Chương 2: Nghị định 114/2002/NĐ-CP Lương tối thiểu, hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động
Số hiệu: | 114/2002/ND-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 31/12/2002 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2003 |
Ngày công báo: | 31/01/2003 | Số công báo: | Số 6 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Mức lương tối thiểu theo Điều 56 của Bộ Luật Lao động và khoản 3 Điều 132 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung là mức lương được quy định trên cơ sở cung cầu lao động, khả năng kinh tế và chỉ số giá sinh hoạt theo từng thời kỳ.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau khi lấy ý kiến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện của người sử dụng lao động và các Bộ, ngành liên quan, trình Chính phủ công bố mức lương tối thiểu chung; mức lương tối thiểu đối với người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam.
2. Tùy theo điều kiện và khả năng hoạt động kinh doanh, cho phép doanh nghiệp, cơ quan áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để làm căn cứ trả lương cho người lao động.
Theo Điều 57 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương và định mức lao động được quy định như sau:
1. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương.
a) Thang lương, bảng lương được xây dựng cho lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo công việc và ngành nghề được đào tạo;
b) Bội số của thang lương, bảng lương là hệ số mức lương cao nhất của người lao động có trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao nhất so với người có trình độ thấp nhất;
c) Số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc đòi hỏi. Khoảng cách của bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, các tài năng, tích luỹ kinh nghiệm;
d) Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường.
2. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động:
a) Định mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc công việc và phù hợp với cấp bậc công nhân; bảo đảm cải thiện điều kiện làm việc, đổi mới kỹ thuật công nghệ và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động;
b) Mức lao động quy định là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài quá thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
c) Mức lao động mới hoặc được sửa đổi, bổ sung phải được áp dụng thử tối đa không quá 3 tháng, sau đó mới được ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động theo các nguyên tắc trên, sau khi tham khảo ý kiến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và phải công bố công khai trong doanh nghiệp, cơ quan. Thang lương, bảng lương phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp, cơ quan đặt trụ sở chính.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trình Chính phủ quy định thang lương, bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp nhà nước; hướng dẫn phương pháp xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động và Quy chế trả lương áp dụng trong doanh nghiệp, cơ quan.
Thang lương, bảng lương của doanh nghiệp, cơ quan áp dụng làm cơ sở để:
1. Thoả thuận tiền lương trong ký kết hợp đồng lao động;
2. Xác định đơn giá tiền lương, thực hiện chế độ nâng bậc lương theo thoả thuận trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể;
3. Đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
4. Trả lương ngừng việc và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động;
5. Giải quyết các quyền lợi khác theo thoả thuận của hai bên và theo quy định của pháp luật lao động.
Chapter II
MINIMUM WAGE, WAGE SCALE, PAYROLL AND LABOR NORMS
Article 4.-
1. The minimum wage level under Article 56 of the Labor Code and Clause 3 of Article 132 of the amended and supplemented Labor Code is the wage level defined on the basis of the labor supply and demand, economic capability and cost-of-living index in each period.
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, after consulting Vietnam Confederation of Labor, representatives of employers and concerned ministries and branches, submit to the Government for promulgation a general minimum wage level; the minimum wage level for Vietnamese laborers working in foreign-invested enterprises under the Law on Foreign Investment in Vietnam, and in Vietnam-based foreign or international agencies or organizations.
2. Depending on their conditions and business operation capability, enterprises and agencies may apply a minimum wage level higher than that prescribed by the State, which shall serve as basis for the payment of wages to their laborers.
Article 5.- According to Article 57 of the revised Labor Code, the wage scale, payroll and labor norms are specified as follows:
1. Principles for formulating wage scale and payroll:
a/ The wage scale and payroll shall be formulated for laborers involved in managerial, professional or technical work and workers directly involved in production and business activities according to their jobs and occupations they are trained in;
b/ The multiple of the wage scale and payroll is the coefficient of the highest wage level for laborers with the highest managerial, technical or professional qualifications as compared to the laborers with the lowest qualifications;
c/ The number of grades of the wage scale and payroll depends on the complexity of the management and work requirements. The gap between the conse-cutive wage grades must ensure encouragement to raise the technical and professional qualifications as well as talents and experience accumulation;
d/ The grade 1 of the wage scale and payroll must be higher than the minimum wage level prescribed by the State. The wage level applicable to hazardous and dangerous as well as specially hazardous and dangerous occupations or jobs must be higher than that applicable to occupations or jobs with normal labor conditions.
2. Principles for formulating labor norms:
a/ The labor norms are formulated on the basis of the job ranks and in compatibility with the workers grades, ensuring the improvement of working conditions, technical and technological renovation, and labor standards;
b/ The prescribed labor norm is the advanced average norm, which ensure that the majority of laborers can attain it without having to excessively prolong the regular working time prescribed by law;
c/ The new or revised labor norm must be applied experimentally for not more than 3 months before being officially promulgated.
3. The employers shall have to formulate wage scales, payrolls and labor norms according to the above-mentioned principles, after consulting the grassroots Trade Union Executive Committees, and must announce them publicly in their respective enterprises or agencies. The wage scales and payrolls must be registered with the State management agencies in charge of labor in the provinces or centrally-run cities where the enterprises or agencies are headquartered.
4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, after consulting Vietnam Confederation of Labor, submit to the Government for promulgation the wage scale and payroll applicable to State enterprises; guide the methods of formulating wage scales, payrolls and labor norms and Regulation on wage payment applicable to enterprises and agencies.
Article 6.- The wage scales and payrolls of enterprises and agencies shall serve as basis for:
1. Reaching agreement on wages upon the conclusion of labor contracts;
2. Determining the wage unit price, implementing the regime of raising wage levels as agreed upon in labor contracts and collective labor agreements;
3. Paying social and health insurance premiums and enjoying social and health insurance regimes under law provisions;
4. Paying job-termination wages and other entitlements under the provisions of the labor legislation;
5. Handling other interests under the two parties agreement and provisions of the labor legislation.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực