Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội
Số hiệu: | 110/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 29/08/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2018 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Không được đổi tiền lấy lời trong khu vực lễ hội
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.
Theo đó, người tham gia lễ hội có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định sau:
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Ngoài ra, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn phải thực hiện các quy định sau:
- Không đi lễ hội trong giờ hành chính;
- Không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Nghị định 110/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/10/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 110/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2018 |
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.
1. Nghị định này quy định về quản lý và tổ chức lễ hội trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Về thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục đăng ký hoặc thông báo việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng được thực hiện theo quy định của pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân là người Việt Nam; tổ chức, cá nhân là người nước ngoài tham gia hoạt động lễ hội trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
2. Lễ hội văn hóa là hoạt động giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa, thể thao tiêu biểu, đặc sắc; tiềm năng du lịch về đất nước, con người Việt Nam.
3. Lễ hội ngành nghề là hoạt động quảng bá về đặc trưng, thế mạnh của các ngành nghề; tôn vinh các tổ chức, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và phát triển ngành nghề.
4. Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài là những hoạt động giới thiệu văn hóa, kinh tế, xã hội của nước ngoài với công chúng Việt Nam.
1. Hỗ trợ hoạt động phục dựng, bảo vệ lễ hội truyền thống nhằm duy trì các giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân.
2. Khuyến khích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao dân gian truyền thống; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong tổ chức lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài.
3. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý hoạt động lễ hội.
4. Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động lễ hội.
1. Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
2. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
3. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
4. Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
5. Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
6. Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
7. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
1. Cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau
a) Thực hiện thủ tục đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội theo quy định tại Nghị định này và thực hiện theo nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Thành lập, phê duyệt quy chế làm việc của Ban tổ chức lễ hội; chịu trách nhiệm về hoạt động của Ban tổ chức lễ hội;
c) Chịu trách nhiệm về công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định của Nghị định này;
d) Báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội.
2. Ban tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau
a) Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội;
c) Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội;
đ) Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật;
e) Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.
1. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo được quyền yêu cầu bằng văn bản tạm ngừng tổ chức lễ hội trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức lễ hội sai lệch nội dung, giá trị của lễ hội;
b) Tổ chức lễ hội gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội; vi phạm các quy định về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng; gây cháy nổ, làm chết người;
c) Xảy ra thiên tai, dịch bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội ở địa phương;
d) Có hoạt động phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt về giá trị di sản, truyền thống của lễ hội gây hoang mang trong nhân dân.
2. Ban tổ chức lễ hội tự ngừng hoặc ngừng ngay các hoạt động tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; kịp thời khắc phục hậu quả, đề xuất phương án tiếp tục tổ chức lễ hội trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
1. Lễ hội phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan trung ương tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp quốc gia) được tổ chức lần đầu.
b) Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 02 tỉnh trở lên tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp khu vực) được tổ chức lần đầu.
c) Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
2. Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên;
b) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp tỉnh) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
3. Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
b) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp huyện) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
c) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp xã được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
d) Lễ hội truyền thống cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm nhưng có thay đổi về cách thức tổ chức, nội dung, địa điểm so với truyền thống.
Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội bao gồm:
1. Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời.
2. Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
3. Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội.
4. Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống).
5. Văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại Việt Nam của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự hoặc Tổng Lãnh sự quốc gia, vùng lãnh thổ và văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao (đối với lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài).
1. Đơn vị tổ chức lễ hội gửi hồ sơ đăng ký đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 30 ngày.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thẩm định nội dung sau:
a) Sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ;
b) Các chương trình, hoạt động trong khuôn khổ lễ hội;
c) Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường;
3. Trường hợp hoạt động lễ hội có nội dung liên quan đến các bộ, ngành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có văn bản xin ý kiến, tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc chấp thuận tổ chức hoạt động lễ hội.
4. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Chỉ được tổ chức lễ hội sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
5. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, cơ quan tiếp nhận đăng ký phải có văn bản thông báo những nội dung cần bổ sung. Đơn vị tổ chức lễ hội bổ sung hồ sơ và thực hiện lại trình tự đăng ký theo quy định tại Điều này.
1. Đơn vị tổ chức lễ hội gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 30 ngày.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định nội dung sau:
a) Sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ;
b) Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường;
c) Tính xác thực của tài liệu hoặc văn bản chứng minh; nội dung thực hành nghi lễ truyền thống (đối với lễ hội truyền thống).
3. Trường hợp hoạt động lễ hội có nội dung liên quan đến các bộ, ngành trung ương hoặc các cơ quan, đơn vị ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản xin ý kiến, tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc chấp thuận tổ chức hoạt động lễ hội.
4. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Chỉ được tổ chức lễ hội sau khi có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, cơ quan tiếp nhận đăng ký phải có văn bản thông báo những nội dung cần bổ sung. Đơn vị tổ chức lễ hội bổ sung hồ sơ và thực hiện lại trình tự đăng ký theo quy định tại Điều này.
1. Đơn vị tổ chức lễ hội gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 30 ngày.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thẩm định nội dung sau:
a) Sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ;
b) Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường;
c) Tính xác thực của tài liệu hoặc văn bản chứng minh; nội dung thực hành nghi lễ truyền thống (đối với lễ hội truyền thống).
3. Trường hợp hoạt động lễ hội có nội dung liên quan đến các cơ quan chuyên môn hoặc các đơn vị ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản xin ý kiến, tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc chấp thuận tổ chức hoạt động lễ hội.
4. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Chỉ được tổ chức lễ hội sau khi có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, cơ quan tiếp nhận đăng ký phải có văn bản thông báo những nội dung cần bổ sung. Đơn vị tổ chức lễ hội bổ sung hồ sơ và thực hiện lại trình tự đăng ký theo quy định tại Điều này.
1. Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp quốc gia hoặc cấp khu vực, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức hàng năm phải thông báo với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức lễ hội.
2. Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm phải thông báo với Ủy ban nhân dân cùng cấp trước khi tổ chức lễ hội.
1. Tên lễ hội, sự cần thiết về việc tổ chức lễ hội;
2. Thời gian, địa điểm, quy mô và các hoạt động của lễ hội;
3. Dự kiến thành phần, số lượng khách mời;
4. Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội;
5. Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
1. Trình tự tiếp nhận thông báo đối với lễ hội cấp quốc gia, cấp khu vực, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được thực hiện như sau:
a) Đơn vị tổ chức lễ hội gửi văn bản thông báo đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 20 ngày;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được văn bản thông báo, nếu không có ý kiến trả lời thì đơn vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung đã thông báo. Trường hợp không đồng ý với nội dung thông báo, cơ quan tiếp nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Sau khi nhận được văn bản không đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đơn vị tổ chức lễ hội phải tiến hành chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện nội dung của hoạt động lễ hội.
2. Trình tự tiếp nhận thông báo đối với lễ hội cấp tỉnh được thực hiện như sau:
a) Đơn vị tổ chức lễ hội gửi văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 20 ngày;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận được văn bản thông báo, nếu không có ý kiến trả lời thì đơn vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung đã thông báo. Trường hợp không đồng ý với nội dung thông báo, cơ quan tiếp nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Sau khi nhận được văn bản không đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị tổ chức lễ hội phải tiến hành chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện nội dung của hoạt động lễ hội.
1. Trình tự tiếp nhận thông báo đối với lễ hội có cấp huyện được thực hiện như sau:
a) Đơn vị tổ chức lễ hội gửi văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 20 ngày.
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận được văn bản thông báo, nếu không có ý kiến trả lời thì đơn vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung đã thông báo. Trường hợp không đồng ý với nội dung thông báo, cơ quan tiếp nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trình tự tiếp nhận thông báo đối với lễ hội cấp xã được thực hiện như sau:
a) Đơn vị tổ chức lễ hội gửi văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 20 ngày.
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được văn bản thông báo, nếu không có ý kiến trả lời thì đơn vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung đã thông báo. Trường hợp không đồng ý với nội dung thông báo, cơ quan tiếp nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lễ hội trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động lễ hội.
2. Hướng dẫn, đôn đốc công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa lễ hội của các địa phương.
3. Quản lý, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học về lễ hội; tổ chức, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội.
4. Tổ chức thực hiện giao lưu, hợp tác quốc tế trong hoạt động lễ hội.
5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội.
7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí và hệ thống thông tin cơ sở trong công tác tuyên truyền về lễ hội;
b) Định hướng dư luận xã hội trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản của lễ hội.
2. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc quản lý nội dung hoạt động lễ hội nước ngoài tại Việt Nam.
3. Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; công tác bảo đảm y tế trong hoạt động lễ hội.
4. Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội cho hoạt động lễ hội.
5. Bộ Công Thương có trách nhiệm chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc buôn bán, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc trong hoạt động lễ hội.
6. Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng việc quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.
7. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về lễ hội trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội trên địa bàn theo thẩm quyền, có các nhiệm vụ sau đây:
a) Chỉ đạo thực hiện kiểm kê, phân loại lễ hội, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa lễ hội; xây dựng đề án, đề tài nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội;
b) Bảo đảm hoạt động lễ hội được tiến hành trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống; loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển;
c) Chỉ đạo các sở, ban, ngành địa phương trong việc phối hợp quản lý và tổ chức lễ hội; bảo đảm trật tự an toàn xã hội và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
d) Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động lễ hội tại địa phương;
đ) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội theo thẩm quyền;
e) Báo cáo định kỳ việc quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 31 tháng 12 hàng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
g) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn; tiếp nhận nội dung đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội quy mô cấp huyện hoặc cấp xã; kiểm kê, phân loại lễ hội và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động lễ hội tại địa phương.
1. Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2018.
2. Các quy định về tổ chức lễ hội tại mục 3, Chương 2 Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ; Chương V Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
1. Đối với những lễ hội đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải thực hiện trình tự đăng ký lại.
2. Đối với các lễ hội không phải xin phép trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thì phải thực hiện thủ tục thông báo theo quy định tại Nghị định này.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT OF VIETNAM ------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 110/2018/ND-CP |
Hanoi, August 29, 2018 |
MANAGEMENT AND ORGANIZATION OF FESTIVALS
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015
Pursuant to the Law on Cultural Heritages dated June 29, 2001 and Law on amendments to some Articles of the Law on Cultural Heritages dated June 18, 2009;
Pursuant to the Law on Religion and Folk Belief dated November 18, 2016;
At the request of the Minister of Culture, Sports and Tourism;
The Government hereby adopts a Decree on management and organization of festivals.
1. This Decree provides for management and organization of festivals within the territory of Vietnam.
2. The power, time limit and procedures for registration or notification of organization of folk belief festivals shall comply with regulations of the Law on Religion and Folk Belief.
This Decree applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals engaged in festivals within the territory of Vietnam.
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “traditional festival” (including festivals organized at historic - cultural monuments/sites, folk festivals) means a community’s cultural activity that proceeds with traditional rites to satisfy spiritual aspirations of the people.
2. “cultural festival” means an event that is organized to introduce typical cultural and sporting values, and image of the country and Vietnamese people
3. “industry festival” means an event organized to introduce characteristics and development of industries, honor typical organizations and artisans that made significant contribution to the conservation and development of industries.
4. “festival of foreign origin” means an event organized to introduce the culture, economy and society of a foreign country to Vietnam's people.
Article 4. State policies on festival
1. Provide assistance in the revival and preservation of traditional festivals in order to maintain typical cultural values and satisfy spiritual aspirations of the people.
2. Encourage traditional cultural, artistic and sporting activities; apply modern technology to organize cultural festivals, industry festivals and festivals of foreign origin.
3. Improve the quality of professional training courses offered to officials in charge of festival management.
4. Promote international cooperation in festival organization.
Article 5. Rules for festival organization
1. Festivals are organized to educate the people about patriotism, national pride and “Uống nước nhớ nguồn” (“When drinking water, think of its source”) ethics, honor predecessors, historical figures and those who have made significant contribution to the development of the country; disseminate historical, cultural and architectural values of monuments/sites and traditional values of festivals.
2. Festivals must be organized in a formal, practical and effective manner and in conformity with the scope and activities of festivals; organize traditional festivals based on historical or cultural significance; reduce the frequency of traditional festivals.
3. Rites of festivals must be performed in a solemn and traditional manner. The rites that are violent, offensive and against Vietnamese people’s love for peace and humanity.
4. People are educated in a manner that adopts good behaviors, attitudes and awareness; halt the trend in pursuing material and personal gains.
5. Measures must be adopted to protect monuments/sites and scenic landscapes and ensuring security, public order, fire prevention and environmental protection.
6. Festivals must not be organized in a manner that serves self-interest and group interest; do not force organizations and individuals to offer contributions for festival organization.
7. The use of state budget should be restricted and private sector involvement in organizing festivals should be increased; practice thrift and fight against wastefulness.
Article 6. Rights and responsibilities of festival attendees
1. A festival attendee has the right to:
a) Show his/her respect for predecessors and historical figures, and for ethical, cultural, spiritual and religious values;
b) Show his/her desire that good luck is brought to him/her, his/her family and homeland;
c) Engage in cultural activities and pursue spiritual values.
2. A festival attendee has the following responsibilities:
a) Strictly comply with regulations of law, and rules for adoption of civilized lifestyle during a festival;
b) Behave properly during a festival; wear clothes that are appropriate to Vietnam's fine traditions and customs; do not use bad language and insult spirituality, which badly affects solemn atmosphere of a festival;
c) Burn incense and votive papers in designated places; do not push or bump against others; protect the environment;
d) Do not organize or engage in superstition-related activities, illegal gambling and other violations of law.
dd) Do not engage in profitable money exchange within monuments/sites and festivals;
e) In addition to complying with Points a, b, c, d and dd Clause 2 of this Article, officials and workers must comply with the following regulations: do not attend festivals during office hours; do not use state-owned vehicles and state-owned equipment (or rent vehicles) to attend festivals (except for members of the organizing committee or persons assigned to perform duties).
Article 7. Responsibilities of festival organizers; responsibilities of festival organizing committees
1. A festival organizer has the responsibility to:
a) Apply for registration of festival organization or festival notification as prescribed in this Circular and organize festivals according to the registered contents approved by the competent authority;
b) Establish and approve working regulation of the Festival Organizing Committee; take responsibility for activities of the festival organizing committee;
c) Take responsibility for festival management and organization as prescribed in this Decree;
d) Submit a report on festival organization to the authority that receives the application for registration or notification (hereinafter referred to as “the receiving authority”) within 20 days from the end of the festival.
2. A festival organizing committee has the responsibility to:
a) Promulgate and disseminate working regulation and assign responsibility to members of the Festival Organizing Committee, and rules for adoption of civilized lifestyle during festivals;
b) Disseminate purposes, meaning and values of festivals through a loudspeaker, sign or other dissemination methods; publish hotline for festival attendees to provide their reflections.
c) Prepare and implement a plan for ensuring security, social safety and order and environmental safety;
dd) Promulgate regulation on areas for recreation and service provision, which are not allowed to encroach upon monuments/sites; put up direction signs in appropriate locations to facilitate information access by festival attendees;
dd) Request service providers and sellers within festival areas to openly post and provide services and sell goods at fixed prices; do not solicit festival attendees and put squeeze on prices; do not sell counterfeit goods, goods of inferior quality or unknown origin; do not sell precious animals and unsafe foods;
e) Do not sell tickets and collect fees for festival attendance; provide guidelines for putting donations in designated places; manage and use revenues from festivals that the committee has organized in an effective, open and transparent manner and for the right purposes.
Article 8. Suspension of festival organization
1. The receiving authority is entitled to request suspension of festival organization in writing in the following cases:
a) The festival is organized against its meaning and values;
b) The festival is organized in a manner that affects social safety and order, violates regulations on traffic safety and environmental protection, thereby leading to serious consequences, and causes fires and death of persons;
c) Occurrence of disasters and diseases badly affects local social life;
d) Information, materials and items that contain fabricated information about the festival are spread to cause dismay among the people.
2. The festival organizing committee shall suspend the festival itself or immediately suspend it at the request of the competent authority, and take remedial actions and propose a plan to keep organizing the festival to the competent authority for decision.
REGISTRATION AND NOTIFICATION OF FESTIVAL ORGANIZATION
Article 9. Registration of festival organization
1. The organization of the following festivals must be registered with the Ministry of Culture, Sports and Tourism:
a) A cultural festivals and industry festivals organized by central government authorities (hereinafter referred to as “the national festival”) for the first time.
b) A cultural festival or industry festival organized by at least 02 provinces (hereinafter referred to as “the regional festival”) for the first time.
c) A festival of foreign origin organized for the first time or resumed after an at least 02 year period of inactivity.
2. The organization of the following festivals must be registered with the People’s Committee of the province:
a) A provincial-level traditional festival, cultural festival or industry festival organized for the first time or resumed after an at least 02 year period of inactivity;
b) A traditional festival, cultural festival or industry festival organized by multiple districts of a province or central-affiliated city (hereinafter referred to as “the provincial-level festival”) for the first time or resumed after an at least 02 year period of inactivity.
3. The organization of the following festivals must be registered with the People’s Committee of the district:
a) A district-level traditional festival, cultural festival or industry festival organized for the first time or resumed after an at least 02 year period of inactivity.
b) A traditional festival, cultural festival or industry festival organized by multiple communes of a district, township, provincial-affiliated city or central-affiliated city (hereinafter referred to as “the district-level festival”) for the first time or resumed after an at least 02 year period of inactivity.
c) A commune-level traditional festival, cultural festival or industry festival organized for the first time or resumed after an at least 02 year period of inactivity.
d) A commune or district-level traditional festival annually organized but undergoing a revision to its method, content or location.
Article 10. Applications for registration of festival organization
An application for registration of festival organization includes:
1. An application form, which specifies the name, necessity, time, place, scope and content of the festival, and expected quantity of organizations and individuals invited.
2. A plan for ensuring security, public order, fire prevention and environmental protection.
3. Expected members of the festival organizing committee.
4. Documentary evidences for origin of the festival (regarding the traditional festival).
5. A written consent to organization of the festival in Vietnam granted by the Embassy or the Consulate or Consulate General of a country or territory or a written consent granted by the Ministry of Foreign Affairs (regarding the festival of foreign origin).
Article 11. Procedures for receiving applications for registration of organization of national/regional festivals and festivals of foreign origin
1. The festival organizer shall submit the application to the Ministry of Culture, Sports and Tourism (whether directly, by post or electronically) at least 30 days before the expected date of the festival.
2. Within 20 days from the receipt of the satisfactory application, the Ministry of Culture, Sports and Tourism shall appraise:
a) Adequacy and legitimacy of the application;
b) Programs and activities within the framework of the festival;
c) A plan for ensuring security, public order, fire prevention and environmental protection;
3. In case the festival concerns ministries, the Ministry of Culture, Sports and Tourism shall send enquiries and consolidate them to complete the application and decide on approval for festival organization.
4. In case of rejection of the application, written explanation shall be provided. The festival shall be only organized after obtaining the written approval of the Ministry of Culture, Sports and Tourism.
5. If the application is not satisfactory as prescribed in Article 10 of this Decree, the receiving authority shall request the festival organizer in writing to complete it. The festival organizer shall complete the application and reapply for registration as prescribed in this Article.
Article 12. Procedures for receiving applications for registration of organization of provincial-level festivals
1. The festival organizer shall submit the application to the People’s Committee of the province (whether directly, by post or electronically) at least 30 days before the expected dated of the festival.
2. Within 20 days from the receipt of the satisfactory application, the People’s Committee of the province shall appraise:
a) Adequacy and legitimacy of the application;
b) A plan for ensuring security, public order, fire prevention and environmental protection;
c) Authenticity of documentary evidences; contents of traditional rites (regarding the traditional festival).
3. In case the festival concerns central government ministries or local authorities, the People’s Committee of the province shall send enquiries and consolidate them to complete the application and decide on approval for festival organization.
4. In case of rejection of the application, written explanation shall be provided. The festival shall be only organized after obtaining the written approval of the People’s Committee of the province.
5. If the application is not satisfactory as prescribed in Article 10 of this Decree, the receiving authority shall request the applicant in writing to complete it. The festival organizer shall complete the application and reapply for registration as prescribed in this Article.
Article 13. Procedures for receiving applications for registration of organization of district-level festivals
1. The festival organizer shall submit the application to the People’s Committee of the district (whether directly, by post or electronically) at least 30 days before the expected date of the festival.
2. Within 20 days from the receipt of the satisfactory application, the People’s Committee of the district shall appraise:
a) Adequacy and legitimacy of the application;
b) A plan for ensuring security, public order, security, fire prevention and environmental protection;
c) Authenticity of documentary evidences; contents of traditional rites (regarding the traditional festival).
3. In case the festival concerns specialized authorities or local authorities, the People’s Committee of the district shall send enquiries and consolidate them to complete the application and decide on approval for festival organization.
4. In case of rejection of the application, written explanation shall be provided. The festival shall be only organized after obtaining the written approval of the People’s Committee of the district.
5. If the application is not satisfactory as prescribed in Article 10 of this Decree, the receiving authority shall request the applicant in writing to complete it. The festival organizer shall complete the application and reapply for registration as prescribed in this Article.
Article 14. Notification of festival organization
1. National or regional cultural festivals and industry festivals and festivals of foreign origin that are annually organized shall be notified to the Ministry of Culture, Sports and Tourism before the organization.
2. Provincial, district or commune-level traditional festivals, cultural festivals and industry festivals that are annually organized shall be notified to the People’s Committee at the same level before the organization.
Article 15. Contents of notification of festival organization
A notification of festival organization shall contain at least:
1. Name of the festival and necessity of organization of the festival;
2. Time, location, scope and activities of the festival;
3. Expected quantity of organizations and individuals invited;
4. Expected members of the festival organizing committee;
5. A plan for ensuring security, public order, fire prevention and environmental protection.
Article 16. Procedures for receiving notification of organization of national/regional festivals and festivals of foreign origin; provincial-level festivals
1. Procedures for receiving notification of organization of a national/regional festival or festival of foreign origin:
a) The festival organizer shall send the notification to the Ministry of Culture, Sports and Tourism (whether directly, by post or electronically) at least 20 days before the expected date of the festival;
b) Within 15 days from the receipt of the notification, if there is no response given by the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the festival organizer is entitled to organize the festival according to the notification. In case of rejection of the notification, written explanation shall be provided;
c) After receiving the written explanation, the festival organizer shall complete the notification.
2. Procedures for receiving notification of organization of a provincial-level festival:
a) The festival organizer shall send the notification to the People’s Committee of the province (whether directly, by post or electronically) at least 20 days before the expected date of the festival;
b) Within 15 days from the receipt of the notification, if there is no response given by the People’s Committee of the province, the festival organizer is entitled to organize the festival according to the notification. In case of rejection of the notification, written explanation shall be provided.
c) After receiving the written explanation, the festival organizer shall complete the notification.
Article 17. Procedures for receiving notification of organization of district or commune-level festivals
1. Procedures for receiving notification of organization of a district-level festival:
a) The festival organizer shall send the notification to the People’s Committee of the district at least 20 days before the expected date of the festival.
b) Within 15 days from the receipt of the notification, if there is no response given by the People’s Committee of the district, the festival organizer is entitled to organize the festival according to the notification. In case of rejection of the notification, written explanation shall be provided.
2. Procedures for receiving notification of organization of a commune-level festival:
a) The festival organizer shall send the notification to the People’s Committee of the commune at least 20 days before the expected date of the festival.
b) Within 15 days from the receipt of the notification, if there is no response given by the People’s Committee of the commune, the festival organizer is entitled to organize the festival according to the notification. In case of rejection of the notification, written explanation shall be provided.
RESPONSIBILITY FOR STATE MANAGEMENT OF FESTIVALS
Article 18. Responsibility of Ministry of Culture, Sports and Tourism for state management of festivals
The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall be responsible to the Government for performing state management of festivals nationwide and have the following tasks and rights:
1. Formulate, promulgate or propose the promulgation of policies and laws on festivals.
2. Expedite and provide guidelines for inventorying and documentation of cultural heritages and festivals.
3. Manage and direct scientific research on festivals; provide professional training courses on festival management and organization.
4. Promote international cooperation and exchange about festival activities.
5. Provide guidelines and inspect the implementation of legislative document, strategies, planning, plans, programs and projects on festival management and organization.
6. Inspect and settle complaints and denunciations and take actions against violations of regulations committed during festivals.
7. Other tasks and rights prescribed by law.
Article 19. Responsibility of relevant ministries for state management of festivals
1. The Ministry of Information and Communications shall:
a) Cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism to direct and provide guidance for news agencies, and press agencies on the internal information system used for dissemination of festival-related information;
b) Guide public opinions about preservation and upholding of values of festivals.
2. The Ministry of Foreign Affairs shall perform state management of Vietnam-based foreign diplomatic missions and cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in managing foreign festivals in Vietnam.
3. The Ministry of Health shall direct and provide guidelines for assurance of food safety and provision of health services during festivals.
4. The Ministry of Public Security shall direct and provide guidelines for measures for ensuring security, social safety and order during festivals.
5. The Ministry of Industry and Trade shall direct the inspection, control and prevention of sale of counterfeit goods, goods of inferior quality or unknown origin during festivals.
6. The Ministry of Finance shall provide guidelines for use, management and collection of budget for festival organization and donations given to monuments/sites and festivals.
7. Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies shall cooperate with the Ministry of Foreign Affairs in performing state management of festivals within their jurisdiction.
Article 20. Responsibility of People’s Committees at all levels for state management of festivals
1. People’s Committees of provinces shall, within their jurisdiction, perform state management of festivals within their areas and have the following tasks:
a) Direct the inventorying and classification of festivals, documentation of cultural heritages and festivals; design scientific research schemes to preserve and uphold cultural values of festivals;
b) Ensure festivals are organized in a solemn manner and according to traditional rites; remove or replace the customs that are no longer appropriate to the integration and development trends;
c) Direct Departments and local governments to cooperate in festival management and organization; maintain social safety and order and adopt civilized lifestyle during festivals;
d) Organize and provide guidelines for the implementation of regulations on festivals within their areas;
dd) Inspect and settle complaints and denunciations and take actions against violations of regulations committed during festivals within their jurisdiction;
e) Submit periodic reports on their festival management and organization to the Ministry of Culture, Sports and Tourism before December 31 and submit ad hoc reports at the request of the competent authority;
g) Other tasks and rights prescribed by law.
2. People’s Committees of districts/communes shall perform state management of festivals within their areas; receive application for registration or notification of organization of district or commune-level festivals; inventory and classify festivals and organize the implementation of regulations on festivals within their areas.
Article 21. Take actions against violations of regulations committed during festivals
1. Any organization that violates regulations of this Decree and other relevant regulations of law shall, depending on the nature and degree of its violation, incur administrative penalties and compensate for any damage it causes.
2. Any individual that violates regulations of this Decree and other relevant regulations of law shall, depending on the nature and degree of his/her violation, incur disciplinary or administrative penalties or criminal prosecution and compensate for any damage he/she causes.
1. This Decree comes into force from October 15, 2018.
2. Regulations on festival organization specified in Section 3 Chapter 2 of the Regulation on adoption of civilized lifestyle during weddings, funerals and festivals promulgated with the Prime Minister’s Decision No. 308/2005/QD-TTg dated November 25, 2005; Chapter V of the Regulation on cultural activities and provision of public cultural services promulgated together with the Government's Decree No. 103/2009/ND-CP dated November 06, 2008 are null and void from the effective date of this Decree.
Article 23. Transition clauses
1. Regarding the festival whose organization has been approved by a competent authority before the effective date of this Decree, it is not required to reapply for registration.
2. Regarding the festival whose organization is not subject to approval by a competent authority before the effective date of this Decree, it is required to notify its organization as prescribed in this Decree.
Article 24. Responsibility for implementation
Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực