Chương 1 Nghị định 114/2008/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 114/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 29/11/2008 |
Ngày công báo: | 14/11/2008 | Số công báo: | Từ số 603 đến số 604 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Chứng khoán, Bảo hiểm | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về:
a) Danh mục doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác được áp dụng các quy định về phá sản của Nghị định này.
b) Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Phá sản đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác.
Các vấn đề khác liên quan đến việc phá sản đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác thực hiện theo quy định của Luật Phá sản và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:
a) Các doanh nghiệp được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và thuộc danh mục quy định tại Điều 2 Nghị định này.
b) Các tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác.
1. Đối với lĩnh vực bảo hiểm: là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm), ngoại trừ các công ty môi giới bảo hiểm.
2. Đối với lĩnh vực chứng khoán: là các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Chứng khoán (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp chứng khoán).
3. Đối với lĩnh vực tài chính khác: là các công ty Xổ số kiến thiết hoạt động kinh doanh xổ số theo quy định của Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh xổ số.
Trường hợp phát sinh các mô hình doanh nghiệp mới được thành lập và hoạt động theo giấy phép, quyết định của Bộ Tài chính hoặc hoạt động dưới sự quản lý nhà nước của Bộ Tài chính để trực tiếp tham gia cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực tài chính và việc phá sản doanh nghiệp đó có ảnh hưởng lớn tới công chúng, tác động trực tiếp tới sự phát triển an toàn, ổn định của hệ thống tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố bổ sung danh mục doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính khác được áp dụng theo Nghị định này (sau đây gọi chung là doanh nghiệp tài chính khác) sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
1. Trường hợp doanh nghiệp không được áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán, thủ tục phá sản áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác lâm vào tình trạng phá sản bao gồm:
a) Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
b) Phục hồi hoạt động kinh doanh;
c) Thanh lý tài sản, các khoản nợ;
d) Tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
2. Trường hợp doanh nghiệp đã được áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán, nhưng vẫn không khôi phục được, không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu và Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyết định chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán, đồng thời không có đủ quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 2/3 (hai phần ba) tổng số nợ không có bảo đảm trở lên đề nghị tổ chức Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán quyết định áp dụng ngay việc thanh lý tài sản, các khoản nợ theo quy định tại điểm c khoản 1 và tuyên bố doanh nghiệp phá sản mà không áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này
1. Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phụ trách việc phá sản doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
2. Thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm có:
a) Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản làm Tổ trưởng;
b) Một cán bộ của Tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
c) Một đại diện của chủ nợ là tổ chức, cá nhân có số nợ lớn nhất trong số các chủ nợ. Trường hợp hội nghị chủ nợ xét thấy phải thay người đại diện cho các chủ nợ trong thành phần tổ quản lý, thanh lý tài sản thì hội nghị bầu người thay thế;
d) Một đại diện hợp pháp của doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản;
đ) Một đại diện của Bộ Tài chính khi tiến hành phá sản doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp tài chính khác do Bộ Tài chính cấp giấy phép, quyết định thành lập và hoạt động hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi tiến hành phá sản doanh nghiệp chứng khoán hoặc Chủ sở hữu doanh nghiệp khi tiến hành phá sản các doanh nghiệp tài chính khác không do Bộ Tài chính cấp giấy phép, quyết định thành lập và hoạt động;
e) Đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động (nơi không có tổ chức công đoàn) đối với doanh nghiệp có nợ lương hoặc các khoản nợ khác đối với người lao động.
3. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm cử đại diện tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản theo yêu cầu của Thẩm phán.
4. Việc thành lập, thay đổi thành phần, giải thể, thành lập lại Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện theo quy định tại các Điều 16, 17, 18, và 19 của Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
1. Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 10 và 11 của Luật phá sản.
2. Chế độ làm việc của Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện theo quy định tại Điều 20 và từ Điều 22 đến Điều 33 của Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Article 1. Governing scope and subjects of application
1. This Decree:
a. Provides a list of enterprises engaged in insurance, securities and other financial business activities to which this Decree’s provisions on bankruptcy apply.
b. Guides the application of a number of provisions of the Bankruptcy Law to enterprises engaged in insurance, securities and other financial business activities.
Other bankruptcy-related matters concerning enterprises engaged in insurance, securities and other financial business activities comply with the Bankruptcy Law and guiding documents.
2. This Decree applies to:
a. Enterprises established and making business registration under law and being on the list specified in Article 2 of this Decree.
b. Organizations and individuals involved in the settlement of requests for bankruptcy of enterprises engaged in insurance, securities and other financial business activities.
Article 2. List of enterprises engaged in insurance, securities and other financial business activities
1. In the insurance domain: insurance business enterprises established and operating in Vietnam under the Law on Insurance Business (below referred to as insurance enterprises), excluding insurance brokerage companies.
2. In the securities domain: securities companies, securities investment fund management companies and securities investment companies established and operating in Vietnam under the Securities Law (below referred to as securities enterprises).
3. In other financial domains: construction lottery companies engaged in lottery business activities under the Government’s Decree No. 30/2007/ND-CP of March 1, 2007, on lottery business.
In case enterprises of new models are established and operate under the Finance Ministry’s licenses or decisions or operate under the Finance Ministry’s state management in order to directly provide financial services and the bankruptcy of these enterprises would greatly affect the public or directly impact the safe and stable development of the financial system, the Minister of Finance shall publicize an additional list of enterprises engaged in other financial business activities to which this Decree will apply (below referred to as other financial enterprises) after obtaining the Prime Minister’s approval.
Article 3. Bankruptcy procedures
1. In case insurance, securities or other financial enterprises falling into bankruptcy are not entitled to the application of measures to restore solvency, bankruptcy procedures applicable to them cover:
a. Submission of a written request for and opening of bankruptcy procedures;
b. Resumption of business activities;
c. Liquidation of assets and debts;
d. Declaration of enterprise bankruptcy.
2. In case measures to restore solvency have been applied but fail and the enterprise is still unable to pay due debts at the request of creditors, and the Ministry of Finance, the State Securities Commission or the enterprise owner decides to terminate the application of these measures and, at the same time, only half or fewer of creditors with unsecured debts that represent less than 2/3 (two-thirds) of total unsecured debts request the organization of a creditors’ conference, the judge shall decide to immediately liquidate assets and debts of the enterprise under Point c of Clause 1 and declare its bankruptcy without applying procedures for restoring business activities under Point b, Clause 1 of this Article.
Article 4. Asset management and liquidation teams
1. Simultaneously with the issuance of a decision to open bankruptcy procedures, the judge in charge of bankruptcy of insurance, securities and other financial enterprises shall issue a decision to set up an asset management and liquidation team to manage and liquidate assets of an enterprise falling into bankruptcy.
2. An asset management and liquidation team is composed of:
a. Its head being an executor of the judgment enforcement body of the same level with the court competent to process written requests for opening of bankruptcy procedures;
b. An official of the people’s court competent to process written requests for opening of bankruptcy procedures;
c. A representative of creditors that is an organization or individual having the biggest debt among the creditors. When the creditors’ conference finds it necessary to replace the creditors’ representative in the asset management and liquidation team, it shall elect another person in replacement of that representative;
d. A lawful representative of the enterprise for which bankruptcy procedures are opened;
e. A representative of the Ministry of Finance, in case of bankruptcy of an insurance or another financial enterprise to which the Ministry of Finance has granted a license or issued a decision on its establishment and operation, or of the State Securities Commission, in case of bankruptcy of a securities enterprise, or of the enterprise owner, in case of bankruptcy of another financial enterprise to which an agency other than the Ministry of Finance has granted a license or issued a decision on its establishment and operation;
f. A trade union representative or a representative of laborers (in case trade unions are unavailable), for an enterprise owing salary or other debts to laborers.
3. Agencies and organizations defined in Clause 2 of this Article shall appoint their representatives to join asset management and liquidation teams at the request of the judge.
4. The setting up, member replacement, dissolution or re-setting up of asset management and liquidation teams comply with Articles 16 thru 19 of the Government’s Decree No. 67/2006/ND-CP of July 11, 2006, guiding the application of the Bankruptcy Law to special enterprises and the organization and operation of asset management and liquidation teams.
Article 5. Tasks, powers and working regimes of asset management and liquidation teams
1. Asset management and liquidation teams shall perform the tasks and exercise the powers defined in Articles 10 and 11 of the Bankruptcy Law.
2. Asset management and liquidation teams shall work under Article 20 and Articles 22 thru 33 of the Government’s Decree No. 67/2006/ND-CP of July 11, 2006, guiding the application of the Bankruptcy Law to special enterprises and the organization and operation of asset management and liquidation teams.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực