Chương 1 Nghị định 118/2003/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 118/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 13/10/2003 | Ngày hiệu lực: | 02/11/2003 |
Ngày công báo: | 18/10/2003 | Số công báo: | Số 168 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Bảo hiểm, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
22/06/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là “cá nhân, tổ chức”) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
2. Nghị định này áp dụng đối với :
a) Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm quy định tại Chương II của Nghị định này.
b) Cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
1. Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
3. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
4. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là 02 năm, kể từ ngày cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm a và điểm đ khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì bị xử phạt hành chính; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 03 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức tiếp tục vi phạm hành chính hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu sau một năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác, nếu quá 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý thì được coi như chưa bị áp dụng biện pháp đó.
Article 1.- Regulation subjects and application scope
1. The sanctioning of administrative violations in the field of insurance business shall apply to individuals, agencies and organizations (hereinafter referred collectively to as individuals and organizations) that intentionally or unintentionally violate the legislation on insurance business activities, which are not crimes and, according to law provisions, must be administratively sanctioned.
2. This Decree shall apply to:
a) Individuals and organizations that commit administrative violations in the field of insurance business prescribed in Chapter II of this Decree.
b) Foreign individuals and organizations operating in the Vietnamese territory and committing acts of administrative violations in the field of insurance business prescribed in this Decree, except otherwise provided for by international treaties which Vietnam has signed or acceded to.
Article 2.- Sanctioning principles
1. All administrative violations in the field of insurance business must be detected in time and immediately stopped. The sanctioning of administrative violations must be carried out promptly, justly and resolutely; all consequences caused by administrative violations must be overcome strictly according to law provisions.
2. The sanctioning of administrative violations in the field of insurance business shall be effected by competent persons defined in this Decree.
3. An act of administrative violation in the field of insurance business shall be sanctioned only once. Organizations or individuals that commit many acts of administrative violations shall be sanctioned for each act of violation.
4. The sanctioning of administrative violations in the field of insurance business must be based on the nature and seriousness of the violations, the personal background of the violators and extenuating as well as aggravating circumstances prescribed in Articles 8 and 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations in order to decide the appropriate handling forms and measures.
Article 3.- Statute of limitations for sanctioning administrative violations
1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the field of insurance business shall be two years as from the date the individual or organization commits act of administrative violation the field of insurance business. Past the above-mentioned time limit, sanction shall not be imposed but consequence-overcoming measures prescribed at Points a and e, Clause 3, Article 12 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations shall still apply.
2. Individuals who have been prosecuted or given the decisions to bring their cases to court for trial according to criminal procedures but latter given decisions to suspend the investigation or the cases while their violation acts show signs of administrative violations shall be administratively sanctioned; the statute of limitations for sanctioning the administrative violations shall be 3 months as from the date the persons with sanctioning competence receive the suspension decisions and dossiers of the violation cases.
3. Within the time limits prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, if the violating individuals continue to commit administrative violations or deliberately shirk or obstruct the sanctioning, the statute of limitations for sanctioning prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall not apply; the statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be recounted from the time of committing new administrative violations or the time of stopping acts of shirking or obstructing the sanctioning.
Article 4.- Time limits for being considered as having not yet been sanctioned for administrative violations.
1. Individuals and organizations that are sanctioned for administrative violations and do not repeat their violations within one year counting from the date of completely serving the sanctioning decisions or the date when the execution of the sanctioning decisions expires shall be considered as having not yet been sanctioned for administrative violations.
2. If past 2 years as from the date of completely serving the handling decisions, the individuals subject to the application of other administratively handling measures shall be considered as having not yet been subject to such measures.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực