Chương 4 Nghị định 111/2007/NĐ-CP: Tổ chức lại, chuyển đổi doanh nghiệp theo hình thứ ccông ty mẹ - công ty con
Số hiệu: | 111/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/06/2007 | Ngày hiệu lực: | 02/08/2007 |
Ngày công báo: | 18/07/2007 | Số công báo: | Từ số 474 đến số 475 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/09/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc tổ chức lại, chuyển đổi tổng công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con nhằm chuyển từ liên kết theo kiểu hành chính với cơ chế giao vốn sang liên kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chính là chủ yếu; xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ với các công ty con và công ty liên kết; tăng cường năng lực kinh doanh cho các đơn vị tham gia liên kết; tạo điều kiện để phát triển thành tập đoàn kinh tế.
2. Việc tổ chức lại, chuyển đổi công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con nhằm tạo điều kiện phát triển năng lực, quy mô và phạm vị kinh doanh của công ty, thúc đẩy việc tích tụ vốn, sử dụng tiềm lực tài chính và các nguồn lực khác của công ty để đầu tư, góp vốn và tham gia liên kết với các doanh nghiệp khác, đẩy mạnh việc cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu các đơn vị thành viên của công ty.
3. Chuyển các công ty mẹ là công ty nhà nước sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 166 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Các đối tượng sau đây đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 36 Nghị định này được tổ chức lại, chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu:
1. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.
2. Công ty nhà nước là công ty con trong các tổng công ty đã có quyết định chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con nhưng chưa hoàn thành việc chuyển đổi.
3. Công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.
4. Công ty nhà nước độc lập.
1. Đối với tổng công ty nhà nước phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Tất cả các đơn vị thành viên đã, đang chuyển đổi hoặc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách và kế hoạch cổ phần hoá hoặc chuyển đổi sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để hình thành cơ cấu gồm công ty mẹ, các công ty con, công ty liên kết.
b) Công ty mẹ dự kiến thành lập phải đáp ứng đủ các điều kiện chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại công ty nhà nước.
c) Công ty mẹ có quy mô vốn lớn, có khả năng sử dụng nguồn vốn thực có của công ty hoặc có phương an khả thi để huy động vốn, đầu tư đủ vốn vào các công ty con, công ty liên kết để chi phối các công ty con, sử dụng bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường để chi phối các công ty con.
d) Tổng công ty có khả năng phát triển, kinh doanh đa ngành nghề trong đó có một ngành kinh doanh chính, có nhiều đơn vị phụ thuộc ở trong, ngoài nước.
2. Đối với công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có khả năng tổ chức thành công ty mẹ có quy mô vốn lớn hoặc công ty mẹ có khả năng sử dụng tiềm lực tài chính, bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường để thực hiện việc đầu tư vốn, chi phối các doanh nghiệp khác.
b) Công ty mẹ dự kiến thành lập phải đáp ứng đủ các điều kiện chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại công ty nhà nước.
c) Đang có cổ phần, vốn góp chi phối ở nhiều doanh nghiệp khác hoặc được Thủ tướng Chính phủ (nếu là doanh nghiệp thành viên tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập), Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu là công ty nhà nước độc lập) phê duyệt kế hoạch cổ phần hoá các bộ phận của công ty (trừ các bộ phận hình thành công ty mẹ), hoặc được phê duyệt kế hoạch đầu tư, góp trên 50% số vốn điều lệ của công ty vào các công ty khác để nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối tại các công ty này.
1. Tổng công ty nhà nước đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định này và tuỳ thuộc tính chất ngành nghề, công nghệ, mối quan hệ về kinh doanh, đầu tư vốn và tính chất phụ thuộc lẫn nhau giữa tổng công ty với các đơn vị thành viên và giữa các đơn vị thành viên, có thể được tổ chức lại theo các phương thức sau:
a) Văn phòng, cơ quan quản lý của tổng công ty, các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp cùng với một hoặc một số công ty thành viên hạch toán độc lập có vị trí then chốt trong tổng công ty hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính của tổng công ty được tổ chức lại thành công ty mẹ. Trường hợp chuyển đổi, tổ chức lại tổng công ty có quy mô lớn mà thấy không cần thiết phải gộp một hoặc một số công ty thành viên hạch toán độc lập vào thành công ty mẹ, thì có thể tổ chức văn phòng, cơ quan quản lý của tổng công ty, các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp trở thành công ty mẹ.
Các doanh nghiệp đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này trở thành công ty con, các doanh nghiệp có vốn góp không chi phối của tổng công ty trở thành công ty liên kết.
b) Trường hợp chuyển đổi tổng công ty hạch toán toàn ngành thì văn phòng, cơ quan quản lý của tổng công ty và các công ty thành viên hạch toán phụ thuộc có vị trí then chốt trong tổng công ty hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính của tổng công ty được tổ chức lại thành công ty mẹ.
Các doanh nghiệp đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này trở thành công ty con, các doanh nghiệp có vốn góp không chi phối của tổng công ty trở thành công ty liên kết.
c) Trường hợp tổng công ty đang hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con mà vẫn có công ty mẹ, công ty con là công ty nhà nước thì chỉ chuyển công ty mẹ và công ty con đó thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần tùy theo điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định này.
2. Công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này, tuỳ đặc điểm về công nghệ, tính chất phụ thuộc và mối quan hệ đầu tư đã hình thành với tổng công ty, có thể tách thành công ty mẹ độc lập hoặc tiếp tục ở trong cơ cấu của tổng công ty.
3. Các đơn vị sự nghiệp, viện, trường thuộc tổng công ty, tuỳ theo mức độ và yêu cầu gắn kết với công ty mẹ về vốn, tài chính, công nghệ, thị trường, nghiên cứu, đào tạo, có thể chuyển thành bộ phận hạch toán phụ thuộc công ty mẹ hoặc chuyển thành công ty con, công ty liên kết.
Trường hợp viện nghiên cứu thuộc tổng công ty thường xuyên áp dụng kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ để sản xuất, kinh doanh, có vốn góp ở các doanh nghiệp do viện ứng dụng kết quả nghiên cứu, nếu đáp ứng đủ các điều kiện về công ty mẹ quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này, thì có thể chuyển thành công ty mẹ độc lập hoặc tiếp tục ở trong cơ cấu của tổng công ty.
4. Công ty mẹ được hình thành sau chuyển đổi phải tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trình tự, thủ tục chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
Trường hợp chuyển thành công ty mẹ dưới hình thức là công ty cổ phần thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định này.
1. Công ty nhà nước độc lập đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này chuyển thành công ty mẹ; các đơn vị hạch toán phụ thuộc, thì tuỳ quy mô và tính chất đầu tư vốn của công ty nhà nước độc lập, tầm quan trọng và chiến lược của công ty nhà nước độc lập, có thể chuyển thành một trong các loại hình công ty con quy định tại khoản 2 Điều 31, công ty liên kết quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định này.
2. Hình thức của công ty mẹ theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Nghị định này.
1. Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh sách, kế hoạch chuyển đổi tổng công ty, công ty nhà nước độc lập do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Hội đồng quản trị tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập lập kế hoạch chuyển đổi tổng công ty và danh sách chuyển đổi công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty.
2. Căn cứ vào điều kiện quy định tại Điều 36 Nghị định này và thực trạng của các tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập:
a) Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh sách, kế hoạch và việc chuyển đổi tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập do mình quyết định thành lập.
b) Hội đồng quản trị tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch chuyển đối tổng công ty và danh sách chuyển đổi công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty.
1. Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập (sau đây gọi là tổng công ty, công ty) được lựa chọn, phê duyệt danh sách và kế hoạch chuyển đổi, tổ chức lại thành tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con có trách nhiệm:
a) Rà soát từng đơn vị thành viên, toàn tổng công ty, công ty, đối chiếu với các điều kiện chuyển đổi, xác định cơ cấu, phương thức chuyển đổi, hình thức pháp lý của công ty mẹ và từng loại công ty con.
b) Kiểm kê, phân loại, xác định các loại vốn, tài sản, công nợ và lao động hiện có; xác định tổng vốn dự kiến của công ty mẹ, vốn dự kiến của công ty mẹ đầu tư vào từng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do mình làm chủ sở hữu và ở các doanh nghiệp có vốn chi phối hoặc không chi phối của công ty mẹ; lập báo cáo tài chính đến thời điểm chuyển đổi.
c) Xây dựng đề án chuyển đổi, tổ chức lại tổng công ty, công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con và phương án xử lý vốn, tài sản, tài chính và lao động khi chuyển đổi.
Đề án chuyển đổi, tổ chức lại tối thiểu phải bao gồm những nội dung sau: thực trạng tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý, kết quả sản xuất, kinh doanh của tổng công ty, công ty và từng đơn vị thành viên; tình hình tài chính, đầu tư, góp vốn của tổng công ty, công ty và từng đơn vị thành viên ở các doanh nghiệp khác; dự kiến cơ cấu, số lượng, loại hình công ty con, công ty liên kết; mô hình, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của công ty mẹ; phương thức tổ chức lại, chuyển đổi, dự kiến kế hoạch chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con; dự kiến phương án chuyển giao quyền lợi, nghĩa vụ, tài sản, công nợ, lao động cho công ty mẹ và từng công ty con; những thay đổi về sản xuất, kinh doanh sau chuyển đổi.
d) Xây dựng dự thảo điều lệ của công ty mẹ và công ty con, trong đó phải xác định rõ quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con.
2. Các tổng công ty, công ty trên thực tế đã hình thành cơ cấu đơn vị thành viên đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật Doanh nghiệp nhà nước thì không phải xây dựng đề án chuyển đổi, chỉ thực hiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Việc trình, phê duyệt đề án và quyết định chuyển đổi theo trình tự, thủ tục như sau:
1. Người quyết định thành lập tổng công ty, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty là người phê duyệt đề án chuyển đổi, quyết định lộ trình và việc chuyển đổi tổng công ty, công ty; phê duyệt điều lệ công ty mẹ.
2. Quyết định chuyển đổi ít nhất phải có các nội dung sau: tên, địa chỉ, hình thức pháp lý của công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết; mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ của công ty mẹ; số lượng và tỷ lệ vốn của công ty mẹ tại từng công ty con, công ty liên kết; trách nhiệm của công ty mẹ và từng công ty con đối với việc kế thừa các quyền, nghĩa vụ và xử lý các vấn đề tồn tại và phát sinh trong quá trình chuyển đổi.
Trường hợp chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thì quyết định chuyển đổi phải có thêm nội dung sau: tên và địa chỉ tổ chức là chủ sở hữu và các cá nhân được bổ nhiệm làm đại diện ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty mẹ.
1. Tất cả tài sản của tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty nhà nước độc lập khi chuyển đổi đều được tính bằng giá trị.
2. Tài sản hiện có thuộc quyền sở hữu của tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty nhà nước độc lập, được kiểm kê, phân loại, xác định số lượng, thực trạng. Tài sản hiện có để hình thành tài sản do công ty mẹ trực tiếp quản lý và tài sản chuyển giao sang công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì không phải đánh giá lại giá trị tài sản. Các trường hợp chuyển đổi sở hữu thì phải đánh giá lại giá trị tài sản theo giá thị trường theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu.
3. Tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi: công ty mới hình thành sau chuyển đổi, tổ chức lại có trách nhiệm tiếp tục thuê, mượn, giữ hộ, nhận ký gửi theo thoả thuận với người có tài sản cho thuê, cho mượn, ký gửi.
4. Tài sản dôi thừa, không có nhu cầu sử dụng, ứ đọng chờ thanh lý, tài sản hao hụt, mất mát và các tổn thất khác về tài sản được xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.
5. Nguyên tắc xử công nợ:
a) Đối với các khoản nợ phải thu của tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty nhà nước độc lập chuyển đổi thành công ty mẹ và các khoản nợ phải thu của các đơn vị thành viên được sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước: công ty mẹ và các đơn vị thành viên được sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận và thu hồi các khoản nợ đến hạn có thể thu hồi được. Đối với các khoản nợ phải thu nhưng không thu hồi được thì sau khi xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân, công ty có trách nhiệm tiếp nhận và thu hồi các khoản nợ được hạch toán giảm vốn của chủ sở hữu đối với phần chênh lệch giữa giá trị tổn thất và mức bồi thường của tập thể, cá nhân.
b) Đối với các khoản nợ phải trả: công ty mẹ mới thành lập, các đơn vị thành viên được sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả nợ thuế, các khoản nợ ngân sách, nợ cán bộ, công nhân viên; thanh toán nợ đến hạn theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các khoản nợ phải trả không có người đòi và giá trị tài sản không xác định được chủ sở hữu được tính vào vốn của chủ sở hữu tại công ty mẹ và các công ty con mới được thành lập sau chuyển đổi. Việc xử lý các khoản nợ phải trả của công ty thành viên chuyển đổi thành công ty cổ phần được thực hiện theo quy định về cổ phần hoá công ty nhà nước.
6. Công ty mẹ và các công ty con được thành lập trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại các đơn vị thành viên của tổng công ty nhà nước hoặc công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước có trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có, kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ đối với người lao động theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật về sắp xếp, tổ chức lại, cổ phần hoá, chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; số lao động dôi dư được xử lý theo chính sách chung trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại các công ty nhà nước. Người lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
1. Vốn điều lệ của công ty mẹ được hình thành từ chuyển đổi tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập là số vốn nhà nước đầu tư và ghi trong Điều lệ công ty mẹ, bao gồm:
a) Vốn nhà nước thực có trên sổ kế toán tại thời điểm chuyển đổi được hạch toán tập trung tại tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập.
b) Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập là chủ sở hữu.
c) Vốn nhà nước được tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập góp vào các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên và đầu tư ra nước ngoài.
d) Vốn Nhà nước đầu tư bổ sung cho công ty mẹ (nếu có) đối với trường hợp chuyển đổi tổng công ty, công ty nhà nước độc lập; vốn tổng công ty đầu tư bổ sung cho công ty mẹ (nếu có) đối với trường hợp chuyển đổi công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty.
đ) Phần lợi nhuận sau thuế được tái đầu tư và trích bổ sung vào vốn điều lệ.
2. Vốn điều lệ của công ty mẹ không được thấp hơn mức vốn theo tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành:
a) Đối với công ty mẹ chuyển đổi từ tổng công ty: không được thấp hơn mức vốn quy định đối với tổng công ty nhà nước.
b) Đối với công ty mẹ chuyển đổi từ công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty hoặc công ty nhà nước độc lập: không được thấp hơn mức vốn quy định đối với công ty nhà nước.
3. Khi tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty mẹ phải điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối kế toán, đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
1. Công ty mẹ và từng công ty con sau khi chuyển đổi đều phải đăng ký lại theo pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của công ty đó.
2. Công ty thành viên trước khi chuyển đổi đã là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần thì không phải đăng ký lại.
3. Việc đặt tên đối với công ty mẹ chuyển đổi từ tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong hình thức công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 về đăng ký kinh doanh.
4. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty mẹ và từng công ty con phải làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản được chuyển từ tổng công ty hoặc công ty thành viên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mọi tài sản được chuyển quyền sở hữu từ tổng công ty hoặc công ty thành viên sang công ty mẹ, công ty con không phải nộp lệ phí trước bạ.
Công ty mẹ và các đơn vị thành viên được tổ chức lại từ việc chuyển đổi tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập có trách nhiệm kế thừa các quyền, lợi ích hợp pháp và các nghiã vụ của tổng công ty, công ty thành viên được chuyển đổi.
Đối với doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, thì tổ chức được giao làm chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghiã vịt của chủ sở hữu đối với công ty mẹ theo quy định tại Điều 64, Điều 65 và Điều 66 Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
REORGANIZATION, CONVERSION OF ENTERPRISE UPON THE FORM OF PARENT-SUBSIDIARY COMPANY
Article 34. Object of reorganization, conversion
1. The reorganization, conversion of state corporations upon the form of parent company - subsidiary company aiming to move from association according to administrative style with mechanism of assigning capital to the close association by machanism of financial investment as majority; clearly identifying the interests and responsibilities on capital and economic interests between the parent company with subsidiaries and associated companies; strengthening the business capacity for the units participating in association; creating conditions to develop economic groups.
2. The reorganization, conversion of independent state-owned companies, independent accounting member companies of corporations upon the form of parent company - subsidiary company aiming to create conditions of capacity development, the scale and business scope of the company, promoting the accumulation of capital, using financial resources and other resources of the company to invest in, contribute capital and participate in association with other enterprises, accelerating the equitization and diversification of ownership of the member units of the company.
3. To convert the parent companies being state-owned companies into the form of one member limited liability company or shareholding company under the provisions in clause 1 Article 166 of the 2005 Enterprise Law.
Article 35. Subjects of reorganization and conversion
The following subjects meeting the conditions specified in Article 36 of this Decree shall be reorganized, converted upon the form of parent - subsidiary company that parent company is one member limited liability company owned by the State:
1. The corporations decided to establish by the State.
2. State-owned company is subsidiary company in the corporations that has decided to be converted to the form of parent - subsidiary company but not yet completed the conversion.
3. The independent accounting member companies of the corporation decided to invest and set up by the State.
4. The independent State-owned company.
Article 36. Conditions of reorganization and conversion
1. For state-owned corporation, it must meet the following conditions:
a) All member units, which have been or are being converted or its list has been approved by the competent authority and the equitization plan or convesion into form of one member limited liability company to complete the structure including parent companies, subsidiaries, associated companies.
b) The parent company expected to establish must meet sufficient conditions of conversion into the one member limited liability company as defined in Decree No.95/2006/ND-CP dated September 08, 2006 of the Government and Decision of the Prime Minister on the criteria for classification of state-owned companies.
c) The parent company has large size, ability to use its funds or feasible plan to raise capital and invest enough capital in subsidiaries, associated companies to dominate the subsidiaries, use of secret technology, brand and market to dominate its subsidiaries.
d) The Corporation has the ability to develop, do business multi-lines in which have a primary business line; there are many subsidiary units in the country and foreign countries.
2. For independent state-owned companies, independent accounting affiliates of the corporation; it must meet the following conditions:
a) To be able to organize into parent company with large size or the parent company having the ability to use financial resources, technological know-how, brands, markets to make the capital investment, dominate other enterprises.
b) The parent company expected to establish must meet sufficient conditions of conversion into the one member limited liability company as defined in Decree No. 95/2006/ND-CP September 08, 2006 of the Government and Decision of the Prime Minister on the criteria for classification of state-owned companies.
c) Being have dominant shares, contributed capital in many other enterprises or being approved by the Prime Minister (if being member enterprise of the corporation decided to establish by the the Prime Minister), the Minister, the provincial-level People's Committees (if being independent state-owned company) the equitization plan of parts of the company (other than parts forming parent company), or approved contribution, investment plan over 50% of the charter capital of the company into the other companies to hold dominant shares, contributed capital in these companies.
Article 37. Mode of organization and conversion for corporation, independent accounting member company of the corporation
1. The State-owned Corporation meets the conditions specified in clause 1 Article 36 of this Decree, depending on the nature of business lines, technology, business relations, capital investment and the nature of interdependence between the corporation with member units and between member units together, may be reorganized according to the following methods:
a) Offices, management agencies of the corporation, the dependent accounting member units, business units together with one or a number of independent accounting member companies having key positions in the corporation or operation in the field of main business lines of the corporation shall be reorganized into parent company. In case of conversion and reorganization of corporation with large size that the including one or more independent accounting member companies into parent company is not necessary, may organize the offices and management agencies of the corporation, the dependent accounting member units, business units into the parent company.
The enterprises meeting the provisions in clause 1 of Article 31 of this Decree become the subsidiaries, the enterprises having non-dominant contributed capital become the associated companies.
b) Where the conversion of the entire-business-lines accounting corporation, the offices and management agencies of the corporation and the dependent accounting member companies having key positions in the corporation or operation in the field of main business lines of the corporation shall be reorganized into parent company.
The enterprises meeting the provisions in clause 1 Article 31 of this Decree become the subsidiaries; the enterprises having non-dominant contributed capital become the associated companies.
c) Where the corporation operating in the form of parent - subsidiary company that there is still the parent company, subsidiary company being the state-owned companies, then only convert such parent company and subsidiary company into one member liability limited company or shareholding company depending on the conditions provided in clause 1 Article 36 of this Decree.
2. Independent accounting member companies of the corporation meeting sufficient conditions specified in clause 2 Article 36 of this Decree, depending on technology characteristic, depending nature and investment relationship that has been formed with corporations, may be separated into the independent parent company or remain in the structure of corporation.
3. The business units, institutes and schools to be of the corporation, depending on the extent and requirements associated with the parent company on capital, finance, technology, market, research, training, may be converted into the dependent accounting division of the parent company or converted into subsidiaries, associated companies.
Where the research institute to be of corporation frequently applying research results and technology transfer to manufacture, trade, having contributed capital in the enterprises applied research results by the institute, if they satisfy the conditions on the parent company as specified in clause 2 Article 36 of this Decree, may be converted into the independent parent company or remain in the structure of corporation.
4. The parent company that was formed after the conversion must be held in the form of one member limited liability company. The order and procedures of conversion into one member limited liability company shall comply with the Decree No.95/2006/ND-CP dated September 08, 2006 of the Government.
In case of conversion into the parent company in the form of shareholding companies, it shall comply with the provisions in clause 3 Article 47 of this Decree.
Article 38. Modes of reorganization, conversion for the Independent State-owned company
1. Independent state-owned company meeting sufficient conditions specified in clause 2 Article 36 of this Decree converted into the parent company; the dependent-accounting units, depending on the size and nature of capital investment of the independent State-owned company, the importance and strategy of the independent state-owned companies, may be converted into one of the forms of subsidiaries defined in clause 2 Article 31, associated companies specified in clause 3 Article 31 of this Decree.
2. Form of parent company is in compliance with provisions in clause 4 Article 37 of this Decree.
Article 39. Competence and procedures of making, approving list, plans of conversion
1. Ministries and provincial-level People's Committees make list, conversion plan of corporations, independent state-owned companies decided to establish by the Ministry, the provincial-level People's Committees. The Management Board of the corporation decided to establish by the Prime Minister make conversion plan of corporations and the list of converting independent accounting member company of the corporation.
2. Based on conditions prescribed in Article 36 of this Decree and the actual state of the corporation, independent accounting member companies of the corporation, independent state-owned companies:
a) Ministries and provincial-level People's Committee decide to approve the list, plans and the conversion of the corporation, independent accounting member companies of the corporation, independent state-owned companies dedided to establish by its own.
b) Management Board of the corporation decided to establish by the Prime Minister submits to the Prime Minister for approving the plan of conversion of corporation and the list of independent accounting member companies of the corporation to be converted.
Article 40. Responsibilities of the corporation, state-owned company to be converted
1. Corporation, independent accounting member companies of corporation, independent state-owned company (hereinafter called as the corporation, company) allowed to select and approve list and conversion plan, reorganize into corporation upon the form of parent - subsidiary company are responsible for:
a) Reviewing each member unit, all corporations, companies, compared with conversion conditions, determining the structure and mode of conversion, the legal form of the parent company and each subsidiary.
b) Inventorying, classifying, determining the types of capital, assets, liabilities and current employees; determining the total estimated capital of parent company, the parent company's estimated capital invested in each one member liability limited company owned by itself and in the enterprises which have dominate or non-dominant capital of the parent company; making financial report to the time of conversion.
c) Developing conversion scheme, reorganizing corporations, companies upon the form of parent - subsidiary companies and plans of dealing with capital, assets, finance and labor when converting.
Conversion, reorganization scheme must include at least the following contents: the actual status of business organizations, managerial organization; production, business result of the corporation, company and each member unit; situation of finance, investment, capital contributions of corporations, companies and each member unit in the other enterprises; expecting structure, the number and types of subsidiaries, associated companies; model, organizational structure, functions and duties of the parent company; methods of reorganization, conversion, conversion plan estimation upon the form of parent - subsidiary company; expecting the plan of transfering benefits, obligations, assets, liabilities, labor for the parent company and each subsidiary; changes on production and business after the conversion.
d) Making charter draft of the parent company and subsidiary, in which the relationship between parent company and subsidiary must be clearly determined.
2. The corporations, companies that in fact have formed the structure of member unit meeting the conditions specified in Article 55 of the Law on State-owned Enterprises are not required to make the conversion scheme, only to implement the provisions in point d clause 1 of this Article.
Article 41. Submission, approval of scheme and decision on conversion
Submission, approval of scheme and decision on conversion upon order, procedures as follows:
1. Person who decides to establish the corporation, independent state-owned company, independent accounting member company of the corporation is the person approving the conversion scheme, deciding on the route and the conversion of the corporation, company; approving charter of the parent company.
2. Decision of conversion must have at least the following contents: name, address, legal form of the parent company and subsidiaries, associated companies; objectives, lines of business, charter capital of the parent company; number and the capital ratio of the parent company in each subsidiary, associated company; the liability of parent company and each subsidiary for the consuming of the rights, obligations and handling of existing and arising problem during the course of conversion.
Where the conversion upon the form of parent - subsidiary company that the parent company is one member limited liability company, the decision of conversion must have the following additional contents: name and address of the organization being owner and individuals who are appointed to be proxy to exercise the rights and obligations of owners of parent company.
Article 42. Principles of handling capital, assets, finance and labor when converting
1. All assets of the corporation, independent accounting member company, and independent state-owned company are calculated by value when converting.
2. The existing assets to be of ownership of the corporations, independent accounting member company and independent state-owned company shall be inventoried, classified, determined quantity, the real status. The existing assets to form asset directly managed by parent company and the assets transferred to the subsidiary being one member limited liability company, shall not required to re-valuate assets value. The case of change of ownership must revaluate the assets value at market price in accordance with the law regulations on ownership conversion.
3. Leased, borrowed, kept or deposited assets: the new company formed after the conversion, reorganization shall continue to rent, borrow, kept or receive deposite under the agreement with persons who have assets for lease, loan and deposit.
4. Redundant assets having no need to use, congested awaiting liquidation, asset lost and other damages on assets are handled in accordance with current legislation.
5. Principle of handling liabilities:
a) For collection debts of the corporation, independent accounting member company, independent state-owned companies converted to the parent company and collection debts of the arranged, restructured, converted member units of State-owned corporations, independent state-owned companies, independent accounting member companies of the state-owned corporations: the parent company and rearranged, reorganized, converted affiliates of State-owned corporations, independent state-owned companies, independent accounting member companies of the state-owned corporations are responsible for receiving and recovering the due debts be able to collect. For the collection debts but unable to recover, after determining clearly the cause and the responsibility of collective, individuals; the company shall be responsible for receiving and recovering the debts accounted capital reduction of ownership for the difference between the value of losses and compensation levels of collective or individuals.
b) For the payable liability: newly formed parent company, the arranged, restructured, converted member units of State-owned corporations, independent state-owned companies, independent accounting member companies of the state-owned corporations are responsible for assuming payable liabilities to creditors as committed, including tax debts, the budget debts, officers and employees debts; paying due debts according to the plan already approved by competent authorities. The unclaimed payable liabilities and assets value unable to determine its owners shall be calculated in the owner's capital in the parent company and the new formed subsidiaries after the conversion. The handling of payable liabilities of the member company converted into Shareholding Company shall comply with the regulations on equitization of state-owned companies.
6. Parent company and subsidiaries established on the basis of conversion and reorganization of the member units of state-owned corporations or independent state-owned companies, independent accounting member companies of the state-owned corporations are responsible for continuing to use the existing number of employees, assuming all rights and obligations to employees in accordance with the plan already approved by competent authorities and in accordance with the law regulations on rearrangement, reorganization and equitization, conversion of state-owned companies into one member limited liability company; the number of redundant employees is handled under the general policy in the process of reform and restructuring of state-owned companies. The employees who voluntarily terminate their labor contracts are entitled to enjoy their regimes under the law regulations on labor.
Article 43. Principle of determining charter capital of parent company
1. Charter capital of the parent company was formed from the conversion of companies, independent accounting member companies of the corporation, independent state-owned companies is the capital which invested by the State and recorded in the charter of parent company, including:
a) Actual State capital on the accounting books at the time of conversion settled centrally accounting in corporation, independent accounting member companies of the corporations, independent state-owned companies.
b) Charter capital of one member limited liability Company owned by the corporation, independent accounting member companies of the corporation, independent state-owned companies.
c) State Capital contributed in the shareholding companies, limited liability companies with two or more members and invested abroad by the corporations, independent accounting member companies of the corporation, independent state-owned companies.
d) State capital invested addition in the parent company (if any) in case of converting corporations, independent state-owned companies; corporation capital invested addition in the parent company (if any) in case of converting independent accounting member companies of the corporation.
đ) After-tax profit is reinvested and extracted for addition into charter capital.
2. Charter capital of the parent company is not less than the capital level upon criteria, the list of classification of state-owned companies and state-owned corporations issued by the Prime Minister:
a) For the parent company converted from a corporation: not less than the capital level prescribed for state-owned corporation.
b) For the parent company converted from independent accounting member companies of the corporation or independent state-owned companies: not less than the capital level prescribed for state-owned companies.
3. When decreasing or increasing charter capital, the parent company must promptly adjust in the balance sheet, register with the business registration agency.
Article 44. Business registration and registration of assets
1. Parent company and each subsidiary company after the conversion must be re-registered under the law corresponding to the legal form of such companies.
2. Member company that before the conversion was the one member limited liability company or Shareholding Company shall not be required for re-registration.
3. The naming for the parent company converted from state-owned corporations, the parent company in the form of parent - subsidiary company, parent company in the economic group shall comply with the provisions of Decree No.88/2006/ND-CP dated August 29, 2006 on business registration.
4. After being granted the business registration certificate, the parent company and each subsidiary must make the procedures of registration of property ownership transferred from the corporations or member companies at the competent state agency. All assets transferred ownership from the corporations or member companies to parent companies, subsidiaries are not required to pay enregistrement fee.
Article 45. Receipt of rights and obligations of converted corporation
The parent company and member units reorganized from the conversion of corporations decided to invest and set up by the State is responsible for assuming the lawful rights, benefits and obligations of the corporation, member companies converted.
Article 46. Rights and obligations of state ownership for the parent company after the conversion
For enterprise being converted into the parent company that is one member limited liability company owned by the State, the organization assigned as the owner exercising the rights and obligations of owner for parent company under the provisions of Article 64, Article 65 and Article 66 of the Enterprise Law and related legislation.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực