Chương II Nghị định 116/2020/NĐ-CP: Chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt và bồi hoàn kinh phí hỗ trợ
Số hiệu: | 116/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 25/09/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/11/2020 |
Ngày công báo: | 07/10/2020 | Số công báo: | Từ số 937 đến số 938 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Sinh viên sư phạm được hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng/tháng
Ngày 25/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 116/2020/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.
Theo đó, quy định mức hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm như sau:
- Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học;
- Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.
Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ;
Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.
Nghị định 116/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020 và áp dụng bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2021-2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Mức hỗ trợ:
a) Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học;
b) Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
2. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.
1. Lập dự toán:
a) Đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu (sau đây gọi chung là thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu): Căn cứ vào nhu cầu đào tạo giáo viên của địa phương và các định mức hỗ trợ quy định tại Điều 4 Nghị định này, hằng năm cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu lập dự toán kinh phí đào tạo giáo viên báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kinh phí để chi trả hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm qua cơ sở đào tạo giáo viên;
b) Đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội (không thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu): Căn cứ vào số chỉ tiêu còn lại trong phạm vi chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo sau khi trừ đi chỉ tiêu giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu, hằng năm cơ sở đào tạo giáo viên lập dự toán kinh phí và gửi cơ quan cấp trên tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính bố trí dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội được cấp cho cơ sở đào tạo giáo viên theo hình thức giao dự toán theo quy định.
2. Chi trả kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước:
a) Kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm chi cho giáo dục, đào tạo tại các địa phương, bộ, ngành theo các quy định hiện hành;
b) Cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu chi trả trực tiếp cho cơ sở đào tạo giáo viên kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt của sinh viên sư phạm theo cơ chế Nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đối với các sinh viên sư phạm thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
Đối với kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm trong chỉ tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo nhưng không thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu, được bố trí trong dự toán hằng năm của cơ sở đào tạo giáo viên được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
c) Cơ sở đào tạo giáo viên có trách nhiệm chi trả tiền hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm thông qua tài khoản tiền gửi của sinh viên tại ngân hàng.
3. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và thanh quyết toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm tại Nghị định này thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
1. Đối tượng phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:
a) Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp;
b) Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.
2. Đối tượng không phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:
a) Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp, sinh viên sư phạm công tác trong ngành giáo dục và có thời gian công tác tối thiểu gấp hai lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng;
b) Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp đang công tác trong ngành giáo dục, nhưng chưa đủ thời gian theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động bố trí công tác ngoài ngành giáo dục;
c) Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp tiếp tục được cơ quan đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu cử đi đào tạo giáo viên trình độ cao hơn và tiếp tục công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
3. Sinh viên sư phạm nghỉ học tạm thời, bị đình chỉ học tập tạm thời sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời gian nghỉ học hoặc bị đình chỉ học.
4. Sinh viên sư phạm dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban (không quá một lần) hoặc dừng học vì lý do khác không do kỷ luật hoặc tự thôi học, được cơ sở đào tạo giáo viên xem xét cho tiếp tục học tập theo quy định, thì tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị định này nhưng thời gian hưởng không vượt quá thời gian tối đa hoàn thành chương trình đào tạo.
1. Hằng năm, căn cứ vào chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo cho các thí sinh trúng tuyển vào các ngành đào tạo giáo viên để đăng ký theo đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu hoặc đào tạo theo nhu cầu xã hội trong phạm vi chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng tuyển, sinh viên sư phạm nộp Đơn đề nghị hưởng và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt đến cơ sở đào tạo giáo viên (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có).
Sinh viên chỉ nộp 01 bộ hồ sơ cho 01 lần đầu đề nghị hỗ trợ trong cả thời gian học tại cơ sở đào tạo giáo viên.
3. Các cơ sở đào tạo giáo viên tổng hợp và thông báo cho các địa phương đã giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để thống nhất xét hỗ trợ cho sinh viên sư phạm thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
4. Cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu xây dựng tiêu chí tuyển chọn sinh viên sư phạm đã trúng tuyển, phối hợp với cơ sở đào tạo giáo viên xét chọn bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch.
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc nhận đơn đăng ký, cơ sở đào tạo giáo viên thống nhất với cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để xác nhận và thông báo cho sinh viên sư phạm được hưởng chính sách hỗ trợ thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và xét duyệt các đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm trong phạm vi chỉ tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo và không thuộc chỉ tiêu đặt hàng.
6. Danh sách sinh viên sư phạm được hưởng chính sách hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo giáo viên đồng thời gửi cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để thực hiện.
1. Chi phí bồi hoàn bao gồm kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ cho người học.
2. Sinh viên sư phạm thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định này phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
3. Sinh viên sư phạm thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 của Nghị định này phải bồi hoàn một phần kinh phí hỗ trợ. Cách tính chi phí bồi hoàn theo công thức sau:
S = (F / T1) x (T1 -T2)
Trong đó:
- S là chi phí bồi hoàn;
- F là khoản học phí và chi phí sinh hoạt được nhà nước hỗ trợ;
- T1 là tổng thời gian làm việc trong ngành giáo dục theo quy định tính bằng số tháng làm tròn;
- T2 là thời gian đã làm việc trong ngành giáo dục được tính bằng số tháng làm tròn.
1. Hằng năm, căn cứ vào kết quả rèn luyện, học tập của sinh viên sư phạm, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo danh sách sinh viên thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo thu hồi kinh phí đã hỗ trợ cho sinh viên sư phạm và gia đình theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
2. Đối với sinh viên sư phạm thuộc đối tượng phải bồi hoàn kinh phí theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo thu hồi kinh phí hỗ trợ để sinh viên sư phạm hoặc gia đình thực hiện nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sinh viên hoặc gia đình phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn để làm thủ tục bồi hoàn.
Thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tối đa là 4 năm, kể từ khi sinh viên sư phạm nhận được thông báo bồi hoàn kinh phí.
Trường hợp sinh viên hoặc gia đình chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn quá thời hạn quy định thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn thì phải chịu lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.
4. Sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này, nếu thuộc đối tượng chính sách, khó khăn thì căn cứ vào điều kiện cụ thể, đặc thù của sinh viên sư phạm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phương thức thu hồi, chính sách miễn, giảm hoặc xóa kinh phí bồi hoàn.
5. Số tiền thu hồi từ chi phí bồi hoàn của sinh viên sư phạm được nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước về quản lý khoản thu hồi nộp ngân sách.
6. Sinh viên sư phạm hoặc gia đình không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định pháp luật.
POLICIES ON TUITION SUPPORT, LIVING ALLOWANCES AND REIMBURSEMENT OF SUPPORT FUNDS
Article 4. Support and support time
1. Support or allowance rate:
a) Pedagogy students shall be entitled to the state-funded tuition support which is equal to tuitions charged by teacher training institutions where they are taking training programs;
b) Pedagogy students shall be entitled to 3.63 million dong each month as an allowance or stipend offsetting their living expenses while studying at teacher training institutions.
2. The validity period of tuition support and living allowances or stipends shall be determined in proportion to the actual number of academic months as prescribed, but not exceeding 10 months/academic year. If any teacher training institution provides academic programs according to the credit system, they may convert support rates to adapt to the credit system. Total financial support in the whole training course provided according to the credit system shall not exceed the specified support rate applied to a course in each academic year.
Article 5. Support cost estimation and payment of support expenses
1. Support cost estimation:
a) With regard to pedagogy students trained according to the commissioning, ordering or procurement approach (hereinafter referred to as beneficiaries of training service commissioning, ordering or procurement policies): Based on local teacher training needs and support levels specified in Article 4 of this Decree, commissioning, ordering or procuring bodies shall prepare the annual estimate of teacher training costs for submission to competent authorities to seek their decisions on approval of funding for payment of tuition support and living allowances or stipends for pedagogy students through teacher training institutions;
b) With regard to pedagogy students taking teacher training programs tailor-made to social needs (other than beneficiaries of training service commissioning, ordering or procurement policies): Based on the remaining number of students to be admitted falling within the differential in the student intake between the student intake announced by the Ministry of Education and Training and the intake of beneficiaries of commissioning, ordering or procurement policies, teacher training institutions shall annually prepare the estimate of costs for submission to superior authorities that then proceed to submit the general report to financial institutions to seek their decisions on cost budgets in accordance with the Law on State Budget. Funds for tuition support and living allowances or stipends granted to pedagogy students taking teacher training programs tailor-made to social needs shall be granted to teacher training institutions in the form of allocation of estimated costs as per regulations in force.
2. Payment of the state budget’s support funds:
a) Funds for tuition support and living allowances or stipends granted to pedagogy students shall be obtained from the state budget’s annual estimated expenditures for educational and training affairs of localities, ministries or sectoral administrations in accordance with regulations currently in force;
b) Commissioning, ordering or procuring bodies shall directly pay teacher training institutions funds for tuition support and living allowances or stipends for pedagogy students according to the mechanism of the State’s commissioning, ordering or procurement applied to those entitled to commissioning, ordering or procurement policies.
Funds for tuition support and living allowances or stipends granted to pedagogy students falling within the student intake announced by the Ministry of Education and Training, but not eligible for commissioning, ordering or procurement policies, shall be obtained from annually estimated expenditures that competent authorities authorize for teacher training institution’s spending in accordance with regulations laid down in the Law on State Budget;
c) Teacher training institutions shall be responsible for paying pedagogy students living allowances or stipends by wire transfers made via receiving students’ deposit accounts opened at banks.
3. Cost estimation, compliance with estimates and settlement or finalization of financial obligations to carry out policies on tuition support and living allowances or stipends for pedagogy students set forth in this Decree shall comply with the provisions of the Law on State Budget and other instructional documents.
Article 6. Reimbursement of support funds
1. Pedagogy students required to reimburse funds for tuition support, living allowances, including:
a) Pedagogy students already receiving financial support policies have not served in the education sector for 2 years of receipt of graduation decisions;
b) Pedagogy students already receiving financial support policies and serving in the education sector fail to meet the seniority requirement prescribed in point a of clause 2 of this Article;
c) Pedagogy students receiving financial support policies change their field of study during their course period, drop out of school, fail to complete the training programs or are disciplined in the form of expulsion.
2. Pedagogy students not required to reimburse funds for tuition support, living allowances, including:
a) Within 02 years of receipt of graduation recognition decisions, pedagogy students have to work in the education sector at least twice times greater than the period of academic program from the date on which they are officially recruited;
b) Graduated pedagogy students have served in the education sector for the period of time less than the one prescribed in point a of clause 2 of this Article and have been transferred to non-educational duties;
c) Graduated pedagogy students proceed to receive commissioning, ordering or procurement policies to take higher-level teacher training programs and continue to serve in the education sector for a period of time conforming to the seniority requirement set out in point a of clause 2 of this Article.
3. Pedagogy students who are temporarily absent from school, temporarily suspended from school shall not be entitled to support policies during the validity period of their absence or suspension.
4. If pedagogy students who cease to study due to their illness, accident, repeat study, grade repetition (not more than once) or for non-disciplinary or drop-out reason are allowed to continue to study by teacher training institutions according to regulations, they shall be continuously entitled to the support policies specified in this Decree for a period of time not exceeding the maximum time required for completion of a training program.
Article 7. Application requirements for tuition support and living allowances or stipends
1. Every year, based on the student intakes announced by the Ministry of Education and Training, teacher training institutions must inform candidates who have been admitted to teacher training disciplines in order for them to apply for support policies, based on their eligibility for commissioning, ordering or procurement policies or training programs tailor-made to social needs, provided that they fall within the student intakes notified by the Ministry of Education and Training.
2. Within 30 days of receipt of notices of admission, pedagogy students shall submit applications for entitlement to support policies and commitments to refunding tuition support and living allowances or stipends to teacher training institutions (Form No. 01 in the Appendix issued together with this Decree), directly or by post or online (if any).
Students only submit 01 set of documents for the first time to apply for support policies during the period of their study at teacher training institutions.
3. Teacher training institutions shall collect these applications and notify commissioning, ordering or procuring localities to reach agreement on support for pedagogy students who are eligible for commissioning, ordering or procurement policies.
4. Commissioning, ordering or procuring bodies shall develop criteria for selection of pedagogy students granted admission, cooperating with teacher training institutions to ensure fairness, public disclosure and transparency.
5. Within 15 days from submission deadlines, teacher training institutions must reach agreement with commissioning, ordering or procuring bodies to confirm and notify pedagogy students entitled to support policies if they are eligible to become beneficiaries of commissioning, ordering or procuring programs, and consider granting approval to pedagogy students entitled to support policies if they are eligible to become beneficiaries of support policies applied to those falling within the intakes announced by the Ministry of Education and Training, and do not fall within the intake of students selected by the ordering method.
6. The list of pedagogy students entitled to tuition support and living allowances or stipends shall be publicly posted on the web portals of teacher training institutions and concurrently sending it to commissioning, ordering or procuring bodies for further actions.
Article 8. Reimbursed costs and calculation of reimbursed costs
1. Reimbursed costs shall include funds for tuition support and living allowances or stipends that the state budget has granted to a student.
2. Pedagogy students subject to Points a and c of Clause 1 of Article 6 herein must fully reimburse the State budget's support funding.
3. Pedagogy students subject to Point b of Clause 1 of Article 6 herein must partially reimburse the State budget's support funding. Reimbursed costs shall be calculated according to the following formula:
S = (F / T1) x (T1 -T2)
Where:
- S denotes reimbursed cost;
- F denotes the amount of tuition support and living allowances or stipends funded by the state;
- T1 denotes the prescribed total time length of service in the education sector, which is the rounded number of months;
- T2 denotes total time length of service in the education sector, which is the rounded number of months.
Article 9. Recovery of reimbursed costs
1. Annually, based on training and learning results of pedagogy students, teacher training institutions shall notify the list of students who fall into the subjects specified at Point c of Clause 1 of Article 6 of this Decree to the provincial People's Committees of the recovery of support funds granted to pedagogical students and their families according to the provisions of Clause 2 of Article 8 of this Decree.
2. For pedagogy students required to reimburse the support funding according to the provisions of Points a and b of Clause 1 of Article 6 of this Decree, provincial People's Committees shall issue notices of recovery of the support funding based on which pedagogy students or their families fully pay the amount to be reimbursed according to the provisions of Article 8 of this Decree.
3. Within 30 days after receipt of the competent authority’s decisions, students themselves or their families must contact authorities in charge of recovery of reimbursed costs to complete reimbursement procedures.
The maximum time limit for payment of reimbursement obligations shall be 4 years starting from the date of receipt of the reimbursement notice.
In case students or their families defer paying their reimbursement obligations according to the prescribed time limit, they must bear the maximum interest rate applicable to demand deposits as prescribed by the State Bank of Vietnam with respect to deferred payment of reimbursements. In case the State Bank does not specify the maximum interest rate applicable to demand deposits, they must bear the interest rate applicable to demand deposits as prescribed by Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade at the time of fulfillment of their reimbursement obligations.
4. Pedagogy students must reimburse costs according to the provisions of Clause 1 of Article 6 of this Decree. If they are beneficiaries of state policies or in difficult situation, based on specific and particular conditions of pedagogy students, provincial People’s Committees shall decide on the method of withdrawal of support funds, the policy of exemption, reduction or cancellation of the reimbursed costs owed.
5. Costs recovered from pedagogical students shall be remitted into the state budget according to the current budget management authorization and in accordance with the State Budget Law on management of amounts remitted to the state budget.
6. If pedagogy students or their families fail to fulfill their obligations to pay reimbursements to collecting authorities, these authorities shall have the right to file lawsuits to the Court in accordance with the law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực