Nghị định 111/2007/NĐ-CP về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật doanh nghiệp
Số hiệu: | 111/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/06/2007 | Ngày hiệu lực: | 02/08/2007 |
Ngày công báo: | 18/07/2007 | Số công báo: | Từ số 474 đến số 475 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/09/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 111/2007/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2007 |
VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ CHUYỂN ĐỔI TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC, CÔNG TY NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP, CÔNG TY MẸ LÀ CÔNG TY NHÀ NƯỚC THEO HÌNH THỨC CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON HOẠT ĐỘNG THEO LUẬT DOANH NGHIỆP
CHÍNH PHỦ
Căn cử Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH :
Nghị định này quy định về:
1. Tổ chức, quản lý tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư thành lập, tổng công ty do các công ty tự đầu tư thành lập trong thời gian chưa chuyển đổi sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
2. Chuyển đổi tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư thành lập, tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, công ty nhà nước độc lập sang hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
3. Hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Đối tượng áp dụng Nghị định này bao gồm:
1. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.
2. Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập.
3. Công ty nhà nước là công ty mẹ của tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con và tập đoàn kinh tế.
4. Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu trong hình thức công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước các cấp theo quy định của pháp luật và quản lý của đại diện chủ sở hữu theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.
1. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập là hình thức liên kết, tập hợp các công ty thành viên hạch toán độc lập và các đơn vị thành viên khác theo quy định của pháp luật, có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăng cường tích tụ, tập trung vốn và chuyên môn hoá kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn tổng công ty.
2. Tổng công ty có tư cách pháp nhân, có tên riêng, có con dấu, có bộ máy quản lý và điều hành, có trụ sở chính trong nước, có quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, hoạt động theo điều lệ của tổng công ty và các quy định của pháp luật.
3. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập bao gồm tổng công ty được tổ chức lại từ tổng công ty thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 và tổng công ty được thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Việc tổ chức lại tổng công ty thực hiện theo quy định của Chính phủ về tổ chức lại, giải thể công ty nhà nước.
Điều kiện tổ chức tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập theo quy định tại Điều 48 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và quy định do Chính phủ ban hành.
1. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập có các đơn vị thành viên do tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ, các đơn vị thành viên do tổng công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối.
2. Các đơn vị do tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ bao gồm:
a) Công ty thành viên hạch toán độc lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Nghị định này và Điều lệ tổng công ty trong thời gian chưa chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
b) Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp hoạt động theo phân cấp của tổng công ty theo quy định tại Điều lệ tổng công ty.
c) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
d) Các doanh nghiệp do tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ được thành lập ở nước ngoài, tổ chức và hoạt động theo pháp luật nước sở tại.
đ) Tùy theo quy mô và nhu cầu kinh doanh, tổng công ty có thề có công ty tài chính được tổ chức và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, theo Điều lệ tổng công ty và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Các đơn vị thành viên do tổng công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối bao gồm:
a) Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có cổ phần, vốn góp chi phối của tổng công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
b) Các doanh nghiệp do tổng công ty giữ cổ phần, vốn góp chi phối được thành lập ở nước ngoài, tổ chức và hoạt động theo pháp luật của nước sở tại.
Ngoài các đơn vị thành viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổng công ty có thể góp vốn không chi phối vào các công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty ở nước ngoài.
1. Vốn, tài sản và tài chính của tổng công ty:
a) Vốn của tổng công ty bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư tại tổng công ty, vốn do tổng công ty tự huy động và các loại vốn khác theo quy định pháp luật.
b) Vốn điều lệ của tổng công ty là số vốn Nhà nước đầu tư và ghi trong điều lệ tổng công ty, bao gồm: vốn nhà nước đầu tư ban đầu, đầu tư bổ sung và vốn tự tích luỹ được hạch toán tập trung ở tổng công ty; vốn nhà nước ở công ty thành viên hạch toán độc lập; phần vốn nhà nước do tổng công ty đầu tư và do Nhà nước trực tiếp đầu tư tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty ở nước ngoài và giao cho tổng công ty quản lý. Khi có sự tăng giảm vốn điều lệ, tổng công ty phải điều chỉnh kịp thời trong bảng tổng kết tài sản và đăng ký bổ sung vốn điều lệ.
c) Tài sản của tổng công ty bao gồm: tài sản cố định và tài sản lưu động được hình thành từ vốn điều lệ của tổng công ty, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác do tổng công ty quản lý và sử dụng.
d) Giá trị quyền sử dụng đất được tính vào vốn của tổng công ty theo quy định của pháp luật.
đ) Vốn ngân sách nhà nước chỉ được đầu tư thông qua tổng công ty. Căn cứ vào nhu cầu và hiệu quả kinh doanh, tổng công ty có quyền quyết định đầu tư, điều chỉnh vốn đầu tư hoặc quyết định không đầu tư vào đơn vị thành viên và các doanh nghiệp khác.
e) Lợi nhuận của tổng công ty bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư tài chính và lợi nhuận từ các hoạt động khác của tổng công ty.
g) Các quỹ của tổng công ty bao gồm : quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ khác theo quy định của pháp luật.
2. Các quy định cụ thể về vốn, tài sản và tài chính của tổng công ty thực hiện theo quy chế tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác do Chính phủ ban hành.
1. Tổng công ty có cơ cấu tổ chức quản lý gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.
2. Công ty thành viên hạch toán độc lập có cơ cấu tổ chức quản lý gồm: Giám đốc, các Phó giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn của Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, bộ máy giúp việc theo quy định tại Mục I Chương IV của Luật Doanh nghiệp nhà nước và theo Nghị định này.
3. Đơn vị sự nghiệp và đơn vị hạch toán phụ thuộc của tổng công ty có cơ cấu tổ chức quản lý theo quy chế do Hội đồng quản trị tổng công ty phê duyệt.
4. Công ty tài chính có cơ cấu tổ chức quản lý theo pháp luật có liên quan về công ty tài chính và điều lệ hoạt động do Hội đồng quản trị tổng công ty thông qua, được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
5. Đơn vị thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức quản lý theo quy định của pháp luật về loại hình đơn vị thành viên đó.
1. Hội đồng quản trị có chức năng theo quy định tại Điều 29 của Luật Doanh nghiệp nhà nước; đại diện chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu, công ty thành viên hạch toán độc lập; đại diện phần vốn góp của tổng công ty ở doanh nghiệp khác.
2. Hội đồng quản trị sử dụng văn phòng, các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của tổng công ty và một bộ phận thường trực với biên chế không quá 5 người để tham mưu, giúp việc cho mình. Bộ phận thường trực thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty phân công.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Hội đồng quản trị như sau:
a) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1, các điểm b, c, d, e, g khoản 2, các khoản 3, 4 và 5 Điều 30 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
b) Quyết định chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm, ngành nghề kinh doanh của tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu, công ty tài chính (nếu có); quyết định phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị thành viên do tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối.
c) Quyết định sử dụng vốn của tổng công ty để đầu tư thành lập đơn vị thành viên do tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ và mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp khác nhưng không vượt quá mức vốn đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan; quyết định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu đối với các công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu có mức vốn không vượt quá mức quy định cho Hội đồng quản trị trong đầu tư thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; quyết định tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm đơn vị thành viên của tổng công ty theo quy định của pháp luật.
d) Quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty là chủ sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điều 64 của Luật Doanh nghiệp.
đ) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty tài chính (nếu có) theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng. Quyết định áp dụng cơ cấu tổ chức quản lý Hội đồng thành viên hay Chủ tịch công ty của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức thù lao hoặc lương đối với thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, kiểm soát viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu.
e) Quyết định việc cử người đại diện phần vốn góp của tổng công ty ở doanh nghiệp khác theo đề nghị của Tổng giám đốc. Hội đồng quản trị không thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn góp của công ty thành viên ở các công ty khác.
g) Phê duyệt điều lệ của công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu; phê duyệt quy chế hoạt động của đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp; thông qua dự thảo điều lệ của công ty tài chính (nếu có) trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
h) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tổng công ty làm chủ sở hữu và báo cáo tài chính hợp nhất của toàn tổng công ty; phê duyệt phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế của công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu.
i) Kiểm tra, giám sát Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Tổng giám đốc (Giám đốc), kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu, Giám đốc các đơn vị thành viên là công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp, công ty tài chính (nếu có) và người đại diện phần vốn góp của tổng công ty ở doanh nghiệp khác trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp và Nghị định này.
k) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo điều lệ tổng công ty và pháp luật có liên quan.
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 33 của Luật Doanh nghiệp nhà nước. Chủ tịch Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị có nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định tại Điều 43 của Luật Doanh nghiệp nhà nước, được tham gia quản lý công ty khác khi đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 36 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
5. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều 34 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
6. Tiêu chuẩn, cơ cấu thành viên, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại các Điều 31, 32 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và quy định pháp luật có liên quan. Quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Chế độ lương, thưởng của Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Luật Doanh nghiệp nhà nước, quy định của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật về chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước; các quy định pháp luật về chế độ tiền lương và quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong công ty nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
1. Hội đồng quản trị thành lập Ban kiểm soát gồm từ 3 đến 5 thành viên.
Hội đồng quản trị quyết định cử 1 thành viên Hội đồng quản trị làm Trưởng ban kiểm soát. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc không được kiêm Trưởng ban kiểm soát. Các thành viên khác của Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm, trong đó có 1 thành viên do tổ chức Công đoàn của tổng công ty cử.
Thành viên Ban kiểm soát phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
2. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. Thành viên Ban kiểm soát được hưởng tiền lương, tiền thưởng do Hội đồng quản trị quyết định theo quy định của pháp luật về chế độ lương, thưởng và Luật Doanh nghiệp nhà nước.
3. Ban kiểm soát hoạt động theo quy chế do Hội đồng quản trị phê duyệt, có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ tổng công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với các đơn vị thành viên do tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ.
b) Thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo Hội đồng quản trị định kỳ hàng tháng, quý, năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra, giám sát của mình; kịp thời phát hiện và báo cáo Hội đồng quản trị về những hoạt động không bình thường, trái với quy định về quản trị doanh nghiệp hoặc có dấu hiệu vị phạm pháp luật.
c) Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chưa được Hội đồng quản trị cho phép; chịu trách nhiệm trước Hột đồng quản trị và trước pháp luật về các hành vị cố ý bỏ qua hoặc bao che cho các vị phạm.
d) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về toàn bộ hoạt hoạt động của Ban kiểm soát.
1. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của tổng công ty theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với Điều lệ tổng công ty và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Tổng giám đốc có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 41 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây đối với các đơn vị thành viên:
a) Xây dựng phương án phối hợp kinh doanh giữa các đơn vị thành viên trình Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh chung, kế hoạch đầu tư giữa các đơn vị thành viên.
b) Kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá quy định trong nội bộ tổng công ty.
c) Quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương và phụ cấp đối với: Giám đốc, Kế toán trưởng công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp của tổng công ty sau khi có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị; Phó giám đốc công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp của tổng công ty theo đề nghị của Giám đốc các đơn vị này.
d) Đề nghị Hội đồng quản trị quyết định cử người đại diện phần vốn góp của tổng công ty ở doanh nghiệp khác.
2. Phó tổng giám đốc do Tổng giám đốc đề nghị để Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương. Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành tổng công ty theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.
3. Kế toán trưởng tổng công ty do Tổng giám đốc đề nghị để Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của tổng công ty; giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính tại tổng công ty theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.
4. Tiêu chuẩn Tổng giám đốc; việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng; nghĩa vụ và trách nhiệm của Tổng giám đốc, quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý và điều hành tổng công ty, thực hiện theo các Điều 24, 40, 42 và 43 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
5. Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
6. Chế độ lương, thưởng của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 41 của Luật Doanh nghiệp nhà nước; quy định của Chỉnh phủ về chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước; quy định pháp luật về chế độ tiền lương, quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong công ty nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan. Chế độ thanh quyết toán tiền lương, tiền thưởng của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng theo quy định tại khoản 10 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
Chế độ trách nhiệm gắn với tiền lương, tiền thưởng của Tổng giám đốc được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 43 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
Công ty thành viên hạch toán độc lập là đơn vị thành viên của tổng công ty, có tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ trong kinh doanh và chịu sự ràng buộc về quyền, nghĩa vụ với tổng công ty như sau:
1. Vốn của công ty thành viên hạch toán độc lập bao gồm: vốn do tổng công ty đầu tư tại công ty, vốn do công ty tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định pháp luật.
Đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 mà sau khi sắp xếp lại được chuyển thành công ty thành viên hạch toán độc lập, thì phần vốn nhà nước tại các công ty này được chuyển thành vốn do tổng công ty đầu tư tại công ty, tổng công ty là chủ sở hữu đối với công ty thành viên hạch toán độc lập.
2. Công ty thành viên hạch toán độc lập có các quyền sau đây đối với vốn và tài sản của công ty: quản lý và chủ động sử dụng số vốn của công ty và tổng công ty đầu tư; chiếm hữu, sử dụng vốn, tài sản của công ty để kinh doanh, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của công ty; định đoạt đối với vốn, tài sản của công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, Nghị định này và theo pháp luật có liên quan; sử dụng và quản lý các tài sản Nhà nước giao, cho thuê là đất đai, tài nguyên theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên.
Tổng công ty không điều chuyển vốn của mình đầu tư tại công ty thành viên hạch toán độc lập và vốn, tài sản của công ty thành viên này theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại công ty thành viên hạch toán độc lập hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
3. Khi được Nhà nước yêu cầu, đặt hàng hoặc tham gia đấu thầu thực hiện hoạt động công ích, công ty có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 19 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
4. Công ty thành viên hạch toán độc lập chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ với tổng công ty như sau:
a) Thực hiện kế hoạch kinh doanh chung của tổng công ty; thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của tổng công ty giao trên cơ sở hợp đồng kinh tế với tổng công ty; chịu trách nhiệm về hiệu quả các hoạt động kinh doanh phối hợp với tổng công ty; được tự chủ ký kết các hợp đồng kinh tế và thực hiện các hợp đồng kinh tế do tổng công ty ký kết và giao lại.
b) Quyết định các dự án đầu tư tại công ty và đầu tư, góp vốn vào công ty khác theo phân cấp của tổng công ty; tham gia các hình thức đầu tư cùng tổng công ty hoặc được tổng công ty giao tổ chức thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch của tổng công ty trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổng công ty.
c) Chịu trách nhiệm trước tổng công ty về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực do tổng công ty đầu tư, bảo toàn và phát triển vốn tổng công ty đầu tư và vốn do công ty tự huy động; chịu trách nhiệm trước tổng công ty về việc sử dụng vốn để đầu tư thành lập doanh nghiệp khác; tự chịu trách nhiệm dân sự bằng toàn bộ tài sản của mình; định kỳ đánh giá lại tài sản của công ty theo quy định của Chính phủ và điều lệ tổng công ty.
Tổng công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty thành viên hạch toán độc lập trong phạm vị số vốn điều lệ của công ty.
d) Có quyền đề nghị tổng công ty quyết định hoặc được tổng công ty uỷ quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, sáp nhập các đơn vị hạch toán phụ thuộc và quyết định bộ máy quản lý của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
đ) Xây dựng, áp dụng các định mức lao động, vật tư, đơn giá tiền lương và chi phí khác trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanh của công ty, phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ tổng công ty.
e) Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chuyển lỗ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, trích lập quỹ dự phòng tài chính, phần lợi nhuận còn lại được phân chia theo vốn tổng công ty đầu tư và vốn của công ty tự huy động. Phần lợi nhuận phân chia theo vốn tổng công ty đầu tư được dùng để tái đầu tư tăng vốn nhà nước tại công ty hoặc hình thành quỹ tập trung của tổng công ty theo quy định của Chính phủ. Phần lợi nhuận phân chia theo vốn công ty tự huy động được trích một phần vào quỹ đầu tư phát triển của công ty theo tỷ lệ do Chính phủ quy định; phần còn lại do công ty tự quyết định việc phân phối vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
g) Công ty có nghĩa vụ kinh doanh có lãi, đảm bảo chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn tổng công ty đầu tư do tổng công ty giao; đăng ký, kê khai và nộp đủ thuế, thực hiện nghĩa vụ đối với tổng công ty và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
h) Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của tổng công ty; chịu sự giám sát, kiểm tra của tổng công ty; định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về công ty và báo cáo tài chính của công ty với tổng công ty; tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
i) Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và pháp luật có liên quan.
1. Đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ phân cấp hạch toán do tổng công ty quy định; được tạo nguồn thu từ việc thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ, nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyển giao công nghệ với các đơn vị trong và ngoài tổng công ty. Đơn vị sự nghiệp hoạt động theo điều lệ hoặc quy chế do Hội đồng quản trị tổng công ty phê duyệt.
2. Đơn vị hạch toán phụ thuộc tổng công ty có quyền chủ động ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự theo phân cấp của tổng công ty quy định trong điều lệ hoặc quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị này do Hội đồng quản trị tổng công ty phê chuẩn. Tổng công ty chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh đối với các cam kết của các đơn vị này.
3. Công ty tài chính của tổng công ty được tổ chức, hoạt động và quan hệ với tổng công ty theo pháp luật về tổ chức tín dụng, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Điều lệ hoạt động do Hội đồng quản trị tổng công ty thông qua và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
Tổng công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty là chủ sở hữu theo quy định tại khoản 1 Điều 64, Điều 65 và Điều 66 của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của công ty, quy định của Chính phủ và quy định khác của pháp luật.
1. Các công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của tổng công ty được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và điều lệ của công ty. Tổng công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cổ đông hoặc thành viên góp vốn chi phối tại công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Tổng công ty thực hiện việc quản lý cổ phần, vốn góp chi phối của mình tại các doanh nghiệp khác theo quy định tại Điều 58 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và quy định của Chính phủ về quản lý vốn cổ phần, vốn góp chi phối và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
1. Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty ở nước ngoài có cổ phần, vốn góp của tổng công ty chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống, thì không là đơn vị thành viên của tổng công ty và không do tổng công ty chi phối.
2. Các công ty có cổ phần, vốn góp không chi phối của tổng công ty được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Đoanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và điều lệ của công ty. Tổng công ty thực hiện việc quản lý cổ phần, vốn góp của mình tại các công ty này theo quy định tại Điều 59 của Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp và quy định của Chính phủ về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
1. Tổng công ty không được lạm dụng vị thế của công ty nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối đối với các đơn vị thành viên là công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu, công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của tổng công ty, làm tổn hại đến lợi ích của các đơn vị thành viên, các chủ nợ và các bên có liên quan.
Tổng công ty không được có những quy định trong Điều lệ của công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu làm tổn hại đến lợi ích của công ty đó, các chủ nợ và các bên liên quan.
2. Trường hợp thực hiện các hành vị sau đây mà không có sự thoả thuận với đơn vị thành viên nêu tại khoản 1 Điều này gây thiệt hại đối với các đơn vị thành viên đó, thì tổng công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho đơn vị thành viên và các bên liên quan:
a) Buộc đơn vị thành viên phải ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế không bình đẳng và bất lợi đối với đơn vị thành viên.
b) Điều chuyển vốn, tài sản của các đơn vị thành viên, gây thiệt hại cho đơn vị thành viên bị điều chuyển.
c) Điều chuyển một số hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có lãi từ đơn vị thành viên này sang đơn vị thành viên khác không có sự thoả thuận với đơn vị thành viên bị điều chuyển, dẫn đến đơn vị thành viên bị điều chuyển bị lỗ hoặc lợi nhuận bị giảm sút nghiêm trọng.
d) Quyết định các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đối với đơn vị thành viên trái với điều lệ và pháp luật; giao nhiệm vụ cho đơn vị thành viên thực hiện không dựa trên cơ sở ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị này.
đ) Buộc đơn vị thành viên cho tổng công ty hoặc đơn vị thành viên khác vay vốn với lãi suất thấp, điều kiện vay và thanh toán không hợp lý hoặc phải cung cấp các khoản tiền vay để tổng công ty hoặc đơn vị thành viên khác thực hiện các hợp đồng kinh tế có nhiều rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị thành viên.
Quy định về hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty nhà nước nêu tại Mục này chỉ áp dụng đối với các tổng công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập đã chuyển đổi sang hình thức công ty mẹ - công ty con theo Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Thời hạn áp dụng từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 01 tháng 7 năm 2010.
1. Tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con là hình thức liên kết và chi phối lẫn nhau bằng đầu tư, góp vốn, bí quyết công nghệ, thương hiệu hoặc thị trường giữa các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó có một công ty nhà nước giữ quyền chi phối các doanh nghiệp thành viên khác (gọi tắt là công ty mẹ) và các doanh nghiệp thành viên khác bị công ty mẹ chi phối (gọi tắt là công ty con) hoặc có một phần vốn góp không chi phối của công ty mẹ (gọi tắt là công ty liên kết).
2. Tổ hợp công ty mẹ và các công ty con không có tư cách pháp nhân. Công ty mẹ có tư cách pháp nhân, có tên gọi riêng, có con dấu, có bộ máy quản lý và điều hành, có trụ sở chính trong nước.
Tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Nghị định này có cơ cấu như sau:
1. Công ty mẹ là công ty nhà nước, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và Nghị định này; được hình thành từ việc chuyển đổi, tổ chức tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công nhà nước độc lập hoặc trên cơ sở một công ty đầu tư, mua cổ phần, góp vốn và các nguồn lực khác vào các công ty con, công ty liên kết.
2. Các công ty con:
a) Các công ty có vốn góp chi phối của công ty mẹ gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty ở nước ngoài.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ làm chủ sở hữu.
Nếu trong cơ cấu của tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con có loại công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì phải có thêm loại công ty con theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
3. Công ty mẹ có thể có các công ty liên kết là các công ty có vốn góp không chi phối của công ty mẹ, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty ở nước ngoài.
1. Công ty mẹ có chức năng trực tiếp sản xuất kinh doanh và đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác hoặc chỉ thực hiện việc đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác. Công ty mẹ có các quyền, nghiã vụ của công ty nhà nước quy định tại Chương III của Luật Doanh nghiệp nhà nước; thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông tại các công ty con và công ty liên kết.
2. Công ty mẹ có cơ cấu quản lý gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Bộ máy quản lý của công ty mẹ là bộ máy của tổng công ty.
1. Hội đồng quản trị công ty mẹ có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như Hội đồng quản trị của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập; có chế độ làm việc, cơ cấu thành viên, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1, điểm a khoản 3, các khoản 4, 5 và 6 Điều 9 Nghị định này và các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:
a) Quyết định chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm, ngành, nghề kinh doanh của công ty mẹ, đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp của công ty mẹ; quyết định phương án phối hợp kinh doanh của công ty mẹ với các công ty con.
b) Quyết định sử dụng vốn của công ty mẹ để đầu tư thành lập công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp khác nhưng không vượt quá mức vốn đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan; quyết định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu đối với công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quy mô vốn không vượt quá mức quy định cho Hội đồng quản trị trong đầu tư thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
c) Quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ là chủ sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điều 64 của Luật Doanh nghiệp.
d) Quyết định áp dụng cơ cấu tổ chức quản lý Hội đồng thành viên hay Chủ tịch công ty của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức thù lao hoặc lương đối với thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, kiểm soát viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Hội đồng thành viên không thực hiện quyền hạn, nghiã vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn góp của công ty con ở các công ty khác.
đ) Thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của cổ đông, thành viên ở các công ty có cổ phần, vốn góp của công ty mẹ.
e) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty mẹ, của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hàng năm và báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của các doanh nghiệp trong hình thức công ty mẹ - công ty con; phê duyệt phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
g) Kiểm tra, giám sát Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Tổng giám đốc (Giám đốc), kiểm soát viên của công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Giám đốc các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp; người đại diện phần vốn góp của công ty mẹ ở doanh nghiệp khác trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp và Nghị định này.
h) Thực hiện quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ công ty mẹ và pháp luật có liên quan.
2. Chế độ lương, thưởng của Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định này.
Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị công ty mẹ thành lập, có cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, chế độ hoạt động theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
1. Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc công ty mẹ có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 11 Nghị định này:
2. Chế độ lương, thưởng của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định này.
1. Công ty mẹ là chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ thành lập mới hoặc được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty. Công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu han một thành viên theo quy định tại Điều 64, Điều 65 và Điều 66 Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của công ty và các quy định của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, quy định của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và các quy định pháp luật có liên quan.
1. Công ty con là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty ở nước ngoài có cổ phần, vốn góp chi phối của công ty mẹ, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, pháp luật nước ngoài và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Công ty mẹ thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông, thành viên, bên liên doanh, bên góp vốn chi phối theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của công ty mẹ.
3. Công ty mẹ trực tiếp quản lý cổ phần, vốn góp chi phối ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty ở nước ngoài; có quyền và nghĩa vụ đối với cổ phần, vốn góp chi phối theo quy định tại Điều 58 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
Công ty mẹ thực hiện việc quản lý phần vốn góp của mình ở công ty liên kết theo quy định tại Điều 59 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
Trách nhiệm của công ty mẹ đối với các công ty con trong trường hợp công ty mẹ lạm dụng vị thế nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối làm tổn hại đến lợi ích của công ty con, các chủ nợ và các bên có liên quan, thực hiện như đối với tổng công ty quy định tại Điều 17 Nghị định này.
1. Tổng công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập tổ chức lại, chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
2. Công ty nhà nước thuộc diện phải chuyển sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; đang là công ty mẹ của: tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập, tổ hợp công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện đầu tư, mua cổ phần, góp vốn vào các doanh nghiệp khác và giữ vai trò là công ty mẹ của các doanh nghiệp đó theo khoản 15 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp.
1. Công ty mẹ thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức quy định tại Mục II Chương III Luật Doanh nghiệp.
2. Công ty mẹ có chức năng trực tiếp sản xuất kinh doanh và đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác hoặc chỉ thực hiện việc đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác.
3. Căn cứ vào đặc điểm, quy mô, số lượng công ty con hoạt động tại các địa bàn trong và ngoài nước, chủ sở hữu công ty quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty mẹ theo mô hình Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên hoặc mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc, Kiểm soát viên.
1. Công ty con là các công ty đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ.
b) Do công ty mẹ nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối (trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty).
c) Do công ty mẹ trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty.
d) Điều lệ của công ty do công ty mẹ quyết định sửa đổi, bổ sung.
2. Các công ty con có thể tổ chức theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty con ở nước ngoài; hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, pháp luật nước ngoài, các quy định pháp luật có liên quan và điều lệ của công ty.
3. Công ty mẹ có thể có các công ty liên kết là các công ty tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty ở nước ngoài theo Luật Doanh nghiệp, pháp luật nước ngoài và các quy định pháp luật có liên quan. Các công ty liên kết là các công ty không thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường, các dịch vụ kinh doanh khác với công ty mẹ.
1. Công ty mẹ thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ làm chủ sở hữu theo quy định tại khoản 1 Điều 39, khoản 1 Điều 64, Điều 65 và Điều 66 của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của công ty và các quy định của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Công ty mẹ trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông hoặc thành viên tại công ty con, công ty liên kết của công ty mẹ. Việc thực hiện quyền chi phối của công ty mẹ tại công ty con là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty con ở nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của cộng mẹ và theo hướng dẫn của chủ sở hữu Nhà nước về quản lý cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.
3. Các công ty không có vốn góp của công ty mẹ, tự nguyện tham gia hình thức công ty mẹ - công ty con, chịu sự ràng buộc về quyền, nghĩa vụ với công ty mẹ và các công ty con khác theo hợp đồng liên kết hoặc theo thoả thuận giữa công ty mẹ với công ty tự nguyện tham gia.
1. Công ty mẹ, công ty con có nghĩa vụ thực hiện các báo cáo tài chính của nhóm công ty theo quy định tại Điều 148 của Luật Doanh nghiệp; thực hiện các hợp đồng, giao dịch và các quan hệ khác theo quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp công ty mẹ lạm dụng vị thế của mình, can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông làm tổn hại đến lợi ích của công ty con, các bên có liên quan, thì công ty mẹ và những người có liên quan phải chịu trách nhiệm theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 147 Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Việc tổ chức lại, chuyển đổi tổng công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con nhằm chuyển từ liên kết theo kiểu hành chính với cơ chế giao vốn sang liên kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chính là chủ yếu; xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ với các công ty con và công ty liên kết; tăng cường năng lực kinh doanh cho các đơn vị tham gia liên kết; tạo điều kiện để phát triển thành tập đoàn kinh tế.
2. Việc tổ chức lại, chuyển đổi công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con nhằm tạo điều kiện phát triển năng lực, quy mô và phạm vị kinh doanh của công ty, thúc đẩy việc tích tụ vốn, sử dụng tiềm lực tài chính và các nguồn lực khác của công ty để đầu tư, góp vốn và tham gia liên kết với các doanh nghiệp khác, đẩy mạnh việc cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu các đơn vị thành viên của công ty.
3. Chuyển các công ty mẹ là công ty nhà nước sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 166 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Các đối tượng sau đây đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 36 Nghị định này được tổ chức lại, chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu:
1. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.
2. Công ty nhà nước là công ty con trong các tổng công ty đã có quyết định chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con nhưng chưa hoàn thành việc chuyển đổi.
3. Công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.
4. Công ty nhà nước độc lập.
1. Đối với tổng công ty nhà nước phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Tất cả các đơn vị thành viên đã, đang chuyển đổi hoặc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách và kế hoạch cổ phần hoá hoặc chuyển đổi sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để hình thành cơ cấu gồm công ty mẹ, các công ty con, công ty liên kết.
b) Công ty mẹ dự kiến thành lập phải đáp ứng đủ các điều kiện chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại công ty nhà nước.
c) Công ty mẹ có quy mô vốn lớn, có khả năng sử dụng nguồn vốn thực có của công ty hoặc có phương an khả thi để huy động vốn, đầu tư đủ vốn vào các công ty con, công ty liên kết để chi phối các công ty con, sử dụng bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường để chi phối các công ty con.
d) Tổng công ty có khả năng phát triển, kinh doanh đa ngành nghề trong đó có một ngành kinh doanh chính, có nhiều đơn vị phụ thuộc ở trong, ngoài nước.
2. Đối với công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có khả năng tổ chức thành công ty mẹ có quy mô vốn lớn hoặc công ty mẹ có khả năng sử dụng tiềm lực tài chính, bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường để thực hiện việc đầu tư vốn, chi phối các doanh nghiệp khác.
b) Công ty mẹ dự kiến thành lập phải đáp ứng đủ các điều kiện chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại công ty nhà nước.
c) Đang có cổ phần, vốn góp chi phối ở nhiều doanh nghiệp khác hoặc được Thủ tướng Chính phủ (nếu là doanh nghiệp thành viên tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập), Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu là công ty nhà nước độc lập) phê duyệt kế hoạch cổ phần hoá các bộ phận của công ty (trừ các bộ phận hình thành công ty mẹ), hoặc được phê duyệt kế hoạch đầu tư, góp trên 50% số vốn điều lệ của công ty vào các công ty khác để nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối tại các công ty này.
1. Tổng công ty nhà nước đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định này và tuỳ thuộc tính chất ngành nghề, công nghệ, mối quan hệ về kinh doanh, đầu tư vốn và tính chất phụ thuộc lẫn nhau giữa tổng công ty với các đơn vị thành viên và giữa các đơn vị thành viên, có thể được tổ chức lại theo các phương thức sau:
a) Văn phòng, cơ quan quản lý của tổng công ty, các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp cùng với một hoặc một số công ty thành viên hạch toán độc lập có vị trí then chốt trong tổng công ty hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính của tổng công ty được tổ chức lại thành công ty mẹ. Trường hợp chuyển đổi, tổ chức lại tổng công ty có quy mô lớn mà thấy không cần thiết phải gộp một hoặc một số công ty thành viên hạch toán độc lập vào thành công ty mẹ, thì có thể tổ chức văn phòng, cơ quan quản lý của tổng công ty, các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp trở thành công ty mẹ.
Các doanh nghiệp đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này trở thành công ty con, các doanh nghiệp có vốn góp không chi phối của tổng công ty trở thành công ty liên kết.
b) Trường hợp chuyển đổi tổng công ty hạch toán toàn ngành thì văn phòng, cơ quan quản lý của tổng công ty và các công ty thành viên hạch toán phụ thuộc có vị trí then chốt trong tổng công ty hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính của tổng công ty được tổ chức lại thành công ty mẹ.
Các doanh nghiệp đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này trở thành công ty con, các doanh nghiệp có vốn góp không chi phối của tổng công ty trở thành công ty liên kết.
c) Trường hợp tổng công ty đang hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con mà vẫn có công ty mẹ, công ty con là công ty nhà nước thì chỉ chuyển công ty mẹ và công ty con đó thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần tùy theo điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định này.
2. Công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này, tuỳ đặc điểm về công nghệ, tính chất phụ thuộc và mối quan hệ đầu tư đã hình thành với tổng công ty, có thể tách thành công ty mẹ độc lập hoặc tiếp tục ở trong cơ cấu của tổng công ty.
3. Các đơn vị sự nghiệp, viện, trường thuộc tổng công ty, tuỳ theo mức độ và yêu cầu gắn kết với công ty mẹ về vốn, tài chính, công nghệ, thị trường, nghiên cứu, đào tạo, có thể chuyển thành bộ phận hạch toán phụ thuộc công ty mẹ hoặc chuyển thành công ty con, công ty liên kết.
Trường hợp viện nghiên cứu thuộc tổng công ty thường xuyên áp dụng kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ để sản xuất, kinh doanh, có vốn góp ở các doanh nghiệp do viện ứng dụng kết quả nghiên cứu, nếu đáp ứng đủ các điều kiện về công ty mẹ quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này, thì có thể chuyển thành công ty mẹ độc lập hoặc tiếp tục ở trong cơ cấu của tổng công ty.
4. Công ty mẹ được hình thành sau chuyển đổi phải tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trình tự, thủ tục chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
Trường hợp chuyển thành công ty mẹ dưới hình thức là công ty cổ phần thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định này.
1. Công ty nhà nước độc lập đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này chuyển thành công ty mẹ; các đơn vị hạch toán phụ thuộc, thì tuỳ quy mô và tính chất đầu tư vốn của công ty nhà nước độc lập, tầm quan trọng và chiến lược của công ty nhà nước độc lập, có thể chuyển thành một trong các loại hình công ty con quy định tại khoản 2 Điều 31, công ty liên kết quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định này.
2. Hình thức của công ty mẹ theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Nghị định này.
1. Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh sách, kế hoạch chuyển đổi tổng công ty, công ty nhà nước độc lập do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Hội đồng quản trị tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập lập kế hoạch chuyển đổi tổng công ty và danh sách chuyển đổi công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty.
2. Căn cứ vào điều kiện quy định tại Điều 36 Nghị định này và thực trạng của các tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập:
a) Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh sách, kế hoạch và việc chuyển đổi tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập do mình quyết định thành lập.
b) Hội đồng quản trị tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch chuyển đối tổng công ty và danh sách chuyển đổi công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty.
1. Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập (sau đây gọi là tổng công ty, công ty) được lựa chọn, phê duyệt danh sách và kế hoạch chuyển đổi, tổ chức lại thành tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con có trách nhiệm:
a) Rà soát từng đơn vị thành viên, toàn tổng công ty, công ty, đối chiếu với các điều kiện chuyển đổi, xác định cơ cấu, phương thức chuyển đổi, hình thức pháp lý của công ty mẹ và từng loại công ty con.
b) Kiểm kê, phân loại, xác định các loại vốn, tài sản, công nợ và lao động hiện có; xác định tổng vốn dự kiến của công ty mẹ, vốn dự kiến của công ty mẹ đầu tư vào từng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do mình làm chủ sở hữu và ở các doanh nghiệp có vốn chi phối hoặc không chi phối của công ty mẹ; lập báo cáo tài chính đến thời điểm chuyển đổi.
c) Xây dựng đề án chuyển đổi, tổ chức lại tổng công ty, công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con và phương án xử lý vốn, tài sản, tài chính và lao động khi chuyển đổi.
Đề án chuyển đổi, tổ chức lại tối thiểu phải bao gồm những nội dung sau: thực trạng tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý, kết quả sản xuất, kinh doanh của tổng công ty, công ty và từng đơn vị thành viên; tình hình tài chính, đầu tư, góp vốn của tổng công ty, công ty và từng đơn vị thành viên ở các doanh nghiệp khác; dự kiến cơ cấu, số lượng, loại hình công ty con, công ty liên kết; mô hình, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của công ty mẹ; phương thức tổ chức lại, chuyển đổi, dự kiến kế hoạch chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con; dự kiến phương án chuyển giao quyền lợi, nghĩa vụ, tài sản, công nợ, lao động cho công ty mẹ và từng công ty con; những thay đổi về sản xuất, kinh doanh sau chuyển đổi.
d) Xây dựng dự thảo điều lệ của công ty mẹ và công ty con, trong đó phải xác định rõ quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con.
2. Các tổng công ty, công ty trên thực tế đã hình thành cơ cấu đơn vị thành viên đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật Doanh nghiệp nhà nước thì không phải xây dựng đề án chuyển đổi, chỉ thực hiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Việc trình, phê duyệt đề án và quyết định chuyển đổi theo trình tự, thủ tục như sau:
1. Người quyết định thành lập tổng công ty, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty là người phê duyệt đề án chuyển đổi, quyết định lộ trình và việc chuyển đổi tổng công ty, công ty; phê duyệt điều lệ công ty mẹ.
2. Quyết định chuyển đổi ít nhất phải có các nội dung sau: tên, địa chỉ, hình thức pháp lý của công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết; mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ của công ty mẹ; số lượng và tỷ lệ vốn của công ty mẹ tại từng công ty con, công ty liên kết; trách nhiệm của công ty mẹ và từng công ty con đối với việc kế thừa các quyền, nghĩa vụ và xử lý các vấn đề tồn tại và phát sinh trong quá trình chuyển đổi.
Trường hợp chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thì quyết định chuyển đổi phải có thêm nội dung sau: tên và địa chỉ tổ chức là chủ sở hữu và các cá nhân được bổ nhiệm làm đại diện ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty mẹ.
1. Tất cả tài sản của tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty nhà nước độc lập khi chuyển đổi đều được tính bằng giá trị.
2. Tài sản hiện có thuộc quyền sở hữu của tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty nhà nước độc lập, được kiểm kê, phân loại, xác định số lượng, thực trạng. Tài sản hiện có để hình thành tài sản do công ty mẹ trực tiếp quản lý và tài sản chuyển giao sang công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì không phải đánh giá lại giá trị tài sản. Các trường hợp chuyển đổi sở hữu thì phải đánh giá lại giá trị tài sản theo giá thị trường theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu.
3. Tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi: công ty mới hình thành sau chuyển đổi, tổ chức lại có trách nhiệm tiếp tục thuê, mượn, giữ hộ, nhận ký gửi theo thoả thuận với người có tài sản cho thuê, cho mượn, ký gửi.
4. Tài sản dôi thừa, không có nhu cầu sử dụng, ứ đọng chờ thanh lý, tài sản hao hụt, mất mát và các tổn thất khác về tài sản được xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.
5. Nguyên tắc xử công nợ:
a) Đối với các khoản nợ phải thu của tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty nhà nước độc lập chuyển đổi thành công ty mẹ và các khoản nợ phải thu của các đơn vị thành viên được sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước: công ty mẹ và các đơn vị thành viên được sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận và thu hồi các khoản nợ đến hạn có thể thu hồi được. Đối với các khoản nợ phải thu nhưng không thu hồi được thì sau khi xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân, công ty có trách nhiệm tiếp nhận và thu hồi các khoản nợ được hạch toán giảm vốn của chủ sở hữu đối với phần chênh lệch giữa giá trị tổn thất và mức bồi thường của tập thể, cá nhân.
b) Đối với các khoản nợ phải trả: công ty mẹ mới thành lập, các đơn vị thành viên được sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả nợ thuế, các khoản nợ ngân sách, nợ cán bộ, công nhân viên; thanh toán nợ đến hạn theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các khoản nợ phải trả không có người đòi và giá trị tài sản không xác định được chủ sở hữu được tính vào vốn của chủ sở hữu tại công ty mẹ và các công ty con mới được thành lập sau chuyển đổi. Việc xử lý các khoản nợ phải trả của công ty thành viên chuyển đổi thành công ty cổ phần được thực hiện theo quy định về cổ phần hoá công ty nhà nước.
6. Công ty mẹ và các công ty con được thành lập trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại các đơn vị thành viên của tổng công ty nhà nước hoặc công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước có trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có, kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ đối với người lao động theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật về sắp xếp, tổ chức lại, cổ phần hoá, chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; số lao động dôi dư được xử lý theo chính sách chung trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại các công ty nhà nước. Người lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
1. Vốn điều lệ của công ty mẹ được hình thành từ chuyển đổi tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập là số vốn nhà nước đầu tư và ghi trong Điều lệ công ty mẹ, bao gồm:
a) Vốn nhà nước thực có trên sổ kế toán tại thời điểm chuyển đổi được hạch toán tập trung tại tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập.
b) Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập là chủ sở hữu.
c) Vốn nhà nước được tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty nhà nước độc lập góp vào các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên và đầu tư ra nước ngoài.
d) Vốn Nhà nước đầu tư bổ sung cho công ty mẹ (nếu có) đối với trường hợp chuyển đổi tổng công ty, công ty nhà nước độc lập; vốn tổng công ty đầu tư bổ sung cho công ty mẹ (nếu có) đối với trường hợp chuyển đổi công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty.
đ) Phần lợi nhuận sau thuế được tái đầu tư và trích bổ sung vào vốn điều lệ.
2. Vốn điều lệ của công ty mẹ không được thấp hơn mức vốn theo tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành:
a) Đối với công ty mẹ chuyển đổi từ tổng công ty: không được thấp hơn mức vốn quy định đối với tổng công ty nhà nước.
b) Đối với công ty mẹ chuyển đổi từ công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty hoặc công ty nhà nước độc lập: không được thấp hơn mức vốn quy định đối với công ty nhà nước.
3. Khi tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty mẹ phải điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối kế toán, đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
1. Công ty mẹ và từng công ty con sau khi chuyển đổi đều phải đăng ký lại theo pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của công ty đó.
2. Công ty thành viên trước khi chuyển đổi đã là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần thì không phải đăng ký lại.
3. Việc đặt tên đối với công ty mẹ chuyển đổi từ tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong hình thức công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 về đăng ký kinh doanh.
4. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty mẹ và từng công ty con phải làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản được chuyển từ tổng công ty hoặc công ty thành viên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mọi tài sản được chuyển quyền sở hữu từ tổng công ty hoặc công ty thành viên sang công ty mẹ, công ty con không phải nộp lệ phí trước bạ.
Công ty mẹ và các đơn vị thành viên được tổ chức lại từ việc chuyển đổi tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập có trách nhiệm kế thừa các quyền, lợi ích hợp pháp và các nghiã vụ của tổng công ty, công ty thành viên được chuyển đổi.
Đối với doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, thì tổ chức được giao làm chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghiã vịt của chủ sở hữu đối với công ty mẹ theo quy định tại Điều 64, Điều 65 và Điều 66 Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về tổ chức quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
2. Các tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty mẹ là công ty nhà nước trong mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và các điều kiện quy định tại Điều 36 Nghị định này, phải chuyển đổi sang hình thức công ty mẹ - công ty con trước ngày 01 tháng 7 năm 2010.
3. Tổng công ty hoặc công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 36 hoặc điểm a và điểm c khoản 2 Điều 36 Nghị định này nhưng không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được chuyển đổi sang hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty cổ phần; trình tự, thủ tục chuyển thành công ty cổ phần theo quy định hiện hành về cổ phần hóa công ty nhà nước. Phương thức tổ chức lại, chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con có thể áp dụng các quy định tại Điều 37 và Điều 38 Nghị định này.
4. Các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này đang trong lộ trình chuyển đổi sang hình thức công ty mẹ - công ty con, được tiếp tục hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Nghị định này và pháp luật có liên quan đến thời hạn trước ngày 01 tháng 7 năm 2010.
5. Tổng công ty nhà nước do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập không đáp ứng điều kiện chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con thì phải tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu hoặc giải thể; biện pháp, thời hạn tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu hoặc giải thể theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước.
6. Đối với các tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập và công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước có đủ điều kiện chuyển đổi, tổ chức lại theo hình thức công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì khi thực hiện việc chuyển đổi phải hình thành công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
7. Đối với các tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập và công ty thành viên hạch toán độc lập tổng công ty đã được phê duyệt đề án chuyển đổi trong đó công ty mẹ là công ty nhà nước nhưng chưa đăng ký kinh doanh và đăng ký lại tài sản thì phải điều chỉnh phương án hình thành công ty mẹ và thực hiện đăng ký kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
1. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 111/2007/ND-CP |
Hanoi, June 26, 2007 |
ON ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF STATE-OWNED CORPORATIONS AND TRANSFORMATION OF STATE-OWNED CORPORATIONS, INDEPENDENT STATE-OWNED COMPANIES, PARENT COMPANIES BEING STATE-OWNED COMPANIES UPON THE FORM OF PARENT - SUBSIDIARY COMPANIES OPERATING UNDER THE LAW ON ENTERPRISE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Law on State owned Enterprises dated November 26, 2003;
Pursuant to the Law on Enterprises dated November 29, 2005;
At the proposal of Minister of Planning and Investment,
DECREES:
This Decree stipulates on:
1. Organization and management of corporations which are decided to invest in and establish by the State, the corporations which are decided to invest in and establish by the companies themselves in the period not yet transferred to operate under the Enterprise Law.
2. Conversion of the Corporations which are decided to invest in and establish by the State, of the corporations which are decided to invest in and establish by the companies themselves, the member companies accounted independent of the Corporations which are decided to invest in and establish by the State, the independent state companies into the form of parent - subsidiary companies operating under the Enterprise Law.
3. Form of parent - subsidiary company in which parent company is the one member limited liability company owned by the State.
Article 2. Subjects of application
Subjects applicable to this Decree include:
1. Corporations which are decided to invest in and establish by the State.
2. Corporations which are decided to invest in and establish by the companies themselves.
3. State-owned Company is the parent company of the corporation under the form of parent - subsidiary company and economic group.
4. The parent company is one member limited liability company owned by the State.
Article 3. State administration and management of state ownership for the state-owned corporations, the parent company owned by the State
State-owned Corporations, parent companies owned by the State in the form of parent – subsidiary companies, parent companies to be of the corporations submit to the State administration by state agencies at all levels in accordance law regulations and management of representatives of the owners upon the centralization, assignment from the Government.
THE COPORATIONS DECIDED FOR INVESTMENT AND ESTABLISHMENT BY THE STATE
Article 4. The corporations decided for investment and establishment by the State
1. Corporations decided to invest in and establish by the State is the form of association, collection of member companies accounting independent and other member units as prescribed by law, having close relationship together on economic benefits, technology, market and other business services, operating in one or several main economic - technical subjects to enhance the accumulation and concentration of capital and business specialization of the member units and the entire corporations.
2. Corporation has legal entity status, private name, seal, management apparatus and administration, head office in the country, with rights and obligations of the state-owned company under regulations of the State-owned Enterprise Law, operating under the Charter of corporation and the provisions of law.
3. Corporations decided to invest in and establish by the State include the corporations which were reorganized from the corporations established under the 1995 State-owned Enterprise Law and the corporations which were founded newly under the 2003 State-owned Enterprises Law. The reorganization of the corporations complies with the provisions of the Government on the reorganization and dissolution of State companies.
Article 5. Conditions to organize the corporations decided for investment and establishment by the State
Conditions to organize the corporations decided for investment and establishment by the State are according to provisions in Article 48 of the Law on State-owned Enterprise and provisions issued by the Government.
Article 6. Member units of corporations
1. Corporation decided to invest in and establish by the State has member units invested the entire charter capital in by the corporation, the member units held shares, dominant contributed capital by the corporation.
2. The units invested all charter capital by the corporation include:
a) Independent accounting member companies operating under the State-owned Enterprise Law, this Decree and Charter of the corporation in the period not yet transferred to operate under the Enterprise Law.
b) Dependent accounting member units and practice units operate as assigned by the corporation under the provisions in charter of the corporation.
c) One member limited liability company owned by the corporation is organized and operates under the Enterprise Law.
d) The enterprise invested entire charter capital by the corporation is established in the foreign countries, organized and operates under the laws of such foreign countries.
đ) Depending on the size and business needs, the corporation may have finance company organized and operating under the Law on Credit Institutions and the guidance of the State Bank, under Charter of the corporation and the provisions of relevant law.
3. The member units held shares, dominant contributed capital by the corporation, include:
a) Shareholding companies, limited liability Company with shares, dominant contributed capital of corporation operating under the Enterprise Law.
b) The enterprises held shares, dominant contributed capital by the corporation are established in the foreign countries, organized and operate under the laws of such foreign countries.
Apart from the member units provided in clause 2 and clause 3 of this Article, the corporation can contribute capital of not dominating into the limited liability companies with two or more members, shareholding companies, companies in the foreign country.
Article 7. Capital, assets, finance of corporations
1. Capital, assets, finance of corporations:
a) The capital of the corporation includes capital invested in the corporation by the State, capital mobilized by the corporation itself and other types of capital in accordance with the law regulations.
b) Charter capital of the corporation is the capital invested by the State and recorded in the charter of the corporation, including: the state capital invested initially, additionally and capital accumulated by its own are concentrated in accounting in the corporation; state capital in the subsidiaries accounting independent; state capital invested by corporations and invested directly by the State in the shareholding companies, limited liability companies, overseas companies and assigned to the corporation to manage. When the increase or decrease of charter capital happens, the corporation must promptly adjust in assets balance sheet and register additional capital.
c) The assets of the corporation include: liquid assets and fixed assets which are formed from charter capital of the corporation, loans and other legal capital sources managed and used by corporation.
d) The value of land use rights is included into capital of the corporation in accordance with the law regulations.
đ) State budget capital is invested only through the corporation. Based on the needs and business efficiency, the corporation may decide to invest, adjust investment capital or decide not to invest in the member units and other enterprises.
e) Profits of corporations include profit from business operations, profit from financial investments and profits from other activities of the corporations.
g) The funds of the Corporation include the financial reservation fund, development investment fund, the reward fund, welfare fund and other funds as prescribed by law.
2. The specific regulations on capital, assets and finance of the corporation shall comply with the financial regulation of state-owned company and management of state capital invested in other enterprises issued by the Government.
Article 8. Managerial, organizational structure of corporations
1. The Corporation has the managerial, organizational structure, management including the Board of management, inspection committee, General director, the deputy directors, chief accountant and the assistant apparatus.
2. Member companies accounting independent have the managerial, organizational structure, including: directors, deputy directors, chief accountant and the assistant apparatus. The functions, duties, powers and standards of the director and deputy directors, chief accountant and the assistant apparatus are defined in Item I Chapter IV of the State-owned Enterprise Law and this Decree.
3. Business units and units accounting dependent of the corporation have managerial, organizational structure under regulations approved by the Management Board of the corporation.
4. Financial company has managerial, organizational structure under relavent laws on financial company and operation charter passed by the Management Board of the corporation, approved by the State Bank.
5. Unit members are one member limited liability companies owned by corporation, limited liability companies with two or more members, and the shareholding companies with managerial, organizational structures in accordance with law regulations on forms of such member units.
Article 9. Management Board of corporations
1. Board of Management has functions as provided for in Article 29 of the Law on State-owned Enterprises; representatives of the owners of one member limited liability companies owned by corporations, independent accounting member companies; representatives of the contributed capital portion of corporation in other enterprises.
2. Board of Management uses office, the professional divisions, departments of corporation and a standing division with less than five staffs to advise and help the works. The standing division performs tasks assigned by President of the Management Board of the corporation.
3. Specific duties and powers of the Management Board as follows:
a) To perform duties and powers as prescribed in clause 1, points b, c, d, e, g clause 2, clauses 3, 4 and 5 Article 30 of the State-owned Enterprise Law.
b) To decide on strategy, long-term plans, annual business plan, the business lines of the corporation, independent accounting member company, unit accounting dependent, business units, the one member limited liability company owned by the corporation, financial companies (if any); decide on business coordination plan of the member units owned by the corporation the entire charter capital or shares or dominant contributed capital.
c) To decide the use of capital of the corporation to invest in establishment of member units owned by the corporation the entire charter capital and purchase shares, contribute capital into other enterprises, but not exceeding the investment capital rate under the decision power of the Board of management specified in point b clause 2 Article 30 of the Law on State-owned Enterprises and the provisions of relevant laws; to decide on the reorganization, dissolution or conversion of ownership for the independent accounting member companies of corporation and one member limited liability company owned by the corporation with capital rate not exceeding the specified level for the Management Board in investment to establish enterprise accordance with the law regulations; to decide on receiving the enterprises to voluntarily participate as affiliates of the corporation in accordance with the law regulations.
d) To decide on increase of charter capital, transfer of part or all of charter capital of the one member limited liability company owned by the corporation for other organizations and individuals as stipulated in Article 64 of Law on Enterprise.
đ) To decide on managerial, organizational structure of independent accounting member companies, financial companies (if any) as specified in the Law on Credit Institutions. To decide on application of the managerial, organizational structure of members council or chairman of the company of the one member limited liability company, the number and structure of members of members council; to decide on appointment, dismissal, demotion and to decide on the remuneration or salary for members of the members council, the company president, inspector of the one member limited liability company owned by the corporation.
e) To decide on appointment of representative for contributed capital portion of corporate in other enterprises at the proposals of the General Director. Board of management does not exercise rights and obligations of owners for contributed capital portion of the member companies in other companies.
g) To approve charter of independent accounting member companies, one member limited liability company owned by the corporation; to approve the operation regulation of the dependent-accounting units, business units; to pass draft charter of the financial company (if any), submitting to the Governor of the State Bank for approval.
h) To pass the annual financial statements of the corporation, independent accounting members company, one member limited liability company owned by the Corporation and consolidated financial statements of all total corporation; to approve the plan of use of after-tax profit of independent accounting members company, one member limited liability company owned by the Corporation.
i) To inspect, supervise chairman and members of the members council or company presidents and general director (director), inspector of one member limited liability company owned by corporation, directors of the member units to be independent accounting members company, dependent accounting members units, business units, financial companies (if any) and the representatives for the contributed capital portions of the corporations in another enterprise in the implementation of the functions and duties prescribed by the State-owned Enterprise Law, Enterprise Law and this Decree.
k) To implement duties, powers according to the charter of the corporation and relative law.
4. Chairman of the Board of Management has the powers and duties as prescribed in Article 33 of the Law on State-owned Enterprises. Chairman of the Board of Management and Management Board members have the duties and responsibility as stipulated in Article 43 of the Law on State-owned Enterprises, are participated in the management other company when meeting all the conditions stipulated in Article 36 of the Law on State-owned Enterprises.
5. Working regime of the Board of Management is according to provisions in Article 34 of the Law on State-owned Enterprises.
6. Standard, member structure, the appointment, dismissal and replacement of Management Board members shall comply with the provisions of Article 31, 32 of the State-owned Enterprise Law and the involved law regulations. The process of appointment and dismissal of the chairman and members of the Management Board shall comply with the decision of the Prime Minister.
7. Salary and bonus regime of the Management Board shall comply with the provisions of Article 35 of the Law on State-owned Enterprises, the Government's regulations and other provisions of law on salary, bonus regime and the accountability regime for members of the Management Board, Inspection Committee, General Director, State-owned enterprise’s Director; the law regulations on regime of wage and labor management, wages and income in the State-owned enterprise and related law regulations.
Article 10. Inspection Committee of corporation
1. The Management Board formulates Inspection Committee including from 3 to 5 members.
The Management Board decides to appoint a member of the Management Board as Head of Inspection Committee. Chairman of the Management Board, General Director, and Deputy Director are not allowed to keep the position of head of Inspection Committee. Other members of the Inspection Committee selected, appointed, dismissed by the Management Board including a member appointed by the union organization of the corporation.
Member of the Inspection Committee must meet the standards specified in clause 4 Article 37 of the Law on State-owned Enterprises.
2. The term of the members of the Inspection Committee is upon the term of the management Board. Members of the Inspection Committee shall receive wages and bonuses according to the decision of the Management Board in accordance with the law regulations on salary, bonuse regime and the Law on State-owned Enterprises.
3. The Inspection Committee operates under regulations approved by the Management Board, having duties, powers and responsibilities as follows:
a) To inspect and valuate the legality, accuracy and honesty in management, administration of the business operations, the accounting records, financial statements and the compliance with charter of the corporation, resolutions and decisions of the management Board, the decision of the Chairman of the Management Board for the member units invested the entire charter capital by the corporation.
b) To perform tasks assigned by the Management Board; report to the Management Board monthly, quarterly, annually and upon case on its supervison, inspection results; promptly detect and report to the Management board for the abnormal activities, contrary to the provisions on corporate governance or signs of law violation.
c) Not to disclose the results of inspection and supervision without permission of the management Board; take responsibility before the Management Board and law for the acts of deliberately ignore or cover up for violations.
d) To take responsibility before the Management Board and law for all the activities of the Inspection Committee.
Article 11. General Director, deputy general directors, chief accountant and the assistant apparatus
1. General Director is the representative at law, administer the daily activities of the corporation with the goals and plans in accordance with charter of the corporation and the resolutions and decisions of the management Board; take responsibility before the Management Board and law for the implementation of the rights and duties assigned.
General Director shall have duties, powers specified in Article 41 of the Law on State-owned Enterprises and the folowing duties and powers for the member units:
a) To make business coordination plan among the member units submitting to the Management Board; to implement common business coordination plan, plans to invest between member units.
b) To check the member units in performance of the norms and standards, unit prices specified within the corporation.
c) To decide on selection, signing, termination of contract or appointment, dismissal, reward or discipline; to decide the salaries and allowances for: director, chief accountant of the independent accounting member company, business units of the corporation after the approval of the Management Board; Deputy Director of the independent accounting members company, business units of the corporation at the request of the director of these units.
d) To recommend the Management Board to decide on appointment of representative of contributed capital portion of corporate in other enterprises.
2. Deputy General Director recommended by the General Director for the management Board to appoint, dismiss, demote or sign, terminate contract, reward, discipline, decide on salary. Deputy General Director helps General Director to administer the corporation upon assignment and authority of the General Director; to take responsibility before General Director and the law on the duties assigned or authorized.
3. Chief accountant of the corporation recommended by the General Director for the management Board to appoint, dismiss, demote or sign, terminate contract, reward, discipline, decide on salary. Chief Accountant is responsible for implementation of accounting tasks of the corporation; to help the General Director to supervise finance in the corporation according to accounting, financial law; to take responsibility before General Director and the law on the duties assigned or authorized.
4. Standard of General Director; the selection, appointment, dismissal, contract signing, termination with the General Director, Deputy Directors, Chief Accountants; obligations and responsibilities of the General Director, the relationship between the management Board and General Director in management and administration of the corporation, shall comply with Article 24, 40, 42 and 43 of the Law on State-owned Enterprises.
5. Offices and professional departments, boards and services have functions to advise and assist the Management Board, General Director in management and administration of assigned tasks.
6. Salary and bonus regime of the General Director, deputy General Director and Chief Accountant shall comply with the provisions of clause 11 Article 41 of the Law on State-owned Enterprises; provisions of the Government on salary, bonus regime and responsibilities regime for members of the Management Board, Inspection Committee, General Director, Director of state-owned enterprise; law regulations on regime of wage, labor management, wages and income in the State-owned companies and concerned law regulations. Regime of salary and bonus settlement of General Director and deputy General Director, Chief Accountant is prescribed in clause 10 Article 26 of the Law on State-owned Enterprises and and concerned law regulations.
Responsibilities regime associated with salaries and bonuses of the Director General is implemented under the provisions in clause 3 and clause 5 Article 43 of the Law on State-owned Enterprises.
Article 12. Independent accounting member companies and relationship between the corporation with independent accounting member companies
Independent accounting member companies are the member units of the corporation, having legal entity status, autonomy in trading and submitting bind on the rights and obligations to the corporation as follows:
1. Capital of independent accounting member companies includes: capital invested in the company by corporation, capital raised by the company and other sources of capital in accordance with the law regulations.
For independent accounting member enterprises of the corporation established under the 1995 State-owned Enterprise Law that after the reorganization was converted to the independent accounting member company, the state capital portion in this company is converted into capital for investment in the company by corporation, the corporation is the owner of the independent accounting member company.
2. Independent accounting member companies have the following rights toward capital and assets of the company: management and proactive use of company capital and capital invested by the corporation; to take possession and use of capital, assets of the company for doing business, the implementation of the lawful interests from capital and assets of the company; to dispose the capital, assets of the company in accordance with provisions of the State-owned Enterprise Law, this Decree and the relevant legislation; to use and manage state assets assigned or leased by the State such as land, natural resources in accordance with regulations of the law on land and natural resources.
The corporations are not allowed to remove their capital invested in the independent accounting member companies and capital, assets of these member companies under the mode of non-payment, unless they decide to reorganize the independent accounting member companies or perform objectives to provide public-utility products and services.
3. When being requested, ordered goods or participated in auction by the State to perform utility activities, the company has the rights and obligations as stipulated in Article 19 of the Law on State-owned Enterprises.
4. Independent accounting member companies submit to the binding on the rights and obligations to the corporation as follows:
a) To perform general business plan of the corporation; to perform the tasks of production and business assigned by the corporation on the basis of economic contracts with the corporation; to take responsibility for the effective coordination of business activities with the corporation; to be self-signed economic contracts and implemented economic contracts signed and transferred to by the corporation.
b) To decide on investment projects in the company and to invest, contribute capital into other companies upon decentralization of the corporation; to participate in forms of investment with the corporation or assigned by the corporation to organize the implementation of investment projects according to the plan of the corporation on the basis of contract signed with the corporation.
c) To take responsibility before the corporation on the using effectiveness of capital and resources invested by the corporation, to preserve and develop capital invested by the corporation and capital raised by the company; To take responsibility before the corporation on the use of funds for investment to establish other enterprises; To take self- civil responsibility with all of their assets; periodically re-evaluate the company's assets in accordance with provisions of the Government and the charter of the corporation.
The Corporation is responsible for the debts and other obligations on assets of the independent accounting member company within the charter capital of the company.
d) May request the corporation to decide or authorized by the corporation to decide on the establishment, reorganization, dissolution or merger of the dependent accounting units and decide on the managerial apparatus of the dependent accounting units.
đ) To set up and apply norms of labor, materials, unit wages and other costs on the basis of ensuring the effectiveness of the company's business, in accordance with the provisions of law and charter of the corporation.
e) After completing its tax obligations, loss transfer according to provisions of the Corporate Income Tax Law, the implementation of other financial obligations as prescribed by law, setting up a financial reservation fund, the remaining profit is divided by capital invested by the corporation and capital mobilized by the company. Profit divided by capital invested by the corporation is used to reinvest in the state capital increase in the company or make concentrated fund of the corporation in accordance with provisions of the Government. Profit divided by capital capital mobilized by the company may be deducted part for the development investment fund of the company at the rate prescribed by the Government; the remainder decided on the distribution into the reward fund and welfare fund by the company.
g) The company is obliged to do profitable business, ensure the profit rate target on capital invested and assigned by the corporation; to register, declare and pay all taxes and obligations to the corporation and other financial obligations as prescribed by law.
h) To perform the regime of accounting, auditing and financial report, statistical report in accordance with the law regulations and as required by the corporation; to submit to the supervision and inspection of the corporation; periodically report accurately and completely information of company and financial reports of company to the corporation; to comply with the regulations on the inspection of financial agencies and the competent state agency under the provisions of law.
i) Other rights and obligations in accordance with the Law on State-owned Enterprises and relevant laws.
Article 13. The relationship between corporations with business units, the dependent accounting units and the financial company of corporations
1. The business units implement the regime of decentralized accounting prescribed by the corporation; to be created the revenue source from the performance of the contracts to provide services, scientific research and technology transfer training with the units inside and outside the corporation. The business units operate under charter or regulation approved by the Management Board of the corporation.
2. Dependent accounting units of the corporation may take the initiative to sign economic contracts, implement the business, financial operations, organization and personnel designated by the corporation specified in the charter or organizational and operational regulations of these units approved by the Management Board of the corporation. The Corporation is responsible for financial obligations incurred for the commitments of these units.
3. The financial company of corporations is organized, operates and related to corporations under the law on credit institutions, guidance of the Ministry of Finance, State Bank and operation charter passed by the Management Board of the company and approved by the State Bank.
Article 14. The relationship between corporations with one member limited liability company owned by the corporation
The Corporation takes the rights and performs obligations of owners for the one member limited liability company owned by the corporation as specified in clause 1 Article 64, Article 65 and Article 66 of the Law on Enterprises, charter of the corporation, the Government’s regulations and other provisions of law.
Article 15. The relationship between corporate and the companies with dominant shares, dominant contributed capital of each company
1. Companies with dominant shares, contributed capital of the corporation were founded, organized and operate under the Enterprise Law, the provisions of relevant laws and charter of the corporation. Corporation exercises the rights and performs obligations of shareholders or member contributing dominant capital in the company according to provision the Law on Enterprises.
2. The Corporation implements the management of its dominant shares, contributed capital in the other enterprises as stipulated in Article 58 of the Law on State-owned Enterprises and Government’s regulations on the management of the share capital, dominant contributed capital and management of state capital invested in other enterprises.
Article 16. The relationship between corporations and the companies with non-dominant shares, contributed capital of the corporation
1. The shareholding companies, limited liability company with two members or more, overseas companies having shares, contributed capital of the corporation holding from 50% or less of charter capital, are is not member unit of the corporation and not dominated by corporation.
2. Companies with non-dominant shares, contributed capital of the corporation were established, organized and operate under the Enterprise Law, relevant regulations of laws and charter of the company. The Corporation implements the management of its shares, contributed capital in these companies as stipulated in Article 59 of the State-owned Enterprise Law, Enterprise Law and the regulations of the Government on the management of State capital invested in other enterprises.
Article 17. Responsibilities of the corporations
1. The Corporations are not allowed to abuse the position of the company holding the entire charter capital or holding dominant shares, contributed capital for the member units to be independent accounting member company, one member liability limited owned by the corporation, shareholding companies, dominant contributed capital of the corporation to harm the interests of member units, creditors and relavent parties.
The corporations are not allowed to make the provisions in the charter of the independent accounting member company, one member liability limited owned by the corporation harming the interests of the company, creditors and relavent parties.
2. In case of implementing the following acts without the agreement with member units referred to in clause 1 of this Article causing damages to the member units, the corporation shall be liable for paying compensation of damages for the member units and relavent parties:
a) To force member units to sign and implement unfair and disadvantage economic contracts over the member units.
b) To transfer capital, assets of the member units, causing damage to the member units being transferred.
c) To transfer some business activities to be effective, profit from this member unit to other member unit without agreement with the member units being transferred, leading to the being-transferred member units to be lost or to be reduced seriously its profits.
d) To decide on tasks for production and business toward member units contrary to the charter and law; to assign tasks of implementation to the member units not based on signing economic contracts with these units.
đ) To force unit members to lend the corporation or other member units at low interest rates, with unreasonable loan and payment conditions or to provide loans for the corporations or other other member units to implement the risky economic contracts for the business activities of the member units.
ENTERPRISE ORGANIZATION ACCORDING TO FORM OF PARENT- SUBSIDIARY COMPANIES
ITEM 1: FORM OF PARENT- SUBSIDIARY COMPANY THAT PARENT COMPANY IS THE STATE-OWNED COMPANY
Article 18. Subjects and duration of application of the parent– subsidiary company form that the parent company is state-owned company
Regulations on the form of parent - subsidiary company that the parent company is state-owned company mentioned in this Item shall apply only to the state-owned corporations, independent accounting member company of the state-owned corporation, independent state-owned company has been converted to the form of parent - subsidiary company under the Decree No.153/2004/ND-CP August 09, 2004 of the Government on organization and management of the state-owned corporation and conversion of state-owned corporation, independent state-owned company into the form of parent - subsidiary company. The time limit of appliction is from the effective date of this Decree to July 01, 2010.
Article 19. The corporation in the form of parent - subsidiary company that the parent company is the state-owned company
1. The corporation in the form of parent - subsidiary company is the form of associateding and mutual dominance by investment, capital contribution, trade secret, trademark or market between the enterprises with legal entity status, including a state-owned company holding right to dominate other member units (called as the parent company for short) and other member enterprises to be dominated by parent company (called as subsidiary company) or having a non-dominant contributed capital of the parent company (called as associated company).
2. The combination of parent company and subsidiaries has no legal entity status. The parent company has legal entity status, its own name, seal, managerial and administrative apparatus with head office in the country.
Article 20. The structure of the corporation in the form of parent - subsidiary company that the parent company is state-owned companies
The corporation in the form of parent - subsidiary company operating under this Decree has the organizational structure as follows:
1. Parent company is the state-owned company, operating under the Law on State-owned Enterprises and this Decree; formed from the conversion, organization of corporation, independent accounting member company of the corporation, the independent state company or on the basis of an investment company, to purchase shares or contribute capital and other resources in the subsidiaries, associated companies.
2. The subsidiaries:
a) Companies with dominant contributed capital of the parent company include: limited liability companies with two or more members, shareholding companies and overseas companies.
b) One member limited Liability Company owned by the parent company.
If the structure of corporations in the form of parent - subsidiary company has type of subsidiary to be one member limited liability company, it must have type of subsidiary as defined in point a clause 2 of this Article.
3. Parent company may have the associated companies to be companies with non-dominant contributed capital of its parent company, organized in the form of Limited Liability Company with two or more members, Shareholding Company, overseas company.
Article 21. The functions and managerial structure of the parent company being state-owned companies
1. The parent company has functions of direct production, business and financial investments in other enterprises or only makes financial investments in other enterprises. The parent company has the rights and obligations of the state-owned companies as specified in Chapter III of the Law on State-owned Enterprises; to exercise rights and perform obligations of owners, members or shareholders in the subsidiaries and associated companies.
2. The parent company has managerial structure including the Management Board, Inspection Committee, General Director, the deputy Director, Chief Accountant and the assistant apparatus. The managerial apparatus of the parent company is the apparatus of the corporation.
Article 22. The Management Board of parent company being the state-owned company
1. Management Board of parent company has functions, duties and powers as the Management Board of the corporation decided to invest and set up by the State; has working regime, structure of members, implementation of duties and powers as specified in clause 1, point a clause 3, clause 4, 5 and 6 of Article 9 of this Decree and the specific duties and powers as follows:
a) To decide on strategy, a long-term plan, annual business plans, business lines of the parent company, dependent accounting units, and business units of parent company; decide on plans for business cooperation of parent company with its subsidiaries.
b) To decide on use capital of parent company for investment to establish the subsidiary to be one member limited liability company and purchase shares, contribute capital in other enterprises but not exceeding the investment capital level under competence to decide of the management Board as specified in point b clause 2 Article 30 of the Law on State-owned Enterprises and the provisions of relevant laws; decide on the reorganization, dissolution or conversion of ownership for the subsidiary to be the one member limited liability company with capital scale not exceeding the levels specified for the Management Board in investment to establish enterprises in accordance with the law regulations.
c) To decide on charter capital increase, transfer of part or all of charter capital of the one member limited liability company owned by the parent company for the other organizations and individuals as stipulated in Article 64 of Law on Enterprises.
d) To decide on application of the organizational, managerial structure of the members council or company chairman of the one member limited liability company, the number and member structure of the members council; to decide on appointment, dismissal, demotion and to decide the remuneration or salary for members of the members Council, the company president, inspector of the one member limited liability company. The members Council does not make rights and perform obligations of owners for contributed capital portion of subsidiaries in other companies.
đ) To exercise rights and obligations of shareholders and members in the companies with shares, contributed capital of the parent company.
e) To pass the annual financial statements of the parent company, one member limited liability company; consolidated financial statements, collective reports on annual business results and collective report on the management, administration of the enterprises in the form of parent - subsidiary company; to approve use plan of after-tax profit of one member limited liability company.
g) To inspect and supervise the chairman and members of the members council or company president and general director (director), inspector of the subsidiary to be one member limited liability company, directors of the dependent accounting member units, business units; the representative for the contributed capital portion of the parent company in another enterprise in the implementation of the functions and duties prescribed by the State-owned Enterprise Law, Enterprise Law and this Decree.
h) To exercise the other rights and duties under the provisions of the charter of parent company and related legislation.
2. Salary and bonus regime of the Management Board shall comply with the provisions of clause 7 Article 9 of this Decree.
Article 23. Parent company’s inspection committee being the State-owned company
Inspection committee is established by the Managent Board of the parent company, having structure, functions, tasks and regime of operation as stipulated in Article 10 of this Decree.
Article 24. General Director, deputy directors, chief accountant and the assistant apparatus
1. General Director, deputy general directors, chief accountant and assistant apparatus of the parent company have duties and powers as stipulated in Article 11 of this Decree:
2. Salary and bonus regime of General Director, deputy general directors and chief accountant shall comply with the provisions in clause 6 Article 11 of this Decree.
Article 25. The relationship between the parent company being state-owned company and subsidiary to be one member limited Liability Company
1. The parent company is the owner of one member limited liability company to be established newly by parent company or converted from independent state company, independent accounting member company of corporation. The parent company exercises rights and obligations of owner for one member limited liability company as defined in Article 64, Article 65 and Article 66 of the Enterprise Law, charter of the company and the provisions of the Government on the transformation of state-owned companies into one member limited liability company.
2. One member limited liability company is organized and operates under the Enterprise Law, the provisions of the Government on the transformation of state-owned companies into one member limited liability company and the relevant law provisions.
Article 26. The relationship between the parent company to be state-owned companies and subsidiaries being shareholding companies, limited liability companies with two or more members and overseas companies
1. Subsidiaries are shareholding companies, limited liability companies with two members or more, overseas companies having dominant shares, contributed capital of its parent company founded, organized and operating under the Law on Enterprises, foreign laws and related law regulations.
2. Parent company takes rights, performs obligations and responsibilities of shareholders, members, the associated venture party, dominant capital-contributing party under provisions of law and charter of the shareholding company, dominant contributed capital of the parent company.
3. The parent company directly manage shares, dominant contributed capital in shareholding companies, limited liability companies and overseas companies; has the rights and obligations to shares, dominant contributed capital under the provisions in Article 58 of the Law on State-owned Enterprises.
Article 27. The relationship between the parent company being state-owned companies and associated companies
The parent company implements its right to manage contributed capital portion in the associated companies under the provisions of Article 59 of the Law on State-owned Enterprises.
Article 28. The responsibility of the parent company being state-owned companies
The responsibility of the parent company for its subsidiaries in the case of parent companies abuse the position holding the entire charter capital or holding dominant shares, contributed capital to harm the interests of the subsidiaries, the creditors and relevant parties is conducted as to the corporations specified in Article 17 of this Decree.
ITEM 2: FORM OF PARENT - SUBSIDIARY COMPANY THAT PARENT COMPANY IS ONE MEMBER COMPANY LIMITED OWNED BY THE STATE
Article 29. Applicable subject of form of parent - subsidiary company that parent company is one member company limited owned by the state
1. State-owned corporation, the independent accounting member companies of State-owned corporation, independent state-owned company reorganized and converted upon the form of parent - subsidiary company in which the parent company is one member limited liability company owned by the State.
2. State-owned companies are subject to change to the form of one member limited liability company owned by the State; being the parent company of: the corporation due to the companies invest in by themselves and establish, the combination of the parent - subsidiary companies, economic group decided to establish by the Prime Minister.
3. One member limited liability company owned by the State to implement investment, purchase shares, contribute capital in other enterprises and play the role of being the parent company of such enterprises according to clause 15 Article 4 of the Enterprises Law.
Article 30. Parent company to be one member company limited
1. The parent company exercises the rights and obligations of one member limited liability company member being the organizations defined in Item II Chapter III of the Enterprise Law.
2. The parent company has direct business, production functions and financial investment in the other enterprises or only implements financial investment in the other enterprises.
3. Based on the characteristics, size, number of subsidiaries operating in the domestic and abroad areas, the owner of the company decide on the managerial, organizational structure the of the parent company under the model of the members council, General Director (Director), Inspectors or model of the company President, Director and Inspectors.
Article 31. Subsidiaries, associated companies
1. Subsidiaries are those who meet one of the following conditions:
a) Being hold 100% of charter capital by the parent company.
b) Being hold dominant shares, contributed capital by the parent company (over 50% of charter capital or total common shares issued by companies).
c) Being directly or indirectly appointed by the parent company majority or all members of the Management Board, General Director (Director) of the company.
d) Being decided on amendment, supplementation of charter of the company by the parent company.
2. The subsidiaries may be organized in the form of one member limited liability company, limited liability companies with two or more members, shareholding companies, overseas subsidiaries; operate under the Law on Enterprises, foreign laws, relevant law regulations and charter of the company.
3. The parent company may have the associated companies being the companies organized in the form of limited liability companies with two or more members, shareholding companies, overseas companies under the Enterprise Law, the foreign laws and relevant law regulations. The associated companies are the companies not subject to the provisions in clause 2 of this Article, but having the long term relationships on economic benefits, technology, markets and business services different from the parent company.
Article 32. The relationship between parent company and subsidiary company, associated company
1. Parent company takes the rights and performs obligations of owners for one member limited liability company owned by parent company under the provisions in clause 1 Article 39, clause 1 Article 64, Article 65 and Article 66 of the Enterprise Law, charter of the company and the provisions of the Government on the conversion of state-owned companies into one member limited liability company.
2. The parent company directly exercises their rights and obligations of shareholders or members in the subsidiaries, associated companies of the parent company. The exercise of dominant rights of the parent company in the subsidiaries being shareholding companies, limited liability companies with two or more members, overseas subsidiaries in accordance with provisions of the Enterprise Law, charter of the company which has dominant shares, contributed capital of the parent company and the guidance of State owner on management of dominant shares, contributed capital of the State.
3. The cmpanies having no contributed capital of its parent company, volunteering to participate in the form of parent - subsidiary company, shall be subject to the constraints on the rights and obligations with the parent company and other subsidiaries under association contracts or by agreement between parent company and company volunteering to participate in.
Article 33. Obligations of parent company, subsidiary company
1. The parent company, subsidiary is obliged to implement the financial statements of the group of companies as defined in Article 148 of the Enterprise Law; to implement contracts, transactions and other relations as stipulated in clause 2 Article 147 of the Enterprise Law and other provisions of relevant law.
2. Where the parent company abuses its position to intervene beyond the authority of the owner, member or shareholder harming the interests of the subsidiaries, the concerned parties, the parent company and relevant parties must take responsibility as stipulated in clause 3, 4, 5 and 6 of Article 147 of the Enterprise Law and other provisions of relevant law.
REORGANIZATION, CONVERSION OF ENTERPRISE UPON THE FORM OF PARENT-SUBSIDIARY COMPANY
Article 34. Object of reorganization, conversion
1. The reorganization, conversion of state corporations upon the form of parent company - subsidiary company aiming to move from association according to administrative style with mechanism of assigning capital to the close association by machanism of financial investment as majority; clearly identifying the interests and responsibilities on capital and economic interests between the parent company with subsidiaries and associated companies; strengthening the business capacity for the units participating in association; creating conditions to develop economic groups.
2. The reorganization, conversion of independent state-owned companies, independent accounting member companies of corporations upon the form of parent company - subsidiary company aiming to create conditions of capacity development, the scale and business scope of the company, promoting the accumulation of capital, using financial resources and other resources of the company to invest in, contribute capital and participate in association with other enterprises, accelerating the equitization and diversification of ownership of the member units of the company.
3. To convert the parent companies being state-owned companies into the form of one member limited liability company or shareholding company under the provisions in clause 1 Article 166 of the 2005 Enterprise Law.
Article 35. Subjects of reorganization and conversion
The following subjects meeting the conditions specified in Article 36 of this Decree shall be reorganized, converted upon the form of parent - subsidiary company that parent company is one member limited liability company owned by the State:
1. The corporations decided to establish by the State.
2. State-owned company is subsidiary company in the corporations that has decided to be converted to the form of parent - subsidiary company but not yet completed the conversion.
3. The independent accounting member companies of the corporation decided to invest and set up by the State.
4. The independent State-owned company.
Article 36. Conditions of reorganization and conversion
1. For state-owned corporation, it must meet the following conditions:
a) All member units, which have been or are being converted or its list has been approved by the competent authority and the equitization plan or convesion into form of one member limited liability company to complete the structure including parent companies, subsidiaries, associated companies.
b) The parent company expected to establish must meet sufficient conditions of conversion into the one member limited liability company as defined in Decree No.95/2006/ND-CP dated September 08, 2006 of the Government and Decision of the Prime Minister on the criteria for classification of state-owned companies.
c) The parent company has large size, ability to use its funds or feasible plan to raise capital and invest enough capital in subsidiaries, associated companies to dominate the subsidiaries, use of secret technology, brand and market to dominate its subsidiaries.
d) The Corporation has the ability to develop, do business multi-lines in which have a primary business line; there are many subsidiary units in the country and foreign countries.
2. For independent state-owned companies, independent accounting affiliates of the corporation; it must meet the following conditions:
a) To be able to organize into parent company with large size or the parent company having the ability to use financial resources, technological know-how, brands, markets to make the capital investment, dominate other enterprises.
b) The parent company expected to establish must meet sufficient conditions of conversion into the one member limited liability company as defined in Decree No. 95/2006/ND-CP September 08, 2006 of the Government and Decision of the Prime Minister on the criteria for classification of state-owned companies.
c) Being have dominant shares, contributed capital in many other enterprises or being approved by the Prime Minister (if being member enterprise of the corporation decided to establish by the the Prime Minister), the Minister, the provincial-level People's Committees (if being independent state-owned company) the equitization plan of parts of the company (other than parts forming parent company), or approved contribution, investment plan over 50% of the charter capital of the company into the other companies to hold dominant shares, contributed capital in these companies.
Article 37. Mode of organization and conversion for corporation, independent accounting member company of the corporation
1. The State-owned Corporation meets the conditions specified in clause 1 Article 36 of this Decree, depending on the nature of business lines, technology, business relations, capital investment and the nature of interdependence between the corporation with member units and between member units together, may be reorganized according to the following methods:
a) Offices, management agencies of the corporation, the dependent accounting member units, business units together with one or a number of independent accounting member companies having key positions in the corporation or operation in the field of main business lines of the corporation shall be reorganized into parent company. In case of conversion and reorganization of corporation with large size that the including one or more independent accounting member companies into parent company is not necessary, may organize the offices and management agencies of the corporation, the dependent accounting member units, business units into the parent company.
The enterprises meeting the provisions in clause 1 of Article 31 of this Decree become the subsidiaries, the enterprises having non-dominant contributed capital become the associated companies.
b) Where the conversion of the entire-business-lines accounting corporation, the offices and management agencies of the corporation and the dependent accounting member companies having key positions in the corporation or operation in the field of main business lines of the corporation shall be reorganized into parent company.
The enterprises meeting the provisions in clause 1 Article 31 of this Decree become the subsidiaries; the enterprises having non-dominant contributed capital become the associated companies.
c) Where the corporation operating in the form of parent - subsidiary company that there is still the parent company, subsidiary company being the state-owned companies, then only convert such parent company and subsidiary company into one member liability limited company or shareholding company depending on the conditions provided in clause 1 Article 36 of this Decree.
2. Independent accounting member companies of the corporation meeting sufficient conditions specified in clause 2 Article 36 of this Decree, depending on technology characteristic, depending nature and investment relationship that has been formed with corporations, may be separated into the independent parent company or remain in the structure of corporation.
3. The business units, institutes and schools to be of the corporation, depending on the extent and requirements associated with the parent company on capital, finance, technology, market, research, training, may be converted into the dependent accounting division of the parent company or converted into subsidiaries, associated companies.
Where the research institute to be of corporation frequently applying research results and technology transfer to manufacture, trade, having contributed capital in the enterprises applied research results by the institute, if they satisfy the conditions on the parent company as specified in clause 2 Article 36 of this Decree, may be converted into the independent parent company or remain in the structure of corporation.
4. The parent company that was formed after the conversion must be held in the form of one member limited liability company. The order and procedures of conversion into one member limited liability company shall comply with the Decree No.95/2006/ND-CP dated September 08, 2006 of the Government.
In case of conversion into the parent company in the form of shareholding companies, it shall comply with the provisions in clause 3 Article 47 of this Decree.
Article 38. Modes of reorganization, conversion for the Independent State-owned company
1. Independent state-owned company meeting sufficient conditions specified in clause 2 Article 36 of this Decree converted into the parent company; the dependent-accounting units, depending on the size and nature of capital investment of the independent State-owned company, the importance and strategy of the independent state-owned companies, may be converted into one of the forms of subsidiaries defined in clause 2 Article 31, associated companies specified in clause 3 Article 31 of this Decree.
2. Form of parent company is in compliance with provisions in clause 4 Article 37 of this Decree.
Article 39. Competence and procedures of making, approving list, plans of conversion
1. Ministries and provincial-level People's Committees make list, conversion plan of corporations, independent state-owned companies decided to establish by the Ministry, the provincial-level People's Committees. The Management Board of the corporation decided to establish by the Prime Minister make conversion plan of corporations and the list of converting independent accounting member company of the corporation.
2. Based on conditions prescribed in Article 36 of this Decree and the actual state of the corporation, independent accounting member companies of the corporation, independent state-owned companies:
a) Ministries and provincial-level People's Committee decide to approve the list, plans and the conversion of the corporation, independent accounting member companies of the corporation, independent state-owned companies dedided to establish by its own.
b) Management Board of the corporation decided to establish by the Prime Minister submits to the Prime Minister for approving the plan of conversion of corporation and the list of independent accounting member companies of the corporation to be converted.
Article 40. Responsibilities of the corporation, state-owned company to be converted
1. Corporation, independent accounting member companies of corporation, independent state-owned company (hereinafter called as the corporation, company) allowed to select and approve list and conversion plan, reorganize into corporation upon the form of parent - subsidiary company are responsible for:
a) Reviewing each member unit, all corporations, companies, compared with conversion conditions, determining the structure and mode of conversion, the legal form of the parent company and each subsidiary.
b) Inventorying, classifying, determining the types of capital, assets, liabilities and current employees; determining the total estimated capital of parent company, the parent company's estimated capital invested in each one member liability limited company owned by itself and in the enterprises which have dominate or non-dominant capital of the parent company; making financial report to the time of conversion.
c) Developing conversion scheme, reorganizing corporations, companies upon the form of parent - subsidiary companies and plans of dealing with capital, assets, finance and labor when converting.
Conversion, reorganization scheme must include at least the following contents: the actual status of business organizations, managerial organization; production, business result of the corporation, company and each member unit; situation of finance, investment, capital contributions of corporations, companies and each member unit in the other enterprises; expecting structure, the number and types of subsidiaries, associated companies; model, organizational structure, functions and duties of the parent company; methods of reorganization, conversion, conversion plan estimation upon the form of parent - subsidiary company; expecting the plan of transfering benefits, obligations, assets, liabilities, labor for the parent company and each subsidiary; changes on production and business after the conversion.
d) Making charter draft of the parent company and subsidiary, in which the relationship between parent company and subsidiary must be clearly determined.
2. The corporations, companies that in fact have formed the structure of member unit meeting the conditions specified in Article 55 of the Law on State-owned Enterprises are not required to make the conversion scheme, only to implement the provisions in point d clause 1 of this Article.
Article 41. Submission, approval of scheme and decision on conversion
Submission, approval of scheme and decision on conversion upon order, procedures as follows:
1. Person who decides to establish the corporation, independent state-owned company, independent accounting member company of the corporation is the person approving the conversion scheme, deciding on the route and the conversion of the corporation, company; approving charter of the parent company.
2. Decision of conversion must have at least the following contents: name, address, legal form of the parent company and subsidiaries, associated companies; objectives, lines of business, charter capital of the parent company; number and the capital ratio of the parent company in each subsidiary, associated company; the liability of parent company and each subsidiary for the consuming of the rights, obligations and handling of existing and arising problem during the course of conversion.
Where the conversion upon the form of parent - subsidiary company that the parent company is one member limited liability company, the decision of conversion must have the following additional contents: name and address of the organization being owner and individuals who are appointed to be proxy to exercise the rights and obligations of owners of parent company.
Article 42. Principles of handling capital, assets, finance and labor when converting
1. All assets of the corporation, independent accounting member company, and independent state-owned company are calculated by value when converting.
2. The existing assets to be of ownership of the corporations, independent accounting member company and independent state-owned company shall be inventoried, classified, determined quantity, the real status. The existing assets to form asset directly managed by parent company and the assets transferred to the subsidiary being one member limited liability company, shall not required to re-valuate assets value. The case of change of ownership must revaluate the assets value at market price in accordance with the law regulations on ownership conversion.
3. Leased, borrowed, kept or deposited assets: the new company formed after the conversion, reorganization shall continue to rent, borrow, kept or receive deposite under the agreement with persons who have assets for lease, loan and deposit.
4. Redundant assets having no need to use, congested awaiting liquidation, asset lost and other damages on assets are handled in accordance with current legislation.
5. Principle of handling liabilities:
a) For collection debts of the corporation, independent accounting member company, independent state-owned companies converted to the parent company and collection debts of the arranged, restructured, converted member units of State-owned corporations, independent state-owned companies, independent accounting member companies of the state-owned corporations: the parent company and rearranged, reorganized, converted affiliates of State-owned corporations, independent state-owned companies, independent accounting member companies of the state-owned corporations are responsible for receiving and recovering the due debts be able to collect. For the collection debts but unable to recover, after determining clearly the cause and the responsibility of collective, individuals; the company shall be responsible for receiving and recovering the debts accounted capital reduction of ownership for the difference between the value of losses and compensation levels of collective or individuals.
b) For the payable liability: newly formed parent company, the arranged, restructured, converted member units of State-owned corporations, independent state-owned companies, independent accounting member companies of the state-owned corporations are responsible for assuming payable liabilities to creditors as committed, including tax debts, the budget debts, officers and employees debts; paying due debts according to the plan already approved by competent authorities. The unclaimed payable liabilities and assets value unable to determine its owners shall be calculated in the owner's capital in the parent company and the new formed subsidiaries after the conversion. The handling of payable liabilities of the member company converted into Shareholding Company shall comply with the regulations on equitization of state-owned companies.
6. Parent company and subsidiaries established on the basis of conversion and reorganization of the member units of state-owned corporations or independent state-owned companies, independent accounting member companies of the state-owned corporations are responsible for continuing to use the existing number of employees, assuming all rights and obligations to employees in accordance with the plan already approved by competent authorities and in accordance with the law regulations on rearrangement, reorganization and equitization, conversion of state-owned companies into one member limited liability company; the number of redundant employees is handled under the general policy in the process of reform and restructuring of state-owned companies. The employees who voluntarily terminate their labor contracts are entitled to enjoy their regimes under the law regulations on labor.
Article 43. Principle of determining charter capital of parent company
1. Charter capital of the parent company was formed from the conversion of companies, independent accounting member companies of the corporation, independent state-owned companies is the capital which invested by the State and recorded in the charter of parent company, including:
a) Actual State capital on the accounting books at the time of conversion settled centrally accounting in corporation, independent accounting member companies of the corporations, independent state-owned companies.
b) Charter capital of one member limited liability Company owned by the corporation, independent accounting member companies of the corporation, independent state-owned companies.
c) State Capital contributed in the shareholding companies, limited liability companies with two or more members and invested abroad by the corporations, independent accounting member companies of the corporation, independent state-owned companies.
d) State capital invested addition in the parent company (if any) in case of converting corporations, independent state-owned companies; corporation capital invested addition in the parent company (if any) in case of converting independent accounting member companies of the corporation.
đ) After-tax profit is reinvested and extracted for addition into charter capital.
2. Charter capital of the parent company is not less than the capital level upon criteria, the list of classification of state-owned companies and state-owned corporations issued by the Prime Minister:
a) For the parent company converted from a corporation: not less than the capital level prescribed for state-owned corporation.
b) For the parent company converted from independent accounting member companies of the corporation or independent state-owned companies: not less than the capital level prescribed for state-owned companies.
3. When decreasing or increasing charter capital, the parent company must promptly adjust in the balance sheet, register with the business registration agency.
Article 44. Business registration and registration of assets
1. Parent company and each subsidiary company after the conversion must be re-registered under the law corresponding to the legal form of such companies.
2. Member company that before the conversion was the one member limited liability company or Shareholding Company shall not be required for re-registration.
3. The naming for the parent company converted from state-owned corporations, the parent company in the form of parent - subsidiary company, parent company in the economic group shall comply with the provisions of Decree No.88/2006/ND-CP dated August 29, 2006 on business registration.
4. After being granted the business registration certificate, the parent company and each subsidiary must make the procedures of registration of property ownership transferred from the corporations or member companies at the competent state agency. All assets transferred ownership from the corporations or member companies to parent companies, subsidiaries are not required to pay enregistrement fee.
Article 45. Receipt of rights and obligations of converted corporation
The parent company and member units reorganized from the conversion of corporations decided to invest and set up by the State is responsible for assuming the lawful rights, benefits and obligations of the corporation, member companies converted.
Article 46. Rights and obligations of state ownership for the parent company after the conversion
For enterprise being converted into the parent company that is one member limited liability company owned by the State, the organization assigned as the owner exercising the rights and obligations of owner for parent company under the provisions of Article 64, Article 65 and Article 66 of the Enterprise Law and related legislation.
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in Official Gazette and replaces Decree No.153/2004/ND-CP dated August 09, 2004 of the Government on organization, management of the State-owned corporations, indepentdent State-owned companies and conversion of the State-owned corporations, indepentdent State-owned companies upon the form of parent-subsidiary companies.
2. The State Corporation decided to invest and set up by the State, independent state-owned companies, independent accounting member companies of the corporation, the parent company being state-owned companies in the model of parent – subsidiary company, parent companies in the economic group decided to establish by the Prime Minister, meeting the requirements specified in clause 3 Article 74 of the 2003 Law on State-owned Enterprises and the conditions provided in Article 36 of this Decree, must be converted to the form of parent - subsidiary company before July 01, 2010.
3. Corporation or independent state-owned companies, independent accounting member companies of the corporation satisfying the conditions specified in point a and point c clause 1 Article 36 or point a and point c clause 2 Article 36 of this Decree but not subject to the case the State holds 100% of charter capital is converted to the form of parent - subsidiary company in which the parent company is the shareholding company; order and procedures for the transfer into shareholding company is according to the current regulations on equitization of state-owned companies. Mode of reorganization and conversion upon the form of parent company - subsidiary company may apply the provisions in Article 37 and Article 38 of this Decree.
4. The enterprises specified in clause 2 and clause 3 of this Article which are in the process of conversion to the form of parent - subsidiary company, may continue to operate under the State-owned Enterprises Law, this Decree and relevant legislation to prior to July 01, 2010.
5. State-owned corporation decided to invest and set up by the State not meeting the conditions of conversion upon the form of parent company - subsidiary company must be reorganized, changed its ownership or dissolved; measures, the term of reorganization, change of ownership or dissolved in accordance with the Government provisions on the establishment, reorganization, dissolution or change of ownership of state-owned companies.
6. For the State-owned corporations, independent state-owned companies, independent accounting member companies of the State-owned corporation having enough conditions of conversion and reorganization upon the form of parent - subsidiary company, in which the company held 100% of the charter capital by the State, then when performing the conversion, it must be formed the parent company being one member limited liability company.
7. For the State-owned corporations, independent state-owned companies, independent accounting member companies from the corporation approved conversion scheme in which the parent company is state-owned companies but not yet registered business and not yet reregistered assets, shall adjust the plan of forming parent company and make business registration under the form of one member limited liability company owned by the State.
Article 48. Responsibility for implementation and execution
1. The Ministries of: Planning and Investment, Finance, Labour - War Invalids and Social Affairs, Home Affairs shall guide the implementation of this Decree.
The Ministry of Planning and Investment is responsible for monitoring the implementation of this Decree.
2. The ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, Chairmen of People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government, the presidents of the Board Management, General Director of the economic groups, the state-owned corporation are responsible for the implementation of this Decree./.
|
FOR THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực