Xây dựng có trách nhiệm
a) Hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện trong việc lắp đặt đường dây, trạm điện trong các công trình dân dụng; trong các khu đô thị;
b) Ban hành, hướng dẫn thực hiện việc nối đất an toàn trong các công trình dân dụng.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn điện tại địa phương theo quy định của Bộ Công Thương và các Bộ chuyên ngành;
b) Xây dựng các mục tiêu bảo đảm an toàn điện đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của địa phương;
c) Tổ chức quản lý, bảo vệ an toàn công trình điện lực theo quy định của pháp luật;
d) Công bố mốc giới sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực;
đ) Cung cấp thông tin về hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh;
e) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, phạm vi bảo vệ các hạng mục xây dựng của công trình điện lực.
1. Khi phát hiện lưới điện cao áp bị xâm phạm, bị phá hoại, bị cháy, bị sự cố nghiêm trọng thi đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp, Ủy ban nhân dân các cấp, công an, lực lượng vũ trang trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp khẩn trương khắc phục để hạn chế thiệt hại và đưa công trình vào hoạt động.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý của mình.
3. Căn cứ tình hình ở từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Thành phần và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2014; thay thế các Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực về bảo vệ công trình lưới điện cao áp, Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 14/2014/ND-CP |
Hanoi, 26 February, 2014 |
STIPULATING IN DETAIL THE IMPLEMENTATION OF ELECTRICITY LAW REGARDING ELECTRICITY SAFETY
Pursuant to the Law on organization of Government dated 25 December 2001;
Pursuant to the Electricity Law dated 03 December 2004 and the Law amending and addition of some articles of the Electricity Law dated 20 November 2012;
At the request the Minister of Industry and Trade,
The Government issues the Decree stipulating in detail the implementation of electricity law regarding electricity safety.
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. Decree stipulates in detail the implementation of electricity law regarding electricity safety, including: Safety in generation, transmission, distribution and use of electricity in production; compensation and assistance of housing, works, land and plants in the safety corridor of overhead power transmission line upon the construction of high-voltage grid.
2. This Decree applies to organizations and individuals involved in electricity activities, electricity use or having other activities related to electricity in Vietnam. Where the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to have the provisions different from those of this Decree, the provisions of such international agreements shall apply;
Article 2. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. High-voltage electrical works mean the high-voltage grid and the safety corridor of high-voltage grid applicable to the nominal voltage of 6 kV and above.
2. Residential area means the geographical areas with households living concentratedly or with approved planning for households moving in to live. The geographical areas without any households living despite people and vehicles crossing, field areas or planted hills are not called residential areas.
3. Places regularly crowded with people such as markets, squares, hospitals, schools, place of fairs, exhibitions, commercial centers, entertainment areas, wharves, stations, railway stations and other public places.
4. State of maximum deflection of conducting wire is the state of calculation of conducting wire upon simultaneously impacted hardest by the affecting factors such as the current through the wire, ambient temperature or wind load.
Article 3. General provision on safety for electrical equipment and power projects
1. The design and fabrication of equipment of electrical project construction must comply with the technical regulations and standards or international and foreign standards which are applied in Vietnam with the permission of the local competent authorities and must meet the following requirements:
a) Electricity safety;
b) Construction safety ;
c) Safety of technologies using primary energy sources (hydraulic power, coal, oil, natural gas and other forms of energy);
d) Fire and explosion prevention safety;
dd) Regulations on environmental protection.
2. New electrical equipment and power devices domestically produced or imported must have quality certificate or goods label and quality registration consistent with the technical regulations and standards and other relevant regulations of law; must have manual with technical parameters, features, effects and other instructions for the users to prevent electrical incidents and accidents.
1. Stealing or removing the guy rope, earthing wire and equipment of power grid, climbing on electric poles, entering power stations or safety protection areas of electrical works when not on duty.
2. Using the high-voltage grid for other purposes without the agreement with the management unit of high-voltage grid works.
3. Flying kites or flying objects near high-voltage grid works which may cause incidents to the power grids.
4. Installing receiving and transmitting antenna, hanging wire, scaffolding, billboard, light box and other things at places that may hit the high-voltage power grid works upon collapse or falling.
5. Planting trees or letting trees violate the safety distance for overhead conducting wire or power stations.
6. Shooting birds on wires or power stations or tossing or throwing any object to the wires or power stations.
7. Digging land which may cause subsidence or collapse of high-voltage power grid and power stations.
8. Filling soil or placing materials, equipment or discharging waste in violation of safety distance.
9. Using electric pole or power station as house, tent, shop, animal tying or for other purposes.
10. Blasting or opening mine, placing or containing flammable substances, chemicals capable of causing corrosion or damage to the parts of the grid.
11. Burning fields, using performance vehicles causing shocks or potential damage or incidents to power grid works, power stations or power plants.
12. Controlling the flying vehicles with the distance of less than 100 m to the nearest part of power grid works, except cases where the flying vehicles are on duty of management, maintenance or repair of electric wires permitted under regulation.
13. Letting trees fall onto the electric wires when cutting or trimming trees or cutting trees from abusing the protection or repair of high-voltage grid.
14. Other acts which violate the regulations on safety protection of high-voltage grid.
Article 5. General requirements for safety in generation, transmission, distribution and use of electricty for production
1. For power plants, stations and conducting wires readily for operation:
a) The owner must have all technical design materials, performance drawing design materials, construction completion materials and other ones under regulations of law on construction and transfer to the operating management unit.
b) The owner of project of power plant, power station, conducting wire must carry out the testing and adjustment of each part and the whole system of equipment in technology line of generation, transmission and distribution of electricity to ensure the compliance with the technical regulations and standards and parameters specified in the approved design. The documents of testing and adjustment must be included in the records of acceptance of each part and the whole project.
2. While operating the overhead conducting wire across residential areas or places regularly crowded with people, the line must not bear load exceeding the prescribed standard and norm.
3. Having all materials on technical regulations and standards for electrical safety; the instructions such as: Procedures, rules and measures to implement the electrical safety regulations at agencies and enterprises on the basis of current technical regulations and standards for electrical safety. Preparing documents, resumé and technical materials related to electrical equipment and organizing the management under regulation.
4. At the operating positions, there must be all procedures: Equipment operation, troubleshooting of electrical incidents; power grid outline, rules of fire prevention and fighting, operation logbook, devices, equipment and means of personal protection, restricted signs, signals and other devices and means under regulation.
5. Assignment of operation, experiment, construction, installation and repair of electrical line or equipment to the employees must ensure the following conditions:
a) Being trained about skills and techniques suitable for industry requirements;
b) Being trained and issued with electrical safety certificate.
6. Using electrical equipment with quality certificate or quality registration label in accordance with technical regulations and standards and other relevant regulations of law.
7. Making and issuing plans for prevention and stoppage of incidents or accidents. In case of electrical incidents or accidents, the necessary measures must be applied quickly to help the victims and mitigate loss of people and assets and then investigating to determine, analyze causes, review and determine responsibility.
8. Organizing or participating in propagation and wide dissemination of electricity safety.
9. Carrying out the statistics and report on electrical incidents and accidents under regulations.
Article 6. Provisions on training and issuance of electricity safety card
1. Employees performing the operation, experiment, construction and repair of electrical line or equipment must be trained in electricity safety and issued with electricity safety card.
2. The training in electricity safety must be once a year with examination and grading of electricity safety.
3. Employers are responsible for organizing the training and issuance of electricity safety card to the employees as stipulated in Clause 1 of this Article. For people who operate and repair electricity in rural and mountainous areas, borders, islands, the issuance of electricity safety card is done in accordance with the provisions in Article 64 of the Electricity Law.
4. The training program must have the following main contents:
a) Procedures for operation and troubleshooting of incidents of electric lines and equipment at the employees’ workplace;
b) Regulations on safety upon inspection, maintenance, repair and experiment of electrical lines and equipment in case of power cut-off or no cut-off;
c) Ways to know and measures to eliminate risks of causing incidents or accidents at workplace and methods of helping electrical victims;
d) Establishment of safe working area;
dd) Features, effect, usage, preservation and regulations on testing (experiment) of safety equipment and working means and devices in accordance with the employee’s work.
e) Practice of contents related to the safety assurance in accordance with the employee’s work.
5. The Ministry of Industry and Trade shall stipulate in detail the training and grading for issuance of electricity safety card.
Article 7. Electric field intensity in power stations with voltage from 220 kV and above
1. The electric field intensity in the areas with people regularly working must ensure the requirements not exceeding 5 kV/m
2. If the electric field intensity is greater than the level specified in Clause 1 of this Article, the regulation on permissible working time in a day and night must be applied as follows:
a) When the employees do not use equipment to prevent the impact of electric field, the working time at the place of electric field is specified in the following table:
Electric field intensity E(kV/m) |
< 5 |
5 |
8 |
10 |
12 |
15 |
18 |
20 |
20 <E<25 |
³25 |
Permissible working time in a day and night (Minute)
|
No restriction |
480 |
255 |
180 |
130 |
80 |
48 |
30 |
10 |
0 |
Electric field intensity with different values in the table, the permissible working time in a day and night is calculated in (50/E - 2) hour.
b) When the employees use the equipment to prevent the impact of electric field, the working time is under the equipment manufacturer’s instructions.
3. The units owning and managing the operation of power station shall measure and formulate the map of electric field intensity over the entire surface area of the station and list it in the central control room of the station.
The map of electric field intensity shall be re-formulated when the power station has one of the changes in the charged part from 220 kV and above as follows:
a) Change of scope of equipment layout;
b) Change of distance between the charged object;
c) Reduction in distance from the charged object to the ground.
Article 8. Handling and controlling the safety for electricity works which are no longer used.
1. The power works, except for nuclear power plant, when no longer used, must be treated and managed under regulations of law on construction, environmental protection and other relevant laws.
2. The owner of works must do the following things:
a) Gathering hazardous waste, ash, lubricating oil of various kinds left in the pipes, equipment, scavenge oil, caustic substances, ammonia, hydrazine, chlorine and strong acid, other corrosives and their solutions and treating them in accordance with the law on environmental protection;
b) For power grid, it must be dismantled to recover its structure and restore the initial state of the ground within 06 months after the power grid is separated from the power system.
c) For hydraulic, it is required to restore the natural flow for the river (spring) basin.
3. The owner of works must plan the management, dismantlement and treatment for electrical works which are no longer used including the contents in Clause 2 of this Article and submit it for approval under regulations of law on construction and implement the approved plan.
Article 9. Construction of high-voltage grid project
1. When the high-voltage grid works whose construction site has been approved by the competent authorities, within fifteen (15) working days, the owner must notify in writing the People’s Committees at all levels at localities, organizations, households and individuals as land user, house owner, owner of constructional works and other properties located within the safety corridor of high-voltage grid for information. The compensation and assistance of land or properties on land and other assistance to the land user upon works construction shall comply with regulations of law on compensation, assistance and relocation. All properties or works which are built after having received the notice of works implementation but violate the safety corridor as stipulated in this Decree must be dismantled for the violating part without any compensation or assistance.
2. When building or improving the section of overhead conducting wire in residential area or places regularly crowded with people, industrial parks, high-tech parks, export processing zones or important works related to security, national defense, historical and cultural monuments and famous landscape that have been ranked by the state, it is required to strengthen the measures of electrical and constructional safety as follows:
a) Pole must be steel or concrete. The safety coefficient of poles, beams and pole foundation is not less than 1.2;
b) In a pole span, the conducting wire must not have connector, except that the conducting wire with cross-section of 240 mm2 and above may have a connector for a wire. The safety coefficient of conducting wire is not less than 2.5;
c) There must be double insulator of the same type and technical features. The conducting wire or earthing wire if hung on the suspension insulator must be used with the fixed suspension clamp. The safety coefficient of insulator and accessories must meet the standards under current regulations;
d) The distance from the lowest point of conducting wire in the state of maximum deflection to the ground is not less than that specified in the following table:
Voltage |
Up to 35 kv |
110 kV |
220 kV |
Distance |
14 m |
15 m |
18 m |
dd) In special cases, when building or improving the conducting wire of voltage level to 35 kV along the corridor of internal traffic roads in residential areas, industrial parks, high-tech parks or export processing zones, if using insulated wire, the distance from the lowest point of conducting wire at the state of maximum deflection to the ground is not less than 11 m.
3. The distance from the conducting wire to the ground outside the areas specified in Clause 2 of this Article shall comply with the provisions of the national technical Regulation on electrical techniques.
4. The underground cable section connecting the overhead conducting wire at the height of 2 m from the ground must be placed in the protective tube.
5. In case of obligatory building of high-voltage grid within the scope of protection of road traffic infrastructure, it is required to comply with regulations of law on management and protection of road traffic infrastructure.
Article 10. Safety distance of electrical discharge by voltage level
1. The safety distance of electrical discharge by voltage level is specified in Clause 1, Article 51 of the Electricity Law in the following table:
Voltage |
Up to 22 kV |
35 kV |
110kV |
220 kV |
||
Insulated wire |
Naked wire |
Insulated wire |
Naked wire |
Naked wire |
Naked wire |
|
Safety distance of electrical discharge |
1.0 m |
2.0 m |
1.5 m |
3.0 m |
4.0 m |
6,0 m |
2. The safety distance of electrical discharge by voltage level specified in Clause 4, Article 51 of the Electricity Law is the minimum distance from the conducting wire to the nearest point of equipment, tool and working means in the safety corridor of high-voltage grid and is specified in the following table:
Voltage |
Up to 22 kV |
35 kV |
110kV |
220 kV |
500 kV |
Safety distance of electrical discharge |
4.0 m |
4.0 m |
6.0 m |
6.0 m |
8.0 m |
3. The safety distance of electrical discharge by voltage level specified in Clause 5, 6 and 7, Article 51 of the Electricity Law is the minimum distance from the conducting wire at the state of deflection to the highest point of the protected subjects and is specified in the following table:
Voltage Safety distance of electrical discharge |
Up to 35 kV |
110 kV |
220 kV |
500 kV |
Up to the highest point (4.5m) of the road vehicles |
2.5 m |
2.5 m |
3.5 m |
5.5 m |
Up to the highest point (4.5m) of the railway vehicles and works or up to the highest point (7.5m) of the railway means and works operated with electricity. |
3.0 m |
3.0 m |
4.0 m |
7.5 m |
Up to the clearance height at technical level of inland waterway |
1.5 m |
2.0 m |
3.0 m |
4.5 m |
Article 11. Safety corridor of overhead conducting wire
1. The safety corridor of overhead conducting wire is specified as follows:
a) The length of corridor is from the position where the line goes out of the protection boundary of this station to the position where the line goes into the protection boundary of the next station;
b) The width of corridor is limited by 02 vertical planes to two side of the line and parallel with the line with the distance from the outmost line to each side when the line is in the static condition as specified in the following table:
Voltage |
Up to 22 kV |
35 kV |
110 kV |
220 kV |
500 kV |
||
Insulated wire |
Naked wire |
Insulated wire |
Naked wire |
Naked wire |
Naked wire |
Naked wire |
|
Distance |
1.0 m |
2,.0 m |
1.5 m |
3.0 m |
4.0 m |
6.0 m |
7.0 m |
c) The height of corridor is from the bottom of pole foundation to the heighest point of the works plus the safety distance vertically specified in the following table:
Voltage |
Up to 35 kV |
110 kV |
220 kV |
500 kV |
Distance |
2.0 m |
3.0 m |
4.0 m |
6.0 m |
2. The safety corridor of overhead or aboveground electrical cables is limited to the sides of 0.5 m from the outer side of the outmost cable.
Article 12. Trees in and outside the safety corridor of overhead conducting line
1. In case there are trees in the safety corridor of overhead conducting line, the distance is specified as follows:
a) For conducting line with voltage up to 35 kV in cities, towns…, the distance from any point of the trees to the conducting wire in the state of maximum deflection is not less than the distance specified in the following table:
Voltage |
Up to 35 kV |
|
Distance |
Insulated wire |
Naked wire |
0.7 m |
1.5 m |
b) For the line with voltage from 110 kV to 500 kV in cities, towns…, the trees must not be higher than the lowest conducting line except for special cases, there must be technical measures to ensure the safety permitted by the People’s Committees of provinces and centrally-run cities (provincial People’s Committees). The distance from any point of the trees to the conducting line at the state of maximum deflection must not be less than the distance specified in the following table:
Voltage |
110 kV |
220 kV |
500 kV |
Distance |
Naked wire |
||
2.0 m |
3.0 m |
4.5 m |
c) For the lines outside cities, towns…, the distance from the highest point of the trees vertically to the height of the lowest conducting line at the state of maximum deflection is not less than the distance specified in the following table:
Voltage |
Up to 35 kV |
110 kV |
220 kV |
500 kV |
|
Distance |
Insulated wire |
Naked wire |
Naked wire |
||
0.7 m |
2.0 m |
3.0 m |
4.0 m |
6.0 m |
d) For the overhead conducting line across special-use forest, protection forest, production forest and garden, the vertical distance from the average height of trees maximally grown to the lowest conducting line at the state of maximum deflection must not be less than distance specified at Point c, Clause 1 of this Article.
2. In case the trees are outside the safety corridor of overhead conducting line and outside the cities, towns…, the distance from any part of tree when the tree falls to any part of line must not be less than the distance specified in the following table:
Voltage |
Up to 35 kV |
110 and 220 kV |
500 kV |
Distance |
0.7 m |
1.0 m |
2.0 m |
|
|
|
|
3. For trees which rapidly grow within 03 months and possibly violate the distance specified in Clause 1 and 2 of this Article. For the trees which have no longer economic efficiency must be fallen and not be planted again.
4. Rice, crops and plants must only be planted at least 0.5 m from the pole foundation and sleeper.
Article 13. Existing conditions of houses and works within the safety corridor of overhead conducting line with voltage up to 220 kV
Houses and constructional works are permitted to exist within the safety corridor of overhead conducting line with voltage up to 220 kV if meeting the following conditions:
1. Roof and wall must be made of non-combustible materials.
2. No obstruction of way in and out for testing, maintenance and replacement of parts of high-voltage grid.
3. The distance from any part of houses or works to the nearest conducting line when the line is at the state of maximum deflection is not less than the distance specified in the following table:
Voltage |
Up to 35 kV |
110 kV |
220 kV |
Distance |
3.0 m |
4.0 m |
6.0 m |
4. The electric field intensity is less than 5 kV/m at any point outside the house and one meter (01) from the ground and less than or equal to 1 kV/m at any point inside the house and one meter (01) from the ground.
5. For houses and works within the safety corridor of overhead conducting line with voltage of 220 kV, besides meeting the above conditions, the metal structures of houses and works must be connected to earth under regulations on earthing techniques.
6. The Ministry of Industry and Trade stipulates in detail the scope and earthing techniques of metal structure of houses and works within and adjacent to the safety corridor of overhead conducting line with voltage from 220 kv and above.
Article 14. Safety corridor of underground cable
The safety corridor of underground cable is specified as follows:
1. The length of corridor is from the position where the cable goes out of the protection boundary of this station to the position into the protection boundary of the next station.
2. The width of corridor is limited by:
a) The outer side of the cable trench for cables placed in the trench;
b) Two vertical sides from the outer side of cable shell or outmost cable on both sides of the underground cable for cable placed directly under the ground or water specified in the following table:
Type of electric cable |
Underground |
Underwater |
||
Stable ground |
Unstable ground |
Place without boat moving |
Place with boat moving |
|
Distance |
1.0 m |
1.5 m |
20.0 m |
100.0 m |
3. The height is from the ground or water surface to
a) Outer side of foundation bottom of cable trench for cable placed in cable trench;
b) The depth is 1.5 m lower than the lowest point of cable shell for cable placed directly in the ground and water.
Article 15. Safety corridor of power station
1. The safety corridor of power station is specified as follows:
a) For power stations without wall or fence, the safety corridor is limited by the space around the power station with the distance to the nearest charged objects of the station as specified in the following table:
Voltage |
Up to 22 kV |
35 kV |
Distance |
2.0 m |
3.0 m |
b) For the power station with fixed wall or fence, the safety corridor is limited to the outmost point of foundation or protection embankment of wall or fence; the height of corridor is from the deepest foundation bottom of the power station to the highest point of the power station plus the vertical safety distance specified at Point c, Clause 1, Article 11 of this Decree;
c) For integrated substations or power distribution stations with metal case, the safety corridor is limited to the outer side of metal case.
2. Houses and constructional works near the safety corridor of power station must ensure no damage to any part of power station; no obstruction to the way in and out, the water supply and drainage system, the safety corridor of underground cable and overhead conduction line, the ventilation system of the power system and no wastewater intrusion causing damage to the electrical works.
1. The unit managing and operating the high-voltage grid must place the restricted signs, signals under the current technical regulations and standards.
2. The electric poles must be painted white and red from the height of 50 m or above and must have a signal light on the peak of column in the following cases:
a) Electric pole is 80 m in height;
b) Electric pole is from 50 to 80 m in height but at the position with special requirements.
3. At the lowest point where the overhead conducting line with voltage 220 kV or above with the inland waterway, there must be appropriate signal for the waterway vehicles to recognize at night.
4. Where the overhead conducting line is within the surrounding airspace of airport, the painting of electric pole and placement of signal light are in accordance with regulations of law on management of height of aviation obstacles.
5. Along the underground cable, the works owner must place the landmark or sign to recognize the cable.
6. The underwater cable must have signs to indicate the position of cable under the regulations of law on inland waterway transportation or management of seaport and maritime channels.
Article 17. Management and operation of high-voltage grid
1. The unit managing and operating the high-voltage grid is responsible for
a) Regularly checking the safety corridor of high-voltage grid within its management. When detecting acts of violation, it must require the violating subjects to immediately stop their illegal acts, report and coordinate with the local competent authorities to record such acts.
b) Checking, repairing and maintaining the grid within the prescribed time limit. Overloading operation must be prohibited for the line over the houses and constructional works;
c) Doing statistics and monitoring electric accidents and violations to the safety corridor of high-voltage grid within its management and report to the competent authorities on electrical activities and use at localities and to the superior authorities for every 06 months and a year; for electric accidents, reporting to the management agency on the electric activities and use at localities and superior agency within 24 hours from the occurrence of accident;
d) Publicizing the landmark of safety corridor of high-voltage grid.
2. The person managing, operating and repairing the grid must comply with regulations on safety assurance according to the national technical regulations on electricity safety.
3. The cutting and pruning of tree to ensure the safety of grid shall be done by the unit managing and operating the high-voltage grid and this unit must notify directly the managing organization or tree owner five (05) working days in advance. In case the organization or individual owning the trees does not receive the notice intentionally, the unit managing and operating the high-voltage grid shall request the certification of the People’s Committee of local commune, ward or town (Communal People’s Committee) on the intentional nonreceipt of notice. The organizations and individuals not receiving notice must also take responsibility for implementation as in other cases.
4. In case of obligatory cutting to troubleshoot the incidents, the unit managing and operating the high-voltage grid must notify immediately the number of tree to be cut and compensate the tree owner. If failing to notify the tree owner, the unit managing and operating the high-voltage grid must notify the communal People’s Committee to get its certification before cutting.
5. The unit managing and operating the high-voltage grid performing the periodical repair must notify three (03) days in advance the organizations or individuals using land where there is underground cable or overhead conducting line crossing in the form of direct notice or registered mail or through the radio and communication system of communal People’s Committee; notify in advance before duty performance in case of irregular repair due to incident. In case of failure to notify, the communal People’s Committee must be notified before duty performance.
When the checking and repair is over, the unit managing and operating the high-voltage grid must restore the space as before the repair.
6. Organizations and individuals using land where there is underground cable or overhead conducting line crossing must create favourable conditions for the unit managing and operating the high-voltage grid to carry out the checking or repair of failure of the works.
COMPENSATION, ASSISTANCE OF HOUSES, WORKS, LAND AND TREES WITHIN SAFETY CORRIDOR OF OVERHEAD CONDUCTING LINE
Article 18. Compensation, assistance of houses, works, land and trees within safety corridor of overhead conducting line
1. Houses and ancillary works for living of households and individuals shall not be removed out of the safety corridor of overhead conducting line with voltage up to 220 kV as specified in Article 13 of this Decree, the owner of such houses and ancillary works shall be compensated and receive assistance due to limited usability and effect in living. The compensation and assistance shall be done once (01 time) as follows:
a) Houses and ancillary works for living having a part or the whole area within the safety corridor of overhead conducting line, are built on the land eligible for compensation under regulations of law on land before the notice day of performance of high-voltage grid project approved by the competent authorities shall be compensated or receive the assistance of part of area within the safety corridor of overhead conducting line.
b) The specific compensation or assistance shall be stipulated by provincial People’s Committee but not greater than 70% of value of houses and ancillary works for living calculated on the area within the safety corridor of overhead conducting line based on the new unit price of construction of houses and ancillary for living with equivalent standards issued by provincial People’s Committee.
c) Where the houses and ancillary works for living are built on the land ineligible for compensation for land under regulations of law, the provincial People’s Committee shall consider the assistance based on the practical conditions of each locality.
2. Houses and works are built before the notice date of performance of high-voltage grid project approved by the competent authorities:
a) If failing to meet the conditions specified in Article 13 of this Decree, the owner of high-voltage grid project must bear the costs and carry out the implementation of renovation in order to meet such conditions;
b) In case of demolishment of a part and the other part still ensures the technical standards under regulations of law on construction and meets the conditions specified in Article 13 of this Decree, the owner of high-voltage grid is responsible for making payment and compensation for the part of value of house or works demolished and the expenses for renovation and completion in accordance with the equivalent standard of house or works before demolished or compensation for relocation of house or works under the decision of provincial People’s Committee;
c) In case the house or works cannot be renovated to meet the conditions specified in Article 13 of this Decree but demolished or relocated, the owner of house or works shall be compensated or receive the assistance under regulation of law on compensation, assistance and relocation when the State recovers the land.
Article 19. Compensation and assistance for land within the safety corridor of overhead conducting line
1. Residential land and other types of land in the same parcel of land of an owner within the safety corridor of overhead conducting line with voltage up to 220 kV subject to the State’s non-recovery of land, the land user shall be compensated or receive the assistance due to limited usability of land. The compensation or assistance is done once as follows:
a) Residential land with compensation or assistance due to limited usability of land is the type of residential land stipulated in legal documents of land;
b) The area of residential land with compensation or assistance due to limited usability of land is the actual area of residential land within the safety corridor of overhead conducting line. The rate of compensation or assistance shall not be greater than 80% of compensation for residential land calculated on the area of land within the corridor.
c) On the same parcel of land, including residential land and other types of land of one land user, when the safety corridor of overhead conducting line occupies the space greater than the residential land quota, the area of other types of land on the same parcel of land within the corridor is also compensated or assisted. The rate of compensation or assistance shall not greater than the rate of compensation for recovery of such other types of land calculated on the area of other types of land within the corridor;
d) In case the residential land does not meet the conditions specified at Point a, Clause 1 of this Article, the provincial People’s Committee shall consider the assistance based on the actual conditions of each locality.
2. For the perennial crop land or land of production forest within the safety corridor of overhead conducting line, the land user shall receive the assistance due to the limited usability of land. The assistance shall be done once not greater than 30% of compensation for recovery of perennial crop land or land of production forest calculated on the land area within the safety corridor of overhead conducting line.
3. The rate of compensation or assistance specified in Clause 1 and 2 of this Article is provided for by the provincial People’s Committee. The fund for payment is from the investment capital of the owner of high-voltage grid works.
Article 20. Compensation or assistance to houses or works outside the safety corridor of overhead conducting line but between 02 overhead conducting lines with voltage of 500 kV and above
1. House or ancillary works for living of households and individuals outside the safety corridor of overhead conducting line but between 02 overhead conducting lines with voltage of 500 kV and above shall be considered the compensation or assistance and relocation when meeting one of the following conditions:
a) The electric field intensity is greater than that specified in Clause 3, Article 13 of this Decree;
b) The distance between two horizontal conducting line of nearest outmost phase of two conducting line is ≤ 60 m.
2. In case the houses or ancillary works for living of households and individuals have a distance as specified at Point b, Clause 1 of this Article and the electric field intensity specified in Clause 3, Article 13 of this Decree, if the land user or owner of properties attached to land send a written request for stay to the district People’s Committee, he/she shall be considered for stay and receive compensation or assistance for the whole area of residential land, house or ancillary works for living within the safety corridor of overhead conducting line specified in Article 18 and 19 of this Decree.
3. Within 15 working days after receiving the written request specified in Clause 2 of this Article, the district People’s Committee shall reply in writing in the form of direct delivery or registered mail to the requester.
Article 21. Conversion of purpose of use of other types of land to residential land
When the land user must relocate his/her house outside the safety corridor of overhead conducting line and wishes to convert the purpose of use of other types of land to residential land outside the corridor to residential land suitable for the planning, the local land management agency shall carry out the procedures for submission to the competent authorities for decision on conversion of purpose of land use. The land user must comply with the regulations of law upon conversion of purpose of land use.
Article 22. Assistance of relocation expenses
In addition to the compensation or assistance to the houses or works specified in Article 18 and land specified in Article 19 of this Decree, if the house owner finds new residential land himself/herself and wishes to move out of the safety corridor of overhead conducting line, he/she shall move and receive the moving expense under regulations of law for compensation, assistance and relocation when the State recovers the land.
Article 23. Compensation to trees within and outside the safety corridor of overhead conducting line
1. If the trees exist before the notice of performance of high-voltage grid works and are within the safety corridor of grid and must be cut and new trees are banned from growing as stipulated in Clause 3, Article 12 of this Decree, they shall be compensated under current regulations.
2. If the trees exist before the notice of performance of high-voltage grid works and are within the safety corridor of grid and must not be cut and new trees are not banned from growing as stipulated in Clause 3, Article 12 of this Decree or trees outside the corridor are at risk of violating the safety distance specified in Clause 2, Article 13 of this Decree, the unit managing the operation has the right to check, cut or prune the trees to ensure the safety for the overhead conducting line and makes the compensation under regulation.
3. The rate of compensation for cases specified in Clause 1 and 2 of this Article is done once (1 time) to one tree as stipulated by the provincial People’s Committee in accordance with the actual condition of locality.
Article 24. Responsibility of state management on electricity safety
1. The Ministry of Industry and Trade is responsible for
a) Developing, issuing, guiding and implementing the national technical regulations on electricity safety;
b) Taking charge and coordinating with the Ministries and agencies concerned to prepare the draft documents of national technical regulations on electricity safety and send them to the Ministry of Science and Technology for assessment and publication;
c) Taking charge and coordinating with the Ministries, sectors and localities in implementation of state management over electricity safety activities;
d) Issuing regulations on guiding the inspection of quality of electrical equipment, devices and products of safety standards;
dd) Inspecting and examining the electricity safety of organizations and individuals in electricity activities and use; detecting and handling acts of violation under regulations of law.
2. The Ministry of Science and Technology is responsible for
a) Managing the research and scientific and technical applications of electrical safety;
b) Taking charge of assessment and publication of national standards of electricity safety as requested by the Ministry of Industry and Trade;
c) Taking charge and coordinating with the Ministry of Industry and Trade in developing, assessing, issuing and managing the national regulation system of electricity safety.
3. The Ministry of Construction is responsible for
a) Providing instruction on implementation of national technical regulations on electricity safety in installation of electrical lines and power stations in civil works and in urban areas;
b) Issuing and providing the instructions on implementation of safety earthing in civil works.
4. People's Committees of provinces and centrally-run cities are responsible for
a) Carrying out the state management over the electricity safety at localities under the regulations of the Ministry of Industry and Trade and the specialized Ministries.
b) Developing objectives of electricity assurance to be introduced in the social and economic development plan and local budget;
c) Managing and protecting the safety of electrical works under regulations of law;
d) Publicizing the landmark of land use within the safety corridor of electrical works;
dd) Providing information on the reality of land use and planning of land use for organizations and individuals making investment in building high-voltage grid in provincial areas;
e) Detecting, stopping and promptly handling the cases of illegal encroachment, occupancy and use of safety corridor of grid, scope of protection and constructional items of electrical works.
Article 25. Responsibility for safety protection of high-voltage grid
1. When detecting the high-voltage grid is infringed, vandalized, burned or has serious incidents, the unit managing the operation of high-voltage grid, the People’s Committee at all levels, the public security and the armed forces in the areas must coordinate to take remedial measures to restrict loss and put the works into operation.
2. Chairman of provincial People’s Committees must direct the functional agencies to inspect, stop and promptly handle acts of violation of regulations on safety protection of high-voltage grid within their management.
3. Based on the reality of each locality, the Chairman of provincial People’s Committees shall establish the provincial Steering Committee to deal with issues related to the safety protection of high-voltage grid. The participants and operation regulations of the Steering Committee shall be decided by the Chairman of provincial People’s Committees.
This Decree takes effect from 15 April 2014 and supersedes Decree No. 106/2005/ND-CP dated 17 August 2005 detailing and providing the instructions on implementation of some articles of the Electricity Law on protection of high-voltage grid, Decree No. 81/2009/ND-CP dated 12 October 2009 amending and adding some articles of Decree No. 106/2005/ND-CP dated 17 August 2005.
Article 27. Implementation organization
The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of governmental agencies, Chairman of People's Committees of provinces and centrally-run cities, organizations and individuals concerned are liable to execute this Decree. /.
|
FOR THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực