Chương 2 Nghị định 109/2004/NĐ-CP: Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của cơ quan đăng ký kinh doanh
Số hiệu: | 109/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 02/04/2004 | Ngày hiệu lực: | 29/04/2004 |
Ngày công báo: | 14/04/2004 | Số công báo: | Số 7 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
27/09/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Phòng đăng ký kinh doanh trong Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh).
b) Căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của công tác đăng ký kinh doanh ở địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện; trường hợp không thành lập Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện, thì giao Phòng tài chính - kế hoạch hoặc Phòng kinh tế thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh doanh quy định tại Điều 5 Nghị định này (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
2. Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện (đối với những quận, huyện được thành lập Phòng đăng ký kinh doanh) có tài khoản và con dấu riêng.
1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
2. Hướng dẫn người đăng ký kinh doanh về ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đó.
3. Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi địa phương; cung cấp thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi địa phương cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các sở có liên quan và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo định kỳ, cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
4. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 118 Luật Doanh nghiệp.
5. Khi xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh, nếu phát hiện nội dung đăng ký kê khai không chính xác, không đầy đủ, thì yêu cầu người đăng ký kinh doanh hiệu đính hoặc làm lại hồ sơ đăng ký kinh doanh; nếu phát hiện nội dung đăng ký kê khai là giả mạo, thì từ chối cấp đăng ký kinh doanh.
Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu phát hiện có nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là không chính xác, thì tùy theo mức độ vi phạm mà xử lý theo quy định tại Nghị định số 37/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh.
6. Trực tiếp kiểm tra hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung đăng ký kinh doanh.
7. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Có nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo hoặc trái với Điều 9 Luật Doanh nghiệp;
b) Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính;
d) Ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không báo cáo cơ quan đăng ký kinh doanh;
đ) Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong 2 năm liên tiếp;
e) Không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản;
g) Kinh doanh các ngành, nghề bị cấm.
Cơ quan đăng ký kinh doanh không được quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trong bất cứ trường hợp nào khác ngoài các trường hợp quy định tại khoản này.
1. Trực tiếp nhận đơn đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể, xem xét tính hợp lệ của đơn đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể.
2. Hướng dẫn người đăng ký kinh doanh về ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đó.
3. Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh về hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp trên phạm vi địa bàn.
4. Trực tiếp hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể theo nội dung đăng ký kinh doanh trên phạm vi địa bàn; xác minh nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện trên phạm vi địa bàn theo yêu cầu của Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
5. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể trong các trường hợp sau đây:
a) Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Ngừng hoạt động kinh doanh quá sáu mươi ngày liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký kinh doanh;
c) Chuyển địa điểm kinh doanh sang quận, huyện khác;
d) Kinh doanh ngành, nghề bị cấm.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể trong bất kỳ trường hợp nào khác ngoài các trường hợp quy định tại khoản này.
1. Ban hành theo thẩm quyền những văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu phục vụ công tác đăng ký kinh doanh.
2. Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh.
3. Quy định chế độ báo cáo về công tác đăng ký kinh doanh và kiểm tra việc chấp hành chế độ báo cáo đó trong phạm vi toàn quốc.
4. Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc; cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các cơ quan có liên quan của Chính phủ theo định kỳ, cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
5. Giám sát, kiểm tra công tác đăng ký kinh doanh; kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đăng ký kinh doanh do các Bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành; phát hiện những quy định do các cơ quan đó ban hành không đúng thẩm quyền hoặc trái với Luật Doanh nghiệp hoặc nghị định hướng dẫn thi hành Luật và giải quyết theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 13 Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh.
TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL APPARATUSES OF BUSINESS REGISTRIES
Article 3.- The business registries
1. The business registries are organized in the provinces and centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as provinces) as well as in rural districts, urban districts, provincial capitals and towns (hereinafter referred collectively to as districts, including:
a) The business registration sections in the provincial/municipal Services of Planning and Investment (hereinafter referred collectively to as provincial-level business registration sections).
b) Based on the specific requirements and tasks of business registration in localities, the provincial-level People’s Committee presidents shall decide to set up the district-level business registration bureaus; in cases where the district-level business registration bureaus are not established, they shall assign the finance-planning sections or the economic sections to perform the business registration tasks prescribed in Article 5 of this Decree (hereinafter referred collectively to as the district-level business registries).
2. The provincial-level business registration sections and the district-level business registration bureaus (for urban districts and rural districts entitled to set up business registration bureaus) have their own bank accounts and seals.
Article 4.- Tasks, powers and responsibilities of the provincial-level business registration sections
1. To directly receive business registration dossiers; to examine their validity and grant business registration certificates to enterprises.
2. To guide the business registrants on the conditional business lines and the conditions for dealing in such business lines.
3. To build up and manage the systems of information on enterprises within the localities; to supply information on enterprises within localities for provincial-level People’s Committees, the concerned provincial/municipal Services and the Ministry of Planning and Investment periodically and for organizations and individuals at their requests.
4. To request enterprises to report on their business situation when deeming it necessary as provided for in Clause 3, Article 116 of the Enterprise Law; to urge the implementation of the regime of annual financial reports of enterprises under the provisions of Article 118 of the Enterprise Law.
5. When examining business registration dossiers, if detecting that the registration contents are declared inaccurately and/or inadequately, to request the business registrants to correct or re-compile the business registration dossiers; if detecting that the registration contents are falsely declared, to refuse the granting of business registration.
After granting the business registration certificates, if detecting inaccurately-declared contents in the business registration dossiers, depending on the seriousness of the violations, to handle them according to the provisions of the Government’s Decree No. 37/2003/ND-CP of April 10, 2003 prescribing the sanctioning of administrative violations in business registration.
6. To directly examine or request competent State bodies to examine enterprises according to the business registration contents.
7. To withdraw business registration certificates from enterprises in the following cases:
a) The business registration dossiers contain contents which are false or contrary to Article 9 of the Enterprise Law;
b) The enterprises fail to register their tax codes within one year after being granted the business registration certificates;
c) The enterprises fail to operate at their registered headquarters for one year after being granted the business registration certificates or headquarter-changing certificates;
d) They cease their business activities for one successive year without reporting such to the business registries;
e) They fail to report on their business activities to the business registries for two consecutive years;
f) They fail to send reports as provided for in Clause 3, Article 116 of the Enterprise Law to the business registries within 6 months after being so requested in writing;
g) They deal in banned business lines.
The business registries are not entitled to withdraw the business registration certificates of enterprises in any other cases than the cases prescribed in this Clause.
Article 5.- Tasks, powers and responsibilities of the district-level business registries
1. To directly receive business registration dossiers of individual business households, examine the validity of the business registration applications and grant business registration certificates to individual business households.
2. To guide the business registrants on the conditional business lines and the conditions for dealing in such business lines.
3. To build up and manage the systems of information on individual business households operating in the localities; to periodically report to the district-level People’s Committees and the provincial-level business registration sections on individual business households and enterprises as well as their branches, representative offices in the localities.
4. To directly examine or coordinate with competent State bodies in examining enterprises, individual business households according to business registration contents in the localities; verify the business registration contents of enterprises as well as their branches and representative offices in the localities at the requests of provincial-level business registration sections.
5. To withdraw business registration certificates of individual business households in the following cases:
a) They fail to conduct business activities within sixty days after being granted business registration certificates;
b) They cease business activities for more than 60 days in a row without notifying such to the district-level business registries of the localities where business registration is made;
c) They move their business locations to other rural or urban districts;
d) They deal in banned business lines.
The district-level business registries are not entitled to withdraw business registration certificates of individual business households in any cases other than the cases prescribed in this Clause.
Article 6.- Tasks, powers and responsibilities of the Ministry of Planning and Investment in business registration
1. To promulgate according to its competence documents on professional guidance, operation, forms and tables in service of business registration work.
2. To provide professional guidance, training and fostering on business registration for cadres engaged in business registration.
3. To prescribe the regime of reporting on business registration and examine the observance of such reporting regime nationwide.
4. To build up and manage the systems of information on enterprises nationwide; to provide information on enterprises for relevant agencies of the Government periodically, and for organizations and individuals at their requests.
5. To supervise and examine the business registration; examine legal documents related to business registration, which have been promulgated by ministries, People’s Councils, People’s Committees of provinces or centrally-run cities; to detect regulations promulgated by such agencies ultra vires or in contravention of the Enterprise Law or decrees guiding the implementation of the Law, and settle them according to the provisions of Clauses 3, 4 and 5, Article 13 of the Government’s Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002 defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the ministries and ministerial-level agencies.
6. To effect international cooperation in the domain of business registration.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực